NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


CHƯƠNG BA - TÔN GIÁO TRUNG HOA 10. LÃO GIÁO: LỐI SỐNG TỰ NHIÊN KHÔNG ÉP BUỘC



tải về 0.97 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24

CHƯƠNG BA - TÔN GIÁO TRUNG HOA

10. LÃO GIÁO: LỐI SỐNG TỰ NHIÊN KHÔNG ÉP BUỘC


Trong chừng mực chúng ta có thể nhớ, tin tức về Trung Hoa đã là những tin về sự thay đổi cách sống của người dân: nội chiến, chiến tranh quốc tế, cách mạng, phát triển chính trị mới. Bao giờ những sự thay đổi như vậy cũng gây nhiều tổn hại đến toàn bộ đời sống của người dân. Ở Trung Hoa cũng như ở bất cứ nơi nào, tôn giáo bị bắt buộc phải thay đổi. Nhiều truyền thống cổ và các lễ hội và các khái niệm không còn được tôn trọng và tuân theo hay được hiểu biết bởi người Trung Hoa ngày nay.

Nước Trung Hoa cổ tương đối không bị đụng chạm bởi khoa học hiện đại và những tiến bộ giáo dục cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ trước, có một nhà hiền triết tên là Lão Tử, nhà hiền triết này tin và dạy rằng thế giới chuyển động theo kiểu siêu phàm phản ảnh của sự vận hành nhịp nhàng và trật tự của thiên nhiên. Lão Tử nói, toàn bộ trí tuệ và hạnh phúc cho con người là con người phải tự mình thích ứng với trật tự này và tự suy ngẫm về phản ảnh lối sống mà thế giới này vận động.

Đời sống và tư tưởng của Lão Tử đã ảnh hưởng sâu đậm vào đời sống và tư tưởng của người Trung Hoa. Không có Ngài thế giới sẽ nghèo nàn hơn. Những lời giáo huấn của Ngài cùng với lời dạy của những đệ tử sau này của Ngài tin tưởng như Ngài đã làm, tạo thành tư tưởng căn bản của Lão Giáo. Tuy nhiên khi ta nhìn lại một cách thận trọng vào quá khứ Trung Hoa -- vào khoảng 600 năm trước Công Nguyên -- chúng ta chỉ thấy hình bóng mờ ảo nhạt nhòa của nhà hiền triết, một nhà hài hước, một triết gia và một nhà tiên tri. Hình ảnh của Lão Tử trở nên gần gũi với huyền thoại. Tuy nhiên nhiều học giả cho rằng Ngài thực sự đã sống. Chuyện kể rằng Đức Khổng Tử đã đến thăm Ngài và hai triết gia này đã đàm luận với nhau. Lão Tử được ghi nhận trong các sách được viết vào thế hệ sau thế hệ Ngài. Theo truyền thống, chính Lão Tử được cho là tác giả cuốn Đạo Đức Kinh, một cuốn sách nhỏ có sức hấp dẫn mà nhiều cái Lão Giáo đã dựa vào.

Trước hết Lão Tử bị thúc đẩy nói ra vì Ngài nhìn chung quanh Ngài thấy nhiều người bối rối bởi những câu hỏi không được trả lời về đời sống. Những câu hỏi nầy cũng không khác nhiều với những câu mà bạn và tôi hỏi ngày nay. Giống như mọi câu hỏi căn bản của con người, những câu hỏi này được nhắc đi nhắc lại qua nhiều thế hệ. "Tôi là gì? Đời sống của tôi là gì? Phải chăng tôi đang sống cuộc đời đẹp nhất mà tôi có thể? Tôi sẽ ra sao? Làm sao tôi có thể làm tốt hơn? Kết quả cố gắng làm tốt hơn như thế nào?"

Người Trung Hoa nhìn vào thế giới một cách lạc quan và khi họ hỏi, họ hỏi bằng hy vọng và tin tưởng. Ho quan sát thấy thế giới là chỗ tốt cho con người. Ta có thể tin cẩn vào thế giới. Tất cả những kinh nghiệm trong các tiếp xúc hàng ngày với thế giới cho họ thấy thế giới có trật tự và có thể đáng tin cậy. Thiên nhiên không vân hành bằng ý thích chợt nảy ra. Người Trung Hoa dường như cảm thấy họ "thuộc về" thiên nhiên.

Tuy nhiên Lão Tử nhìn vào những người chung quanh Ngài và thấy một số người tranh đấu vì hạnh phúc mà không nhớ đến các truyền thống đã dạy họ. Ngài thấy người dân cố gắng thay đổi cái mà đời sống hiến dâng thay vì phải chấp nhận nó. Và Ngài nói: "Bạn tìm kiếm sự thông thái, tính tốt và sự bằng lòng. Những cái mà bạn cố gắng tìm kiếm những thứ ấy lại là mù quáng và khờ dại. Bạn không thể nào nhìn thấy sự thông thái là lòng tin, tính tốt là chấp nhận và bằng lòng là tính đơn giản? Đó là đường chuyển động của thế giới.



ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI

Vào những ngày xa xưa hơn Lão Tử, con đường chuyển động của thế giới được đặt tên là Đạo, nghĩa đơn giản là "con đường" hay "đường đi". Nó được dịch là "thiên nhiên" hay "con đường của "thiên nhiên". Đó là quỹ đạo mà vũ trụ vận hành và có sự tồn tại. Con người là một phần của vũ trụ. Khi con người hầu như là tự nhiên, họ chuyển động theo luật tùy thuộc và tác động lẫn nhau trên khắp thế giới. Nếu Đạo được phép tự do hành hoạt trong con người thì mọi sự đều ở mức tốt nhất, vì Đạo có bản chất hoàn hảo: quân bình toàn hảo, hòa hợp toàn hảo. Chính là Đạo -- không có gì khác.

Đạo là nguồn gốc của tất cả mọi thứ được sáng tạo ra. Nó chịu trách nhiệm đưa tất cả mọi thứ vào sự tồn tại, kể cả thánh thần Trung Hoa. Bản thân Đạo chính không bao giờ được coi là thượng đế. Đạo là thực tế. Nó có trước bất cứ một vũ trụ nào. Nó tạo ra tất cả cuộc sống và tiếp tục giữ cuộc sống hành hoạt qua sự giải phóng ra năng lượng của nó. Thăng trầm, thủy triều lên xuống, tồn tại và suy tàn -- do sự luân phiên như vậy của năng lượng Đạo, cuộc sống bắt đầu và tiếp tục.

Dù vậy, Đạo không bao giờ bắt buộc con người phải hành động theo một đường lối nào đó. Đạo chỉ hành hoạt. Chỉ có vậy.

Đặt tên Lão Giáo như vậy vì Lão Tử và các môn đồ của Ngài khẳng định Đạo là con đường của đời sống. "Trở về với thiên nhiên "là mục tiêu của họ -- "thiên nhiên" được hiểu là con đường tự nhiên và thích hợp của mọi thứ. Những người theo đạo Lão lúc phôi thai đã hoàn toàn tin theo đường lối này đến mức tìm cách kêu gọi Trung Hoa chấm dứt các nghi lễ, các tập tục của con người và cả đến nền văn minh, vì đấy là kết quả của sự can thiệp vào thiên nhiên.

ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Những người theo Đạo Lão lúc phôi thai thường đề cập đến "Thời Đại Vàng Son" quá khứ khi con người sống trong hòa bình và hòa hợp vì họ sống thiên nhiên, thoát khỏi tính nhân tạo, giản dị -- nói tóm lại, người của Đạo. Những thứ tốt đẹp mà con người tìm thấy đã bị mất khi thời đại này qua đi. Con người chỉ có thể tìm lại chúng khi họ trở về với tính đơn giản,và tính thiên nhiên hoàn toàn là đặc điểm của Thời Đại Vàng Son.

"Thiên nhiên" là chìa khóa của tất cả những câu trả lời của người theo Đạo Lão về những vấn đề mà đời sống khiến chúng ta hỏi. Điều thiện cao tột bậc nhất và hạnh phúc chân thật của con người được tìm thấy do tuân theo lối sống của toàn bộ thiên nhiên, Đạo. Khi người ta sống tự nhiên, người ta thấy thoải mái trong nội tâm và có thể chấp nhận những gì đời sống hiến dâng. Khi người ta có tham vọng hay xông xáo, người ta mâu thuẫn với bản chất thực sự của mình. Trong cuộc nội chiến tiếp theo với chính mình, người ta đánh một đòn chí tử vào hạnh phúc có thể có của mình.

Trong khi Lão Tử bình tĩnh gợi ý là con người phải thư giãn và chấp nhận thế giới nó là như thế, thay vì cố gắng thay đổi nó, có nhiều người đã lớn tiếng không đồng ý. Những nhà cải cách và triết gia, Đức Khổng Tử trong số người này, đi khắp nơi và bảo những người nghe rằng con đường duy nhất để đạt hạnh phúc và thịnh vượng là đức hạnh. Khi mỗi người biết làm bổn phận của mình, và làm tròn trách nhiệm của mình, thì đất nước và dân tộc sẽ được phước lành. Họ cũng nói về thời đại vàng son quá khứ khi hạnh phúc là một luật lệ hơn là một ngoại lệ. Nhưng họ nói rằng giá trị của nó có thể được thực hiện một lần nữa khi người dân biết cách đối xử với nhau.

"Không phải thế, không phải thế!" Những người theo Đạo Lão lúc mới hình thành kêu lên. Đức hạnh, bổn phận -- chỉ đạt được bởi những ai tự mình đi và làm những gì đến một cách tự nhiên. Tại sao con người tranh đấu vì thiện tính? Thiện tính tự nó đến khi tất cả luật lệ được quên đi và nỗ lực chấm dứt. Không bao giờ đạt đức hạnh được bằng cách tìm kiếm nó. Bổn phận chỉ có thể thi hành khi bạn không cố gắng thi hành nó.

Lão Tử hầu như không đồng tình với những nhà cải cách tiêu biểu chỉ muốn thêm vào hết luật lệ này đến luật lệ khác cho cách sống thích hơn. Ngài nói, "chỉ sau khi người dân đã lầm đường lạc lối thì các nhà cải cách mới kêu gọi, hãy tử tế, hãy ngay thẳng! tôi sẽ nói với bạn cách làm". Khi một gia đình không yên ấm, cha mẹ bắt đầu nói với con cái phải biết tôn kính và vâng lời. Điều này cũng áp dụng cho các quốc gia, chỉ những lúc quốc gia rối loạn, người dân mới lo lắng về lòng ái quốc.

Thiên nhiên không bao giờ tranh luận về chiều hướng mà con người làm. Thiên nhiên chỉ tiếp tục là thiện. Và lập luận nào có thể thay đổi đường chuyển động của thế giới? Trọng lực không bàn thảo hay năn nỉ với chúng ta, nó chỉ hành hoạt. Bằng cách đó, thiên nhiên cho chúng ta thấy Đạo. Lão Tử chỉ ra rằng Đạo không bao giờ ép buộc, thế mà không có gì Đạo không hoàn thành. Chính xác là vì sự hoạt động không ngừng, không tranh đấu, không ép buộc của nó, Đạo là sức mạnh duy nhất.

Người sống theo Đạo sẽ không bao giờ dùng sức mạnh, vì sức mạnh đánh bại mục tiêu cao hơn của mình. Người muốn cố gắng làm cho thế giới thành cái mình muốn sẽ tự mình làm hại mình và những người khác trong mưu toan này. Ai khăng khăng tranh đấu vì một điều gì đó liên quan đến cố gắng của mình, chỉ mất gía trị của cái mà mình tìm kiếm. Như vậy người ấy làm hại lý tưởng của mình, làm thất bại mục tiêu của mình, và bị thất bại khổ sở.

Con người học hỏi từ ao nước đục. Dù quấy lên bao nhiêu cũng không thể làm nó trong lại được. Nhưng khi để mặc nó yên, tự nó trở nên trong. Cũng như vậy đối với con người và quốc gia. Những người cầm quyền đặc biệt phải hiểu điều này. Có lần Lão Tử nói người trị vì dân chúng giống như nấu một con cá nhỏ một cách nhẹ nhàng. Nấu quá mức, quấy đảo nhiều, cá sẽ rời thành từng miếng nhỏ hay mất hương vị của nó. Cũng như vậy với những người được cho là đi dạy người khác, những người ấy phải nắm khái niệm này. Người nào nghĩ rằng mình biết nhiều về người khác có thể nghĩ rằng mình khôn ngoan. Nhưng chỉ khi người nào biết mình mới nắm được sự thực và điều quan trọng.

CON NGƯỜI CÓ ĐẠO

Lão Tử và Trang Tử, một người theo Lão Giáo nổi tiếng sau này (vào khoảng 350-275 trước Công Nguyên), đã miễn cưỡng tuyên bố, Chánh Đạo không phải là Đạo có thể bày tỏ bằng lời. Không thể miêu tả con người của Đạo theo nghĩa đen. Tuy nhiên người ta thúc giục hai vị này định rõ nghĩa. Và Lão Tử đã vẽ một bức tranh bàng lời:

Đó là người thận trọng, giống như người vượt sông vào mùa đông;
Đó là người do dự, giống như người sợ hãi người láng giềng;
Đó là người nhũn nhặn, giống như người khách;
Đó là người mềm mỏng, giống như băng tuyết sắp sửa chảy.

Người theo Lão Giáo cảm thấy rằng miêu tả như vậy của người đĩnh đạc và thanh thản như vậy là rất đúng, không phải vì Lão Tử hay người nào đó đã nói như vậy -- mà là vì chúng phản ảnh bản chất của sự vật, Đạo.

Một hôm Trang Tử đang câu cá thì một vài viên quan to ở tỉnh Ngài đến thăm Ngài. Trong khi Ngài tiếp tục câu cá, họ tâng bốc Ngài về sự thông thái của Ngài và đề nghi Ngài một chức quan cao trong chính phủ, chức vụ này sẽ làm cho nhiều người thừa nhận và tôn kính Ngài. Vẫn tiếp tục câu cá Trang Tử hỏi các vị có biết con rùa thần đã chết trên ba nghìn năm mà hoàng tử giữ nó chắc chắn trong một cái hòm trên bàn thờ của tổ tiên. Rồi Ngài hỏi tiếp, "Quý vị có nghĩ rằng con rùa ấy thích chết và để cái xác còn lại của nó được tôn sùng hay thích sống và ve vẩy cái đuôi trong ao bùn lầy?"

Họ trả lời, "Thích sống và ve vẩy cái đuôi trong ao bùn lầy."

Trang Tử nói, "Quý vị đi theo con đường của Quý vị, còn tôi, tôi cũng thích ve vẩy cái đuôi trong bùn lầy ở cái ao của tôi"

CÁI GÌ ĐÁNG GIÁ? BA KHO BÁU

Vậy thì cái gì là có giá trị? Và vì cái gì người ta nên nỗ lực? Một người không thể chỉ ngồi khoanh tay và chờ đợi. Vì khi sống trong một nhóm người, ta phải nghĩ đến người khác. Những người theo Lão Giáo lúc đầu đã phải đương đầu với khó khăn đời sống hàng ngày. Họ biết họ phải sống theo triết lý của họ, cũng như phải suy nghĩ về triết lý này. Họ quyết định có ba thứ -- ba kho báu, họ gọi như vậy- đó là hướng dẫn tối thượng của con người đối với Đạo. Ba kho báu này là yêu thương, trung dung và khiêm nhường. Làm sao ba đức tính này giúp người có Đạo sống trong thế giới này? "Hãy thương yêu, ta có can đảm này; hãy trung dung ta có dư dật; không phiêu lưu đi trước thế giới ta là người đứng đầu các quan".

Người thấy Đạo trong chính mình, sẽ thấy Đạo nơi người khác và trong tất cả thế giới. Chính người này thấy phúc lợi thực sự của chính mình tốt đẹp cho tất cả mọi người. Điều thiện cho tất cả mọi người cũng là điều thiện cho chính mình. Đó là điều mà Lão Tử muốn nói về hãy thương yêu. Người có Đạo sẽ hành động bằng thiện tính đối với tất cả con người, đối với những người được gọi là tốt cũng như đối với những người được gọi là xấu, thậm chí đem tình thương đối với hận thù to lớn. Nếu không làm được điều này thì dù ta có xả trí hận thù đứng đắn thì một số hận thù hay kết quả của nó vẫn tồn tại. "Hãy thương yêu, ta sẽ trở nên can đảm." Con người có Đạo tin thế giới, và thế giới có thể được giao phó cho người ấy.

Trong tất cả tư tưởng và hành động, con người có Đạo phải rất điều độ. Thái quá về bất cứ hướng nào cũng là những chướng ngại cho sự vừa lòng. Người có Đạo không quyết định trước sẽ đi theo đường lối hành động nào trong những hoàn cảnh nhất định. Người có Đạo cũng không quyết định trước là sẽ không tự mình hành xử theo một đường lối nào đó. Người có Đạo bao giờ cũng nhớ rằng bất cứ cái gì nảy sinh ra khi nó là cách hành động hoặc suy nghĩ đơn giản nhất và tự nhiên nhất thì đó là đường lối phải theo. Theo chiều hướng đó, những hành động của người có Đạo bao giờ cũng đầy đủ và bao giờ cũng đúng. "Hãy điều độ, ta sẽ dư dật".

Lão Tử và các đệ tử của Ngài không bao giờ tìm địa vị cao trong cơ quan chính phủ, vì làm điều này trái ngược với niềm tin của họ. Ta không thể giúp người bằng cách cố gắng chỉ huy những hành động của họ. Và họ chỉ vạch ra cách ta có thể đạt được mục tiêu tốt hơn bằng cách tự mình giữ mình ở một địa vị tầm thường. Trong thế giới của chúng ta không có chỗ cho một số người vượt xa người khác. Chỉ có chỗ cho tất cả sống một cách tự nhiên và tương trợ lẫn nhau. Không để cho ai tìm kiếm lợi ích riêng tư hay thắng lợi cá nhân.

Thiên đường bất diệt, trái đất trường cửu.

Làm sao chúng lại như vậy? đó là vì chúng không nuôi nấng đời sống của chính chúng;

Đó là lý do tại sao chúng sống lâu.

Cho nên người Hiền tự đặt mình vào địa vị tầm thường; nhưng bao giờ cũng ở hàng đầu,

Ở ngoài thời cuộc; nhưng luôn ở đấy.

Không phải chỉ vì người Hiền không tranh đấu cho bất cứ cứu cánh riêng tư nào.
Mà là tất cả cứu cánh cá nhân có được hoàn thành không?

Những đặc tính này là những kho báu không bị chôn vùi ở một nơi nào sâu đến mức cần có thầy hoặc bạn hay triết gia đào lên cho chúng ta. Những kho báu này được tìm thấy khi chúng ta trở nên tỉnh thức về những điều này mà chúng ta thường không lưu tâm đến trong bản chất sâu xa của chúng ta. Chỉ cần bóc đi những lớp sợ hãi và thói quen và những khát vọng nông cạn, chúng ta sẽ tìm thấy những kho báu ấy. Thiếu những đức tính ấy cho chúng ta thấy một người bị ép buộc, không thiên nhiên và không hạnh phúc.



TÔI PHẢI LÀM GÌ?

Bổn phận phải thi hành, không phải vì người ta cảm thấy có bổn phận phải thi hành, mà nhiều hơn là vì không cảm thấy phải thi hành. Người có Đạo tuân theo việc đời tới mức cần đòi hỏi nhằm làm cho mình ít bị khó khăn nhất trong cách sống hòa hợp với Đạo. Rõ ràng là người ấy không thể sống hòa hợp nếu lúc nào cũng mưu toan tránh trách nhiệm và lật đổ chính quyền và thể chế. Cũng rất rõ ràng là người ấy không sống hòa hợp nếu luôn luôn trù tính giành lấy phần lớn trách nhiệm và cải cách hay củng cố những thứ chung quanh mình. Thế giới giống như nước xuýt lắm thầy nhiều ma. Người khôn ngoan từ chối không thêm gia vị vào hay khuấy nó lên. Người ấy thích đợi loại kết hợp thích ứng và tự nhiên.

Nhưng làm sao chúng ta có thể chỉ ngồi đợi để sự việc xẩy ra mà không hành động gì để giúp đỡ hay cản trở? Rất khó để làm nhưng cũng đơn giản thôi.

Nó cũng đơn giản và khó khăn như bải hoải. Trang Tử đưa ra lời khuyên:

Người ta cảm thấy một cảm giác vui thích trước khi mỉm cười, và mỉm cười trước khi nghĩ đến cách nên mỉm cười. Hãy cam chịu chuỗi sự việc đúng.

Thế giới này không phải của chúng ta để mà liều. Thế giới này là của bạn để sống và hiểu biết. Một hòa âm không sinh ra những nốt nhạc ngang tai, vang lên một mình. Nó sinh ra bằng những nốt nhạc nhũn nhặn, mềm dẻo hòa hợp một cách tự tin và thanh thản.

Trang Tử có lần nói một câu chuyện về một người bắt đầu cuộc sống độc lập chứ không sinh ra niềm tin vào Đạo. Anh ta quá sợ hãi cái bóng của mình và không thích tiếng bước chân mình đến nỗi quyết định bỏ trốn chúng. Tuy nhiên, anh ta càng di chuyển thì lại càng nhiều tiếng bước chân. Và mặc dù chạy thật nhanh, anh ta không bao giờ có thể bỏ xa bóng của mình. Cho nên anh ấy nghĩ mình chạy quá chậm. Anh ta chạy hết sức nhanh và không nghỉ. Kết quả anh ta yếu đi và cuối cùng thì chết. Anh ta không biết rằng có thể làm mất bóng mình trong bóng râm và chấm dứt tiếng bước chân bằng cách đứng nguyên một chỗ. Quả thực anh ta khờ dại. Trang Tử nói, "Bất hạnh cho những nhà cải cách và luân lý đi thuyết giảng về sự trong sạch và lòng tốt là họ chạy trốn cái bóng của chính họ".

CÁI GÌ ĐÚNG? CÁI GÌ THẬT?

Những người theo Lão Giáo nói rằng, khi ta thực sự ngưng không phân tích nó, làm sao ta có thể đòi đưa ra phép tắc về cách sống tốt? Làm sao ta có thể cảm thấy đủ tin tưởng vào kiến thức của riêng mình để làm một việc như vậy? Người tự phụ làm ra vẻ biết nhiều chắc chắn chỉ là vì cái tôi của mình. Người thật sự khôn ngoan là người không biết mình khôn ngoan. Suy nghĩ mà chúng ta biết, khi thực sự chúng ta không biết, là chứng bệnh đặc biệt mà mọi con người đều mắc phải. Chỉ khi chúng ta trở nên chán ngán tính kiêu ngạo và gian dối như vậy, chúng ta mới có thể chữa cho mình khỏi bệnh.

Mong mỏi giúp người làm việc này, Trang Tử thường sử dụng một chi tiết hài hước dễ hiểu. Ngài kể một câu chuyện một lần Ngài mơ như thế nào khi là một con bướm bay lượn vui chơi đó đây. Ngài không còn ý thức mình là con người nữa. Rồi đột nhiên tỉnh dạy và thấy mình nằm dài trên giường, vẫn là một con người. Tuy nhiên rồi Trang Tử tự hỏi mình, "phải chăng tôi là con nguời mơ thành bướm hay bây giờ tôi là con bướm mơ thành con người?"

Cái gì đúng? Làm sao tôi biết được đó là điều tôi biết? Đó là những câu hỏi không thể trả lời dứt khoát được bởi người thực sự khôn ngoan, dù rằng có nhiều nhà hiền triết tự cho mình là khôn ngoan đã đưa ra câu trả lời. Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh. Người có Đạo không màng tới bản liệt kê câu hỏi; không lưu ý đến qui tắc hành xử; vượt lên luân lý và đạo đức. Người có Đạo không phục tùng quyền uy bên ngoài thuộc bất cứ loại gì. Họ chỉ nghe theo bản chất thiên nhiên sâu xa của chính mình. Làm như vậy họ không những tìm ra chân lý mà còn sống đúng chân lý. Vì trong bản tính sâu xa nhất của mình, Đạo đang hoạt động rõ ràng và mạnh mẽ. Không đi khỏi cửa mà người có Đạo vẫn có thể biết toàn bộ thế giới.

Những người tiền phong của Lão Giáo đã nói những lời như vậy, họ không thích nói chút nào. Họ biết những ấn tượng về cuộc đời của họ không thể truyền đạt bằng lời. Những ấn tượng của họ chỉ có thể hiểu thấu hoàn toàn bởi những ai chia sẻ những ấn tượng ấy bằng kinh nghiệm của chính họ. Mỗi người chúng ta có lúc thất bại khi định đưa những cảm nghĩ sâu xa nhất hay trực giác của mình thành lời. Vào những lúc như vậy, chúng ta có thể diễn tả bằng thi văn, bằng âm nhạc, hay một dạng thức nghệ thuật khác. Đó cũng đúng như vậy đối với người theo Lão Giáo. Nếu chúng ta muốn hiểu họ, chúng ta phải nhận thức là chúng ta đang đề cập đến thi văn về những ấn tượng. Những lời nói không có nghĩa được hiểu theo nghĩa đen, vì lời nói không thể chuyển tải những cảm tưởng một cách đầy đủ. Nhưng những lời của Lão Giáo có nghĩa phải được hiểu một cách nghiêm túc.

LÃO GIÁO, SỰ SÙNG BÁI ĐẠO LÝ

Sự miễn cưỡng dùng lời làm phương tiện cho cảm nghĩ của họ không phải không đúng chỗ. Hầu như lời nói được thốt ra hay những tín hiệu được vẽ trên giấy, khi nhược điểm của lời bộc lộ ý tứ của người nói và người viết. Người ta hiểu lời theo nghĩa đen, đi theo chúng đến từng chi tiết, giống những qui tắc mà những người Lão Giáo lúc phôi thai chế nhạo như thế. Bám níu vào những miêu tả về người có Đạo, người ta quên mất sự hòa hợp bên trong đã được mô tả lúc đầu. Nhớ "ba kho báu", người ta quên việc tìm chúng bị vùi lấp trong chính mình. Cố gắng theo Lão Tử và Trang Tử, người ta quên con đường để hiểu Đạo.

Điều này không đáng ngạc nhiên chút nào. Người ở thời thời Lão Tử chưa bao giờ thực sự bỏ tính dị đoan do sự bầy tỏ của Ngài hay của bất cứ đạo sư nào. Sự đòi hỏi của họ đầy những lo âu hàng ngày về công việc, bè bạn và gia đình. Thật dễ chịu và yên lòng khi xoa dịu những linh hồn lúc nào cũng hiện diện ở mọi nơi xung quanh họ. Những người này không có thì giờ, giáo dục, hay ham thích suy nghĩ tìm tòi về đời sống. Hầu hết mọi người, mọi nơi, và ở mọi thời đại, sống một cuộc đời không nghĩ sâu xa về cuộc đời.

Tuy vậy, hầu hết mọi người đều kính trọng những người suy nghĩ sâu xa, và đặc biệt là một ít những nhà tư tưởng nổi tiếng mà những lý tưởng của những người này hấp dẫn họ như một phần quan trọng của những gì phổ biến là đúng. Thường thường, vì lòng tôn trọng, họ đâm ra tôn kính và rồi, hầu như không cảm thấy, sùng bái. Vì vậy người ta sùng bái Lão Tử. Những thế hệ sau này coi Ngài như thánh. Họ quên mất là hạnh phúc mà Lão tử nói phải đạt được bằng quá trình mà Ngài đi theo -- phù hợp với chiều hướng của mọi sự -- Đạo. Dường như họ nghĩ có con đường tắt đi đến sự toại nguyện mà Lão Tử đã trải nghiệm.

Dần dà qua nhiều năm, tự biết mình và kiến thức đời sống đã là những mục tiêu của Lão Giáo bị bỏ lại đằng sau. Chưa bao giờ người theo Lão Giáo phát triển mạnh mối quan tâm chính của họ nằm trong sự xua đuổi lo âu và phiền muộn. Đúng, những người theo Lão Giáo lúc phôi thai cũng đã muốn điều này, nhưng là sản phẩm phụ của sự hòa hợp với bản chất của sự vật. Bây giờ người theo Lão Giáo mong muốn biến hạnh phúc thành một việc dễ dàng hơn. Và họ bắt đầu đưa ra linh đơn, tiên dược và nghi thức ma thuật nhằm giúp đạt được việc đó.

Lão Giáo trở thành sự tìm tòi linh đan thần diệu, phương thuốc chữa khỏi tất cả mọi bệnh tật, và kéo dài đời sống thảnh thơi. Những người theo Lão Giáo lúc phôi thai trước hết rút khỏi cuộc sống giả tạo và không thiên nhiên nhằm hiểu biết thực tế. Những thế kỷ sau này nối tiếp bởi những người theo Lão Giáo ẩn dật trước thực tế nhằm đi theo những tập tục dị đoan mà họ hy vọng sẽ thoát khỏi được bất hạnh. Những người Lão Giáo lúc phôi thai tán dương kiến thức và sự hiểu biết về Đạo, tìm cách hòa hợp với tính chất của mọi sự. Những người theo Lão Giáo sau này cố gắng can thiệp vào tiến trình thiên nhiên để đạt bất tử và thoát khỏi lo lắng.

Những người theo Lão Giáo khác, thất vọng về đời sống này trở thành người sống ẩn dật, sống chờ chết, theo điều mà họ tin rằng sự giải thích đúng giáo lý của Lão Tử là "không làm gì cả". Những người này chỉ có một số ít, số đông quần chúng bám vào ý nghĩa bình dân hơn của Lão Giáo -- dị đoan và ma thuật. Những người theo Lão Giáo chấp nhận Đạo của họ là nguồn vui mà lúc này họ tin và là niềm hy vọng cho họ trong tương lai sau khi chết.

Lão Tử dạy rằng con người không nên lo lắng hay phục vụ quỷ thần mà nhiều người tưởng rằng quỷ thần là tất cả. Thay vì, con người nên nghiên cứu để biết các chiều hướng của vạn vật. Không có gì có thể mang lại từ sự thờ phượng ngu tối và hãi hùng những quỷ thần như vậy. Người có Đạo không bị khó khăn gì bởi những quỷ thần tốt hay xấu. Những người làm ma thuật cố gắng bắt thiên nhiên làm theo ý muốn của mình. Và sức mạnh không bao giờ thành công. Thiên nhiên sẽ dạy cho họ điều này.

Nhìn vào cách sống hiện tại, chắc chắn Lão Tử rất đau buồn là điều đó đã đi đến chấm dứt những gì mà Ngài đã dạy. Ngài có thể có đầy cảm giác vô ích, điều có thể xẩy đến với bất cứ người đề xướng nào nhìn vào những gì đã phát triển do công lao của mình. Đạo, với tư cách là người khai sáng, đầy những thứ mà Ngài coi là ít đáng làm.

Tân Lão Giáo không thể tồn tại như một tôn giáo có hiệu quả, cho dù cựu Lão Giáo cổ xưa đã không tồn tại lâu dài. Dần dần, những người bị lôi cuốn vào tư tưởng Lão Giáo trở nên chán nản. Những người đi tìm sự tốt đẹp của xã hội loài người quay về với Đạo Khổng đưa ra sự giúp đỡ trực tiếp và thực tiễn trong vấn đề đó. Những người thích mặt thiền định của Lão Giáo, bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo. Và Lão Giáo cổ điển được dạy bởi Lão Tử, thực tế đã ngừng tồn tại

Tôn Giáo của một người Trung Hoa bình thường ngày nay là một sự pha trộn nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Vai Trò của Lão Giáo trong sự pha trộn này đã là một khía cạnh vô tư và vui vẻ trong đời sống dân tộc. Hầu hết những ngày lễ tôn giáo, với những buổi lễ vui tươi bắt nguồn từ Lão Giáo ở quá khứ. Những buổi lễ này gồm có những cuộc lễ về sinh nhật đầy ý nghĩa -- nhất là sinh nhật của các bé trai -- hôn lễ, sự ra đời của đứa trẻ, và về một số mùa màng trong năm. Bây giờ có một nhóm thầy tu được huấn luyện để điều hành những người tự gọi mình là người theo Lão Giáo.

Đạo Lão của Lão Tử và Trang Tử sống hầu như dựa vào những thứ mà nó tiến dẫn cho những tôn giáo khác mạnh hơn và tồn tại lâu hơn. Khổng Giáo gộp niềm tin Lão Giáo vào lòng tốt căn bản của con người. Phật Giáo tại Trung Hoa vốn đã nhấn mạnh tầm quan trọng về hiểu biết nội tâm, được củng cố thêm và thay đổi một chút theo tôn giáo địa phương. Với tư cách là một triết lý tôn giáo, Lão Giáo đã phai, nhưng nó đã gửi đi nhiều sự hiểu biết rằng đời sống nội tâm của mình là đời sống quan trọng.

---o0o---



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương