NHƯ MỘt lời mờI


TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO THẬP GIÁ GIƯƠNG CAO



tải về 440.48 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO



THẬP GIÁ GIƯƠNG CAO


Rắn đối với những người sống ở vùng nhiệt đới (như ở Vietnam), rất quen biết dù rằng không có mấy chút thiện cảm với nó. Trong Văn hóa Vietnam chu kỳ 12 con giáp biểu tượng cho mỗi năm trong tuần hoàn 12 năm, rắn đứng thứ sáu trước Ngựa và sau Rồng.
Trong Thánh Kinh hình ảnh con rắn đã thấy xuất hiện ngay từ những trang đầu (x. Stk 3) và được nhắc nhiều lần (trên 40 lần). Kinh Thánh trình bày về rắn cả hai ý nghĩa tốt xấu : nhưng phần nhiều mang ý nghĩa xấu như trường hợp con rắn tượng trưng cho một loài vật xấu dữ và còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ khuyên dụ nguyên tổ phạm tội (x. Stk 3, 1-15). Có lúc con rắn được trình bày với ý nghĩa tốt (rất ít) như là biểu tượng của sự khôn ngoan như Chúa Giê-su dạy : " Hãy khôn ngoan như con rắn!" (Mt 10,16), rắn đồng cứu người.(x. Ds 21, 4-9)
Trong truyền thuyết Hy Lạp Thần Chữa Bệnh có tên là Asklepios được biểu tượng bằng con rắn, chính vì lý do này, ngày nay hình con rắn được dùng để làm biểu tượng cho ngành Dược và ngành Y là những ngành khoa học nghiên cứu và chữa trị con người thoát khỏi bệnh tật. Hơn nữa, con rắn đồng được giương cao trong Kinh Thánh mang ý nghĩa : Thiên Chúa cứu độ con người.
Ý nghĩa cứu độ được bắt đầu bằng những biến cố của Dân Chúa khi thoát khỏi Ai-cập, thoát khỏi ách nô lệ đi vào đời tự do. Chính trong sự tự do suốt bốn mươi năm ròng rã nơi hoang địa, họ gặp nhiều thử thách tranh đấu. Bị thử thách, họ đã oán trách Giavê, vì thế cơn thịnh nộ của Chúa đã để cho rắn độc trong sa mạc cắn chết nhiều người. Dân Chúa biết tội và nhìn nhận tội lỗi của mình. Chúa đã đoái thương nỗi thống khổ của họ. Người truyền cho Môi- sen làm một con rắn bằng đồng, treo lên cây, để bất cứ ai bị rắn cắn, nếu nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu (x. Ds 21, 4-9).
Rắn đồng được giương lên cao, người bị rắn cắn nhìn vào được chữa lành là lúc lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa tuôn trào và trao ban cho dân Người. Thiên Chúa luôn cứu sống dân Người dù dân đã từng bất trung, oán trách, nổi loạn chống đối Người. Hình ảnh đó loan báo về sự giương cao của con Thiên Chúa qua cái chết trên thập tự để toàn thể nhân loại nhìn vào với niềm tin thì sẽ được cứu độ. Thật thế, nhân loại trải qua dòng lịch sử, cũng bất trung, nổi loạn khi sống song hành với bóng tối, từ lúc nguyên tổ khước từ quyền sống trong sự bao bọc Tình yêu của Thiên Chúa khi nghe theo sự nổi loạn của Sa-tan. Thiên Chúa không bỏ rơi con người, Tình thương của Ngài hứa cứu độ và ơn cứu độ được thực hiện trong Đức Giê-su, như Ngài đã khẳng định : " Xưa Môi-sen treo con rắn trên rừng thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, hầu cho mọi kẻ tin kính Ngài khỏi hư đi nhưng đuợc sống muôn đời" (Ga 3, 14-15).

Con người giương cao chính là Con Thiên Chúa đã được chính Thiên Chúa hứa ban cho thế gian. Con Một của Ngài đến, không phải để lên án, nhưng dẫn nhân loại đến đời sống vĩnh cữu.: « Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời »(Ga 3, 16). Tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa cho nhân loại, chính tình yêu này là căn bản của công trình cứu độ xuất phát từ cung lòng Ngài, cung lòng tình yêu luôn trao ban dù rằng con người đã bất trung …

Con một của Thiên Chúa – Đức Ki-tô chết giương cao để cho con người được cứu chuộc và được sống. Thánh Augustinô đã diễn giải cho mọi thế hệ nhân loại về hình ảnh Đức Ki-tô giương cao trên thập giá : « Trong cái chết của Chúa Giê-su, sự chết đã bị chết, sự làm đầy, viên mãn cuộc sống đã nhấn chìm sự chết, sự chết đã bị tiêu tan trong cái chết thân xác của Đức Ki-tô … Những ai bị vết cắn của những con rắn,  bởi ngước nhìn con rắn đồng sẽ không chết. Cũng giống vậy, những ai nhìn với đức tin vào cái chết của Đức Ki-tô sẽ được chữa lành mọi vết tổn thương của tội lỗi. Những người Do Thái đã tránh khỏi cái chết cho một cuộc sống lữ hành ; Đức Ki-tô cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu. Dấu chỉ biểu tượng (của rắn đồng) cho cuộc sống tạm thời ở trần gian, nhưng nội dung của biểu tượng ( chính Đức Ki-tô) cho chúng ta cuộc sống muôn đời » (saint Augustin : Tractus in Johannis evangelium, XII 9). Thật thế, Đức tin của Giáo Hội luôn xác tín khi Đức Ki-tô bị chết treo trên thập tự, là nhân loại được cứu rỗi, nếu nhìn vào Ngài với niềm tin. Chính thế, Thánh Phao-lô luôn ghi tạc vào trong tâm khảm đức tin hình ảnh thập giá : « Tôi không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài một Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá ”(1Cr 2,2), để rồi sự sống của Thiên Chúa tỏ hiện trong cuộc sống của ông: “ Tôi mang trong thân mình cuộc tử nạn của Ngài, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng được tỏ hiện nơi thân xác chết dở của tôi” (2Cr 4,10).

« Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa »(Ga 3, 18). Nhân loại để đạt được ơn cứu độ phải đi theo con đường tin vào thập giá, nơi giương cao Đức Giê-su - Con Thiên Chúa. Tin tưởng vào Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài dành cho qua cái chết của con Ngài trên thập tự, nhân loại sẽ được cứu rỗi.

Được cứu rỗi bằng cuộc sống tin và đi theo những ánh sáng của niềm tin vào Đấng được giương cao, như chính Đức Giê-su đã nói : « Những kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa » (Ga 3, 21). Chính Chúa Ki-tô là ánh sáng cứu độ, những ai không muốn tới gần ánh sáng, là Chúa Giêsu, họ sẽ không nhận thấy được sự nguy hại của sự bất tín, bất trung mà mỗi cá nhận và chung cả nhân loại đang bị « vòng kim cô » của bóng tối, của rắn Sa-tan vây bủa. Nhìn thấy ánh sáng soi đường và bước đi : Tin là phải " hành động " và " hành động " là sự đáp lại trong đức tin. Chính hành động niềm tin mang dấu ấn cuộc Thương khó và sự chết trên thập tự của Chúa Giê-su, như Thánh Phao-lô xác tín : “ Tôi thông phần vào các sự thống khổ của Chúa Giêsu, để được đồng hình đồng dạng với sự chết của Ngài, để làm sao đạt tới ơn Phục sinh từ cõi chết ” (Pl 3,10-11). Vì thế, chúng ta được mời gọi theo cách sống tin của Phao-lô trong cuộc đời  “ Ta hãy cùng sống, cùng chịu đau khổ, cùng chịu đóng đinh, cùng chết, cùng được mai táng thì cũng sẽ được cùng Ngài hưởng phúc vinh quang ” (Rm 8,17; Gl 2,19; Ep 2,6; 2Tm 2,11-12)

Chúng ta ngước nhìn lên Đấng bị treo trên Thánh Giá, trong cuộc sống hàng ngày, vốn bị chi phối bởi tội lỗi, bởi bóng tối của sự dữ. Nhìn lên Thập giá từ cuộc sống bất trung, khiếm khuyết bất toàn, yếu đuối chính là chúng ta từ trong nơi tối tăm nhìn lên ánh sáng và mong ánh sáng cứu độ từ Đức Ki-tô chiếu toả xua đuổi bóng tối trong cuộc đời. Như lời hứa của Thầy : ánh sáng tình yêu thương đến từ Thánh giá sẽ giúp người đang sống trong bóng tối, thấy đường trở về với Chúa là Cha, và cảm nghiệm được bình an của sự trở về làm con cái Thiên Chúa – con cái Sự Sáng.

Vâng,

Thập giá giương cao,



Con ngước mắt nhìn

Cứu độ trào dâng …

Dạt dào đời con

Mong sao mỗi người chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh từ thập giá khi ngước mắt nhìn với niềm tin : Đức Giêsu được " giương cao trên thập giá, và cũng được " đưa lên" ngự bên hữu Chúa Cha nhờ cuộc phục sinh và lên trời (x . Ga 3,14; 8,28; 12,32-34). Người tin đi trên đường của Ngài, cũng sẽ được như Ngài, vì lời Ngài hứa :

« Khi nào Ta được đưa lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,32),

Lm. Vinhsơn, Bruxelles-Paris 21/03/2009

Mục lục




tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương