NHƯ MỘt lời mờI



tải về 440.48 Kb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Đánh cược niềm tin

Đem trọn cuộc đời, gánh chịu nhiều thử thách, chấp nhận nhiều chướng ngại, đón nhận nhiều đau khổ, kể cả cái chết như các thánh tử đạo, giữ trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Đó là một sự đánh cược lớn nhất trong cuộc đời người tín hữu. Đôi khi, người tín hữu cũng băn khoăn, liệu sự đánh cược này, mình có thể đánh mất hết chăng? Chẳng được gì mà suốt đời phải chịu đau khổ.


Chúng ta biết đến “sự đánh cuộc của Pascal” (Pascal’ s Wager).
Tính tất yếu của sự đánh cuộc hệ tại ở chỗ, con người không thể chứng minh được “Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu”. Chọn lựa thế nào cho vấn đề “Tin hay không Tin”?
Có bốn khả năng xảy đến:
Tin và Thiên Chúa hiện hữu: Tin là một sự chấp nhận vượt khả năng lý trí, nhưng hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Nếu thật sự Thiên Chúa hiện hữu, thì phúc lộc của con người là vô hạn. Thánh Phaolô cũng đem cả cuộc đời mình ra để cá cược về điều này: “Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3, 8). Hiệu quả có thể thấy ngay ở đời này, khi con người chúng ta sống theo những lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng ta được lãnh nhận sự bình an và niềm vui trong mọi hoàn cảnh.
Tin và Thiên Chúa không hiện hữu: Chúng ta bị lừa dối, một sự lừa dối lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, dù sao tổn thất này cũng chỉ trong giới hạn phận người của chúng ta, chúng ta không thể chịu tổn thất vô hạn. Thánh Phaolô đặt cược: “Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Ki-tô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Ki-tô trỗi dậy, trong khi thực sự Người đã không cho Đức Ki-tô trỗi dậy, nếu quả thật kẻ chết không trỗi dậy. Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Ki-tô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Ki-tô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.” ( 1 Cor 15, 13 – 19). Niềm tin người Kitô giáo chúng ta xuất phát từ sự kiện Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại.
Không tin và Thiên Chúa hiện hữu: Sự kiện này nếu xảy ra nơi chúng ta thì mất mát rất lớn, mất cả sự sống đời đời vì không tin vào Con Thiên Chúa. Không tin vào Thiên Chúa, người ta chỉ tin vào những thực tại của trần thế này, và thực tại trần thế này đang cho chúng ta thấy tính bấp bênh của nó. Khủng hoảng tài chánh năm 2008 làm mất đi một lượng tiền lớn trong các đầu tư, vài nhà tỷ phú phá sản và có người đã tự tử như ông Adolf Merckle tỷ phú người Đức lao mình vào xe lửa. Vật chất, của cải, địa vị, danh vọng ở đời này, ai cũng biết, tất cả sẽ qua đi. Nếu không tin vào Thiên Chúa hiện hữu, thì không có giá trị gì bền vững, con người sẽ chết trong cái nhà tù trần gian của mình và thấy đời vô nghĩa.
Không tin và Thiên Chúa không hiện hữu: Thiên Chúa không có thật và chúng ta cũng không tin. Khả năng này có thể xảy ra đi chăng nữa cuộc đời này không có lý do gì để xây dựng sự thiện, kết quả của trần thế này đang là một hỏa ngục. Không tin và không có Thiên Chúa, không thể là điều xảy ra.
Chọn lựa Thiên Chúa là thài độ khôn ngoan khi đặt cược cuộc đời mình vào đó. Bởi vì, chắc chắn một điều Thiên Chúa hiện hữu. Ngay trong cuộc sống hiện tại này, người đặt cược trọn niềm tin vào Thiên Chúa đã thấy những hiệu quả của ân sủng, theo Thánh Phaolô: “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gal 5, 22).
Nhưng chúng ta cũng có thể hỏi “Tại sao, tôi cũng đặt cược cả cuộc đời tôi vào niềm tin nơi Thiên Chúa, nhưng sao vẫn đau khổ, vẫn không thấy bình an?”. Có lẽ, chúng ta cần nhìn lại chính mình, đôi khi giống như người đặt cược vào những ván bài, đặt hết tất cả vào một ván, trong khi đang chờ đợi kết quả, thấy không vững tin lắm, rút ra một ít hay có khi rút gần hết vốn, chỉ để lại một ít để giữ chân. Cuối cùng, nhiều đau khổ, hối hận, hay vui mừng chẳng trọn vẹn khi kết quả được rõ ràng. Đời người Kitô hữu, đôi khi cũng giống như người đánh cược trong ván bài ấy, đôi khi bỏ trốn Thiên Chúa, lỗi phạm những giới răn, hoặc rút về một ít cho ích kỷ, hưởng thụ… Kết quả thấy đau khổ, bất an, nóng giận, gian dối, bất hòa…
Đặt cược niềm tin, là một cách sống can đảm như Thánh Phaolô mời gọi: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu” (Gal 2, 20). Chắc chắn, chúng ta sẽ sống dồi dào và phong phú trong Chúa Kitô.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Mục lục

TÀI LIỆU HỌC HỎI VỀ NĂM THÁNH PHAOLÔ

Của Hội Đồng Giám Mục Đức



CÁC THƯ GỬI GIÁO ĐOÀN CORINTÔ
Thánh Phaolô đã viết nhiều lá thư cho giáo đoàn Corinthô. Lá thư sớm nhất đã bị thất lạc (x.1 Cr 5,9-11).

Lá thư thứ nhất gửi giáo đoàn Corinthô trả lời những câu hỏi và những vấn đề xuất hiện giữa cộng đoàn. Lá thư thứ hai phản ánh cuộc tranh luận nặng nề giữa vị Tông đồ và cộng đoàn, nhưng thật sự đó là một cuộc hòa giải.


LÁ THƯ THỨ NHẤT GỞI GIÁO ĐOÀN CORINTHÔ
Lá thư thứ nhất là bản văn trả lời mục vụ với những suy tư thần học sâu xa. Đó là dấu chứng của thần học về thập giá và phục sinh.
Việc phân chia lá thư thứ nhất Corinthô không được rõ ràng, cho thấy thánh nhân đi vào từng điểm mà cộng đoàn Korinth nêu lên cho ngài:
1,1-3 Lời mở đầu

1,4-9 Tạ ơn

1,10-4,21 Sự chí rẽ nguy hiểm và “Lời về thập giá”

5-6 Luân lý về tính dục và tranh chấp giữa các Kitô hữu

7 Hôn nhân và độc thân, ly dị và tái hôn

8-10 Việc ăn của cúng tế

11 Cử hành Tiệc của Chúa

12-14 Ân huệ của ân sủng và phụng vụ

15 Việc kẻ chết sống lại

16 Kết thư


Thánh Phaolô đã thiết lập cộng đoàn này trong cảng Achia trong lần truyền giáo thứ hai của ngài, khoảng năm 50 (khi ngài viết lá thư thứ nhất Thêssalonika).Phần đông cộng đoàn gồm các Kitô hữu gốc ngoại giáo, phát triển rất mạnh; nhờ đó đã có thêm một nhóm nhỏ Kenchreae nằm phía trước cảng (Rm 16,1-11).
Thánh Phaolô nghe được tin tức của giáo đoàn do hai hướng: qua những người Chloê đến tường trình (1 Cr 1,11;so 5,1;11,18; cả 15,12) và qua một thư từ với những vấn nạn và đề tài mà những người Corinthô viết cho ngài (1 Cr 7; so 8,1; 12,1;16,1.12).

Hoàn cảnh của cộng đoàn bị xáo trộn vì những đối kháng về mặt thần học, đưa đến những vấn đề thực hành. Trong thành Korinth nổi cộm lên một nhóm nhỏ kitô hữu, nhưng có lẽ nhóm có ảnh hưởng lớn vì được những đặc sủng (1 Cr 12) nghĩ rằng mình có thể thấu hiểu những mầu nhiệm của sự kiện Đức Kitô (x.1Cr 2,6-16) như thế là đã được tràn đầy ơn cứu độ (x. 1Cr 4,7-13). Vì thế họ cho rằng họ là những người được đầy tràn Thánh Thần (x.1Cr 2,13.15; 3,1; 12,1; 14,23) “những người khôn ngoan” (1Cr 1,20.29; 3,18-19) “những người mạnh mẽ” (1Cr 4,10; so 10,22 và 8,1.9; 10,23) và là những người “ toàn thiện” (1Cr 2,6; so 4,8) vì thế phải tách biệt với “ những người chưa trưởng thành (x. 1Cr 3,1), “những người thuộc thể xác” (1Cr 3,1) và “ những người yếu đuối” (1Cr 4,10; 8,7tt). Đoạn 1Cr 13,1-3 phản ánh hoàn cảnh này.


Những dấu chứng đặc biệt của nhóm nhiệt thành (Enthusiasmus) này như sau:

  • Gắn bó với Đấng được tôn vinh trong vinh quang (1Cr 2,8)

  • Xác tín mạnh mẽ vào thuyết cánh chung đang hiện diện (1Cr 4,6tt)

  • Một cứu thế học theo tinh thần (x.1Cr 6,13)

Có nhiều yếu tố đưa đến sự phát triển này: một mặt là những căng thẳng xã hội (1Cr 1,26tt), mặt khác là những tư tưởng của thánh Phaolô, thêm vào đó là ảnh hưởng của các tôn giáo huyền bí (Mysterien) và đặc thù là sự khôn ngoan của Do Thái giáo.

Thánh Phaolô viết thư này từ Ephesus (1Cr 16,8), báo trước ngài sẽ đến thăm viếng ( đó là cuộc truyền giáo lần III theo Cv 18,23-21,17). Tại Ephesus, ngài chưa bị bắt cầm tù. Tại đây ngài nhận được những tin tức từ Korinth. Có lẽ đó là năm 55; chính thánh Phaolô nói về ngày lễ Ngũ Tuần sắp đến (1Cr 16,8).


LÁ THƯ CÓ NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG THẦN HỌC NỀN TẢNG NHƯ SAU:

Thánh Phaolô trình bày Tin Mừng là “Lời của thập giá”(1Cr 1,18)
Thập giá cho chúng ta thấy sự khó hiểu và ô nhục của cái chết Đức Giêsu (1Cr 1,23). Như thế, thánh Phaolô nhắc đến kết luận của người Do Thái cũng như của người Hy Lạp về án phạt thập giá: án phạt này là án tử hình ô nhục và kinh khủng nhất (x.Đnl 21,23;11 QTR 64; Cicero, Pro Rabirio 5,16).
Ngược lại, chính thập giá lại là cách biểu lộ mang tính cách chung của sự “ khôn ngoan” và của ý muốn cứu độ của Thiên Chúa vào thời sau hết (1Cr 1,18-25).


  • Cái chết thập giá cho thấy tính chất xác quyết “hiện hữu vì kẻ khác – Proexistenz” (1Cr 1,13) và qui về Thiên Chúa (Theozentrilk – 1Cr 3,23) của Đức Giêsu.

  • Cái chết thập giá cho thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa (1Cr 2,1.7), vượt trên mọi suy nghĩ của con người (1Cr 1,25).

  • Đồng thời cái chết thập giá cho thấy cùng với quyền sáng tạo sự dấn thân của Thiên Chúa đối với những người bị khinh rẽ (1Cr 1,26tt). Qua đó Thiên Chúa minh chứng tình yêu của Người.



THẦN HỌC THẬP GIÁ ĐƯA ĐẾN NHỮNG HỆ LUẬN THUỘC NHÂN BẢN NHƯ SAU:


  • Niềm tin sẽ giúp con người không còn tự khoe khoang trước mặt Thiên Chúa và thay vào đó chỉ biết tìm ơn cứu độ trong ân sủng của Ngài (1Cr 1,29tt; so 1,21; 2,5; 2,9)

  • Và tình yêu đặt ơn cứu độ của những kẻ yếu đuối trước sự tự do của mình và chia sẽ vào tình yêu của Thiên Chúa đang hoạt động qua Đức Giêsu (1Cr 13): sự tự do sẽ hiện thực trong việc phụng vụ tha nhân.


Thần học về Thánh Thần xuất phát từ thần học thập giá
Thánh Phaolô đón nhận một động lực cơ bản đang thúc đẩy người Corinthô, hướng động lực này vào chiều kích Thánh Thần học theo Thánh Kinh và chuyển vào thần học thập giá: Đấng bị đóng đinh đã được chỗi dậy là nền tảng cho mọi hy vọng, chỉ vì Người là “ Trưởng tử”, là “khởi điểm”, là nền tảng cho việc người chết sống lại vào cuối thời gian mà mọi ngừơi đang trông ngóng. Thánh Thần chính là sức lực sáng tạo của Thiên Chúa, sức lực này không những Thiên Chúa sử dụng trong sáng tạo, nhưng cả trong việc cứu độ loài người. Vì sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa tập trung vào con người Đức Giêsu, nên thánh Phaolô có thể viết: “Adam cuối cùng là thần khí ban sự sống” (1Cr 15,45).
Những hệ luận thuộc nhân bản xuất phát từ thần học Thánh Thần:

Niềm tin do Thiên Chúa linh hứng, giúp con người có thể hiểu lời thập giá là Tin Mừng – với tất cả mọi hệ luận (1 Cr 2,6-16); và tình yêu nhờ sức mạnh của Thánh Thần trong Đức Kitô, có thể tiếp tục đem lại tất cả những gì tình yêu cảm nghiệm về Thiên Chúa như là Tình yêu qua Đức Giêsu.



Thánh Phaolô nêu lên một thứ luân lý tình yêu
Thánh Phaolô nói với nhóm người “yếu đuối” (1Cr 8-10) – dù nhóm “mạnh mẽ” đứng về mặt thần học có lý. Thánh Phaolô lập luận đạo đức tình dục bằng thần học sáng tạo theo Cựu Ước (1Cr 5-6); lập luận về luân lý hôn nhân (1Cr 7) và trong tranh luận về Tiệc của Chúa (1 Cr 11) dựa theo tinh thần Đức Kitô, trong thần học về đặc sủng cho một Giáo hội học trong sự chia sẻ và liên kết (1Cr 12.14), đỉnh cao là “Bài ca tình yêu” trong 1Cr 13. Tình yêu mà thánh Phaolô nói tới, là tình yêu của Thiên Chúa, biểu lộ trong việc sai Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.


LÁ THƯ THỨ HAI GỞI GIÁO ĐOÀN CORINTHÔ
Người ta tranh luận về sự thống nhất trong lá thư thứ hai gởi giáo đoàn Corinthô. Thư cho thấy những sự đứt đoạn rõ ràng giữa các đoạn 2Cr 2,13 và 2,14 cũng như 2Cr 7,4 và 7,5. Thư cho thấy trong đoạn 2Cr 2,4 và 7,8 nói về một lá thư trước đó, mà không thể là lá thư thứ nhất được. Các nhà Thánh Kinh cho rằng hoặc do biên soạn những lá thư hoàn toàn độc lập hay do lịch sử xuất phát rất lộn xộn.
Lá thư trong Kinh Bộ được chia như sau:
1,1-2 Lời mở đầu

1,3-11 Lời tạ ơn

1,12-2,13 Giao hòa và các đề án mới

2,14-7,4 Việc phụng vụ của vị Tông đồ

7,5-16 Titus được sai đi

8-9 Xin quyên góp

10-13 Lao động của vị Tông đồ

13,11-13 Lời kết


Vì không thấy sự thống nhất của lá thư, nên người ta chia phần ra như sau:

  • Biên hộ (2Cr 2,14-7,4)

  • “Lá thư đầy nước mắt” (2Cr 2,4; so 2Cr 7,8) 2Cr 10-13

  • Lá thư giao hòa (2Cr 1,1-2,13; 7,5-9,15; 13,11-13)

Như lá thư thứ nhất gửi giáo đoàn Corinthô, thánh Phaolô cũng gửi lá thư đến giáo đoàn này. Đương nhiên các vấn đề tại giáo đoàn này cũng không được giải quyết rốt ráo; đặc biệt là sứ vụ tông đồ (so 1, Cr9) vẫn còn tranh luận; có lẽ những người Corinthô cũng cảm thấy bị bỏ rơi.


Thánh Phaolô gặp thấy những lệch lạc, nhất là khi đi truyền giáo, mà thánh nhân đã giải thích; thánh Phaolô viết thư vì hoàn cảnh có những sự xung khắc, đụng chạm đến sứ vụ của ngài.
Vì không nhìn thấy sự hợp nhất, nên thánh Phaolô

  • Đã viết một bài “biện hộ” để loại bỏ những suy nghĩ lệch lạc về phận vụ tông đồ của ngài.

  • Một “lá thư đầy nước mắt” giữa hai lần thăm viếng giáo đoàn Corinthô, vì có những sự chống đối với cách giảng dạy của thánh nhân.

  • Sau “lá thư đầy nước mắt” với việc sai Titus đi, là “lá thư giao hoà” để xác nhận việc hoà giải và chấm dứt cuộc quyên góp.

Lá thư giao hoà mà thánh Phaolô đưa ra cho Titus đem đi, có lẽ đã được viết từ Makedonien, cũng có thể từ Philippi (2Cr 7,3tt; 9,4-5), sau khi ngài thoát khỏi một số nguy hiểm tại Asien (2Cr 1,8) và rời bỏ Troas, nhưng không thiết lập cộng cộng đoàn tại đây (2Cr 2,13-14). Theo giả thuyết, lá thư đã gom góp nhiều lá thư đã viết từ lâu, cũng có thể là tại Ephesus, khi bị giam cầm. lúc đó vào khoảng năm 56.

Cho dù lá thư không có sự thống nhất, nhưng chúng ta cũng nhận ra được những nét thần học của thánh Phaolô.
Thánh Phaolô xem sứ vụ tông đồ của mình như việc “phục vụ sự giao hoà”
Trong phần “biện hộ”, thánh Phaolô triển khai thần học sứ vụ tông đồ đưa đến cái nhìn giúp hiểu tính chất tông đồ của Hội thánh:


  • Tông đồ, được Thiên Chúa đóng ấn, được chính Thiên Chúa thiết đặt để công bố sự chiến thắng của Tin Mừng (2Cr 2,14-17)

  • Cộng đoàn là “lá thư” được Thánh Thần viết lên, trao cho vị Tông đồ - một dấu ấn tốt đẹp cho công tác của ngài (2Cr 3,1-3)

  • Thánh Phaolô là “người phục vụ cho Giao Ước mới” (2Cr3,6) – có thể so sánh với mẫu gương của ông Môsê (2Cr3,6 – 4,6); ngài mang đến sự tự do của Tin Mừng (2Cr 3,17)

  • Thánh Phaolô là tông đồ, nhưng là một con người với sức khoẻ yếu kém, giống như “kho tàng giấu trong bình sành” (2Cr4,7-18)

  • Thánh Phaolô là đại diện Chúa Kitô, hoạt động trong thẩm quyền và toàn quyền của Thiên Chúa (2Cr5,20). Qua đó, ngài thực thi “việc phục vụ sự giao hoà” (2Cr 5,18).

Lá thư liên kết gắn chặt với thần học Thập giá (2Cr 12 – 13). Đức Kitô “đã chịu đóng đinh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa” (2Cr 13,4). Vì thế “khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).

Thánh Phaolô triển khai một thần học của Cựu Ước và Tân Ước
Trong đoạn 2Cr3 thánh Phaolô nói về vinh quang của Cựu Ước, vĩ đại đến độ ông Môsê, từ khi trên núi xuống (Xh 34) phải che mặt trước những người Do Thái – dù Lề Luật không đưa đến sự sống, nhưng chỉ là chữ viết chết đối với kẻ tội lỗi (2Cr 3,6). Đối lại, vinh quang của Tân Ước còn vĩ đại hơn nhiều, vì chính Thánh Thần, nhờ qua Tin Mừng, mới đem lại sự sống (2Cr 3,17). Ai tin, sẽ thấy vinh quang Thiên Chúa cách tỏ tường trên gương mặt của Đức Kitô, như thánh Phaolô đã thấy trong ơn gọi của mình (2Cr 4,16).
Thánh Phaolô nhìn thấy đau khổ của sứ vụ tông đồ của mình
“Lá thư đầy nước mắt” 2Cr 10 – 13 được viết với đầy xúc cảm, làm nổi bật thần học của thánh nhân cho những người Corinthô thấy được đau khổ, mặt khác trưng ra sự thần bí của sứ vụ tông đồ. Thần học Thập giá đã liên kết rõ ràng trong cái nhìn này: “khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,20) vì trước đó đã có lời hứa: “Người đã bị đóng đinh trong sự yếu đuối của mình, nhưng nay sống trong quyền năng của Thiên Chúa” (2Cr 13,4).

THƯ GỬI TÍN HỮU GALÁT

Thư Galát là chứng cứ cổ nhất về giáo lý Công Chính hoá được thánh Phaolô suy nghĩ rất kỹ. Lá thư cho thấy vị Tông đồ phải đối kháng với cộng đoàn về sự “tự do của đức tin”


Lá thư được viết trong sự đau khổ vì đối kháng, nhưng có một lược đồ lý luận rất chặt chẽ:
1,1-5 Lời mở đầu

1,6-9 Tiền đề

1,10 – 2,10 Sứ vụ tông đồ của thánh Phaolô

1,10-24 Ơn gọi trở thành Tông đồ

2,1-10 Hội nghị Tông đồ

2,11 – 5,12 Sự công chính hoá do đức tin

2,11-21 Chủ đề công chính hoá

3,1-5 Khởi đầu cộng đoàn

3,6-26 Abraham và Lề Luật

3,27 – 4,7 Chức năng của con Thiên Chúa

4,8 – 20 Quá khứ của người Galát

5,1-12 Sự tự do của đức tin

5,13 – 6,10 Đạo đức của tình yêu từ sự tự do

5,13-26 Hoa trái của Thánh Thần

6,1-10 Lề Luật của Chúa Kitô

6,11-18 Lời kết

Các nhà Thánh Kinh tranh luận về vấn đề người nhận, có hai chức năng:


  • Giả thuyết các vùng phía nam Galát: Pisidien, một phần của vùng Lykien, Phamphylien và Kilikien.

  • Giả thuyết các vùng phía bắc Galát: vùng phía bắc Ankara.

Thánh Phaolô đã thiết lập cộng đoàn trong chuyến truyền giáo thứ nhất và thứ hai (Cv 16,6), như thế vào khoảng năm 49/50 và khởi đầu chuyến truyền giáo thứ ba, khoảng năm 52/53, thêm một lần thăm viếng (Cv 18,23; so Gl 4,12b-20).

Người Galát (ít là phần đông) là những người kitô hữu gốc ngoại giáo (Pagano-Christen).
Duyên cớ là lá thư chính là sự xuất hiện nhiều nhà truyền giáo kitô hữu, theo như cách đánh giá của thánh Phaolô, có lẽ họ đã rao giảng một “Tin Mừng khác” (Gl 1,6-7). Họ đòi buộc các kitô hữu ngoại giáo phải cắt bì (Gl 6,12) và tuân giữ Lề Luật của ông Môsê (Gl 4,21), phải tuân giữ nghiệm nhặt (Gl 5,3; 6,13), tuân giữ cả luật phụng vụ theo lịch ngày lễ Do Thái (Gl 4,10), tuân giữ các vật ô uế của Luật cũng như phải tuân giữ Luật thanh sạch (Gl 2,11-16), phải vâng phục những hướng dẫn của sách Lề Luật. Ngoài ra, họ nghi ngờ tính hợp pháp của sứ vụ thánh Phaolô về việc ngài ngăn cấm việc cắt bì và rao giảng sự tự do của Tin Mừng, vì sự dửng dưng về mặt đạo đức của Tin Mừng mà ngài rao giảng (Gl 2,17), bị cho ra xa rời với Tin Mừng của cộng đoàn nguyên thuỷ. Căn cứ vào lời của những kẻ rao giảng, người Galát thấy cần phải được cắt bì (Gl 5,2-3), phải thực hành tuân giữ Lề Luật (Gl 4,21) và bắt đầu phục vụ “các yếu tố thế gian”, nhất là trong sự đạo đức dựa theo lịch (Gl 4,9-12).
Người ta tranh luận hai khả năng để xác định vị trí và thời gian:


  • Lá thư Galát, như là lá thư đầu tiên của các thư quan trọng, có lẽ được viết tại Ephesus trước cả lá thư thứ nhất gửi cho giáo đoàn Corinthô vào đầu năm 54/55.

  • Lá thư Galát được viết liền sau khi gửi giáo đoàn Corinthô, trước thư Rôma; như thế được viết lại Makedonien vào cuối năm 55.

Theo trường hợp thứ nhất, giáo thuyết về công chính hoá cũng phải có trước việc trình bày các thư Corinthô; trong trường hợp thứ hai thì không buộc như thế. Khả năng thứ hai cho thấy, chương nói về mẫu gương quyên góp ở Galát (1Cr 16,1-4) và thánh Phaolô từ Ephesus có thể tự mình giải quyết các vấn đề (x.Gl 4,20). Nhưng câu trả lời vẫn còn phải tranh luận.


Thư gửi giáo đoàn Galát cho thấy những nét thần học căn bản của thánh nhân mà thư Rôma đã lấy lại phần lớn và tiếp tục triển kha
Chuyển ngữ Linh mục Aug.Nguyễn Văn Trinh

Mục lục




tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương