NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


CHƯƠNG NĂM - NHỮNG TÔN GIÁO XÊ-MÍT (SEMITIC)



tải về 0.97 Mb.
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24

CHƯƠNG NĂM - NHỮNG TÔN GIÁO XÊ-MÍT (SEMITIC)


DO THÁI GIÁO

13. CHÚA TỂ LÀ MỘT


Toàn thế giới biết đến người Do Thái. Cuộc đời nay đây mai đó mang họ đi khắp trái đất. Họ mang theo tôn giáo của họ mà hầu hết những người Do Thái trung thành mãnh liệt với tôn giáo của họ. Khi mặt trời lặn vào lúc bắt đầu lễ Sabbath, nhiều triệu người Do Thái bắt đầu ngày nghỉ và thờ phượng. Số người của họ không nhiều so với tổng dân số trên thế giới. Nhưng thành công mà người Do Thái đã tạo dựng trên thế giới lại rất rộng lớn và có ý nghĩa đáng kể.

Do Thái Giáo là "tôn giáo mẹ" của cả Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo. Ba tôn giáo này là những tôn giáo chính của thế giới Tây Phương. Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo thừa hưởng những khái niệm tôn giáo, luân lý và tu tập từ Do Thái Giáo. Nếu một sử gia không lưu ý đến việc đóng góp của người Do Thái vào việc phát triển văn minh Tây Phương, thì sử gia ấy không thể viết về quá khứ của nó và hiểu biết hiện tại của nó.

Do Thái không thuộc một giống người nào. Đời sống lang thang khắp trái đất của họ khiến cho việc này không thể xẩy ra. Hàng ngàn năm qua, họ là một nhóm các bộ lạc, gọi là Hê Brơ (Hebrews). Bây giờ từ "Do Thái" áp dụng đúng cho bất cứ ai là người có niềm tin Do Thái. Nói về mặt quốc gia, người Do Thái là người Đức, Ả Rập, Mỹ, và hầu hết mọi thứ người khác.

Mặc dù quê hương dân tộc trải rộng, người Do Thái vẫn giữ được nhiều thời đại ý thức gần gũi nhau Họ đã làm việc này bằng cách thực hiện cẩn thận giới luật tôn giáo của họ. Họ đã làm việc này do nhấn mạnh có một mục đích duy nhất chân lý mà họ gọi là Shema: "Hãy nghe đây này người Do Thái, Vị Chúa tể Thượng Đế chúng ta, Chúa tể là Một". Đây là điểm chính yếu trong mỗi khóa lễ tôn giáo Do Thái. Hơn thế nữa, nó là điểm mấu chốt của Do Thái Giáo.



MỘT THƯỢNG ĐẾ

Những người Hebrews thời cổ tìm cách hiểu ý nghĩa và mục đích cuộc đời, giống như những nhà hiền triết cổ Ấn Độ và Trung Hoa. Vì băn khoăn đó, người Hebrews từ lâu cảm thấy sự quan hệ đặc biệt với trung tâm vũ trụ. Truyền thống Do Thái nói người ấy là Abraham. Abraham tin vào thượng đế riêng. Ngài đặc biệt quan tâm đến số phận và mơ ước của mình. Người Do Thái vẫn tôn kính người huyền thoại này như người cha dân tộc. Những người khác tiếp nhận niềm tin của Ngài và tìm thấy trong đó những câu trả lời cho những câu hỏi riêng của họ về thế giới.

Cuối cùng, xuất hiện một nhân vật vĩ đại, Moses. Ngài làm rõ ràng và sáng tỏ khái niệm về một thượng đế riêng. Ngài tin rằng thượng đế đã đồng ý đặc biệt với Abraham và với tất cả những người nối dõi. Những người này đã hứa trung thành và tận tâm. Đổi lại, Thượng Đế tạo cho họ một quốc gia hùng mạnh.

Dân Do Thái theo truyền thống vẫn tin rằng Thượng Đế đã tiết lộ những qui luật lệ của đời sống cho Moses tại Núi Sinai. Họ coi Moses là người sáng lập ra tôn giáo của họ. Họ công nhận Moses có công cho họ những thâu thập quan trọng về những luật lệ tu tập, đối xử và ăn uống theo tôn giáo. Moses là nhà lãnh đạo được Thượng Đế chọn để giải thoát người Hebrews khỏi sự nô lệ ở một nước xa lạ thành đất của chính họ.

Những niềm tin như vậy căn cứ vào chuyện cổ tìm thấy trong Sách Genesis (Cuốn "Chúa Tạo Ra Thế Giới") và Exodus (Sự rời khỏi Ai Cập của người Do Thái). Như nhiều học giả Do Thái lúc nào cũng sẵn sàng lưu ý, những chuyện này không thể được cho là lịch sử theo nghĩa đen. Những huyền thoại này cuối cùng được viết lại sau nhiều thế kỷ tồn tại trong ký ức của người Hebrews, những người đã kể lại chúng hết từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những huyền thoại cho thấy lúc đầu Thượng Đế là một thượng đế thuộc bộ lạc, người bảo vệ và ân nhân của người Hebrews, con cháu Abraham. Thượng Đế được biết đến và được thờ phượng bởi Abraham, người con Isaac và người cháu Jacob sau này được gọi là Israel (Do Thái).

Dần dà Người Hebrews - Do Thái tin chắc thượng đế bộ lạc ấy chỉ là một Thượng Đế duy nhất của tất cả sáng tạo. Đương nhiên, tiến trình này mất nhiều thời gian hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, qua những thời kỳ của những nhà lãnh đạo lớn người Hebrews -- những người cha bộ lạc, Moses, David và những hoàng đế khác, Isaiah và phần còn lại của các nhà tiên tri. Dần đà dân chúng đạt đến một quan niệm toàn diện có lẽ đã không có lúc khởi thủy khi còn là những bộ lạc lang thang nay đây mai đó.

Nhưng bây giờ, qua 2500 năm, sự khẳng định quan trọng nhất của Do Thái Giáo đã là: "...Vị Chúa tể Thượng Đế của chúng ta, Vị Chúa tể là Một." Sự phát triển thờ phượng một Thượng Đế phản ảnh những kinh nghiệm và tính khí độc đáo của người Do Thái. Trong đường lối riêng, họ đi đến kết luận mà tất cả những tôn giáo hiện tiền ngày nay chia sẻ: nằm dưới sự đa dạng vô tận mà chúng ta thấy trong đời sống là một mục tiêu, một thực tại.

Đã từ lâu, Người Do Thái thấy chẳng có gì quan trọng trong việc thảo luận về bản chất của Thượng Đế. Thượng Đế hiện hữu, Ngài là Một, Ngài là thực tại. Cả đến ngày nay, không có lấy một tín ngưỡng mô tả những đặc tính của Thượng Đế. (Chân lý) Shema là đủ.

Tuy nhiên một số giáo sĩ Do Thái và triết gia đã lưu ý đến việc mô tả những đức tính của Thượng Đế dù rằng không một người Do Thái nào đã từng đòi hỏi xác nhận khái niệm này. Thượng Đế ngay thẳng. Ngài là Đấng Sáng Tạo. Ngài là tinh thần. Thượng Đế là người sẵn sàng giúp đỡ con người, cung cấp phương tiện cho con người có thể tự cứu mình khỏi những hạn chế của ngu muội và tội lỗi. Thượng Đế đã tạo ra con người như con Ngài; bởi vậy, họ phản ảnh bản chất của Ngài.

CHÍNH TRỰC

Không một người Do Thái nào có thể nói là yêu Thượng Đế, trừ phi người ấy có quan hệ thương yêu với người láng giềng. Người láng giềng gồm cả người thuộc chủng tộc khác hay người lạ trên đất nước của mình, người xa lạ này được đối xử như người Do Thái đối xử với người đồng chủng. Hơn thế nữa, người Do Thái được đòi hỏi phải làm:"... thương yêu người láng giềng như thương yêu chính mình".

Sau đó rất lâu khi điều này được viết ra, một người nào đó đã đưa ra thách thức tới giáo sĩ nổi tiếng Hillel sống và dạy học vào cùng thời với Jesus. Người thách thức đòi giáo sĩ hãy nói tất cả những gì quan trọng về Do Thái Giáo trong khoảng thời gian một con người có thể đứng bằng một chân. Giáo sĩ Hillel tuyên bố:"Cái có hại cho ngươi, không có hại cho người láng giềng. Đây là toàn bộ học thuyết. Phần còn lại chỉ là lời dẫn giải. Bây giờ hãy tiến lên và học hỏi".

Ngay thẳng quan trọng đối với người Do Thái đến nỗi chúng ta có thể nói người Do Thái có hai mối quan tâm giống nhau -- tính chất duy nhất của Thượng Đế và tính ngay thẳng của con người. Không khó khăn gì đối với con người khi đi theo luật lệ và ý Thượng Đế. Được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế, chúng ta có khả năng tự nhiên học hỏi về điều thiện. Người Do Thái nói rằng không làm được điều phải, là chối bỏ bản chất của chính bạn.



LUẬT LỆ

Thường thường người Do Thái coi Thượng Đế như người đưa ra luật cho dân tộc họ. Luật lệ mà Thượng Đế ban ra được gọi là Torah, có nghĩa là lời "giáo huấn". Torah gồm có năm cuốn đôi khi được gọi là Pentateuch (Năm quyển đầu của Kinh Cựu Ước). Những cuốn này là Genesis (Chúa Sáng Tạo Ra Thế Giới), Exodus (Sự Rời Khỏi Ai Cập), Leviticus (Phép Tắc của Tu Sĩ), Numbers (Kinh Điển Do Thái và Cơ Đốc), và Deuteronomy (Luật Moses và Chuyện Kể). Tất cả những người Do Thái đều được khuyến khích nghiên cứu những cuốn sách ấy. Toàn bộ Torah thường được đọc đều đặn mỗi năm trong những giáo đường Do Thái, và một phần trơng mỗi lễ Sabbath.

Torah chứa đựng những huyền thoại về nguồn gốc của chính nó. Theo những huyền thoại này, Thượng Đế trao Luật cho Moses tại núi Sinai, trong khi người Hebrews cắm trại tại vùng hoang dã sau khi thoát khỏi Ai Cập. Tại đây người Hebrews khẳng định lại với Thượng Đế, hứa tuân theo luật của Ngài. Truyền thống kể thêm rằng Thượng Đế nói về Mười Điều Răn mà người ta tìm thấy ở Chương hai mươi trong Exodus.

Có rất nhiều điều răn, chắc chắn là hơn sáu trăm cả thảy. Những điều răn nói về nhiều đề tài: chế độ ăn uống, tội ác và hình phạt, tu tập, ngày lễ, và sự quan hệ của con người. Nhiều người Do Thái là những người đầu tiên khẳng định những luật này không thể được làm cùng một nơi và một lúc. Thực tế họ có một tập sưu tầm về luật mà người Hê Brơ - Do Thái trình bày có hệ thống một thời kỳ nhiều năm cùng chung sống.

Trong Kinh Thánh Do Thái, phần hai được gọi là "Những nhà Tiên Tri". Nhiều người tin rằng đỉnh cao của tư tưởng và hiểu biết Do Thái đã đạt được trong giáo huấn của những nhà tiên tri. Những nhà tiên tri không nói trước tương lai; họ "có nói" cho Thượng Đế. Trước nhất họ là phát ngôn viên cho Thượng Đế, cảnh báo những hậu quả tàn khốc nếu ý Thượng Đế không được tuân theo.

Chính những nhà tiên tri này cố gắng trình bày cho người dân thấy sự tận tâm với Thượng Đế không chỉ nằm trong việc đi theo luật trong chi tiết nhỏ nhất. Tại sao con người phải bận tâm về về việc tuân thủ chi tiết hơn sáu trăm luật? Sự tận tâm nằm trong việc gìn giữ tinh thần của Luật.

Theo Isaiah, đây là thuộc tính của người đã cân nhắc tinh thần của luật. Đó là:

- Người bước thẳng và nói thành thực


- Khinh miệt lợi lộc giành được bằng áp bức
- Không nhúng tay vào của đút lót
- Không chịu nghe tiếng chém giết
- Không chịu đứng nhìn tội lỗi.

Nhà tiên tri Micah rút gọn những luật lệ quan trọng thành ba trong lời tuyên bố nổi tiếng về nhiệm vụ tinh thần của một người:

Ngươi đã được bảo, này con người, thế nào là thiện
Và Chúa đòi hỏi gì ở nơi ngươi:
Chỉ thực hiện sự công bằng, và yêu điều tốt đẹp
Và khiêm tốn đi cùng với Thượng Đế của ngươi.

Với Amos, (nhà tiên tri người Hê Brơ ở thế kỷ 8 trước Công Nguyên), tinh thần của Luật là: "Hãy tìm Chúa, Bạn có thể sống".

Tuy vậy Chương Ba của Kinh Thánh Do Thái ai cũng biết là "Những Tác Phẩm". Nó gồm có những sách sử kể lại những cuộc phiêu lưu của người Hê Brơ-Do Thái và hiểu biết thế giới ngày càng tăng của họ. Nó cũng gồm có những bài thánh ca và những tập thi văn khác. Trong khi những thứ này không được coi là Luật căn bản như năm cuốn đầu, chúng vẫn nằm trong tinh thần của Luật.

Những người Do Thái đương đại không chỉ dựa vào ba chương này trong tác phẩm thiêng liêng của họ. Có một số tác phẩm khác không phải là một phần của Thánh Kinh, nhưng được tôn thờ sau Kinh Thánh. Đó là Talmud. Talmud trên thực tế chính là sự mở rộng của Torah được viết trong nhiều thế kỷ sau khi các tác phẩm khác được hoàn tất. Talmud xuất hiện để đáp ứng những điều kiện mà người Do Thái phải đương đầu trong những thời kỳ sau này. Khi chỗ ở và môi trường chung quanh thay đổi, nhu cầu tôn giáo và văn hóa thay đổi. Luật lệ gia tăng vì nhu cầu mới. Những điều này được truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kia. Thỉnh thoảng, những giáo sĩ có học thức bình luận về những luật truyền khẩu này và những luật thành văn trước đó, tìm cách giải thích lại chúng vì thời buổi thay đổi.

Do sự bình luận không ngừng như vậy về truyền thống quá khứ và những luật dưới ánh sáng của tình thế mới, Luật của Do Thái Giáo vẫn còn tồn tại. Người Do Thái đương đại có thể thích nghi một cách sáng tạo trước những đòi hỏi không bao giờ tưởng tượng được bởi Moses hay những bậc thầy lớn khác thời thượng cổ.

PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI DO THÁI

Truyền thuyết cổ về sự đồng ý đặc biệt giữa Thượng Đế và người Hê Brơ đã làm nhiều người Do Thái tin là Thượng Đế đã chọn họ là những người được ưa chuộng hơn tất cả các dân tộc khác trên trái đất. Họ cảm thấy họ có đặc quyền, và một số coi những dân tộc khác như hạ cấp. Tuy nhiên, những vị thầy sau này đã giải thích khái niệm "chọn lựa" theo một cách khác. Họ nói rằng người Do Thái được chọn lựa để phụng sự Chúa và dạy người khác về một Thượng Đế của tất cả thế giới.

Vẫn còn có một số Do Thái khăng khăng nghĩ về tính độc quyền. Điều này khiến các nhà tiên tri rất quan tâm. Hãy nghe một nhà tiên tri xa xưa cố sửa chữa những khái niệm lầm lẫn của họ:

"Phải chăng bạn không giống những người Ethiopians dưới mắt tôi,


Này những người Do Thái "; phải chăng lời tiên tri của Chúa.
"Ta đã không nuôi dưỡng người Do Thái từ đất nước Ai Cập,
Cũng như người Philistines từ Caphtor và người Syrians từ Kir?"

Một nhà tiên tri vô danh trình bày Thượng Đế của họ là Thượng Đế của tất cả các dân tộc. Nhà tiên tri này trích dẫn lời Thượng Đế nói: "Diễm phúc thay Ai Cập dân tộc của ta, và Assyria tác phẩm của bàn tay ta, và Do Thái di sản của ta". Nhiều người Do Thái thời ấy cho rằng toàn bộ cuốn Jonah chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và khái niệm "dân tộc được chọn lựa"

Lúc nào cũng có nhiều người Do Thái hành động theo sự nhấn mạnh của những nhà tiên tri. Những người Do Thái này không bao giờ tin họ là những người được chọn lựa một cách thiêng liêng hơn các dân tộc khác. Có người Do Thái truyền thống khoan dung với những tín đồ tôn giáo khác. Tính kiên nhẫn và sự chịu đựng của họ trong vấn đề tôn giáo rất gần gũi với quan điểm của người Ấn Giáo và Phật Giáo thành thật.

Về khái niệm Thương Đế và Luật của họ, người Do Thái tìm thấy giá trị quý nhất của họ. Vì những điều ấy, họ cảm thấy được nhiều may mắn. Nhưng hầu hết không tin rằng sự phù hộ chỉ dành riêng cho họ. Những người khác cũng tìm thấy giá trị trong ý niệm của riêng họ, và người Do Thái chấp nhận khác biệt này cho thêm phong phú. Về phần họ, người Do Thái không mong muốn thuyết phục người khác về tôn giáo của họ. Đó không phải là cách cứu rỗi. Đó là lối sống. Và tuy có nhiều người đổi sang Do Thái Giáo, nhưng người Do Thái không bao giờ tích cực trong công việc đổi đạo người khác.



VƯƠNG QUỐC CỦA THƯỢNG ĐẾ

Người Do Thái bao giờ cũng quan tâm đến tính ngay thẳng. Họ không bao giờ cảm thấy chính phủ hay đoàn thể như người ta biết về chúng, tốt bằng họ. Cho nên người Do Thái hy vọng sau này mọi người sẽ ngay thẳng và gia đình và xã hội sẽ phản ảnh tính ngay thẳng đó. Theo truyền thống những người Do Thái gọi thời tương lai này là "Vương Quốc của Thượng Đế". Sẽ đến lúc luật ngay thẳng của Thượng Đế mở rộng khắp thế giới.

Những người Do Thái hiện đại và truyền thống có ý kiến khác nhau về việc điều đó sẽ đến như thế nào và điều đó sẽ là gì. Người Do Thái truyền thống vẫn nhắc tới Messiah, Đấng Cứu Tinh được chọn bởi Thượng Đế để đưa vào Vương Quốc này vì con người cho đến nay không thể làm việc đó một mình được.

Những người Do Thái phóng túng thích nghĩ rằng mỗi người là một đấng cứu thế, người này làm bất cứ gì có thể để thúc đẩy sự nghiệp về tính ngay thẳng tiến bộ. Dần dần, Vương Quốc này sẽ tới.

Niềm hy vọng của người Do Thái và Thiên Chúa Giáo về một trật tự đạo đức thế giới rất giống nhau -- dù rằng chúng được diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau. Và những người Do Thái tuyên bố rằng điều đó sẽ là cho tất cả mọi người vì họ tin rằng sự ngay thẳng của mọi quốc gia góp phần trong thế giới tương lai.

Quan tâm nhiều đến cách sống đúng hiện nay và làm cho thế giới tốt lên của người Do Thái đã giảm bớt lo lắng về đời sống bên kia thế giới. Ngay trong số những người Do Thái cũng có những người không đồng ý về vấn đề này. Một số người Do Thái truyền thống vẫn tin vào đời sống bên kia thế giới gồm có thưởng phạt, phục sinh và tính vĩnh viễn trong Thiên đường hay Địa ngục Những người Do Thái phóng khoáng hơn lại không coi những đức tin này là quan trọng. Dù họ tin rằng đặc tính của cá tính (hay linh hồn) không thể chết, nhưng họ cũng không cần lo tạo ra những lý thuyết về việc ấy. Đối với họ, cuộc đời này là cách sống, cái đó mới chính là quan trọng. Làm điều phải ngay bây giờ có giá trị hơn là tin vào cái gì. Nhiều người Do Thái cảm thấy hối cải và những hành vi tốt trong một giờ ở thế giới này còn tốt hơn là toàn bộ đời sống ở thế giới tương lai.



MIỀN ĐẤT HỨA

Người Do Thái được thế giới biết đến là nhừng người nay ở chỗ này mai ở chỗ khác. Hơn hai ngàn năm trước đây, những biến chuyển trên thế giới khiến họ không có một ngôi nhà vĩnh viễn và họ bị đẩy đi lang thang trên trái đất. Bất kỳ họ định cư nơi nào, họ vẫn tiếp tục truyền thống của họ và sự thờ phượng Thượng Đế. Thường thường họ cùng nhau sống trong cộng đồng của họ, để họ có thể duy trì tốt hơn những ngày lễ và những luật lệ về chế độ ăn uống.

Người khác thấy người Do Thái sống khác và đôi khi khó hiểu. Những dị biệt khiến một số người phàn nàn, và thậm chí ngược đãi người Do Thái. Người Do Thái đã bị đối xử rất khắc nghiệt bởi những người láng giềng hơn bất cứ một tôn giáo nào khác. Đặc biệt người Thiên Chúa Giáo kết tội người Do Thái đã giết chết Đức Jesus -- và đã phạm tội ngược đãi như vậy. Đến tận ngày nay, có những nhà lãnh đạo không đắn đo biến người Do Thái trở thành kẻ dơ đầu chịu, gây hận thù đối với người Do Thái. Tại sao người Do Thái lại bi cư xử như thế là một vấn đề nghiêm trọng vẫn còn liên quan đến những người học lịch sử, xã hội học, nhân chủng học, và tôn giáo.

Họ buộc phải chịu sự cô lập, và sự ngược đãi bởi láng giềng qua nhiều năm khiến người Do Thái phải dựa vào lẫn nhau và dựa vào truyền thống nhiều hơn. Hơn hai ngàn năm, họ đã nhớ lời hứa xa xưa của Thượng Đế về mảnh đất phải là của họ. Đó là huyền thoại về miền đất hứa được tìm kiếm bởi những người Hê Brơ bỏ Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses. Mảnh đất này đã một thời gian là của họ, nhưng đã bị xâm chiếm bởi hết quốc gia này đến quốc gia khác, chỉ để rồi cuối cùng bị đuổi ra khỏi miền đất này.

Nhiều người Do Thái vẫn tiếp tục hy vọng một lần nữa đất của Palestine sẽ là của họ. Để giúp mang hòa bình cho mảnh đất tranh chấp gây ra bạo động giữa những người Do Thái cực đoan nhất gọi là Zionist (người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái), và những kẻ thù truyền kiếp của của họ, người Ả Rập, vào năm 1948 Liên Hiệp Quốc chấp thuận chia một phần Palestine cho Do Thái và một phần Jordan cho người Ả Rập. Đương nhiên, những biên giới độc đoán này đã không thể giải quyết hoàn toàn sự thù địch lâu đời, trở nên phức tạp hơn bởi sự kiện cả hai quốc gia đều tuyên bố Jerusalem là của mình, thành phố thần thánh của Hồi Giáo, cũng như Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Liên Hiệp Quốc chấp thuận nghị quyết quốc tế hóa thị xã này nhưng không được Do Thái lẫn Jordan ủng hộ. Rồi, thành phố này vẫn cón là mảnh đất bị phân chia. Lý do để cay đắng hơn là nhiều người Do Thái phải bỏ nhà trên phần biên giới Jordan, và nhiều người Ả Rập phải di chuyển từ phần đất Do Thái khi vùng này bị chia cắt. Hiện nay hồ như có một sự hòa bình không thân thiện giữa các quốc gia; nhưng căng thẳng càng sâu xa.

Do Thái đã mở cửa cho tất cả những người Do Thái trên thế giới. Tuy nhiên có thể còn quá sớm để thấy điều gì sẽ ảnh hưởng đến Do Thái Giáo đã từ bao thế kỷ dài không có quê hương cho chính mình. Nhiều người Do Thái không coi quốc gia mới thực sự quan trọng đối với tôn giáo, vì họ tin rằng đời sống tôn giáo của họ có thể sống được ở bất kỳ nơi đâu mà họ là người biết mình. Sự thờ phượng Do Thái không dựa vào tổ quốc.



GIÁO ĐOÀN DO THÁI

Không có một nhà lãnh đạo trung tâm nào trong Do Thái Giáo. Mỗi giáo đoàn đều tự trị. Giáo sĩ là những cư sĩ - không phải là thầy tu. Các giáo sĩ dạy dân và cố gắng làm sáng tỏ Luật. Giáo sĩ không nói với Thượng Đế hộ người dân. Dân chúng là các thầy tu của chính họ, họ thờ phượng Thượng Đế cho chính họ.

Trong một thời gian dài, tất cả những người Do Thái đều là "chính thống" nghĩa là họ đều tuân theo những luật lệ ghi trong kinh thánh theo sự hiểu biết và khả năng tốt nhất của họ. Nhưng những sức ép và thay đổi trong đời sống hiện đại đã làm điều đó ngày càng khó khăn. Một số tin là nhận thức thế giới hiện đại đòi hỏi thay đổi biểu hiện cá nhân trong tu tập tôn giáo. Cho nên, ở thời đại tương đối hiện đại, nhiều người Do Thái đã rời bỏ những giải thích nghiêm ngặt về niềm tin, luân lý, và cách tu tập của cha ông.

Do Thái Giáo Chính Thống: Những ai vẫn cố gắng trung thành với truyền thống cổ để được giải thích một cách nghiêm ngặt, được coi là người Do Thái "Chính Thống". Họ coi toàn bộ kinh Torah đã được thôi thúc một cách tuyệt diệu và được tiết lộ bởi Thượng Đế cho Moses. Họ giữ tất cả những luật của Moses, gồm có những hạn định về ăn uống và những hạn chế nghiêm ngặt trong lễ Sabbath. Họ dùng tiếng Hebrews trong tất cả những buổi lễ tại giáo đường Do Thái. Những trường học đặc biệt do họ hỗ trợ dạy con cái họ về lịch sử Do Thái và nguồn gốc của tiếng Hebrew. Nhiều người Do Thái Chính Thống vẫn trông chờ Messiah đích thân xuất hiện.

Do Thái Giáo Bảo Thủ: Những người Do Thái "Bảo Thủ" là những người tôn trọng và tôn kính Torah, nhưng họ tin vào sự giải thích Torah qua sự nghiên cứu uyên bác thời hiện đại về kinh thánh để hiểu rõ hơn. Họ tin rằng tiếp tục dạng thờ phượng truyền thống là quan trọng với sự dùng tiếng Hebrew trong các buổi lễ. Vào ngày lễ Sabbath, họ chỉ làm việc thật cần thiết, và họ cố gắng làm cho nó trở thành ngày cầu nguyện.

Do Thái Giáo Cải Cách: Một phong trào hiện đại của Mỹ Quốc đã lôi cuốn nhiều người Do Thái vào xứ này. Đó là Do Thái Giáo Cải Cách và nó là kết quả của sự cố gắng áp dụng Do Thái Giáo vào đời sống Tây Phương ở thế kỷ hai mươi này. Những người Do Thái Giáo cải cách đọc Kinh Torah với sự đánh giá chân lý của nó như đã được xác định bằng sự đồng ý với lẽ phải và kinh nghiệm. Toàn bộ truyền thống của dân tộc là điều họ kính trọng. Sự thờ phượng cũng giống như các nhà thờ Thiên Chúa Giáo Tin Lành. Các gia đình cùng nhau ngồi trong các buổi lễ gồm nhạc đàn ống và các đội hợp ca, với nghi thức tế lễ bằng tiếng Hebrew, nhưng thuyết giảng bằng Anh ngữ. Cả trai lẫn gái đều được làm lễ kiên tín.



NHỮNG BÀI HỌC CỦA DO THÁI GIÁO

Những bậc thầy lớn của Do Thái Giáo đã góp phần to lớn vào tư tưởng tôn giáo của con người. Họ dạy thương yêu Thượng Đế và cùng đi với người đồng loại. Đời sống là một giống như Thượng Đế chỉ có một. Tự do, phẩm giá, và trách nhiệm của mỗi người có gốc rễ ở chính bản chất của vũ trụ. Bởi vậy chắc chắn là, nếu đời sống của ta được đáp ứng thỏa mãn thì ta phải thương yêu người láng giềng như chính mình. Có được điều này là do thương yêu Thượng Đế "với tất cả tâm ý, với tất cả linh hồn, và với tất cả những gì mà bạn có thể".

Người Do Thái tán thành là chúng ta không thể biết câu trả lời cuối cùng về những điều huyền bí của đời sống và Thượng Đế. Nhưng người Do Thái tuyên bố rằng trong cái thiện của các lối sống ngay thẳng, cái thiện của Thượng Đế được biết như sau:

Ôi lạy Chúa, làm sao chúng tôi có thể biết Người? Nơi đâu tôi có thể tìm thấy Người? Người gần gũi với chúng tôi như hơi thở nhưng Người cũng xa chúng tôi hơn ngôi sao tít đàng xa. Người huyền bí như sự tịch mịch mênh mông trong đêm trường nhưng Người cũng thân thuộc với chúng tôi như ánh sáng mặt trời. Đối với nhà tiên tri thời cổ, Người không nói: Người không thể nhìn thấy mặt tôi, nhưng tôi sẽ làm cho tất cả điều thiện của tôi đến trước mặt Người. Dù vậy Người làm cho điều thiện đến trước chúng tôi trong lĩnh vực của thiên nhiên và trong hàng loạt kinh nghiệm về đời sống của chúng tôi. Khi công lý bừng cháy giống như ngọn lửa mãnh liệt trong lòng chúng tôi, khi tình thương yêu đem lại sự sẵn sàng hy sinh của chúng tôi, và để đánh giá thật đầy đủ sự tận tâm quên mình khi chúng tôi tuyên bố niềm tin của chúng tôi vào chiến thắng cuối cùng của chân lý và công bình, chúng tôi không cúi chào trước vẻ đẹp lạ thường về điều thiện của Người? Người sống trong tâm chúng tôi như Người đã tỏa khắp thế giới và chúng tôi bằng sự ngay thẳng chiêm ngưỡng sự hiện diện của Người.

---o0o---



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương