NHỮng chữ viết tắT



tải về 497.83 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích497.83 Kb.
#13373
1   2   3   4   5

* Sau đó linh mục giơ Mình Thánh lên và đọc: “Đây Chiên Thiên Chúa...”, mọi người hiện diện đáp: “Lạy Chúa, con chẳng đáng ...”. Và linh mục cho bệnh nhân rước lễ.

Cho rước lễ xong, linh mục đọc lời nguyện kết thúc :

Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tin tưởng nài xin Chúa cho Mình (Máu) Thánh Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Chúa chúng con mà người anh (chị) em chúng con vừa rước lấy, nên phương dược muôn đời cho cả xác hồn. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. - Amen.

Cuối cùng linh mục ban phép lành

  1. Nghi thức vắn

Sử dụng nghi thức này khi phải cho nhiều bệnh nhân rước lễ, trong các phòng khác nhau của cùng một nhà. Nếu tiện, có thể lấy một ít phần trong nghi thức thông thường.

* Nếu bệnh nhân muốn xưng tội thì giải tội trước khi trao Mình Thánh.

* Nghi thức có thể bắt đầu ở thánh đường, hay phòng I. Linh mục đọc tiền xướng sau đây, hoặc tiền xướng thích hợp:

Ôi tiệc cực thánh, trong tiệc này Chúa Kitô nên của ăn: bữa tiệc nhắc lại khổ hình của Người, lòng được no đầy ơn thánh và chúng ta nhận được bảo đảm cho vinh quang mai sau.

* Rồi linh mục tiến đến với mỗi bệnh nhân, giơ Mình Thánh đọc: Đây chiên Thiên Chúa... . Bệnh nhân đáp: Lạy Chúa con chẳng đáng.. và cho rước lễ theo cách thức thông thường.

II. Nghi thỨC xỨc dẦu bỆnh nhân

1. Nghi thức thông thường

  1. Chuẩn bị cử hành

Nên chuẩn bị việc cử hành bằng thăm hỏi tình trạng bệnh nhân để có thể sắp xếp việc cử hành, chọn các bài đọc và các lời nguyện. Nên cho chính bệnh nhân và những thân nhân cộng tác vào sự sắp xếp và chuẩn bị này.

Nếu có phải giải tội, thì nên giải tội trước. Nếu phải giải tội trong chính lúc cử hành, thì nên giải tội ngay lúc khởi đầu nghi thức. Khi không giải tội trong lúc cử hành, thì có thể cử hành nghi thức sám hối.

Khi bệnh nhân không liệt giường, thì có thể lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân tại thánh đường hay nơi nào khác xứng hợp, có thân nhân và bạn hữu tham dự.

Khi cử hành tại nhà thương hay dưỡng đường, thì nên để ý đừng làm phiền những bệnh nhân khác không muốn tham dự.

Được sử dụng nghi thức này khi xức dầu cho nhiều bệnh nhân, nhưng phải đặt tay và xức dầu và đọc công thức xức dầu cho từng người. Các bản văn khác có thể đọc chung và để ở số nhiều (XD 64-67).

  1. Nghi thức mở đầu

Sau khi mặc áo, linh mục chào chúc bệnh nhân và những người hiện diện như thường lệ, rồi rảy nước thánh. Tiếp đó, linh mục kêu gọi những người hiện diện cầu nguyện cho bệnh nhân, hoặc trực tiếp đọc lời nguyện cầu cho bệnh nhân. Cả hai đều nhắc lại lời khuyên của thánh Giacôbê, như lý do cho việc cử hành ( XD số 70 và 239).

  1. Sám hối và dọc Lời Chúa

Nếu không giải tội, sẽ cử hành nghi thức sám hối thông thường như trong phần mở đầu thánh lễ

Linh mục hoặc một người hiện diện đọc một hoặc hai bài sách thánh. Nên chọn những bản văn thích hợp cho tình trạng của bệnh nhân. Có thể dẫn giải cách vắn tắt.

  1. Lời chuyển cầu

Sách nghi thức đưa ra 3 mẫu (XD 73,240,241). Các ý cầu nguyện có thể hướng về bệnh nhân sắp được xức dầu, về tất cả các bệnh nhân cũng như về những người chăm sóc các bệnh nhân. Có thể thích ứng những ý nguyện này, như thay đổi hoặc thêm, bớt sao cho hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Kinh cầu này giúp các người hiện diện tham dự cách tích cực và linh động, vì thế cần sửa soạn kỹ lưỡng trước.



  1. Đặt tay trên đầu bệnh nhân

Trong sách nghi thức bí tích Roma cũ, cử chỉ đặt tay đi kèm theo lời nguyện xua trừ quỉ. Nay đã bỏ lời nguyện này, và linh mục thinh lặng đặt tay trên đầu bệnh nhân. Ý nghĩa của việc đặt tay được gợi lên trong ý nguyện cuối cùng của kinh cầu: Xin Chúa đoái thương ban sự sống và sức khỏe cho bệnh nhân mà chúng tôi nhân danh Chúa đặt tay (XD 74).

  1. Làm phép Dầu hoặc tạ ơn trên Dầu đã làm phép

Việc làm phép Dầu hay tạ ơn trên Dầu đã được làm phép từ nay đã được ghép vào cấu trúc của bí tích xức dầu bệnh nhân, cũng như việc làm phép nước đã được ghép vào nghi thức rửa tội. Như vậy, ta thấy những yếu tố chính của bí tích được nêu chỉ rõ ràng hơn, diễn tiến các sự việc cũng dễ thấy hơn và đức tin cũng được biểu thị cách minh hiển hơn. Quả thực, nếu nghiên cứu các sách nghi thức xức dầu bệnh nhân của những thế kỷ đầu, chúng ta thấy lời nguyện làm phép dầu là những lời bí tích duy nhất. Vì trong lúc bấy giờ việc xức dầu được thực hiện không cần có công thức đặc biệt nào ... Việc làm phép dầu cũng chỉ được dành riêng cho các Đức Giám mục kể từ khi phụng vụ Đức gây ảnh hưởng trên phụng vụ Roma. Sách nghi thức hiện nay chỉ cho linh mục được làm phép dầu trong những trường hợp thực sự cần thiết. Tuy nhiên, không có gì ngăn trở nếu qui luật này dần dần được nới rộng 31.

Lời nguyện làm phép dầu ‘Emitte’ (Xin ban Thánh Thần Chúa) là văn bản rất quan trọng trong truyền thống phụng vụ Roma. Trước hết, đây là kinh nguyện thiết yếu của bí tích trong những thế kỷ đầu; thứ đến, nó đã được ghép vào Lễ qui Roma như là kinh khẩn nguyện Chúa Thánh Thần; sau cùng, vì nó được ghi trong cuốn Truyền thống Tông đồ của thánh Hipôlitô, nên nó là một trong những bản văn phụng vụ cổ xưa nhất. Xét về nội dung, kinh này cũng gợi lên ba điểm cần chú ý:

1. Đây là kinh cầu khẩn Chúa Thánh Thần;

2. Xin chữa lành mọi bệnh tật;

3. Xin nâng đỡ con người toàn diện32

Số 242 của XDBN có ghi một công thức làm phép dầu khác để tùy nghi sử dụng. Công thức mới được cấu tạo bằng ba lời chúc tụng hướng về Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúc tụng Chúa Cha, Đấng sai Con xuống trần gian vì phần rỗi chúng con; chúc tụng Chúa Con là Đấng đã muốn chữa lành những tật nguyền của chúng con khi mặc lấy bản tính loài người; chúc tụng Chúa Thánh Thần là Đấng hay dùng thần lực làm cho những yếu đuối của thân xác chúng con nên vững mạnh. Sau ba lời chúc tụng, có lời nguyện xin làm phép dầu để chữa những nỗi ưu phiền của các tôi tớ Chúa, để những ai được xức dầu này, đều đưọc khỏi bệnh tật họ đang mắc phải.

Công thức tạ ơn trên dầu đã được làm phép cũng gồm 3 lời chúc tụng y hệt như 3 lời chúc tụng của công thức làm phép dầu, nhưng lời nguyện kết thúc thì xin cho được bổ dưỡng trong đau đớn và được nên mạnh mẽ trong cơn bệnh. (XD 75 bis).



  1. Xức dầu trên trán và trên hai tay

Lịch sử phụng vụ về bí tích xức dầu cho ta thấy là đã có biến chuyển và thay đổi nhiều về những chỗ được xức dầu cũng như về công thức đọc khi xức dầu. Có lúc xức dầu trên toàn thân, có lúc xức dầu trên chi thể đau yếu, có thời gian xức dầu trên các cơ năng của giác quan, và nay chỉ còn xức trên trán và trên hai tay. Công thức xức dầu cũng thay đổi, ban đầu, không có công thức đặc biệt. Sách nghi thức bí tích trước đây thay đổi công thức khi xức trên mỗi cơ năng khác nhau. Nay chỉ còn một công thức duy nhất, và cũng chỉ đọc một lần, Nội dung của công thức cũng biến đổi: trước đây hầu như chỉ cầu xin ơn tha tội; nay lại ưu tiên cho việc chữa lành bệnh tật33 .

Việc chọn lựa xức dầu trên trán và trên hai tay không chỉ để ý tới phương diện thuận tiện, nhưng còn xích gần với truyền thống Đông Phương, đồng thời với biểu tượng biểu thị con người và các sinh hoạt của nó.

Công thức hiện nay gồm có 4 vế :

Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ con. - Amen.

Để Người giải thoát con khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa con và thương làm cho con thuyên giảm. - Amen.

Vế thứ nhất lấy lại công thức Roma cũ,


Vế thứ hai lấy ý của Công đồng Trento (DS 1696).

Vế thứ ba và thứ bốn khơi nguồn từ thư Giacôbê (5,15).

Nếu đem so sánh các kinh nguyện của nghi thức xức dầu cũ với các kinh nguyện của nghi thức xức dầu mới, ta thấy nội dung của các lời cầu nguyện có vẻ ngược chiều nhau: Trong nghi thức cũ, các kinh nguyện phụ thêm có nội dung xin ơn chữa lành bệnh tật, trong khi các công thức bí tích hầu như chỉ để ý đến việc xin ơn tha tội. Trái lại, trong nghi thức mới, ý nghĩa trọn đầy của bí tích được diễn tả trong công thức bí tích, còn những kinh nguyện tùy phụ thì sẽ thích ứng với từng hoàn cảnh34.


  1. Nghi thức kết thúc

Xức dầu và đọc lời nguyện xong, linh mục mời gọi mọi người đọc kinh Lạy Cha.

Nếu phải cho bệnh nhân rước lễ, thì linh mục giơ Mình Thánh lên đọc Đây Chiên Thiên Chúa ... và cho rước lễ như thường.

Nghi lễ kết thúc bằng phép lành của linh mục, gồm 5 câu nguyện chúc và phép lành thường lệ (XD 78-79)

2. Nghi thức xức dầu trong thánh lễ

  1. Ý nghĩa

Ngoài nghi thức thông thường, nghĩa là ban ngoài thánh lễ, sách nghi thức mới còn đề cập tới hai trường hợp nữa: cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân trong thánh lễ và cử hành khi có đông tín hữu tham dự.

Theo khuynh hướng canh tân, người ta muốn liên kết các bí tích với bí tích Thánh Thể, vì Thánh Thể không những là trung tâm mà còn là nguồn gốc và đỉnh cao của mọi hoạt động bí tích. Tuy nhiên cần phải coi chừng, đừng để có sự lẫn lộn giữa bí tích xức dầu và việc rước lễ ăn đàng. Cũng phải tùy từng hoàn cảnh mà tổ chức Thánh lễ cho thích hợp.



  1. Cử hành

Vậy khi tình trạng bệnh nhân cho phép, và nhất là khi bệnh nhân rước lễ, thì có thể ban bí tích xức dầu bệnh nhân tại nhà thờ, hoặc nếu có phép Đấng bản quyền, thì cũng có thể cử hành Thánh lễ tại nhà bệnh nhân, hay ở một nơi thuận tiện trong dưỡng đường.

Phải sử dụng lễ phục trắng và bài lễ cầu cho bệnh nhân. Nếu trùng vào Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục sinh, lễ trọng hoặc thứ Tư lễ Tro hay ngày Tuần Thánh, thì dùng bài lễ về ngày, nhưng có thể giữ lại công thức ban phép lành kết thúc (ghi ở số 79 và 237).

Các bài đọc sẽ lấy trong sách bài đọc thánh lễ hoặc lấy trong sách nghi thức xức dầu bệnh nhân (các số 133 và tiếp theo) trừ khi vì lợi ích của bệnh nhân và các người hiện diện thấy nên chọn những bài đọc khác. Khi không có thể dùng bài lễ cầu cho bệnh nhân thì có thể lấy một trong những bài đọc ở các bản văn nói trên, trừ khi gặp Tam nhật thánh, lễ Giáng sinh, Hiển linh, Thăng Thiên, Hiện xuống, Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hoặc lễ trọng buộc khác.

Bí tích xức dầu sẽ cử hành sau Phúc âm và bài giảng. Trong bài giảng nên diễn giải ý nghĩa sự yếu hèn của nhân loại trong lịch sử cứu độ và ơn thánh của bí tích xức dầu, nhưng đồng thời cũng phải lưu ý đến tình trạng của bệnh nhân và những hoàn cảnh khác của những người hiện diện.

Việc cử hành bí tích xức dầu bắt đầu từ kinh cầu, hoặc nếu phải đọc kinh cầu hay lời nguyện giáo dân sau khi xức dầu, thì bắt đầu từ nghi lễ đặt tay. Tiếp đến là làm phép dầu hoặc tạ ơn trên dầu đã được làm phép, rồi xức dầu. Sau đó, nếu đã đọc kinh cầu trước khi xức dầu, thì đọc lời nguyện giáo dân và kết thúc lời nguyện này bằng lời nguyện phải đọc sau khi xức dầu. Thánh lễ sẽ tiếp tục như thường lệ với nghi thức chuẩn bị của lễ. Bệnh nhân và những người hiện diện có thể rước lễ dưới hai hình (XD 80-82).

3. Cử hành xức dầu khi có đông tín hữu tham dự


  1. Cử hành khi nào?

Đây là trường hợp khi có cuộc hành hương hay những cuộc hội học khác của giáo phận, của thành phố hay một giáo xứ, một tập đoàn bệnh nhân.

Việc cử hành cộng đồng bí tích xức dầu sẽ thực hiện trong nhà thờ hay nơi nào thuận tiện cho các bệnh nhân và các tín hữu có thể qui tụ dễ dàng. Việc điều hành sẽ do Đức Giám mục hoặc vị đại diện của ngài. Ngài cũng có quyền đề cử những linh mục tham dự vào việc cử hành bí tích này.

Cần chuẩn bị về mặt mục vụ cho các bệnh nhân sắp lãnh nhận bí tích, cũng như những bệnh nhân khác hiện diện, và cả những tín hữu khỏe mạnh nữa. Cũng cần sửa soạn các bài ca xứng hợp, nhờ đó tín hữu thêm đòng tâm nhất trí, cầu nguyện chung sốt sắng và niềm hân hoan phục sinh được tỏ hiện, làm nổi bật nghi lễ.


  1. Cử hành ngoài thánh lễ

Những bệnh nhân sắp lãnh nhận bí tích xức dầu muốn xưng tội, thì nên xưng tội trước khi cử hành. Nghi lễ bắt đầu bằng việc tiếp nhận bệnh nhân. Trong việc tiếp nhận này, hãy lịch sự tỏ bày mối quan tâm của Chúa Kitô về những đau yếu của loài người và hãy nói lên thành phần của bệnh nhân trong Dân Thiên Chúa.

Sau đó sẽ tùy nghi cử hành nghi thức sám hối. Phần đọc Lời Chúa gồm một hay nhièu bài sách Thánh với những bài hát xen kẽ. Có thể chọn các bài đọc dành cho bệnh nhân (XD 153) trừ khi vì ích lợi của bệnh nhân hoặc của những người hiện diện thấy cần phải chọn những bài khác. Sau bài giảng có thể thinh lặng trong giây lát.

Việc cử hành bí tích xức dầu bắt đầu từ kinh cầu, hoặc từ nghi thức đặt tay. Khi xức dầu cho bệnh nhân, thì sau khi để những người hiện diện nghe đọc công thức ít là một lần, có thể hát những bài thích hợp. Nếu đọc lời nguyện giáo dân sau khi xức dầu, thì sẽ kết thúc bằng lời nguyện phải đọc sau khi xức dầu, hoặc bằng kinh Lạy Cha do mọi người tùy nghi hát lên.

Nếu có nhiều linh mục hiện diện, thì mỗi vị sẽ đặt tay trên một ít bệnh nhân và xức dầu cùng đọc công thức liên hệ, nhưng linh mục chủ sự sẽ đọc các lời nguyện.

Hãy ban phép lành trước khi giải tán. Cũng rất nên hát một bài thích hợp để kết thúc việc cử hành.


  1. Cử hành trong thánh lễ

Việc tiếp nhận bệnh nhân sẽ thực hiện ở đầu lễ trong phần mở đầu. Còn việc tổ chức các bài đọc cũng như các việc khác sẽ diễn tiến như kể trên.

III. Nghi thỨc trao cỦa ăn đàng

  1. Những điều thừa tác viên cần để ý

Các cha sở và các linh mục có nhiệm vụ coi sóc các bệnh nhân phải lo sao để các bệnh nhân khi gần chết, được rước Mình Máu Chúa Kitô như của ăn đàng. Bởi đó, phải tùy nghi theo hoàn cảnh người và việc mà chuẩn bị mục vụ cho bệnh nhân và cả gia đình bệnh nhân cùng những người săn sóc bệnh nhân nữa.

Có thể ban của ăn đàng cho bệnh nhân trong thánh lễ, nếu theo sự xét định của Đấng bản quyền, được cử hành tại nhà bệnh nhân ..., hoặc ngoài thánh lễ theo nghi thức sẽ nói sau.

Khi bệnh nhân không thể rước lễ dưới hình bánh, thì có thể cho bệnh nhân rước lễ dưới hình rượu.

Khi không cử hành thánh lễ tại nhà bệnh nhân, thì sau thánh lễ, Máu Thánh phải cất giữ trong chén thánh, che lại cẩn thận và đặt trong nhà Tạm; nhưng chỉ được mang Máu Thánh trong bình nhỏ đậy kín cho khỏi đổ. Còn khi cho rước lễ, thì sẽ tùy trường hợp mà chọn cách thức nào cho hợp hơn trong những cách thức hco rước lễ dưới hai hình. Khi cho rước lễ rồi, nếu còn lại chút Máu Thánh nào, thì thừa tác viên rước lấy, đoạn tráng chén cho đúng cách.

Những ai tham dự việc cử hành, cũng được rước lễ dưới hai hình.


  1. Trao của ăn đàng trong thánh lễ

Mỗi khi trao của ăn đàng trong thánh lễ, thì mặc phẩm phục trắng và có thể dùng bài lễ trao của ăn đàng hoặc bài lễ về Thánh Thể. Nhưng nếu gặp Chúa Nhật Mùa Vọng, mùa Chay và Phục sinh, lễ trọng hoặc thứ Tư lễ Tro hay ngày trong Tuần Thánh, thì dùng bài lễ về ngày, và tùy nghi có thể dùng công thức ban phép lành kết thúc riêng (XD 79, 237), hoặc công thức ở cuối thánh lễ.

Các bài đọc sẽ lấy trong sách bài đọc của thánh lễ hoặc các bài đọc ghi ở sách XD các số 247 và hoặc 153vs, trừ khi vì lợi ích của bệnh nhân và các người hiện diện thấy nên chọn những bài đọc khác.

Nếu cần, linh mục sẽ giải tội cho bệnh nhân trước khi cử hành thánh lễ.

Thánh lễ cử hành theo cách thức thông thường, nhưng cần để ý những điểm sau đây :

a. Sau Phúc âm, có thể tùy nghi giảng một bài vắn tắt dựa theo bản Kinh thánh, trong bài giảng sẽ tùy tình trạng của bệnh nhân và hoàn cảnh của những người hiện diện mà trình bày tầm quan trọng và ý nghĩa của của ăn đàng (xem lại số 48).

b. Mỗi khi bệnh nhân cần lặp lại lời tuyên xưng đức tin, thì linh mục nhắc tới việc tuyên xưng này ở cuối bài giảng và việc tuyên xưng đức tin sẽ thay thế kinh Tin kính.

c. Hãy thích ứng lời nguyện giáo dân vào việc cử hành này, cũng có thể lấy một trong các bản văn ghi ở số 109 của sách XD; nhưng cũng có thể bỏ lời nguyện tínhữu nếu trước đó đã cử hành việc tuyên xưng lại đức tin, và e bệnh nhân quá mỏi mệt.

d. Đến lúc ban bình an trong Thánh lễ, linh mục và những người khác hiện diện có thể chúc bình an cho bệnh nhân.

e. Bệnh nhân và những người hiện diện có thể rước lễ dưới hai hình. Nhưng khi cho bệnh nhân rước lễ, linh mục sẽ cùng công thức cho rước lễ ăn đàng.

f. Cuối thánh lễ, linh mục có thể dùng công thức riêng để ban phép lành, và thêm vào đó công thức ban ơn đại xá trong giờ lâm chung, bắt đầu từ câu :Vì các mầu nhiệm cực thánh... (XD 97-99).



  1. Trao của ăn đàng ngoài thánh lễ

a. Nghi lễ mở dầu

Sau khi mặc áo, linh mục tiến lại chào bình an cho bệnh nhân và mọi người trong nhà như thường lệ. Tiếp đến là rảy nước thánh và lời nhắn nhủ.

b. Nghi thức sám hối

Nếu cần giải tội thì nên giải tội trước. Còn khi phải giải tội trong lúc cử hành, thì giải tội vào lúc này. Nếu bệnh nhân quá yếu mệt, không nhớ hay không nói nhiều, thì có thể xưng tội chung chung cũng được.

Khi bệnh nhân không xưng tội, hoặc có những người khác rước lễ, thì mới cử hành nghi thức sám hối, như thường quen.

Bí tích giải tội hay nghi thức sám hối có thể kết thúc bằng việc ban ơn đại xá trong giờ lâm chung. Có hai công thức tùy nghi lựa chọn :

Cha (tôi) dùng quyền Tòa Thánh đã ủy cho, ban ơn đại xá và ơn tha thứ mọi tội lỗi cho con (ÔBACE), nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Thánh Thần.

Đáp : Amen.

Hoặc :

Vì các mầu nhiệm cực thánh trong việc cứu chuộc nhân loại, xin Thiên Chúa toàn năng tha cho con (ÔBACE) mọi hình phạt đời này và đời sau; xin Người mở cửa thiên đàng và dẫn đưa con (ÔBACE) về chốn vui vẻ muôn đời

Đáp : Amen.

c. Đọc Thánh kinh

Rất nên để một người hiện diện hay chính linh mục đọc một bài Thánh kinh ngắn. Td. Ga 5,54-55 :

Ai ăn Thịt tôi và uống Máu tôi, thì có sự sống đời đời, và tôi, tôi sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì Thịt tôi thật là của ăn, Máu tôi thật là của uống.

d. Tuyên xưng đức tin

Nên lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa tội. Dựa vào đó, linh mục nói vài lời vắn tắt thích hợp, rồi hỏi theo công thức thường quen để bệnh nhân thưa.

e. Kinh cầu

Sau đó, nếu tình trạng bệnh nhân cho phép, nên đọc kinh cầu có ghi trong sách nghi thức, hay bằng những ý nguyện thích hợp, để bệnh nhân và những người hiện diện đáp.

f. Trao của ăn đàng

Sau đó, linh mục mời gọi mọi người đọc kinh ‘Lạy Cha’, đoạn giơ Mình Thánh lên và đọc : Đây Chiên Thiên Chúa ... và trao Mình Thánh với công thức

Mình Thánh Chúa Kitô, hoặc Máu Thánh Chúa Kitô.

Bệnh nhân thưa : Amen.

Ngay lúc đó, hoặc sau khi trao Mình Thánh, linh mục đọc tiếp

Xin chính Người gìn giữ và dẫn đưa con đến sự sống muôn đời.

Bệnh nhân thưa : Amen.

g. Lời nguyện kết thúc

Lạy Chúa, Con Chúa là đàng, là sự thật và là sự sống của chúng con, xin Chúa nhân từ nhìn đến tôi tớ Chúa là ...; xin ban cho kẻ tin tưởng vào lời hứa của Chúa và đã được Mình Máu Con Chúa tái tạo, cũng được tiến bước vào Nước Chúa trong bình an. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con . Amen.

Chủ sự ban phép lành. Đoạn linh mục và những người hiện diện có thể chúc bình an cho bệnh nhân.

IV. Nghi thức ban các bí tích cho bỆnh nhân trong lúc gẦn chẾt hay
Nghi thỨc ban liên tỤc ba bÍ tÍCH:
giẢi tỘi, xỨc dẦu và cỦa ăn đàng


  1. Mấy điều dặn cần thiết

Chỉ sử dụng nghi thức này khi bệnh nhân thình lình lâm nguy tử. Vì nếu bệnh nặng dần, thì phải ban các bí tích riêng rẽ.

Khi bệnh nhân cần xưng tội, nếu có thể nên giải tội trước khi cử hành nghi thức. Nếu phải giải tội trong chính lúc cử hành thì sẽ giải tội sau khi rảy nước thánh.

Trong trường hợp nguy tử cấp bách, hãy xức dầu ngay một chỗ duy nhất, rồi cho bệnh nhân rước của ăn đàng. Khi nguy tử gần kề, hãy cho bệnh nhân rước của ăn đàng ngay. Vì trong lúc nguy tử, các tín hữu buộc phải rước lễ, để được Mình Thánh Chúa ban sức mạnh và bảo đảm cho sống lại.

Trong lúc nguy tử, nếu có thể, đừng ban bí tích xức dầu và bí tích thêm sức một trật, kẻo gây lẫn lộn, vì cả hai bí tích đều có xức dầu. Nhưng nếu khẩn thiết, thì hãy ban bí tích thêm sức trước khi ban bí tích xức dầu. Trong trường hợp đó, bỏ việc đặt tay của bí tích xức dầu.



  1. Diễn tiến các nghi lễ

a. Nghi thức mở đầu :

Chào chúc bình an, rảy nước thánh, mấy lời nhắn nhủ.

b. Nghi thức sám hối

Giải tội nếu cần. Nếu không giải tội hoặc nếu có những người hiện diện rước lễ, thì cử hành nghi thức sám hối. Sau đó ban ơn đại xá.

c. Tuyên xưng đức tin và kinh cầu

Nếu tình trạng bệnh nhân cho phép thì lặp lại lời tuyên xưng đức tin và thêm mấy ý cầu nguyện. Nếu không thì thôi, hoặc chỉ tuyên xưng đức tin.

d. Xức dầu

Thinh lặng đặt tay trên đầu bệnh nhân, làm phép hoặc tạ ơn trên dầu, rồi xức dầu.

e. Trao của ăn đàng

Đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Đây Chiên Thiên Chúa, rồi trao Mình Thánh.

f. Lời nguyện kết thúc và ban phép lành

Cuối cùng, linh mục và những người hiện diện có thể chúc bình an cho bệnh nhân.

  1. Xức dầu mà không ban của ăn đàng

Nếu vì hoàn cảnh chỉ có thể ban bí tích xức dầu mà không ban của ăn đàng, vì bệnh nhân đã bất tỉnh hoặc không còn nuốt được Mình Thánh hoặc Máu Thánh nữa.

Trong trường hợp này, phải theo nghi thức liên tục, và bắt đầu từ lời nhắn nhủ mở đầu của nghi thức thông thường (XD 70), nhưng bỏ mấy câu đầu và được thích ứng như sau :

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Kitô đã dùng lời thánh Giacôbê tông đồ mà truyền rằng : Ai trong anh em đau yếu ...

Lời nguyện sau khi xức dầu cũng được thích ứng tùy hoàn cảnh, và có thể chọn lời nguyện cho người đang nguy tử hoặc người đang hấp hối (XD 244 hoặc 246).

Khi hồ nghi không biết bệnh nhân còn sống hay chết, thì phải xức dầu, và bắt đầu bằng :

Chúng ta hãy tin tưởng cầu xin Chúa đoái thương viếng thăm và dùng việc xức dầu thánh mà bổ sức người anh (chị) em chúng ta là ...

Đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Rồi linh mục xức dầu với điều kiện :

Nếu ông (ÔBACE) còn sống, thì nhờ việc xức dầu thánh này ... (XD 134-135)


tải về 497.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương