NHƯ MỘt lời mờI


TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH



tải về 440.48 Kb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH



Về nhà

Hồi nhỏ, anh trai tôi được cha mẹ gửi đi học trên thị trấn cách nhà đến 30km, đi về bằng xe buýt cũng mất vài hào. Thế nhưng, đến cuối tuần, bọn trẻ con chúng tôi lại đứng trước cửa chờ anh tôi về, vì thế nào hôm đó cả nhà tôi sẽ có bữa ăn tối thịnh soạn hơn mọi ngày.


Thời gian trôi qua, chúng tôi lớn dần. Bỗng một hôm cha ngập ngừng dặn anh tôi: "Con trai ạ, sau này nếu không phải là ngày lễ tết thì con đừng về". Anh tôi im lặng nhìn xuống đất. Anh biết lương mỗi tháng của cha là 76 đồng mà mẹ thì không có việc làm. Tiền đi về mỗi tuần là 1 hào 6 xu, một món tiền khá lớn so với lương cha tôi và cả gia đình gần chục người của chúng tôi. Vả lại, lũ em cũng đã lớn, sắp phải đi học xa như anh tôi. Vì vậy, liên tục hai tuần liền sau đó, anh trai tôi không về nhà.
Lại một ngày thứ bảy nữa, trời đã tối, gió thổi rất lớn, anh trai tôi đột nhiên xuất hiện. Cha mẹ đều ngạc nhiên và hơi giận. Anh tôi hổn hển nói: "Con không ngồi xe, con tự chạy về". Cha mẹ im lặng. Mẹ vội vàng dọn cơm cho anh trai tôi, hấp nóng vài cái bánh, nấu một nồi cháo bắp, hạnh phúc nhìn con ăn ngon lành.
Lại một ngày kia, mẹ suy nghĩ rất lâu và nói với anh tôi: "Như vậy không được đâu con. Con nhìn giày con xem. Lúc trước nửa năm một đôi, bây giờ hai tháng đã rách...". Anh trai tôi không nói gì. Mẹ tôi tuy nói thế nhưng cuối tuần nào, bà cũng ngóng đợi ai đó nhưng anh tôi không về thăm nhà.
Bất ngờ anh trai tôi hiện ra trước cửa. Bữa đó trời mùa đông rất lạnh. Qua khe cửa bếp, mẹ tôi là người đầu tiên nhìn thấy anh tôi đi chân không, tay cầm đôi giày. Cha mẹ tôi đứng ngây người. Anh tôi luống cuống: "Con không mang giày, con đi chân không chạy về nhà mà!". Mẹ tôi vén vạt áo lau nước mắt, cha thì quay lưng bước ra sân và đứng im lặng giữa gió đông.
...Chuyện đó xảy ra từ nhiều năm trước. Bây giờ anh tôi đã ở tuổi trung niên, là một cảnh sát. Mỗi cuối tuần, nhà cha mẹ tôi ồn ào náo nhiệt, già trẻ ba đời mười mấy người quây quần lấy một cái bàn lớn, tràn ngập tình thân, niềm vui. Nhưng anh trai tôi rất ít khi về nhà, chỉ có vợ anh ấy dẫn các cháu về thăm ông bà. Nhiều lúc, mẹ chịu không nổi nữa, nói với cha: "Ngày xưa, trời lạnh thế mà nó cũng chạy chân không từ xa về nhà, sao bây giờ cuộc sống đã khá hơn nó không chịu về nhà chứ?". Cha vỗ về mẹ: "Ơ kìa, bà biết rõ nó còn bận công việc, chứ có phải nó không muốn về đâu!".
Thế rồi một lần, trong khi làm nhiệm vụ, anh trai tôi bị thương nặng. Trên xe cấp cứu tới bệnh viện, anh gượng nắm bàn tay của một đồng nghiệp ngồi bên cáng, mấp máy môi: "Tôi muốn về nhà, thăm cha mẹ... đã hơn ba tháng tôi không về nhà rồi..." - nói xong anh bất tỉnh.
Anh trai tôi đã không còn cơ hội trở về nhà nữa, nhưng mẹ nói: "Không, Con trai mẹ mãi mãi trở về nhà, không đi nữa". Mẹ tôi ôm chặt lấy di ảnh của anh trai tôi, nước mắt lã chã.
Thương Huyền (Theo Internet)

Mục lục


Giúp con định hướng nghề nghiệp

Tất cả cha mẹ đều cho rằng mình luôn hết lòng yêu thương con cái, và mong muốn điều tốt nhất cho chúng. Thế nhưng, trong thực tế ngày nay, không ít trẻ bị trầm cảm, stress hay bỏ nhà ra đi vì áp lực học tập, nhất là khi phải theo học các ngành mà mình không có năng khiếu.


Phía cha mẹ thì cho rằng điều mình muốn cho con là tốt nhất, đúng nhất. Thậm chí không ít cha mẹ đã phải hy sinh nhiều để con mình đi học trường quốc tế hay du học. Nhưng không phải tất cả đều thành công. Khi con thất bại, cả đôi bên đều đau khổ.
Điều ta muốn là hạnh phúc
Thật ra, trong thâm sâu của mỗi người, điều chúng ta muốn là hạnh phúc và đối với mỗi người, hạnh phúc rất khác nhau. Tưởng rằng không hài lòng nhưng chị Xuân, công nhân vệ sinh môi trường rất thỏa mãn với công việc và cuộc sống của mình. Chị vui khi thấy mình làm cho người khác vui và mỗi khi được khen thưởng chị lại cảm thấy tự tin hơn. Trong khi đó, tưởng rằng cuộc sống tràn trề niềm vui nhưng bà Lan, vợ một doanh nhân thành đạt luôn lo âu vì người chồng có tật "bay bướm". Tiền tài, quyền lực, chức vụ không hẳn là yếu tố đem lại hạnh phúc.
Triết gia Pháp Jean Jacques Rousseaux định nghĩa, hạnh phúc là "làm được điều mình muốn và vừa sức mình".
Các nhà triệu phú thế giới cũng có lời khuyên tương tự.
Warren Buffet - tỷ phú người Mỹ khuyên giới trẻ: "Đừng làm những gì người ta nói. Hãy lắng nghe họ. Nhưng hãy làm những điều mà bạn cảm thấy hài lòng".
Tỷ phú Bill Gates đến thăm Việt Nam cách đây vài năm, khi được hỏi: "Ông khuyên giới trẻ Việt Nam điều gì?", đã trả lời: "Hãy làm công việc mà bạn ưa thích".

Đây không chỉ là lời khuyên từ một số kinh nghiệm bản thân mà đã có những đúc kết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu tâm lý về nghề nghiệp. Từ một trong những quyển sách này, tôi đọc được câu chuyện như sau:


John là con của một doanh nhân giàu có. Người cha muốn John tiếp tục quản lý doanh nghiệp gia đình thay ông sau này, nhưng John lại yêu thích nghệ thuật. Ông bèn nói xiên, nói xéo là John "chẳng làm được tích sự gì”. Tức khắc, John đi học quản trị kinh doanh, tốt nghiệp loại xuất sắc và quản lý khá thành công doanh nghiệp gia đình. Sau vài năm John bị trầm cảm, không rõ nguyên nhân. Khi John đi khám bệnh với nhà tâm lý trị liệu, phải một thời gian dài, sau nhiều cuộc trao đổi, nhà tâm lý mới phát hiện rằng, anh đang làm một nghề trái tay. Anh bỏ nghề kinh doanh và trở lại với sở thích là hội họa và hết bệnh. John may mắn có được một tuổi già hạnh phúc.
Sự thỏa mãn trong lao động
Niềm vui hay sự thỏa mãn trong lao động là một khái niệm tâm lý quan trọng. Chính nó giữ nhân viên với cơ quan, xí nghiệp chứ không chỉ lương bổng, quyền lợi.
Nó còn ảnh hưởng đến hạnh phúc cả một đời người. Theo Chopra - một bác sĩ Mỹ gốc Ấn, chuyên gia về tuổi già, có năm yếu tố kéo dài sự trẻ trung:
1) Mối quan hệ hài hòa với người thân.

2) Sự thỏa mãn trong công việc.

3) Cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống.

4) Tránh được sự trầm cảm.



5) Sự điều độ trong nếp sống và lao động hằng ngày.
Ta chỉ có niềm vui với công việc khi hoàn thành nó tốt. Ta chỉ làm tốt khi có năng khiếu phù hợp. Sáng tạo ra được một công trình hay sản phẩm tốt sẽ giúp ta thêm tự tin, hãnh diện và muốn làm tốt hơn nữa. Điều quan trọng là mỗi cá nhân hài lòng với công việc mình đang làm.
Một cặp vợ chồng là chuyên gia tâm lý người nước ngoài đến dạy học ở TP.HCM. Chúng tôi bàn đủ thứ chuyện ở tầm vĩ mô, đột nhiên họ nhắc đến đứa con trai duy nhất đang là công nhân, tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thông tin. Ngạc nhiên, tôi hỏi: "Sao anh chị là tiến sĩ mà cháu mới tốt nghiệp cao đẳng?". Họ trả lời: "Chúng tôi muốn để con tự do lựa chọn, miễn sao cháu cảm thấy thoải mái. Cháu muốn sớm có nghề nuôi thân, nhưng hè này cháu quyết định học liên thông lên đại học". Nếu là người VN, chắc ông bà sẽ xấu hổ lắm, vì "con phải hơn cha thì nhà mới có phước"!
Định hướng con theo mong muốn của mình: sai!
Ngày nay, chủ nghĩa thực dụng bao trùm. Người ta cạnh tranh nhau không những trong công việc mà còn trong lối sống tiêu dùng, nên nguyên tắc là phải có thật nhiều tiền mới được coi là thành đạt. Giá trị sống duy vật chất đang chi phối chúng ta, nếu chúng ta không có những lựa chọn lành mạnh hơn.
Do đó, ta cứ nghĩ có nhiều tiền là tốt và làm giàu là điều tốt nhất cho con chúng ta. Nhưng như đã nói, cha mẹ không thể thay con cái để mưu tìm hạnh phúc cho chính nó, vì mỗi người có quan niệm riêng về hạnh phúc.
Vấn đề còn quá mới ở VN nên ta rất lúng túng và lo âu. Nhưng ngày nay ở các nước công nghiệp, chuyện con cái tự chọn nghề là bình thường. Ngược lại, mới là bất bình thường.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở VN còn quá mới. Trẻ tiếp cận ngày càng nhiều với các giá trị sống ở phương Tây. Chúng muốn độc lập, tự do, tự lực. Cha mẹ thì quá lo âu trước những vụ "xé rào" của giới trẻ hiện nay; lại mong muốn cho con thành công trong học hành, giàu có theo kiểu mình mong ước. Do đó, nhiều mâu thuẫn xảy ra trong quan hệ cha mẹ con cái.
Khi nền kinh tế xã hội mới đi lên, giới trẻ phương Tây cũng muốn tự mình định hướng tương lai của chính mình. Cha mẹ họ cũng hết sức lo lắng như cha mẹ VN bây giờ. Họ sợ con không thành công, hư hỏng. Chịu không nổi áp lực của cha mẹ, nhiều trẻ ra riêng, tìm việc làm để tự nuôi thân.
Nhưng ngày nay, chuyện trẻ vừa mới lớn đã đi tìm việc làm, sống xa cha mẹ là hoàn toàn bình thường. Trẻ còn chọn một nghề khác cha mẹ để tự khẳng định.
Ở nước ta, tôi đã gặp những bạn trẻ đã 18 -19 tuổi mà không biết mình muốn gì, có năng khiếu gì. Đó là do lối giáo dục gia đình quá thụ động và thói quen để cha mẹ quyết định mọi thứ cho mình.
Bên cạnh đó, giáo dục nhà trường lại thiên về kiểu nhồi nhét kiến thức mà thiếu rèn luyện kỹ năng, không quan tâm đúng mức đến định hướng nghề nghiệp. Tâm lý xã hội thì còn chuộng thói hư danh, chạy theo bằng cấp... Tất cả đã góp phần làm cho không ít học sinh khi đến tuổi trưởng thành vẫn ngơ ngác trước cuộc sống.
Nguyễn Thị Oanh

Thạc sĩ xã hội học

Mục lục


ĐỌC SÁCH



DẤU CHÂN CỦA THẦY

THÂN NHÂN

(Mc 3, 20-21)


Thầy kính mến,
Máccô kể chuyện. Chuyện có đầu mà không có đuôi. Chuyện to như con voi mà chỉ kể tí xíu y như cái đuôi chuột.
“Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến.

Thế là cả Thầy lẫn trò không ai ăn uống được.


Nghe tin ấy, thân nhân của Người đi bắt Người về, vì họ bảo rằng người mất trí rồi”.
Trước hết, con thấy thân nhân của Thầy vô duyên quá chừng. Thầy là một siêu sao, được dân chúng hâm mộ như thế, thì thân nhân của Thầy phải hãnh diện mới đúng. Thế mà không những không hãnh diện lại còn cho người đi bắt Thầy về, coi Thầy như một người mất trí. Phi lý vô cùng. Chắc có vấn đề mưu mô gì đây.
Con muốn nhắm mắt lại, gởi hồn về Nadarét để điều nghiên sự cố, đến nơi đến chốn.
1. Trưởng Hội đường Caphácnaum mắng vốn trưởng Hội đường Nadarét: “Giêsu, tín đồ của ông vi phạm luật Sabát như cơm bữa. Hắn ngồi ăn với bọn tội lỗi trong nhà của tên thu thuế Matthêu. Môsê bảo phải phân biệt đồ ăn thanh với đồ ăn uế. Hắn cào bằng và bảo rằng đồ ăn nào cũng thanh hết. Môsê cho ly dị thì hắn lại cấm …”.
2. Cứ đến ngày Sabát, thì từ giảng đài của nguyện đường Nadarét lại vang lên những lời buộc tội như đanh như thép:
Giêsu, con bà Maria là một tên phản đạo.

Giêsu, cháu ông X. đáng bị vạ tuyệt thông.


Cha mẹ phải dạy con. Con hư thì cha mẹ phải chịu tội đồng lõa. Thân tộc cũng là đồng lõa.
3. Họ đạo Nadarét nhỏ xíu chẳng có nhiều chuyện để nói, bỗng nổ bùng lên một cơn lốc dư luận. Một trăm cái miệng là một trăm lưỡi rắn. Chú, bác, cô, dì của Thầy nghe đầy lỗ tai, nhức nhối chịu không nổi. Họ quay lại day dí và đay nghiến Mẹ.

Có con mà không dạy để nó làm xấu hổ dòng họ.

Con hư tại mẹ.
Đàn bà gì mà chỉ sanh được có một đứa con … mà con lại hư.
Có con trai lớn thì phải lo cưới vợ cho nó, để nó sinh con đàn cháu đống mà nở mặt nở mày với thiên hạ. Con cái gì mà ba mươi tuổi vẫn chưa lấy vợ. Cứ chùi lủi như cây cau đực.
4. Đòn dư luận đánh xuống đau quá, thân tộc của Thầy chịu không thấu. Chú, bác, cô, dì … phải họp đại hội để đối phó. Đối phó thế nào bây giờ? Chú, bác thì đốp chát. Cô, dì thì xỉa xói.

Ngày Sabát mà nó cứ trị bịnh tưới hạt sen.


Nó nhập băng với bọn thu thuế.
Nó dám gọi các rắp bi là cái mộ tô vôi bên ngoài thì đẹp, bên trong thì thúi hoắc.

Tội nào cũng rành rành. Bênh hết nổi.



Cho nó chết.
Nó chết thì được rồi – Nhưng còn uy tín của dòng họ cũng phải theo nó sao? Tội phá luật Môsê là tội quá lớn. Dòng họ chúng ta không thể mang tội ấy được … Tôi đề nghị cho mấy thằng thanh niên xuống Caphácnaum lôi cổ nó về. Ai hỏi thì cứ bảo là nó khùng, nó loạn trí … Chỉ có cách đó mới chạy tội được thôi.
5. Mẹ được lệnh đi gọi Thầy về. Nếu Thầy không chịu về thì họ sẽ dùng biện pháp mạnh.
Đoàn thanh niên khỏe mạnh lên đường. Cười cười, nói nói. Ruột để ngoài da. Vô tư. Có đứa kính cẩn gọi Thầy là “ông anh”. Có đứa vai vế lớn hơn gọi Thầy là “chú mày”. Chúng nó trung lập chẳng đứng về phe nào hết. Nhưng công bằng mà nói, chúng nó nể Thầy lắm. Dường như chúng nó cũng âm thầm mơ ước xa xôi một ngày nào đó Thầy sẽ phất cờ khởi nghĩa …
Mẹ và anh em Thầy đến Caphácnaum, hỏi Thầy đang ở đâu? Cả thị trấn đều biết Thầy đang ở đâu và đang làm gì.
Thầy đang giảng. Một rừng người đang vểnh tai nghe. Im phăng phắc. Anh em của Thầy không đứa nào dám hó hé. Cũng vểnh tai để nghe. Cũng trố mắt để nhìn.
Có ai đó nói nhỏ vào tai Thầy: “Mẹ Thầy và anh em Thầy ở ngoài kia, muốn gặp Thầy”. Có vài người thính tai biết Mẹ tới. Họ vội vã đi tìm. Họ muốn thấy mặt Mẹ, một người đàn bà vĩ đại, một người đàn bà diễm phúc.
Thầy nói như xuất thần, chỉ tay vào quần chúng, thính giả: “Bà con là mẹ tôi, là anh em tôi. Hễ ai nghe lời tôi thì tôi quý mến như ruột thịt vậy”.
Thầy nói thế, nhưng dường như chẳng ai nghe. Họ bận tâm đi đón Mẹ, người đàn bà mà họ vẫn mơ ước thấy được một lần …
Thầy kính mến,
Mẹ không gọi Thầy về. Anh em của Thầy chẳng dám bắt Thầy về. Cũng chẳng ai dám bật mí ý đồ ấy. Lộ ra thì từ chết đến chết. Lòng dân ái mộ Thầy như triều dâng.
Hôm sau anh em của Thầy trở về Nadarét trả lời cho mọi người, từ người thân đến người dưng rằng: “Chẳng ai nói được như ông ấy. Tuyệt vời”. Lòng căm phẫn của họ đạo Nadarét tàn lụi dần dần. Trên giảng đài của nguyện đường các kinh sư dường như há miệng mắc quai.
Thầy kính mến,
Trình thuật của Máccô chỉ gọn lỏn có hai câu và không hề nói gì về Mẹ. Nhưng con lại thấy Mẹ thật nhiều.
Mẹ bị trưởng Hội đường khiển trách vì có con trai bỏ nhà đi phá đạo. Mẹ chỉ im lặng, cúi đầu, trầm tư.
Ong chú, ông bác đến dạy dỗ, răn đe, thậm chí còn nạt nộ, dọa dẫm. Vạ tuyệt thông treo lơ lửng. Mẹ nhỏ nhẹ hứa sẽ đi thăm Thầy để xem dư luận đúng sai như thế nào.
Bà thím, bà cô thì ngoa ngoắt, thích dằn mặt hơn là góp ý. Họ nhắc tới nhắc lui sự kiện Mẹ chỉ sinh được một con để minh chứng Mẹ không phải là người đàn bà đáng trọng vọng. Mẹ không đốp chát, nhưng không đầu hàng. Mẹ rỉ rả, ôn tồn trả lời. Nhưng im lặng, lắng nghe vẫn là cá tánh của Mẹ.
Vài người đàn bà, ba hoa chích chòe, đi qua trước cổng, nhỏng mỏ nói vọng vô vài câu bóng gió xa xôi. Mẹ làm bộ điếc không nghe. Chuyện nhỏ.
Trăm dâu đổ đầu tằm. Mẹ lãnh hết. Nhưng không ngã gục, Mẹ vẫn đứng trầm tĩnh, vững tin. Người đàn bà ngót nghét năm mươi, khoanh tay trước ngực, đăm đăm nhìn về chân trời xa tít. Ơ đó có Thầy. Ơ đó có Đấng Vô Biên. Mẹ là như vậy đó.
Thầy kính mến. Con xin hỏi nhỏ Thầy một câu: “Tại sao Thầy không đưa Mẹ đi truyền giáo với Thầy?” Thầy khỏi trả lời. Để con hỏi Mẹ.
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

Mục lục



tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương