NHƯ MỘt lời mờI


THÁNH PHANXICÔ ASSISI VÀ TÌNH YÊU THẬP GIÁ



tải về 440.48 Kb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

THÁNH PHANXICÔ ASSISI VÀ TÌNH YÊU THẬP GIÁ

Người Kitô hữu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có thói quen đi đàng Thánh Giá vào các mùa Phụng vụ trong năm, nhất là Mùa Chay, nhằm suy niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Qua việc đạo đức bình dân này, người ta muốn thông phần vào các đau khổ mà Chúa Giêsu xưa đã chịu để cứu chuộc muôn người; đồng thời, họ cũng cảm tạ tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Và thập giá là bằng chứng của tình yêu cao cả ấy.


Kinh nghiệm của thánh Phanxicô về tình yêu thập giá Chúa Kitô là một bài học quý giá, giúp chúng ta sống phong phú hơn tâm tình của Mùa Chay thánh và hành trình bước theo Đức Kitô trong cuộc sống lữ hành.
Người ta vẫn thường cho rằng việc sùng kính Thánh Giá qua việc Đi Đàng Thánh Giá bắt nguồn từ thánh Phanxicô Assisi, đã được phong trào Phan Sinh về sau phổ biến rộng rãi và tồn tại đến hôm nay. Chúng ta không bận tâm đến tính xác thực của nhận định này, nhưng khi chúng ta chiêm ngắm cuộc đời của thánh Phanxiaô, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, mầu nhiệm thập giá đã gắn bó thân thiết với ngài trong suốt hành trình hoán cải và bước theo Chúa Kitô.
Thánh giá xuất hiện vào lúc khởi đầu cuộc đời hoán cải của thánh Phanxicô là giấc mơ về những vũ khí bằng thánh giá ở Spô-lê-tô, khi ngài đang trên hành trình tìm mộng công danh như bao chàng trai khác, trong tư cách là một hiệp sĩ. Kể từ đó, ngài chọn con đường thập giá và nó đã theo ngài dọc suốt cuộc đời. Vào năm cuối đời, thánh Phanxicô được in năm dấu thánh trên thân thân ngài, ở đỉnh núi Alverna.
Chuyện “Những Bông Hoa Nhỏ” kể lại rằng: “Sáng tinh sương ngày 14 tháng 9 năm 1224, tức là ngày lễ Suy tôn Thánh giá, trên đỉnh Alverna đã xảy ra một phép lạ tân kỳ. Lúc mặt trời gần dãi lên nền trời những tia sáng vàng tươi, Phanxicô quì tựa lưng vào một tảng đá, hướng về phương đông, mắt tuôn đôi hàng lệ, ngài than thở: “Lạy Chúa, trước lúc qua khỏi đời này, con chỉ xin Chúa ban cho con hai ơn: một là, xin Chúa cho tâm hồn cũng như thể xác con cảm thông hết nỗi đau đến thê thảm Chúa chịu trong giờ tử nạn; hai là, xưa kia khi Chúa tử nạn, Chúa yêu loài người tội lỗi chúng con đến độ nào, thì xin cho lòng con cũng được yêu Chúa đến độ ấy”. Bỗng vụt như làn chớp, một thiên thần Chí ái tự trời bay xuống. Sáu cánh chói loà. Hai cánh phủ đầu, hai cánh dương bay và hai cánh khép che toàn thân. Thiên thần hiện xuống đứng trên phiến đá, rõ hình một người chịu đóng đinh vào thánh giá. Thiên thần ấy chính là Chúa Giêsu tử nạn, mặc hình người hiện đến với Phanxicô. Ngài nhìn Phanxicô, đôi mắt như thiết tha, như thiêu cháy cả tâm hồn rồi vụt biến. Phanxicô, quỵ xuống, ngất đi. Khi bừng tỉnh dậy, ngài thấy tay chân đã bị đinh đóng thâu qua. Đầu đinh tròn và đen nổi rõ giữa lòng bàn tay và trên mặt bàn chân. Đinh đóng thâu qua tay chân, mũi đinh quắp lại trên lưng bàn tay và giữa gan bàn chân. Ngực bên phải, cạnh trái tim, dấu một lưỡi đòng đâm qua còn nguyên nét, máu chảy rìn rịt thấm ướt đến tận lớp áo ngoài”.
Có thể nói, cả cuộc đời thánh Phanxicô cô là một hành trình vác thập giá theo chân Chúa “Ai muốn theo ta thì phải từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo ta”. Và ngài đã được diễm phúc đón nhận năm dấu thánh như Chúa Giêsu năm xưa, nghĩa là được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô chịu đóng đinh. Đó chính là đỉnh cao của tình yêu thập giá của thánh nhân với Đức Kitô chịu đóng đinh.
Một sử gia Phan Sinh đã nhận định rất hay về mối tình thập giá của ngài rằng: “Thánh Phanxicô ca ngợi không những cuộc khổ nạn của Chúa với tâm tình tri ân, nhưng là tất cả công trình cứu chuộc của Đức Kitô, trong đó tình yêu của Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta một cách thật rõ ràng. Đứng trước tình yêu bao la đó của Thiên Chúa, Phanxicô đã đáp trả bằng một tình yêu nóng bỏng và ngọt ngào trong trái tim người”.
Thật vậy, Thánh Giá mà chúng ta tưởng niệm trong phụng vụ, nhất là phụng vụ Mùa Chay như muốn minh chứng một chân lý cao cả: “Vì yêu thương chúng ta, Chúa Kitô đã không ngần ngại một hành vi nào, cho dù phải đổ máu và chế nhục nhã trên thập tự”. Chính vì thế, tình yêu của Thiên Chúa mới trở nên trọn vẹn đối với chúng ta. Một tình yêu mà chúng ta không thể hiểu thấu bằng lý trí, nhưng bằng cảm kích của con tim trong đời sống tâm linh. Điều này đã thể hiện trên cuộc đời và con người của thánh Phanxicô. Ngài đã hiểu, đã cảm nếm, và đã sống mầu nhiệm Thánh Giá ấy bằng một tình yêu cháy bỏng và thẳm sâu.
Hơn hai ngàn năm qua, người Kitô hữu, môn đệ của Chúa Kitô trong hành trình tiến về vĩnh cửu, không có con đường nào khác con đường thập giá. Nhưng con đường thập giá là con đường khó đi, gian khổ, khiến cho bao người phải ngập ngừng lui bước. Đúng vậy! nhưng qua cái chết của Chúa Giêsu, một luồng ánh sáng đã chiếu dọi vào từng nỗi khổ đau của con người và cho đau khổ một ý nghĩa mới: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2, 18). Thập Giá Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta. Từ nay thập giá không còn là một chướng ngại trong cuộc sống, nhưng là con đường tình yêu dẫn đến sự sống đích thực, nếu chúng ta dám hy sinh, chấp nhận mọi khổ đau trong cuộc sống với tâm tình yêu thương và vâng phục.
Trong hành trình đó, gương của thánh Phanxicô vẫn luôn soi đường chỉ lối cho chúng ta tiếp tục cuộc hành trình,với niền tin yêu hy vọng được trở nên thủy chung với mối tình thập giá Chúa Kitô.
Lạy thánh Phanxicô, xin ngài ghi sâu trong lòng chúng con những nỗi thống khổ của Chúa Giê-su, đặt vào trong sâu thăm con tim chúng con tình yếu nóng bỏng và ngọt ngài của Đức Kitô, để giúp chúng con yêu mến Ngài hơn, dâng hiến đời sống chúng con cho Ngài và để chúng con được cùng Ngài và anh chị em chúng con dự phần vào tình yêu thập giá của Ngài.

Quang Huyền, OFM

Mục lục

THƯƠNG LẮM PHẬN XE ÔM !!!

Cách đây ít lâu, Bộ Y Tế đã làm cho những người kém may mắn “ngực lép – kém cân” không có điều kiện di chuyển trên con “ngựa sắt” thân thương của mình. Mới “phác thảo” quy định như vậy thôi thì nhân dân cả nước đồng loạt phản ánh cái quy định kỳ quặt ấy !


Cái quy định cấm xe ba bánh hoạt động đưa ra cũng đã lâu nhưng đến hẹn lại lên và lại chờ ! Vì lẽ xe ba bánh xem ra nó hữu ích cho những con hẻm nhỏ để ít là vận chuyển rác và vật liệu xây dựng khi có nhu cầu xây sửa nhà. Nhiều con hẻm nhỏ trong thành phố chật hẹp này chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy “oằn mình” mới qua nổi vậy thì mỗi khi vận chuyển rác và vật liệu xây dựng tính làm sao đây ? Đã cấm thì cấm hết và đã mở thì mở hết. Ngặt một nỗi là còn có quá nhiều con hẻm nhỏ nên cái lệnh cấm xe ba bánh đến nay vẫn còn nằm trên bàn giấy !
Lệnh vẫn là lệnh và thực tế không thể nào làm theo lệnh !
Sau Bộ Y Tế, giờ đến Bộ Giao Thông Vận tải gây “sốc” !
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra dự thảo : Lái xe ôm phải xin cấp phép hoạt động tại phường xã hoặc bến tàu, bến xe. Tài xế chỉ được đón khách trong khu vực quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính.
Kèm theo dự thảo đó, Bộ đưa ra thông tư Hướng dẫn thực hiện quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe máy, xe môtô 3 bánh để vận chuyển hành khách và hàng hóa của Bộ Giao thông Vận tải, người muốn làm nghề xe ôm phải có sức khỏe, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, có đơn tham gia vận tải hành khách hoặc hàng hóa gửi lên phường, xã, thị trấn hoặc bến tàu, bến xe, bến cảng... để đăng ký hành nghề và được các cơ quan này cho phép.
Tài xế xe ôm gửi đơn cho cơ quan có thẩm quyền và chờ trong vòng 2 ngày sẽ được cơ quan có thầm quyền phải xác nhận đơn cho lái xe. Tuy nhiên, hiệu lực của đơn chỉ trong vòng 1 năm đối với người có hộ khẩu thường trú, doanh nghiệp, hợp tác xã và 6 tháng đối với người có hộ khẩu tạm trú.
Bên cạnh đó, lái xe ôm chỉ được đứng đón khách tại các điểm đỗ mà cơ quan chức năng công bố. Trường hợp ở một điểm đỗ công cộng có từ hai đơn vị hoạt động trở lên thì cơ quan chức năng sẽ phân công khoanh vùng đón khách cho từng đơn vị.
Trên cơ sở quy mô từng địa bàn, xe ôm sẽ được tổ chức thành các tổ, đội hoặc do doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tổ chức theo hình thức tự quản hoặc xã hội hóa. Từng tổ, đội này sẽ phải sử dụng phù hiệu hoặc mũ, đồng phục do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn.

Kèm theo đó, giá cước không được vượt quá mức giá trần (nếu có) mà UBND thành phố, tỉnh quy định.


Dự thảo còn quy định chế tài xử phạt các trường hợp xe ôm vi phạm. Những đơn vị, cá nhân vi phạm ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị đình chỉ hoạt động ba tháng. Trường hợp tái phạm còn bị thu hồi giấy cho phép hành nghề và đình chỉ hoạt động một năm.

Xem qua dự thảo, chúng ta thấy hết sức buồn cười về cái dự thảo ấy !


Đọc xong cái dự thảo này mà cảm thấy mừng, mừng vì nhà mình may mắn ! Không may mắn như bao người khác, ông anh kế cam phận cảnh nghèo ít học phải chịu cực khổ với cái phận xe ôm. May mà vài năm nay ông anh tìm được công việc phân phối tôn, sắt cho bà chị họ ở đường Lý Thường Kiệt. Nếu không ông anh cũng phải chạy vạy đi đăng ký hành nghề xe ôm cho đúng luật đúng lệ !
Một anh tài xế xe ôm, nhận chở khách từ Củ Chi về Chợ Bến Thành. Bỗng nhiên có khách muốn về Hóc Môn, thật là hợp lý và tiện đường về nhà anh. Nếu anh thực hiện đúng thông tư, anh đón khách ở Chợ Bến Thành thì anh sẽ bị phạt hành chánh vì đã đón khách sai nơi quy định !
Nơi quy định của tài xế xe ôm là ở đâu ? Phải xây thêm hay dùng chung những trạm dừng của xe buýt chăng ?
Khách muốn đi từ nhà mình đến chợ Bến Thành phải đi bộ ra đến bến xe ôm đặt ở đâu đó theo quy định để được đến chợ Bến Thành chăng ? Nếu đón khách ngoài khu vực quy định thì tài xế
xe ôm lại bị phạt hành chánh !
Bao nhiêu cái nghịch lý mà người ta không thấy sao ?
Xe buýt, xe ta-xi to chần dần như thế mà người ta còn chưa quản lý nổi mà lại đòi quản lý luôn cả xe ôm. Thử hỏi người ta có quản lý được đội ngũ xe buýt và xe ta-xi chưa ? Nay lại bày ra quản lý xe ôm để làm rối thêm cái phận xe ôm nghèo !
Thật ra chẳng ai muốn sống với cái nghề xe ôm dầm mình sương gió đâu. Chẳng qua là vì hoàn cảnh ít học nên phải ôm cái nghề sương gió này thôi. Hay là chẳng qua về hưu nhưng kinh tế gia đình eo hẹp chiều chiều vác xe ra đường kiếm vài cuốc xe phụ thêm cơm cháo cho gia đình thôi. Chẳng lẽ cơ quan cho tạm nghỉ việc vài tháng đành chấp nhận đói sao ? Trong thời gian rảnh rỗi kiếm thêm chút cháo vác con xe ra chạy chẳng lẽ phải đi đăng ký hành nghề xe ôm sao ?
Chắc chắn một điều rằng những người ngồi nghĩ ra và viết cái quy định này chẳng bao giờ phải cầm con “ngựa sắt” của mình rong ruỗi trên đường phố vào những trưa hè nắng gắt hay những lúc trời mưa ngập lụt để kiếm miếng cơm manh áo lo cho gia đình. Họ chẳng bao giờ với những vất vả, nhọc nhằn của “kiếp xe ôm” thì làm sao họ có thể hiểu được hoàn cảnh để họ đưa ra quy định này quy định nọ.
Người nghèo muôn đời chịu phần thiệt về mình !
Người ta đã dí người nghèo đến tận cùng !
Chẳng ai muốn nghèo cả ! Chẳng qua là phận đời dun dủi để sống trong cảnh nghèo lam lũ bữa cơm bữa cháo đó thôi.
Đành cam chịu với phận nghèo nhưng nghèo rồi có được yên thân yên phận đâu ???

Anmai, CSsR

Mục lục



tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương