NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?



tải về 0.97 Mb.
trang9/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24

7. TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?


Ngay cả trẻ em cũng khổ đau. Khi chúng không thoải mái, chúng khóc. Khi chúng lớn hơn chúng tìm các cách khác để bày tỏ cái không thoải mái của chúng. Nhưng không có vấn đề khổ đau với một em nhỏ vì em không thực sự nghĩ về việc ấy. Em chỉ phản ứng. Khổ đau trở thành vấn đề chỉ khi người ta tự hỏi, "Tại sao tôi đau khổ?" hay hầu hết chúng ta thường nói, "Tại sao tôi không hạnh phúc?"

Thường thường khi chúng ta ở khoảng 10 tuổi hay hơn một chút, ít nhất cũng có một vài dịp chúng ta khổ đau và cũng băn khoăn, "Tại sao sự đau khổ này? "Hiển nhiên, Đức Cồ Đàm không nảy ra câu hỏi này một cách nghiêm chỉnh đến khi Ngài vào khoảng ba mươi tuổi. Chắc là vì cha mẹ Ngài cố gắng ngăn chận Ngài nếm trải bất cứ gì không lạc thú.

Những thanh niên lớn lên trong môi trường được bảo hộ quá mức thường không biết đến việc phải đối mặt với bất hạnh thực sự. Con người có cá tính khác nhau, và nhịp độ thay đổi từ thiếu niên sang thanh niên cũng không ai giống ai. Nhưng trước sau, mỗi người đều phải đối mặt với câu hỏi về lý do khổ đau -- của chính mình và của người khác.

Toàn bộ sự đóng góp của Đức Cồ Đàm vào kiến thức nhân loại tập trung vào vấn đề đau đớn và bất hạnh. Kiến thức mới mà Ngài trở thành giác ngộ đêm đó dưới gốc cây, là lý do về khổ đau và cách vượt qua khổ đau. Bài pháp đầu tiên Ngài nói về kiến thức này với những người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài đi về Ba Lã Nại. Những điều Ngài đề cập đã trở thành những nguyên tắc chủ yếu của Đạo Phật ngay cả đời nay, và những nguyên tắc này được gọi là Tứ Diệu Đế. Chân lý thứ nhất mà Ngài cố gắng giải thích cho bạn Ngài là sự thật về khổ đau.



CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ NHẤT

Sinh là khổ; hoại là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; sự hiện diện của những đối tượng mà ta ghét, sự chia lìa với những đối tượng mà ta yêu thích làm ta khổ, không đạt được mong muốn là khổ. Bám níu vào sự sống là khổ.

Khi nghiên cứu danh sách này, rõ ràng Đức Cồ Đàm nói về kinh nghiệm của mọi người chứ không phải kinh nghiệm của mình Ngài. Sinh nở thật không thoải mái cho cả mẹ lẫn con, tuy đứa trẻ dường như không ý thức được việc này. Sự ra đời một khái niệm mới, hay một "ngã" mới hay cá tính mới, cũng có thể rất đau đớn; vì những thói quen cũ và khái niệm cũ rất khó bỏ. Tàn tạ cũng đau đớn, dù là sự tàn tạ của một cái răng hay sa sút về đạo đức và niềm tin của con người. Ốm đau thật phiền toái, cả thể xác lẫn tinh thần. Cả cái chết lẫn nỗi sợ chết cho chính chúng ta hay cho người cũng là đau khổ. Sự hiện diện của đối tượng mà ta ghét hoặc sự vắng mặt của đối tượng mà ta yêu cũng là một trải nghiệm đau khổ. Không đạt được điều mong muốn mà chúng ta đặt ra khiến chúng ta rất đau khổ. Và khi chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về đời sống, chúng ta trở nên tỉnh thức rằng bám níu vào bất cứ gì có thể khiến chúng ta đau khổ.

Thật đáng tiếc là quá nhiều người nói rằng Đức Phật bi quan về đời sống hay Ngài nói tất cả đời sống là khổ đau. Nếu chúng ta giải thích xác đáng lời Ngài nói như đã được ghi lại thì điều đó không phải là điều Ngài nói. Ngài đã dạy rằng mọi thứ chứa đựng khả năng khổ đau; mỗi quãng đời có thể đưa đến sự không hòa hợp cho một người. Đức Phật không nói tất cả đời sống đều khổ đau.

Rõ ràng sự giải thích của Đức Cồ Đàm về khổ đau vượt qua cái khổ đau thể xác đơn thuần. Ngài nhấn mạnh nhất về cái khổ đau của tâm và những cảm xúc. Đây là cái bất hạnh sâu xa nhất. Đức Cồ Đàm tin rằng người không có hòa hợp trong cuộc sống cảm thấy cái khổ đau này. "Nếu tôi không hạnh phúc, đó là vì tôi không sống hòa hợp. Nếu tôi không sống hòa hợp, đó là vì tôi không biết cách chấp nhận thế giới là như thế. Có lẽ tôi đang mong muốn những thứ trên thế gian mà tôi không có quyền mong muốn. Có lẽ tôi đang bám níu quá mạnh vào một phần thế giới của tôi, bởi vậy mất sự tiếp xúc với toàn bộ bức tranh".

Đức Cồ Đàm cố gắng lấy điểm bắt đầu là thực tế kinh nghiệm có thật, mà không ai có thể nghi ngờ, và mỗi người có thể hiểu cho chính mình. Ngài nói, trong tất cả kinh nghiệm của con người, trừ phi có một sự hiểu thấu thực sự, có một yếu tố đau đớn. Ngài chuyển lời mời: "Hãy tìm hiểu cho chính mình nếu điều này không đúng với đời bạn". Ngài yêu cầu mỗi người hãy xem không phải chỉ có Ngài trong tình trạng khó khăn. Tất cả mọi người, vào lúc nào đó trong đời sống, phải đối mặt với sự thật chung này -- sự không hòa hợp của họ. Đó không phải chỉ là "bất hạnh của tôi"; đó là vấn đề mà tất cả con người đều có. Đức Cồ Đàm nhắc nhở bạn rằng "cái phiền não" của tôi là cái "phiền não của thế giới" -- và cái phiền não của thế giới là cái phiền não của tôi.



CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ HAI

Đức Cồ Đàm nói với đệ tử của Ngài, "Ta chỉ dạy hai điều, khổ đau và thoát khỏi khổ đau". Ngài giống như một bác sĩ đến khám bệnh nhân. Đầu tiên bác sĩ xem người bệnh cảm thấy thế nào. Rồi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của bệnh. Đức Cồ Đàm giống như một thầy thuốc giỏi, tiến vào Chân Lý Cao Quý Thứ Hai, nguyên nhân của khổ đau.

Đó là Chân Lý Cao Quý về nguồn gốc của khổ đau. Chính sự khao khát thèm muốn gây ra sự tái tạo những cái bắt đầu trở thành. Cái khao khát thèm muốn này đi kèm bởi khoái cảm nhục dục và tìm cầu thỏa mãn nơi đây, nơi kia. Nó mang dạng thức thèm muốn để làm vừa lòng giác quan, hay thèm muốn sự phát đạt.

Khổ đau là kết quả của thái độ lầm lẫn đối với thế giới và những kinh nghiệm của chúng ta trong thế giới. Thế giới không xấu, nhưng thái độ thèm muốn đã làm thế giới hình như xấu. Cái thèm muốn này, hay ham muốn thái quá làm chúng ta thành nô lệ cho bất cứ gì chúng ta thèm muốn. Ai ai cũng nhìn thấy nguyên lý này hoạt động -- thèm muốn ăn uống, thèm muốn nổi tiếng. thèm muốn thành công. Tất cả làm chúng ta mất tự do để lựa chọn một cách khôn ngoan. Điều mà Đức Phật Cồ Đàm muốn người ta thấy là ai thèm muốn thì không thể được tự do và bởi vậy không thể có hạnh phúc thực sự.

Quý vị có thể nói hồ như có hạnh phúc trong khi thực hiện mọi ham muốn. "Nếu tôi có mọi thứ tôi muốn và làm mọi thứ muốn làm, tôi sẽ hạnh phúc." Nhưng loại hạnh phúc đó lại là gây ông đập lưng ông, vì nó không đem thỏa mãn sâu xa hơn mục tiêu thực sự của con người. Chúng ta thường thấy người ngày càng lệ thuộc nhiều vào những niềm vui giả tạo vì họ thực sự sợ phải đối mặt với bất hạnh sâu xa hay bất an trong chính họ.

Đức Cồ Đàm khuyên mỗi người hãy tự mình tìm ra sự khác biệt giữa hai loại hạnh phúc. Và Ngài nói về những quan sát của chính Ngài.

Khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy những tính xấu phát triển và những tính tốt mất đi, vậy nên tránh loại hạnh phúc này. Và khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy tính xấu mất đi, và tính tốt phát triển, thì loại hạnh phúc này nên theo.

Ngài đưa ra thêm lời khuyên cho những người tìm cầu hạnh phúc. Ngài nói, thèm muốn dẫn đến bất hạnh gây ra bởi sự ngu muội về những nhu cầu thực sự của chúng ta. Nếu chúng ta không ngu muội như vậy, chúng ta sẽ không làm cho mình bất hạnh khi theo đuổi những thứ không bao giờ toại nguyện. Điều này đem chúng ta trở lại cùng câu hỏi đã được nêu lên qua nhiều thế kỷ trước đây bởi những người Ấn Độ thông thái: "Tôi thực sự là ai?". Đức Cồ Đàm đồng ý với họ là con người không phải chỉ là cảm nghĩ và tư tưởng. Một người khôn ngoan bao giờ nói về bất cứ cảm nghĩ nào, "Điều này không phải là tôi thực sự." Đức Phật dạy hoạt động đáng giá trong đời sống dẫn đến có nhiều kiến thức hơn về cái ngã thực sự, vì điều này đem hạnh phúc.

Những thứ mà con người thường ham thích không thỏa mãn nhu cầu thực sự của họ. Một câu chuyện Phật 

Giáo kể lại, trong một cuộc hành trình, Đức Cồ Đàm tình cờ gặp 30 người đàn ông đang chạy. Ngài liền ngưng họ lại và hỏi họ gặp chuyện gì, và họ liền kể lại câu chuyện. Trong khi họ đang cùng nhau đi chơi và ăn ở ngoài trời, một trong những người bạn nữ của họ đã trốn đi cũng những tư trang của người khác nên những người này nóng lòng chạy đuổi theo người ăn cắp.

Đức Phật liền hỏi một câu: "Các bạn nghĩ xem điều nào tốt hơn -- đuỗi theo người đàn bà hay đi tìm cái ngã?" Những người đàn ông này quyết định tìm cái ngã thực sự quan trọng hơn chạy theo đồ vật. Câu chuyện kể, những người này trở thành đệ tử của Đức Phật.

Giống như ba mươi thanh niên trẻ, chúng ta có thể phí phạm sức lực của chúng ta vào việc tìm kiếm vô bổ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta ngưng lại và tự hỏi, "Cái gì thực sự đáng truy tìm?" Câu trả lời của Đức Cồ Đàm rất trực tiếp: Chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự thèm muốn của chúng ta, rồi chúng ta tìm cách loại bỏ nguyên nhân.



CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ BA

Khổ đau chấm dứt với sự chấm dứt hoàn toàn thèm muốn.

Con người không phải làm nô lệ cho thèm muốn của mình, Đức Cồ Đàm nói như vậy. Người ta có thể làm một việc gì đó về bất hạnh của mình. Mỗi người có một sự lựa chọn về cách sống. Người ta có thể sống bằng những hoạt động đơn giản, không gây ra vấn đề thường lệ, những hoạt động này nảy sinh vì thèm muốn. Hay người ta có thể chọn sự phản ứng của mình trên cơ sở của mỗi trạng huống gặp phải. Trong trường hợp thứ nhất, người ta hành động do "nhu cầu" bề mặt, không biết về nhu cầu thực sự của mình. Trong trường hợp thứ hai, người ta có thể nhận thức được tiềm năng thực sự của mình. Sự lựa chọn tùy theo cá nhân, và do chính người ấy sẽ gặt hái kết quả.

Thí dụ, người ta có lần thấy rằng ăn thứ gì đó mình thích có thể khiến tâm trí người ấy thoát khỏi phiền toái. Sau này, dù người ấy có thể chọn cách ăn thứ gì tốt mỗi lần cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng loại hành xử đó có thể rất khó giải quyết vấn đề. Thực tế là người ấy chỉ thêm vào những phiền toái mà không biết, vì người ấy có thể mắc chứng khó tiêu và quá mập và đầy những vấn đề không bao giờ được giải quyết. Đó là loại tình huống mà Đức Cồ Đàm đang suy xét khi Ngài nói, "khao khát thèm muốn gây nên sự tái tạo của những cái bắt đầu trở thành"trong Chân Lý Cao Quý Thứ Hai của Ngài. Tránh vật lộn thực sự trong lòng với mỗi khó khăn, khi nó khiến cho mình vấp phải vấn đề mới do một vấn khác. Người ấy xây đắp vấn đề mới trên nền móng của tất cả những vấn đề chưa được giải quyết. Làm như vậy, người ấy tiếp tục tái tạo bất hạnh của mình.

Khi người ta gặp một vấn đề mới trong cùng một chiều hướng vô ích như vấn đề cũ, người ấy tạo ra những hành động vô ích và những thói quen bất thiện. Điều này có thể dẫn đến hạnh phúc trường cửu không? Đức Phật trả lời, không. Ngài nói, những hành động và những thói quen như vậy phát xuất từ những ham muốn không được xem xét và không có gì ngăn cản. Chúng dẫn đến giạ tăng bất hạnh. Chúng cứ xuất hiện trong đời sống con người nhiều lần, trong những chiều hướng mới, và cả trong kiếp sống mới, theo giáo lý của Đức Phật.

Phật Tử giống như người Ấn Độ Giáo, tin tưởng vào tái sinh. Những hành động vô ích và những thói quen bất thiện phải được loại bỏ hay khắc phục trước khi có thể giải thoát khỏi cái vòng vô tận của kiếp sống cấu thành phần lớn khổ đau của con người. Đó là một phần mà Đức Cồ Đàm ý nói bởi câu "bám níu vào cuộc sống" trong Chân Lý Thứ Nhất của Ngài. Toàn bộ hệ thống tái sinh và tất cả bất hạnh có thể chấm dứt đối với một người khi người ấy chấm dứt sự thèm muốn không có gì ngăn ngại.

Sự khao khát, sự phẫn uất, sự mê đắm -- đây là những dấu ấn của thèm muốn. Những hành động phát xuất từ chúng dẫn đến bất hạnh. Hạnh phúc đạt được bằng cách chấm dứt thèm muốn. Xây dựng tính nết con người hôm nay quyết định hạnh phúc người ấy sẽ đạt được ở ngày mai. Người Phật tử có thể nói thêm rằng loại cuộc đời mà người ta sống hôm nay quyết định một phần vận hội hạnh phúc ở kiếp luân hồi tới. Người Phật Tử không nói "một người" hay một "linh hồn" -- ngay cả đến Cái Ta Ấn Độ Giáo -- khi chuyển qua kiếp khác. Chính ảnh hưởng của kiếp quá khứ tái sinh vào kiếp tới. Khi một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, chúng ta biết ảnh hưởng từ lúc nhỏ của nó quyết định phần lớn việc nó trở thành loại người trưởng thành nào. Người Phật Tử cũng nói thêm rằng điều gì đúng trong một kiếp sống thì sẽ đúng cho tất cả các kiếp sống có thể hiểu được, vì kiếp sống trần gian này chỉ là một đoạn trong nhiều đoạn khác.

Ta có thể thấy khó mà hiểu được lý thuyết Phật giáo về những ảnh hưởng quá khứ và sự luân hồi kéo dài qua nhiều kiếp sống. Nhưng rất dễ thấy rằng một lý thuyết như vậy đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về kiếp sống của mình bây giờ. Những gì mà chúng ta là hôm nay được quyết định bởi mọi thứ đã đi vào quá khứ của ta, kể cả lịch sử nhân loại. Chúng ta sẽ là gì ngày mai được quyết định ở hôm nay bởi sự lựa chọn của chúng ta. Người Phật Tử nói, chúng ta sẽ có sự lựa chọn tốt nhất khi chúng ta chọn lựa một cách thận trọng, khắc phục tính ích kỷ và những dục vọng mãnh liệt.

---o0o---



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương