NHỮng hiểu biết mới về nhóm máu hệ HỒng cầu và Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyêN nhóm máu hệ HỒng cầU



tải về 432.39 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích432.39 Kb.
#31775
1   2   3   4   5   6

2.5. Nhóm máu hệ MNSs

2.5.1. Lịch sử phát hiện


Hệ nhóm máu MNS được Landsteiner và Levine phát hiện năm 1927 bao gồm 2 kháng nguyên là M và N. Năm 1947, Walsh và Montgomery phát hiện kháng thể chống S và năm 1951, Levine và cộng sự phát hiện ra kháng thể kháng s [10], [12].

Cho đến nay khảng trên 40 kháng nguyên của hệ MNS đã được phát hiện, tuy nhiên bốn kháng nguyên hay gặp nhất của hệ MNS là: M, N, S, s. Các kháng nguyên này đi theo cặp và có các kiểu hình được trình bầy trong bảng 13 và 14.



Đặc tính của các kháng thể của hệ MNS cũng rất khác nhau phụ thuộc vào tính sinh miễn dịch của từng kháng nguyên. Anti M, N thường có bản chất IgM, không gắn với bổ thể, hiếm khi gây tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con, nhưng có thể gây tai biến truyền máu. Trong khi đó anti s hầu hết có bản chất là IgG, có thể gây tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con và truyền máu [10], [12].
Bảng 13. Các kháng nguyên của hệ MNS và các tên gọi theo ISBT


Tên gọi theo ISBT

Tên kháng nguyên

Tên gọi cũ

Tên gọi theo ISBT

Tên kháng nguyên

Tên gọi cũ

MNS 1

M




MNS 23

SD

Dreyer

MNS 2

N




MNS 24

Mit

Mitchell

MNS 3

S




MNS 25

Dantu




MNS 4

s




MNS 26

Hop

Hopper

MNS 5

U




MNS 27

Nob

Noble

MNS 6

He

Henshaw

MNS 28

Ena




MNS 7

Mia

Mittenberger

MNS 29

ENKT

ENaKT

MNS 8

Mc




MNS 30

“N”




MNS 9

Vw

Gr, Vereyst

MNS 31

Or

Orriss

MNS 10

Mur

Murrell

MNS 32

DANE




MNS 11

Mg




MNS 33

TSEN




MNS 12

Vr

Verdegaal

MNS 34

MINY




MNS 13

Me




MNS 35

MUT




MNS 14

Mta

Martin

MNS 36

SAT




MNS 15

Sta

Stones

MNS 37

ERIK




MNS 16

Ria

Ridley

MNS 38

Osn




MNS 17

Cla

Caldwell

MNS 39

ENEP




MNS 18

Nya

Nyberg

MNS 40

ENEH




MNS 19

Hut

Hutchinson

MNS 341

HAG




MNS 20

Hil

Hill

MNS 42

ENAV




MNS 21

Mv




MNS 43

MARS




MNS 22

Far




Duclos







M1







Hu







Ux







Sul







Uz







Sj







Bảng 14. Tần số xuất hiện các kiểu hình của hệ nhóm máu MNS


Các kiểu hình

Tỷ lệ các kiểu hinh (%)

Châu Âu

Da đen

Việt Nam

M+N-

28

25

31,5

M+N+

50

49

46,5

M-N+

22

26

21,97

S+s-

11

5,9

0

S+s+

44

24,5

5,5

S-s+

45

68,1

94,5

S-s-

0

1,5

0

Hệ thống MNS chỉ đứng thứ hai sau hệ thống nhóm máu Rh với trên 40 kháng nguyên khác nhau mà đã được công nhận bởi Hội truyền máu quốc tế. Kháng nguyên của hệ MNS được mã hoá bởi 2 gen đồng hợp tử cao là GYPA và GYPB mà nằm sát ngay trên NST số 6. Sinh học phân tử cơ bản của nhiều kháng nguyên trong hệ thống này là do biến đổi các nucleotid, chỉ huy các exon và việc tái tổ hợp gen mà làm tăng tái tổ hợp protein glycoporine A và B. Mặc dầu đây là dương tính về mặt lý thuyết để xác định một sự mã hoá gen của bất cứ một kháng nguyên nào mà sinh học phân tử cơ bản đã được biết [1], [11].


2.6. Nhóm máu hệ Lewis

2.6.1. Lịch sử phát hiện


Kháng thể đầu tiên của hệ thống nhóm máu Lewis là anti Lea đã được Mourant mô tả năm 1946. Năm 1948, Andresen mổ tả ani Leb, hai kháng nguyên tương ứng với hai kháng thể này tạo nên các kiểu hình của hệ thống nhóm máu Lewis là: Le (a+ b-), Le (a- b+), Le (a+b+). Kiểu hình Le (a+b+) dường như rất hiếm gặp ở người Châu Âu, nhưng lại gặp nhiều hơn ở người Nhật Bản, Đài Loan [10], [11], [12].

2.6.2. Đặc tính của nhóm máu hệ Lewis


Các kháng nguyên nhóm máu hệ Lewis không được sinh tổng hợp từ tế bào hồng cầu, các kháng nguyên này được tạo ra bởi các tế bào của tổ chức và được tiết vào các dịch của cơ thể và huyết tương, sau đó được hấp thụ lên trên màng hồng cầu. Kháng nguyên Lewis có trong dịch tiết của cơ thể có bản chất là glucoproteins, các kháng nguyên Lewis có mặt trong huyết tương được gắn lên trên bề mặt hồng cầu có bản chất là glucolipids. Kháng thể của hệ Lewis thường có bản chất là IgM, có khả năng gắn được với bổ thể, nhưng thuộc loại kháng thể không có ý nghĩa trên lâm sàng [10], [11], [12].

2.6.3. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử nghiên cứu nhóm máu hệ Lewis


Kháng nguyên Lea được hình thành bởi việc thêm L-fucose vào vị trí cacbon số 4 của phân tử N- acetylglucosamine cấu trúc tiền thân loại 1. Kháng nguyên Leb được hình thành bởi việc thêm L-fucose thứ hai vào vị trí cacbon số 4 vào điểm tận cùng của phân tử N- acetyl –D-glucosamine loại 1H [11].

2.7. Một số hệ thống nhóm máu khác


Ngoài các hệ thống nhóm máu kể trên còn rất nhiều các hệ thống nhóm máu khác như: Lutheran, I và i, Mia, Diego, Cromer, Lansteiner-Winener, Gerbich, Dombrock, Yt, Indian, Knops, Xg, Colton, OK, JMH …, các hệ thống nhóm máu này có đặc điểm khá đặc biệt, ví dụ như hệ nhóm máu Xg thường gặp với tần số cao ở nữ nhiều hơn ở nam. Hệ Cromer có 7 kháng nguyên xuất hiện với tần số cao và 3 kháng nguyên xuất hiện với tần số thấp tại Châu Âu (Bảng 14) [11], [12].
Bảng 14. Kháng nguyên của hệ nhóm máu Cromer


Kháng nguyên

Phân loại theo ISBT

Tần xuất gặp ở Châu Âu

Cra

CROM 1

>99%

Tca

CROM 2

<0,1

Tcb

CROM 3

<0,1

Tcc

CROM 4

<0,1

Dra

CROM 5

>99%

Esa

CROM 6

>99%

IFC

CROM 7

>99%

Wesa

CROM 8

<0,1

Wesb

CROM 9

>99%

UMC

CROM 10

>99%

Các kháng nguyên được xếp vào nhóm đa ngưng kết như T, Tk, Th có một mối liên quan chặt chẽ với một số bệnh, theo tác giả Springer, 1997 qua nghiên cứu theo dõi dọc 48 bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư cho thấy có 37 (77%) bệnh nhân có kháng thể chống T dương tính, trong khi kết quả X quang/ sinh thiết của những bệnh nhân này vẫn cho kết quả âm tính, tác giả đã tiếp tục theo dõi kháng thể chống T trong huyết thanh của bệnh nhân với khoảng thời gian từ 2-12 năm trước khi các kết quả sinh thiết/ X quang trở nên dương tính. Như vậy xác định kháng thể chống T có thể cho kết quả chẩn đoán sớm một số loại ung thư. Tỷ lệ kháng thể chống T gặp trong một số loại ung thư như sau: Ung thư phổi có 85% bệnh nhân dương tính với kháng thể chống T, ung thư tụy có 88% bệnh nhân dương tính với kháng thể chống T và ung thư bàng quang là 83% [11], [12].

Cấu trúc phân tử cơ bản của nhiều kháng nguyên nhóm máu của các hệ thống nhóm máu này cũng đã được xác định. Đột biến điểm có liên quan đến sự đa hình thái của Lua/Lub, Aua/Aub, Yta, Ytb, LWa/LWb, COa/COb và INa/ INb, các kháng nguyên trong hệ thống nhóm máu Cromer, OKa và 3 kháng nguyên trong hệ thống nhóm máu Gerbich. Hiểu biết này có thể được sử dụng để thiết kế những thử nghiệm PCR để thực hiện việc xác định nhóm [1], [11].


3. KẾt luẬn


Hiện nay, kỹ thuật sinh học phân tử đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực y học để chẩn đoán và điều trị bệnh. Kỹ thuật sinh học phân tử cũng nhanh chóng được áp dụng trong việc nghiên cứu về cấu trúc kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu. Nhờ những tiến bộ của ngành khoa học mới này mà chúng ta đã có thêm những hiểu biết mới về kháng nguyên và nhóm máu hệ hồng cầu. Các hiểu biết này rất cần thiết vì đây chính là cơ sở khoa học giúp chúng ta có thể đề ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại Việt Nam.

IV. Tài liỆu tham khẢo

4.1. Tiếng Việt:


  1. Bùi Thị Mai An (2004), Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu tập 1, Tr. 177-187.

  2. Trần Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần, Luận văn thạc sỹ Y học, Tr. 4-16.

  3. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Nghiên cứu các kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi trung ương, Luận án tiến sỹ sinh học, Tr. 11-20.

  4. Đỗ Trung Phấn (2004), Một số chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường giai đoạn 1995-2000, Bài giảng Huyết học Truyền máu, nhà xuất bản Y học, Tr. 332-333.

  5. Nguyễn Anh Trí, Phạm Mạnh Hùng (2004), Kháng nguyên-kháng thể hồng cầu và hiện tượng bất đồng miễn dịch nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu tập 1, Tr. 166-176.

  6. Bạch Quốc Tuyên (1991), An toàn truyền máu, Bài giảng Huyết học Truyền máu, Tr. 207-214.

  7. Phạm Quang Vinh (2004), Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu, Bài giảng Huyết học Truyền máu, nhà xuất bản Y học, Tr. 257-274.

4.2. Tiếng Anh


  1. AABB (1994), Technical Manual. pp. 203-282

  2. Daniel P. Stites; Abba I. Terr, Tristram G. Parsloww (1994), Basic & Clinical Immunology, A Lange Medical Book, pp. 216-229.

  3. Denise M. Harmening (1999), Modern blood banking and transfusion practise, Book promotion & service, fourth edition, pp: 90-213.

  4. Helmut Schenkel – Brunner (2000), Human Blood Groups- Chemical and Biochemical- Basis of Antigen specificifi, pp. 54-622.

  5. Peter D. Issitt; Charla H. Issitt (1970), Applied Blood Group Serology, Spectra Biologicals, pp. 73-251

  6. Pruss A, Heymann G.A, Braun J, Kiesewetter, Salama A (2006), Detection of a new weak A blood group allele (AW 11), Vox Sanguinis, The International Journal of Transfusion Medicine, Volume 90, number 3, April 2006, pp. 195-197.






tải về 432.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương