NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


JESUS VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ



tải về 0.97 Mb.
trang17/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   24

15. JESUS VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ


Vị thế của Jesus trong lịch sử không chỉ là một cá nhân từ hai ngàn năm qua, Jesus là một biểu tượng tôn giáo. Những sự kiện về đời sống của Ngài đã được thêu dệt với hy vọng và ước mơ của nhiều thế hệ người Cơ Đốc Giáo. Vì những lý do này hầu như không thể có được một hình ảnh lịch sử thực sự về con người vô tình trở thành người khai sáng ra Đạo Cơ Đốc, và dù cho - đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo - và chính cả Thượng Đế.

Chúng ta cũng nên đặt vấn đề nghiên cứu Jesus bằng cùng một phương pháp chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu các nhà tiên tri và lãnh tụ các tôn giáo khác. Chúng ta cần sự tôn trọng, thành thật, và cởi mở. Hoàn toàn nên nhớ rằng khuynh hướng ca ngợi hoặc cả đến phong thánh người lãnh đạo tôn giáo lớn là đặc điểm của sự phát triển ở hầu hết các tôn giáo. Thái độ lịch sử của Cơ Đốc Giáo minh họa điều này -- cũng như lịch sử của Lão Giáo và Phật Giáo. Mải mê đề cao vai trò thiêng liêng mà Nhà Thờ đã gán cho Jesus, nhiều người đã quên tìm kiếm trí tuệ trong những lời giáo huấn của Ngài. Họ đã sùng bái Ngài -- nhưng lơ là đi theo Ngài. Tuy vậy ít nhất vẫn có một số người thấy rằng đàng sau tất cả sự sùng kính Jesus đã tìm cách không làm cho con người chấp nhận chính mình, mà chấp nhận lối sống của Ngài. Và lối sống ấy là gì?



NHỮNG CHUYỆN VỀ JESUS

Chúng ta không có văn bản ghi thời gian Jesus sống. Những câu chuyện cổ nhất về Ngài mà chúng ta có thể tìm thấy có ghi trong Kinh Tân Ước. Theo Mark Sách Phúc Âm thường được coi như câu chuyện sớm nhất trong những câu chuyện này. Tuy nhiên câu chuyện được viết trên bốn mươi năm sau cái chết của Đức Chúa Jesus. Thật thú vị nhận thấy đó là câu chuyện bình dị nhất trong Sách Phúc Âm. Những năm sau, Sách Phúc Âm được viết bởi -- Matthew, Luke, và John. Mỗi một cuốn được viết với một mục đích: giới thiệu Jesus và công trình của Ngài nhằm lôi cuốn một nhóm người mới ở mức độ nào đó.

Một số phần trong các Phúc Âm này đều giống nhau, nhưng cũng có nhiều khác biệt. Thí dụ, những người viết Phúc Âm không đồng ý về lễ rửa tội của Jesus hay những kinh nghiệm tôn giáo dẫn đến lễ rửa tội của Ngài và giáo huấn của Ngài. Họ cũng không đồng ý có sự hiện hữu của những dấu hiệu của Thượng Đế để chứng tỏ cho mọi người công nhận Jesus là đứa con duy nhất của Thượng Đế.

Những người viết không đồng ý -- và những nhà học giả Cơ Đốc Giáo ngày nay cũng không đồng ý - về niềm tin của Jesus về Vương Quốc của Thượng Đế. Một số nói rằng, giống những người Do Thái ở Palestine trong thời của Ngài, Jesus mong ước vương quốc này xuất hiện theo kiểu thế giới rung động gây đầy ấn tượng. Người khác nói rằng Jesưs nghĩ về việc ấy chỉ là Vương quốc nội tâm từ từ xuất hiện trong tâm con người. Có những đoạn trong Tân Ước chứng minh mỗi giải thích. Có những đoạn tuyên bố sự mong ước của Jesus về một vai trò quan trọng trong Vương quốc, là người đại diện của Thượng Đế. Và cũng có những đoạn khác giới thiệu Ngài như một vị thầy khiêm nhường như Amos, Hosca, hay những nhà tiên tri khác.

Vì những khác biệt thú vị như vậy trong việc giải thích các chi tiết, các nhà học giả công nhận rằng chúng ta không bao giờ có thể biết Jesus thực sự. Chúng ta chỉ có thể biết Ngài qua sự nhớ lại của con, cháu, những người lần đầu tiên nghe nói và biết Ngài. Các sử gia biết đó là vấn đề chung cho tất cả các tôn giáo, nhưng người Cơ Đốc Giáo đã có nhiều cố gắng "chứng tỏ" các vấn đề bằng cách dựa vào kinh thánh hơn nhiều người khác có "bằng chứng" như vậy không phải là mối quan tâm to lớn đối với những người Phật Giáo và Ấn Độ Giáo chẳng hạn. Họ tin rằng chân lý là vô tận. Chân lý được hiểu đối với từng người qua kinh nghiệm bản thân cũng như đối với những nhà lãnh đạo tôn giáo trọng yếu.

Bởi vậy chúng ta nên biết ngay vào lúc đầu, chỉ có một chút chúng ta có thể chứng minh về cách Jesus sống và dạy. Những chỗ mà các học giả trung thực không đồng ý, thì điều quan trọng là chúng ta tìm hiểu hồ sơ cho chính chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta có thể nhận thức được những vấn đề khó khăn liên quan đến việc chọn lựa bất cứ sự giải thích nào. Mỗi một người chúng ta phải nhớ rằng không có những nỗ lực thực sự thì sẽ chỉ tìm thấy trong các hồ sơ những điều mình muốn khám phá ra tại đấy. Thường thường những điều chúng ta tìm thấy nói nhiều về cá tính của chúng ta hơn là nói về chân lý mà chúng ta tìm kiếm.

Chuyện về Jesus không chấm dứt với cái chết của Ngài. Nó trải dài qua nhiều thế kỷ của Cơ Đốc Giáo. Jesus cam kết theo ý Thượng Đế, như Ngài hiểu điều đó, và đối với những đòi hỏi cấp thiết thuộc Vương Quốc của Thượng Đế. Sự cam kết này và hàng loạt sự việc trong đời Ngài đã làm Jesus trở thành nhân tố chỉ đạo trong đời sống người Cơ Đốc Giáo. Trên mười chín thế kỷ đã qua, từ khi Ngài nói với các đệ tử và tín đồ. Bóc đi từng lớp năm tháng để khám phá ra, cách tốt nhất mà chúng ta có thể xem Ngài dạy và sống ra sao.

JOHN, NGƯỜI RỬA TỘI

Vào một ngày bình thường ở Palestine vào khoảng năm 26 sau Công Nguyên, một người gọi là John, Người Rửa Tội, đang giảng dạy gần bờ sông Jordan. Danh tiếng là bậc thần nồng nhiệt và nghiêm khắc đã vang dội đến tận miền quê. Và vào ngày đó có nhiều người đã đi bộ từ xa về để nghe Ông. Một khi ở đấy rồi, họ ngồi trên đá cứng trong cái nóng nứt nẻ.

Họ bị diễn giả thu hút đến nỗi không còn thấy sự không thoải mái của mảnh đất khô cằn của Judea. John nói với họ một cách khẩn khoản và nghiêm nghị. Ông giảng về kiểu sống mới mà họ phải sống -- một cuộc sống nổi bật về sự hối cải những lầm lỗi trong quá khứ. Họ phải sám hối ngay bây giờ vì Vương Quốc của Thượng Đế sắp xuất hiện, mang hòa bình và thỏa mãn cho những người ngay thẳng nhưng mang đau khổ khủng khiếp cho những người có tội. Những tiện nghi của đời sống, những lễ vật trong đền đài, nghi thức và nghi lễ về lễ bái, không thành vấn đề. Vấn đề là một sự thay đổi cơ bản về cuộc sống, với toàn bộ sự tồn tại của mình được tẩy uế và chỉnh đốn bằng sám hối.

Trong số những người chú ý nghe những lời khẳng định của John buổi chiều hôm ấy có một thanh niên tên là Jesus. Jesus đi bộ suốt từ Nazareth đến để nghe vị thầy mới này thuyết giảng, vị này sống ẩn dật ở vùng hoang mạc nhưng đã lôi cuốn đông quần chúng đến đó do sức mạnh ở thông điệp của ông. Jesus đã bị khích động lạ lùng bởi những lời Ngài nghe, bởi tính dũng cảm, thành thực, và sức mạnh của những lời này. Ngài quan sát những người khác nhận lời mời của John đi xuống sông Jordan để được rửa tội như một dấu hiệu của sự sám hối và lời hứa sống cuộc đời mới. Sau khi nghe, Jesus cũng đi xuống để được John rửa tội.



MỘT QUYẾT ĐỊNH MỚI

Jesus xúc động sâu xa bởi điều đã kinh qua. Ngài dường như cảm thấy Thượng Đế ghi nhận hành động của Ngài và vui lòng với việc này. Không bao lâu sau, chính Jesus đi vào nơi hoang mạc để suy tư về đời sống của mình sẽ như thế nào sau này. Trong lúc suy tư một mình, Jesus tin rằng Thượng Đế muốn Ngài sống một cuộc đời đặc biệt, dạy người khác và giúp đỡ họ.

Jesus cảm thấy mình không muốn giống như kiểu thần John, sống xa rời quần chúng, một mình nơi hoang mạc. Thay vì, Jesus sẽ mang thông điệp của mình cho người dân ở các thành phố và thị xã, cũng như những người ở miền quê. Lòng Ngài tràn ngập niềm khao khát muốn dạy cho những người phải hàng ngày đối đầu với những khó khăn của đời sống và tôn giáo -- không phải chỉ cho những người có thể bỏ nhà cửa và tiện nghi hàng ngày như những tín đồ của John. Ngài trở về nhà và nói với gia đình cùng bạn bè điều Ngài quyết định làm.

Không dễ dàng gì thi hành quyết định của Ngài. Hầu hết người trong gia đình và bè bạn không thể hiểu và đánh giá đúng ý định của Ngài. Đối với một số trong đám người này, Jesus bao giờ cũng có vẻ như nghiêm khắc nhưng họ không bao giờ trông chờ Ngài ra đi hẳn khỏi kiểu sống bình thường. Mẹ Ngài, anh em ngài, chị em Ngài đều lệ thuộc vào Ngài để sống từ khi Cha Ngài, Joseph chết. Làm sao họ có thể sống không có Ngài.

Ngài phải đối đầu với những phản đối và có lẽ sự chế diễu của người dân trong làng Ngài. Một số người tán thành sự ra đi của Ngài gia nhập vào một trong những phong trào bí mật chống lại người La Mã. Nhưng làm sao Ngài có thể giúp dân của Ngài chiến thắng được quân xâm lăng chỉ bằng cách trở thành một nhà thuyết giáo lang thang? Cũng có thể Jesus phải đương đầu với những nghi ngờ kéo dài liệu về việc Ngài có thể sống theo đường lối Ngài dự tính không. Không nhà, không thu nhập, không bè bạn để Ngài có thể phụ thuộc. Tất cả sự ăn mặc của Ngài đều do những người đến nghe Ngài nói cung cấp. Điều Ngài giảng dạy cho họ có xứng đáng với những gì họ cho không?

Bất chấp mọi lập luận, Ngài vẫn tiến lên. Ngài đã trông chờ những khó khăn như vậy. Sức mạnh nào Ngài cần thiết để thi hành kế hoạch của Ngài đã đến từ sự cảm hứng dẫn đến chúng. Đơn độc và không có sự tán đồng của thân nhân và bè bạn, Ngài đi về Capernaum, bắt đầu nơi đây mục vụ dẫn đến cái chết cho Ngài và sự ra đời đạo Cơ Đốc.



THƯỢNG ĐẾ VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA NGÀI

Quyết định của Jesus, giống như hầu hết những quyết định như vậy, có những căn nguyên sâu xa. Còn là một đứa trẻ nhỏ, Jesus đã học lịch sử và kinh thánh Do Thái nơi cha Ngài và những nhà lãnh đạo giáo đường. Ngài thấy rõ niềm hy vọng của người Do Thái luôn luôn hướng về một tương lai sáng sủa và tốt đẹp hơn, khi Thượng Đế giúp đỡ người Do Thái lấy lại được tự do và thanh thế giữa các quốc gia. Niềm hy vọng này cháy rực trong lòng họ trong khi họ phải sống dưới ách xâm lược của người La Mã.

Trong một thời gian Jesus đã suy nghĩ rất cẩn thận về niềm hy vọng của quốc gia này, và Ngài biết rằng Ngài không thể hoàn toàn đồng ý với những người có niềm hy vọng ấy. Nhiều người Do Thái đã có cảm tưởng vô vọng cho rằng với tư cách cá nhân những gì họ đã làm là không quan trọng. Họ tin tưởng rằng một lúc nào đó Thượng Đế sẽ làm phép lạ, đem đến một thời đại mới, khi Palestine trở nên hùng mạnh, độc lập và được tôn trọng giữa những quốc gia. Sẽ không có quân đội chiếm đóng hay những người cai trị ngoại quốc. Dân Do Thái sẽ sống trong thịnh vượng như họ đã từng sống dưới triều Vua David xa xưa. Để mở đầu thời đại mới này, người được Thượng Đế xức dầu thánh, Đấng Cứu Tinh, Messiah, sẽ chiến thắng quân thù. Rồi Đấng Cứu Tinh sẽ trị vì Vương quốc của Thượng Đế mà bao thế hệ người Do Thái đã hy vọng.

Việc này không phải là cách mà Thượng Đế sẽ làm cho sự việc thay đổi, Jesus quyết định như vậy. Thượng Đế không ban phước lành cho một số hay từ chối không ban phước lành cho những người khác. Phước lành của Thượng Đế đến trong tĩnh lặng, khiến người ta thấy cuộc đời là cái tốt đẹp nhất để sống. Vương Quốc của Thượng Đế không phải là điều kiện để mà chờ đợi trong một tương lai được dấu kín. Không, Vương Quốc của Thượng Đế là triển vọng hiện thời về điều thiện bị che khuất, giống như một hạt giống ở trong mỗi con người. Bạn chỉ việc để cho nó phát triển tự nhiên, giúp cho nó phát triển bằng thái độ yêu thương và những hành vi lương hảo. Và chú ý, nó phát triển từ từ cho đến khi chính bạn là một phần của Vương Quốc Thượng Đế.

Khái niệm của Jesus về Vương Quốc phát sinh một cách rất tự nhiên từ niềm tin của Ngài về Thượng Đế. Jesus trải qua kiểu huấn luyện tôn giáo mà tất cả những người Do Thái trung thành đều cố gắng truyền cho con cái. Ngài đã nghe nhiều chuyện về các nhà tiên tri. Ngài biết nhiều bản thánh thi mô tả tình thương yêu và nhân từ của Thượng Đế. Quan trọng hơn cả là Jesus đã bỏ thì giờ để phát triển sự quan hệ thân thiết cá nhân với Thượng Đế. Cầu nguyện và trầm tư mặc tưởng đã dẫn Ngài đến chỗ cảm thấy như ở nhà với Thượng Đế. Sau này Jesus đã kể lại nhiều chuyện ngụ ngôn miêu tả Thượng Đế như một người cha, tha thứ, quan tâm và thương yêu. Trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài đã quay về với Thượng Đế như người hướng dẫn, nguồn sức mạnh và cảm hứng, lúc nào cũng có chiều hướng suy ngẫm và cầu nguyện.

Jesus thường nhắc đến ý muốn của Thượng Đế khi Ngài dạy và an ủi những người nghe. Chắc chắn, Thượng Đế mong đợi một điều gì đó nơi con người. Ngài mong con người cư xử với nhau bằng mối quan tâm thương yêu, tha thứ và nhẫn nại, giống như Ngài đối xử với họ. Đó là sự ngay thẳng mà Vương Quốc của Thượng Đế đòi hỏi, không phải sự ngay thẳng bị trói buộc bằng luật lệ và thói quen. Sự ngay thẳng này đi sâu hơn nhiều -- sâu như những tư tưởng và ý định và khao khát. Từ nguồn gốc này, nó trôi chảy thành nói lời ngay thẳng, hành động chính trực và nỗ lực chân chính.



JESUS VÀ GIÁO HUẤN CỦA NGÀI

Ở Caperenaum và hầu hết các thành phố Ngài tới sau này, Jesus được người bình dân tiếp đón ân cần. Ngài đến với họ với một thông điệp hy vọng đặc biệt. Nhiều người không đủ tiền mua những thứ hiến tế đặc biệt để cúng lễ hàng năm cho ngôi đền tại Jerusalem. Các thầy tu nói với họ rằng những thứ hiến tế phải được hiến dâng nếu họ muốn được ân sủng của Thượng Đế. Họ phải làm gì? Jesus nói lễ vật của một tấm lòng biết hối lỗi và một đời sống trong sạch còn quan trọng hơn nhiều những lễ vật bằng hoa quả đầu mùa và những con dê non mới một năm.

Một số người vui vẻ nghe Jesus là những người cảm thấy cực kỳ tội lỗi vì những luật lệ mà họ không giữ. Có vô số luật lệ Do Thái nói họ phải ăn gì và phải được phụng sự ra sao và qui định tuân thủ nhiều tập tục tôn giáo nhỏ mọn như thế nào. Người nghèo dành cả thì giờ vào việc nhặt nhạnh kiếm sống một cuộc sống nghèo nàn không có cơ hội và thường không có thông tin về những luật lệ như vậy. Nhiều giáo sĩ Do Thái buộc tội họ là những người tội lỗi. Jesus nói với người dân, họ không nên quá quan ngại về việc thi hành luật lệ đến mức quên tinh thần của luật lệ. Luật lệ và những giáo đồ thuộc tôn giáo bình dân của Ngài nhấn mạnh vào hai điều: Thương yêu Thượng Đế và thương yêu láng giềng.

Một số người trở thành bệnh vì họ tràn đầy cảm nghĩ tội lỗi hay quá buồn phiền bởi sự thất bại thường xuyên trong khi làm tất cả những điều tôn giáo đòi hỏi. Đối với những người như vậy, thông điệp của Jesus tựa như thuốc. Họ bệnh trong tâm, và điều đó đã làm họ bệnh. Những lời nói và sự hiểu biết của Ngài làm họ cảm thấy khá hơn và sức khỏe của họ được hồi phục. Qua những tình huống như thế, Ngài có danh tiếng như một người chữa lành bệnh. Ngài đã lôi cuốn nhiều người vì lý do đó. Đôi khi Ngài cũng nản chí vì có nhiều người muốn chữa khỏi bệnh, nhưng quá ít người muốn theo Ngài sống theo ý Thượng Đế.

Không phải tất cả mọi người đều thích điều mà họ nghe được. Nhiều người Do Thái cảm thấy người ta không thể sống một cuộc đời tốt đẹp trừ phi thi hành đầy đủ luật Do Thái đến từng chi tiết đòi hỏi nỗ lực cao nhất. Họ không thích nghe thấy ai nói những luật ấy không quan trọng. Một số những nhà lãnh đạo tôn giáo trở nên rất giận dữ vì thanh danh của Jesus như người chữa lành bệnh gia tăng. Họ nghĩ rằng những người tội lỗi đó đáng bị đau khổ. Jesus phải làm gì thích hợp khiến họ cảm thấy được tha thứ? Chỉ một mình Thượng Đế biết liệu họ có được tha thứ hay không.

Một số người Do Thái khác lo lắng vì Jesus dường như quá ư thanh thản và quá ư thương yêu. Ngài thậm chí không hận thù kẻ địch của họ, những binh lính La Mã xâm lược. Họ biết lịch sử giống nòi của họ, với tất cả những chiến bại và những cuộc xâm lăng nhục nhã. Sự chiếm đóng của La Mã là một chiếm đóng duy nhất trong chuỗi dài chiếm đóng của những kẻ xâm lược. Một số tín đồ của Jesus hy vọng Ngài có thể chứng tỏ mình là Đấng Cứu Tinh hùng mạnh, sẽ đến để giúp họ giành được địa vị hùng cường và thịnh vượng một lần nữa. Khi Ngài tiếp tục dạy họ về tình thương yêu và kiên nhẫn, một số tỏ ra chán ghét. Một số tiếp tục theo, vẫn hy vọng Ngài sẽ là Đấng Cứu Tinh vào lúc cuối cùng.

Một số đông tín đồ không hiểu điều mà Jesus đang nói khi Ngài miêu tả khái niệm của Ngài về Vương Quốc Thượng Đế. Ngài nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại người dân không nên chờ đợi cho đến lúc có hoàn cảnh lý tưởng để sống một cách đứng đắn. Một con người là cái người ấy ở trong chính mình.

Phẩm tính này của đời sống nội tâm không bị quyết đinh bởi quân đội chiếm đóng, hay theo đúng luật, hay dâng lễ vật tại đền. Tư tưởng mà bạn có trước khi bạn nói quan trọng hơn điều bạn nói. Thái độ bạn có bên dưới hành động quan trọng hơn cái bạn làm.

Jesus kể những chuyện đẹp đẽ cốt làm cho Vương Quốc này hình như thật đối với người nghe. Vương Quốc của Thượng Đế giống như hạt cải giống, nhỏ nhất trong tất cả hạt giống. Nhưng khi nó lớn lên, cây cải rất lớn. Cũng như vậy, bên trong Vương Quốc mới đầu rất nhỏ đến nỗi ta có thể không ý thức được. Nhưng khi nó đã phát triển đầy đủ, nó trùm khắp mọi thứ khác trong cuộc đời con người. Vương Quốc của Thượng Đế giống như một kho báu ẩn dấu trong cánh đồng. Khi người ta khám phá ra kho báu ấy, họ vội vã bán tất cả mọi thứ để mua cánh đồng ấy. Cũng giống như vậy, khi người ta khám phá ra giá trị không thể lượng định được của Vương Quốc, người ta sẽ bỏ tất cả mọi thứ vì Vương Quốc.

Đối với Jesus, Vương Quốc của Thượng Đế là mục tiêu tối hậu của tất cả nỗ lực con người. Ngoài ra không có gì thực sự đáng để tìm kiếm. Con người được chỉ định để sống trong Vương Quốc như vậy. Nó không lệ thuộc vào thời gian hay nơi chốn. Vương Quốc của Thượng Đế chỉ cần hỏi những người thẳng thắn làm công dân của nó với lòng nhân từ, khả ái, và tình thương yêu là luật của nó. Bất kỳ ở đâu, có những người ngay thẳng dùng nhân từ, khả ái, và tình thương yêu làm lối sống của họ, nơi đó có Vương Quốc của Thượng Đế.

Khi Jesus nói về Vương Quốc của Thượng Đế, Ngài tràn đầy ý thức khẩn trương. Người dân không nên khoanh tay chờ đợi Thượng Đế mang mình vào Vương Quốc. Thời gian là ngay bây giờ. Người dân phải khám phá ra khả năng của mình về điều thiện và bắt đầu sống một cách chính đáng. Jesus nói với người dân, điều này đòi hỏi sự sám hối. Họ phải từ bỏ cách sống cũ lại và bắt đầu chọn cách sống ngay thẳng theo ý Thượng Đế. Rồi Vương Quốc của Thượng Đế sẽ tới. Thượng Đế đã sẵn sàng. Con người cũng phải sẵn sàng.

Vì Ngài cảm thấy mạnh đến nỗi mỗi con người phải hội đủ những điều kiện của Vương Quốc, Jesus mang thông điệp của Ngài đến nhiều người bị gọi là tội lỗi. Những người công kích Ngài thấy rất dễ dàng vạch ra duyên cớ khi Ngài nói với những người thu thuế đáng ghét hay thăm viếng những người mà tiếng tăm khả nghi. Làm sao người ta có thể là một đạo sư tôn giáo tốt nếu có quan hệ xấu như vậy? Jesus trả lời, "Ta không đến để kêu gọi người ngay thẳng, mà là kêu gọi người tội lỗi sám hối".

Cứ thế, Jesus nhắc đi nhắc lại Thượng Đế không quở trách người tội lỗi quá nhiều như một số người đã làm. Thượng Đế sẵn sàng tha thứ lúc người ta thành thực xin tha thứ. Thượng Đế giống như một người cha thấy con bỏ nhà đi uổng phí tiền bạc và thì giờ vào sự tìm kiếm dại dột vì dục lạc. Lúc đứa con trở về, buồn bã hơn và khôn ngoan hơn, quyết định sống chính đáng, người cha mừng đón nó, tha thứ không quở trách vì được niềm vui con mình trở về. Cũng vậy, Cha trên Thiên Đường hân hoan chào đón những ai quá ân hận về quá khứ dại dột và nay thành thật sẵn sàng cố gắng sống theo ý Chúa.

Vào cuối một năm giảng dạy, Jesus đã thu thập được một số tín đồ. Mười hai người trong số đó sau này được biết là tông đồ của Ngài, quá ấn tượng với thông điệp của sư phụ, đến nỗi bỏ cả nhà cửa, gia đình và công ăn việc làm. Giống như Jesus, họ cảm thấy những đòi hỏi của Vương Quốc xóa đi tất cả những cân nhắc nhỏ bé tầm thường. Ngoài ra mọi thứ chỉ là thứ yếu trước cuộc tìm kiếm đời sống tinh thần.

Jesus càng ngày càng ý thức được hoạt động của Ngài gặp nhiều sự không tán thành từ nhiều người. Giới chức Tôn Giáo Do Thái, những người không bao giờ nhiệt tình với sứ mạng của Ngài, trở nên thù nghịch hơn. Những người La Mã, chỉ mong muốn hòa bình và trật tự, nghi ngờ bất cứ phong trào cấp tiến nào có những kế hoạch cách mạng. Họ bắt đầu sợ lời thuyết giảng của Jesus về Vương Quốc sắp tới, dầu là đối với Jesus, việc này hoàn toàn chỉ là tinh thần.

Đã từ lâu, đã có những khuyến cáo là cách sống mà Jesus chọn sẽ dẫn Ngài đến cái chết. Đã đến lúc phải thay đổi lời dạy của Ngài để Ngài không phải gánh chịu cơn tức giận của giáo sĩ quyền thế. Đã đến lúc phải bảo đảm với người La Mã bằng cách ít nhấn mạnh đến Vương Quốc của Thượng Đế. Jesus không thể chấp nhận những thỏa hiệp như vậy dưới ánh sáng quan tâm chính của Ngài về ý Thượng Đế. Ngài phải ra khỏi Jerusalem, vì nơi đây là trung tâm của Đạo Do Thái. Ngài cảm thấy Ngài có lời phán truyền để đưa ra và phải tham dự vào lễ Passover (Quá Hải). Ngài bao giờ cũng tham dự các lễ hội tôn giáo có người của Ngài. Cho nên, vào cao lúc náo nhiệt nhất ngày lễ, Jesus cùng với các tông đồ của Ngài đi vào Jerusalem.



MỤC VỤ CỦA NGÀI CHẤM DỨT

Trong lần thăm viếng này, Jesus đã bị chết trên cây thánh giá trong tay những người La Mã. Chắc chắn có một số thầy tu hay một số người ái quốc Do Thái ghen ghét đã giúp đỡ thuyết phục người La Mã cho rằng người này (Jesus) là người khích động quần chúng chống lại sự thịnh vượng của đất nước này. Một số nhà ái quốc đã thất vọng là Jesus vẫn từ chối không lãnh đạo cuộc nổi dạy chống lại La Mã. Các thầy tu cảm thấy địa vị của mình đảm bảo hơn sau khi Ngài ra đi. Không có quần chúng đông đảo khóc than nhân danh Jesus. Một số đông tín đồ của Ngài đã bỏ Ngài trước đó, thất vọng vì chờ đợi vô ích ở Ngài tuyên bố chính mình là Đấng Cứu Thế. Đối với một số tông đồ, dường như toàn bộ cuộc phiêu lưu tôn giáo đã bắt đầu đòi hỏi quá nhiều. Họ bỏ Jesus vì an toàn của chính họ.

Jesus hẳn đã có nhiều lúc nản chí vào những ngày cuối cùng. Ngài đã thấy nhiều người ao ước Ngài làm những điều mà niềm tin của Ngài không cho phép Ngài làm. Ngài đã thấy các tông đồ hành động về nhiều mặt cho thấy họ vẫn không am hiểu tường tận điều mà Ngài cố gắng từ lâu giảng dạy cho họ về ý của Thượng Đế. Có lúc Ngài biết Ngài có thể bị sát hại. Phải chăng cái chết của Ngài đã đến trước khi Ngài hoàn tất tất cả những gì Ngài định làm? Phải chăng Ngài đã để dân chúng vẫn còn chưa được sửa soạn có những con đường qua đó Thượng Đế sẽ thực hiện để mang vào Vương Quốc? Hẳn là khó khăn biết bao để nhìn thấy nỗ lực của Ngài chấm dứt trước khi Ngài đạt được mục tiêu.

CƠ ĐỐC GIÁO BẮT ĐẦU

Nhưng cứu cánh đã tới. Những tông đồ hoang mang đi trốn. Sau này, khi cảm thấy an toàn, họ gặp nhau và nói với một giọng kín đáo về chuyện bi thảm đã xẩy ra. Nỗi buồn của họ đã dẫn họ đến tình đoàn kết sâu xa hơn, và họ cùng nhau tưởng nhớ đến những điều đã kinh qua mà họ chia sẻ với Jesus. Ngay từ sự đoàn kết này, Cơ Đốc Giáo bắt đầu.

Về nhiều mặt, Cơ Đốc Giáo khác biệt hẳn tôn giáo giản dị của Jesus. Nhưng về ý tưởng chính về niềm tin, nó quay lại với người thanh niên nhũn nhặn tận tụy từ Galilee đã từng nói con người phải cam kết hết thẩy cho Thượng Đế và rồi cho xóm giềng. Cái chết của Jesus là hậu quả niềm tin của Ngài, là một bước tiếp theo hợp lý trong cuộc đời hiến dâng của Ngài cho nhiệm vụ mang Vương Quốc của Thượng Đế xuống trái đất.

---o0o---




tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương