NHƯ MỘt lời mờI



tải về 440.48 Kb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

TU ĐỨC




TỈNH THỨC


Tỉnh thức", đó là lời khuyên quan trọng Chúa Giêsu đã nhắn gởi các môn đệ của Người (x. Mc 14,38).

 "Tỉnh thức", đó cũng là đức tính mục tử, mà tôi luôn học hỏi nơi Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ.

Ở đây, tôi chỉ xin được nói lên một chi tiết nổi bật về tinh thần tỉnh thức của Ngài. Chi tiết nổi bật đó là Ngài chọn những ưu tiên thích hợp trong nhiều tình hình phức tạp của Đất Nước và của Giáo Hội.

1/ Ưu tiên cho việc đào tạo và chọn lựa nhân sự


Trước hết là đào tạo các linh mục. Con đường đào tạo khá dài. 07 năm ở Tiểu chủng viện, 07 năm ở Đại chủng viện, 02 năm đi giúp xứ. Đạo đức, trí thức, tổ chức, đó là những mặt đào tạo. Đào tạo lâu, chọn lựa kỹ.

Số người được gọi lên chức linh mục thường rất ít. Số người còn lại sẽ sống ơn gọi giáo dân giữa đời với ý thức trách nhiệm cao. Cùng với việc đào tạo linh mục, Đức Cha Micae đã có kế hoạch đào tạo các thầy giảng chuyên việc dạy giáo lý.

Một chi tiết coi như nhỏ, nhưng lại rất lớn, đó là đào tạo và chọn những người để gánh trọng trách. Năm 1973, Đức Cha hỏi ý kiến các linh mục trong địa phận về những ai mà lương tâm các ngài xét là có thể làm giám mục. Bổ phiếu kín, nhưng công khai tuyên bố kết quả.

Sau cùng, hai vị đứng đầu danh sách được Toà Thánh trao trọng trách, một ở Xuân Lộc, một ở Long Xuyên.


2/ Ưu tiên cho việc phát triển giáo dục


Đức Cha Micae luôn cố gắng tham gia vào việc phát triển con người và đời sống con người.

Đặc biệt, Ngài đặt ưu tiên cho việc phát triển giáo dục.

Tại các giáo xứ, Ngài thường khuyên: Xây nhà trường, trước, xây nhà thờ sau. Cuối cùng mới xây nhà xứ.

Các trường học công giáo đã đem lại vô số lợi ích cho đồng bào, không phân biệt lương hay giáo.


3/ Ưu tiên cho việc nêu gương sáng


Xưa, Chúa Giêsu phán: "Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy" (Lc 9,23).

Lời Chúa phán trên đây được đáp ứng một cách sống động nơi Đức Cha Micae. Nếp sống khắc khổ, khắc kỷ của Đức Cha Nguyễn Khắc Ngữ là một gương sáng không cần bàn cãi.

Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được rõ nét, nơi nếp sống tự đào tạo mình của Đức Cha Micae với tinh thần kỷ luật thường xuyên.

Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được thực hiện quyết liệt, khi Đức Cha Micae khước từ mọi hình thức phô trương, lãng phí.

Với nếp sống khó nghèo, khiêm hạ, từ bỏ mình, Đức Cha Micae luôn là một chứng nhân cho những giá trị vô hình của Đức Kitô.

4/ Ưu tiên cho việc vâng phục thánh ý Chúa


Thánh ý Chúa được tỏ hiện nơi Phúc Âm, nơi bổn phận mỗi người, nơi những dấu chỉ thời đại trong lịch sử.

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã là một dấu chỉ được cắt nghĩa khác nhau. Đối với Đức Cha Micae, đó là một dấu chỉ của thánh ý Chúa. Nhìn nhận như vậy, Ngài đã thay đổi chương trình của Ngài. Ngài tự nguyện rút vào bóng tối, vẫn giữ nguyên vị, nhưng không giữ toàn quyền.

Ngài trao hầu hết quyền cho một người, mà Ngài biết là yếu đuối về mọi mặt. Còn Ngài thì sống âm thầm, nâng đỡ âm thầm, cố vấn âm thầm.

"Sao cho đúng nhưng đừng đụng" Đức Cha Micae khuyên tôi như vậy. Lời khuyên đó chứng tỏ tinh thần ôn hoà, tìm ổn định và phát triển Nước Trời với những sáng kiến của tinh thần yêu thương.

Khi tôi viết bài chia sẻ này, giáo phận Long Xuyên đã mừng kỷ niệm sinh  nhật thứ 100 của Đức Cha Micae.

Với tuổi 100, Đức Cha Micae vẫn minh mẫn, vẫn khoẻ mạnh.

Đôi mắt sáng, nét mặt thanh thản, nụ cười hồn nhiên, tay ít khi rời chuỗi tràng hạt Mân Côi.

Ngài vẫn là người cha canh thức cho đoàn chiên.

Xin hết lòng tạ ơn Chúa giàu lòng thương xót.

Xin tận tình biết ơn Đức Cha rất đáng kính yêu của chúng con.



ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

ĐTC Biển Đức 16 viếng thăm Phi châu

VATICAN. Sáng 17-3-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã lên đường viếng thăm Phi châu trong vòng 1 tuần lễ, với hai trạm dừng là Yaoundé thủ đô Camerun và Luanda, thủ đô Angola.


Cao điểm trong các hoạt động của ngài tại Camerun là thánh lễ lúc 10 giờ sáng ngày 19-3-2009, với các đại diện của lối 50 HĐGM Phi châu tại sân vận động Amadou Ahidjo, và trong dịp này ngài sẽ trao cho các vị Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 sẽ nhóm tại Roma từ ngày 4 đến 25-10 năm nay về chủ đề: ”Giáo Hội phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình. Các con là muối đất.. là ánh sáng thế gian”.
Sau Camerun, ĐTC sẽ viếng thăm Angola trong vòng 3 ngày rưỡi nhân dịp kỷ niệm 500 năm truyền giáo tại nước này.
Trên chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Alitalia, ĐTC đã gặp gỡ giới báo chí và trả lời 6 câu hỏi của các ký giả trong khoảng nửa giờ. Ngài đề cập đến nhiều điểm trọng yếu, chẳng hạn cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới các nước nghèo và tầm quan trọng của luân lý đạo đức để có một trật tự ngay chính trong kinh tế thế giới, Giáo Hội Phi châu, sức sinh động và các vấn đề của Giáo Hội này. ĐGH cũng nói về bệnh Aids và lập trường của Kitô giáo về tình yêu và về tính dục. Ngài nhấn mạnh rằng nạn dịch Aids không thể khắc phục bằng tiền bạc, hoặc bằng cách phân phát các túi cao su, trái lại nó càng làm gia tăng vấn đề. Cần có một thái độ nhân bản hợp luân lý và đúng đắn và đặc biệt quan tâm đến các bệnh nhân”.
Đầu buổi gặp gỡ, ĐGH mỉm cười và trả lời một câu hỏi về điều mà nhiều báo chí gọi là sự cô đơn của ngài. ĐGH nhắc đến bao nhiêu tiếp xúc hằng ngày của ngài với các cộng sự viên và bao nhiêu người khác, mà ngài tiếp kiến.
Đón tiếp tại Camerun
Sau gần 6 giờ bay, vượt qua hơn 4.200 cây số, máy bay chở ĐTC, đoàn tùy tùng gồm 30 vị và 70 ký giả quốc tế đã tới phi trường Yaoundé lúc gần 4 giờ chiều. Tại đây đã diễn ra nghi thức đón tiếp với đông đảo quan khách đạo đời, và 31 GM địa phương.
Tổng thống Paul Biya cùng với phu nhân với Đức TGM sở tại và ĐHY Tumi và các vị lãnh đạo trong chính quyền đón tiếp ĐTC tận chân thang máy bay.
Trong bài đáp từ, sau khi chào thăm và cám ơn tổng thống, chính quyền và giáo quyền, ĐTC cho biết ngài đến thăm Camerun như một mục tử, “củng cố các anh chị em tôi trong đức tin”. ĐTC nói thêm rằng: ”Chính tại Yaoundé này vào năm 1995, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã công bố Tông Huấn hậu thượng HĐGM, ”Giáo Hội tại Phi châu”, thành quả Thượng HĐGM Phi châu kỳ I, diễn ra tại Roma năm 1994 trước đó. Dịp kỷ niệm 10 năm biến cố ấy đã được cử hành trọng thể tại thành phố này. Nay tôi đến đây để trình bày Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 sẽ tiến hành tại Roma vào tháng 10 tới đây. Cac nghị phụ sẽ cùng nhau suy tư về đề tài: ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hòa giải, công bình và xã hội.. Các con là muối đất.. Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,13-14). Sau gần 10 năm của Ngàn năm mới này, thời điểm ân phúc này là lời kêu gọi tất cả các GM, LM, tu sĩ và giáo dân của Phi châu hãy tái hiến thân cho sứ mạng của Giáo Hội mang lại hy vọng cho tâm hồn dân chúng tại Phi châu, và qua đó cho các dân tộc toàn thế giới.”
”Dù giữa những đau khổ lớn lao, sứ điệp Kitô vẫn luôn mang theo hy vọng. Cuộc sống của thánh nữ Josephine Bakhita là một tấm gương sáng ngời về sự biến đổi mà cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống có thể mang lại trong một tình trạng rất đau khổ và bất công. Đứng trước đau đớn và bạo lực, nghèo đói, tham nhũng và lạm dụng quyền thế, tín hữu Kitô không bao giờ có thể ngồi im trong yên lặng. Sứ điệp cứu độ của Tin Mừng đòi phải được mạnh mẽ công bố rõ ràng, để ánh sáng của Chúa Kitô có thể chiếu sáng trong tăm tối của đời sống con người. Tại Phi châu này cũng như tại bao nhiêu nơi khác trên thế giới, vô số người đang khao khát được nghe một lời hy vọng và an ủi. Những cuộc xung đột địa phương làm cho hàng ngàn người vô gia cư và túng thiếu, trẻ mồ côi và góa phụ. Tại một đại lục, trong quá khứ đã thấy bao nhiêu người dân của mình bị bắt cóc tàn bạo và đưa ra hải ngoại để làm việc như nô lệ, nạn buôn bán người, nhất là các phụ nữ và trẻ em vô phương tự tệ, nay đã trở thành một hình thức nô lệ mới. Trong một thời đại thiếu lương thực trên thế giới, xáo trộn về tài chánh, và khí hậu bị chao đảo, Phi châu đang phải chịu đau khổ thái quá: càng ngày càng có nhiều người dân đại lục này lâm vào nạn nghèo đói, bệnh tật. Họ đang lớn tiếng kêu cầu hòa giải, công lý và hòa bình, và đây chính là điều mà Giáo Hội mang lại cho họ. Không phải là những hình thức mới của sự áp bức kinh tế hoặc chính trị nhưng là tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa (cf Rm 8,21). Không phải là sự áp đặt những kiểu mẫu văn hóa không đếm xỉa gì tới sự sống của những thai nhi chưa sinh ra, nhưng là nước tinh tuyền cứu độ của Tin Mừng sự sống. Không ưa thích sự cạnh tranh giữa các chủng tộc hoặc tôn giáo, nhưng là sự ngay chính, hòa bình và niềm vui của Nước Thiên Chúa được Đức Phaolô 6 mô tả một cách rất thích hợp là ”nền văn minh tình thương” (Xc Sứ điệp buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 1970).
ĐTC ghi nhận rằng: ”Camerun thực là miền đất hy vọng đối với nhiều người tại Trung Phi. Hàng ngàn người tị nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá đã được tiếp đón tại đây. Đó là một miền đất sống, với một chính phủ tuyên bố rõ ràng bênh vực quyền của các hài nhi chưa sinh ra. Đó là một miền đất hòa bình: khi giải quyết bằng đối thoại cuộc tranh chấp tại bán đảo Bakassi, Camerun và Nigeria đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng một nền ngoại giao kiên nhẫn có thể mang lại thành quả. Đây cũng là miền đất của người trẻ, được chúc phúc nhờ dân chúng trẻ trung đầy sức sống và nóng lòng muốn xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình hơn. Đất nước này được mô tả là ”Phi châu thu hẹp”, là quê hương của hơn 200 nhóm chủng tộc sống hòa hợp với nhau”.
Sau nghi thức tiếp đón tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ thần Tòa Thánh ở trung tâm thủ đô, cách đó gần 30 cây số. Dọc đường có đông đảo tín hữu và dân chúng tiếp đón.
Ngày thứ hai chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại Camerun
Thứ tư 18-3-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ có hai sinh hoạt chính: ban sáng Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Camerun và ban chiều ngài chủ sự buổi hát Kinh Chiều với các Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ, các chủng sinh, phó tế, và các phong trào giáo dân trong vương cung thánh đường Đức Maria Nữ Vương các Tông Đồ trong thủ đô Yaounde.
Ban sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Lúc 9 giờ 45 Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần đến Dinh Hiệp Nhất cách đó 4 cây số để thăm xã giao tổng thống Paul Biya. Tổng thống Paul Biya sinh năm 1933. Sau khi đậu tiến sĩ về khoa Liên Lạc quốc tế tại Học viện khoa học chính trị Paris năm 1961 ông Biya tham gia chính trị dưới thời tổng thống Ahmadou Ahidjo và năm 1975 trở thành Thủ tướng. Sau khi tổng thống Ahidjo từ nhiệm hồi năm 1982 ông Biya đã lên thay thế và cai trị Camerun từ đó đến nay. Năm 2004 tổng thống Biya đã tái nhiệm thêm 7 năm nữa.
Tổng thống Biya đã ra đón Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng tại cửa dinh và hội kiến riêng với Đức Thánh Cha trong văn phòng làm việc. Trong khi đó thì Đức Hồng Y Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng hội kiến với Thủ tướng Camerun. Sau đó tổng thống đã giới thiệu phu nhân Chantal và ba con và chụp hình lưu niệm với Đức Thánh Cha, rồi sang phòng của các Đại Sứ để trao đổi qùa tặng.
Sau khi từ giã tổng thống Đức Thánh Cha đã tới nhà thờ Chúa Kitô Vua trong khu phố Tsinga cách đó 2 cây số rưỡi, để gặp gỡ 31 Giám Mục Camerun. Cha sở đã đón Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Yaounde tại cửa nhà thờ. Đức Thánh Cha đã qùy chầu Mình Thánh Chúa một lúc trước khi bắt đầu cuộc gặp gỡ.
Đức Cha Simon Victor Tonyé Bakot, Tổng Giám Mục Yaounde, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Camerun đã chào mừng Đức Thánh Cha.
Đáp lời Đức Cha Bakot Đức Thánh Cha tái bầy tỏ niềm vui được đến viếng thăm Phi châu và trao tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II cho các Giám Muc. Qua các vị ngài gửi lời chào thăm tới tất cả mọi thành phần dân Chúa Camerun. Năm thánh Phaolô là dịp đặc biệt giúp nhắc lại sự khẩn thiết của công tác rao truyền Tin Mừng cho tất cả mọi người. Sứ mệnh Giáo Hội đã nhận lãnh từ Chúa Kitô đó phải là một ưu tiên, vì còn có rất nhiều người chờ đợi sứ điệp hy vọng và yêu thương giúp họ hiểu biết ”sự tự do và vinh quang của con cái Thiên Chúa” (Rm 8,21). Vì truyền giáo là bản chất của Giáo Hội nên mọi Kitô hữu đều phải là thừa sai, và các cộng đoàn giáo phận có nhiệm vụ làm chứng cho Tin Mừng của Chúa (AG 6). Rao giảng lòng tin và loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của Giám Mục, làm sao để có thể nói được như thánh Phaolô: ”Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9,16). Giáo dân cần đến lời của Giám Mục là giáo lý viên tuyệt vời để củng cố và thanh tẩy lòng tin của họ. Đề cập tới một số phương thức giúp chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng và trả lời cho nhiều thách đố của cuộc sống ngày nay Đức Thánh Cha nói:
”Để chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng và trả lời cho nhiều thách đố của cuộc sống thế giới ngày nay, ngoài các cuộc gặp gỡ cần thiết trên bình diện cơ cấu cần phải có sự hiệp thông sâu xa giữa các Chủ Chăn của Giáo Hội. Phẩm chất các công việc làm của Hội Đồng Giám Mục, phản ánh cuộc sống của Giáo Hội và xã hội Camerun, cho phép cùng nhau tìm ra các câu trả lời cho nhiều thách đố mà Giáo Hội phải đương đầu. Qua các thư mục vụ các Giám Mục đưa ra các chỉ dẫn chung hướng dẫn tín hữu trong cuộc sống giáo hội và xã hội”.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt khích lệ sự cộng tác giữa các giáo phận, liên đới chia sẻ nhân lực cho nhau để cho việc loan báo Tin Mừng không bị thiệt thòi vì cảnh thiếu các linh mục. Tình liên đới đó cũng cần được trải dài ra tới các Giáo Hội địa phương khác, đặc biệt là các Giáo Hội của đại lục Phi châu, làm sao để các cộng đoàn thực sự là cộng đoàn truyền giáo.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ các Giám Mục duy trì liên lạc và hiệp thông thân tình với các linh mục, là các cộng sự viên không thể thay thế được của các vị. Phẩm chất liên hệ đó rất quan trọng. Nếu các linh mục nhận thấy nơi Giám Mục người cha và người anh em, yêu thương họ, lắng nghe họ và ủi an họ trong các thử thách, và đặc biệt chú ý tới các nhu cầu nhân bản và vật chất của họ, thì họ được khích lệ chu toàn chức thừa tác với tất cả tâm lòng và sự trung thành tận tụy. Lời nói và gương sống của các Giám Mục sẽ gợi hứng cho các linh mục biến đời sống thiếng liêng và bí tích thành trung tâm điểm đời thừa tác, khám phá ra và sống sâu đậm hơn cuộc sống chủ chăn như là người của cầu nguyện.
Để có các linh mục như thế các Giám Mục cần săn sóc mục vụ ơn gọi, trước hết qua việc tuyển chọn và huấn luyện các vị đào tạo và các cha linh hướng, để các vị hiểu biết tường tận các ứng sinh và cung cấp cho các chủng sinh một nền giáo dục nhân bản, tinh thần và mục vụ vững chắc, giúp họ có đầu óc quân bình và chuẩn bị sống đời linh mục. Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ vui mừng và cảm tạ Chúa về phần đóng góp tích cực quan trọng của các dòng tu nam nữ trong công tác rao truyền Tin Mừng tại Phi châu cũng như của biết bao nhiêu giáo lý viên. Ngài đặc biệt cám ơn các giáo lý viên như sau:
”Tôi cám ơn các anh chị em giáo lý viên vì lòng quảng đại và trung thành phục vụ Giáo Hội của họ. Qua công việc của họ việc hội nhập lòng tin vào nền văn hóa đang được hiện thực. Vì thế việc đào tạo nhân bản, tinh thần và giáo lý cho họ là điều không thể thiếu. Sự trợ giúp vật chất luân lý và tinh thần, mà họ nhận được từ các chủ chăn, rất quan trọng, để giúp họ chu toàn sứ mệnh dấn thân loan báo lòng tin và làm cho nó lớn lên”.
Trong diễn văn Đức Thánh Cha cũng đề cập đến các khó khăn mà gia đình truyền thống Phi châu gặp phải trong xã hội tục hóa ngày nay. Vì thế cần phải đẩy mạnh mục vụ gia đình và thăng tiến việc hiểu biết bản chất, phẫm giá và vai trò của hôn nhân như sự kết hiệp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ.
Ngài cũng nêu bật tầm quan trọng của các buổi cử hành phụng vụ. Chúng chiếm chỗ quan trọng trong sinh hoạt của các cộng đoàn và tại Phi châu thường được cử hành trong bầu khí lễ hội tươi vui diễn tả lòng sốt sắng của tín hữu hạnh phúc vì được cùng nhau sống như là Giáo Hội. Đức Thánh Cha cầu mong các buổi cử hành phụng vụ giúp phát huy đối thoại và hiệp thông.
Có một điểm khác nữa trong diễn văn của Đức Thánh Cha: đó là hiện tượng các giáo phái và phong trào tôn giáo khác lan tràn cùng với chủ thuyết duy tương đối. Do đó cần phải gia tăng việc đào tạo giới trẻ trong các môi trường đại học và trí thức. Ngài cầu mong Học Viện Công Giáo Yaounde và các cơ cấu giáo dục khác của Giáo Hội thành công trong việc giúp người trẻ hiểu biết sâu xa hơn các kho tàng của lòng tin công giáo. Rồi Đức Thánh Cha ca ngợi các hội đoàn và phong trào giáo dân Camerun như sau:
”Tôi vui mừng khi biết rằng tại đất nước của anh em các giáo dân càng ngày càng dấn thân trong cuộc sống giáo hội và xã hội. Các hiệp hội giáo dân nẩy nở nhiều trong các giáo phận của anh em. Chúng là dấu chỉ hoạt động của Chúa Thánh Thần giữa tâm lòng tín hữu, và góp phần vào công tác rao giảng Tin Mừng. Tôi đặc biệt đề cao và khích lệ sự tham dự tích cực của các hiệp hội phụ nữ trong các lãnh vực khác nhau của Giáo Hội, chứng minh cho thấy ý thức thực sự về phẩm giá của nữ giới và ơn gọi đặc thù của họ trong cộng đoàn giáo hội và giữa lòng xã hội. Vì thế tôi khích lệ anh em tiếp tục các nỗ lực để cống hiến cho họ một việc đào tạo Kitô vững chắc, giúp họ chu toàn trọn vẹn nhiệm vụ linh hoạt Kitô thuộc trật tự trần thế: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, là một nét đặc thù của ơn gọi giáo dân” (Ecclesia in Africa s. 75).
Sau cùng, Đức Thánh Cha trở lại vấn đề xã hội của thế giới toàn cầu và nói: Trong ngữ cảnh toàn cầu hiện nay Giáo Hội đặc biệt chú ý đến các người cần được giúp đỡ nhất. Sứ mệnh của Giám Mục là dấn thân bảo vệ quyền lợi của người nghèo, thăng tiến và khích lệ việc thực thi bác ái, diễn tả tình yêu thương của Chúa đối với những người bé mọn. Qua đó các tín hữu được dẫn đưa tới chỗ nhận thức một cách cụ thể rằng Giáo Hội là gia đình đích thật của Thiên Chúa, hiệp nhất trong tình yêu huynh đệ, và loại trừ mọi khuynh hướng duy chủng tộc và duy riêng biệt qúa đáng, và như thế góp phần vào việc hòa giải và cộng tác giữa các chủng tộc để mưu cầu công ích. Đàng khác, qua giáo huấn xã hội của mình Giáo Hội muốn thức tỉnh niềm hy vọng trong con tim của những người bị loại trừ. Đây cũng là bổn phận của các Kitô hữu, đặc biệt các anh chị em giáo dân có trách nhiệm xã hội, kinh tế, chính trị để cho mình được giáo huấn xã hội của Giáo Hội hướng dẫn, hầu góp phần xậy dựng một thế giới công bằng hơn trong đó mỗi người có thể sống một cách xứng đáng”.
Đức Thánh Cha rời nhà thờ Chúa Kitô Vua sau 12 giờ trưa để trở về Tòa Sứ Thần. Tại đây ngài dùng bữa trưa với các Giám Mục Camerun và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đi chủ sự buổi hát Kinh Chiều tại Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ Vương các Tông Đồ.
Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để đi xe đến vương cung thánh đường Đức Maria Nữ Vương các Tông Đồ cách đó 11 cây số.
Nhà thờ này được xây trên khu đất của nhà thờ chính tòa cũ của thủ đô Yaounde. Nhà thờ chính tòa cũ được xây hồi năm 1927 và được dâng kính Chúa Thánh Thần. Nhưng vào năm 1980 nhà thờ bắt đầu hư hại nhiều và có nguy cơ bị sập nên Đức Cha Jean Zoa Tổng Giám Mục hồi đó đã quyết định xây nhà thờ chính tòa mới, để chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm các thừa sai Palottini thánh hiến nước Camerun cho Nữ Vương các Tông Đồ tại Marienburg. Năm 1901 các thừa sai Palottini đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng từ ngọn đồi Mvolyé này vì thế giáo xứ này trở thành mẹ của Giáo Hội Camerun.
Nhà thờ chính tòa mới được khởi sự xây năm 1990, có kiểu kiến trúc tân thời sử dụng các chất liệu thiên nhiên và có các biểu tượng đặc thù Phi châu. Bên trong nhà thờ có đủ chỗ cho 3.500 tín hữu. Mặt tiền nhà thờ quay ra quảng trường Thánh Maria có thể chứa được 20.000 người. Bên ngoài nhà thờ có 6 phông ten nước và 6 bức tranh bằng sứ diễn tả các bí tích và lộ trình phụng vụ hành hương.
Trong Năm Thánh Phaolô nhà thờ chính tòa tổ chức một loạt các cuộc hành hương khởi sự từ tháng 10 năm 2008 cho các phong trào và các nhóm khác nhau: tháng 3 năm 2009 cho phong trào Công Giáo Tiến Hành, tháng 4 cho các giáo lý viên, tháng 5 cho các hiệp hội Đức Mẹ. Các hội đoàn này sẽ cử hành lễ Đức Maria Nữ Vương các Tông Đồ ngày mùng 2 tháng 5 tởi đây. Và tháng 6 năm 2009 kết thúc Năm Thánh Phaolô.
Kinh chiều trọng thể kính thánh Giuse đã được cử hành bằng tiếng Pháp và tiếng Latinh và kết thúc với bài thánh ca bằng tiếng Ewondo. Tham dự buổi hát kinh chiều cũng có tổng thống, phu nhân và ba con cùng nhiều giới chức chính quyền. Tổng thống và quan khách đã tới trước 20 phút. Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha ca đoàn nhà thờ chính tòa đã hát thánh ca Latinh ”Kính chào Mẹ của lòng xót thương”. Hai bên đường tới nhà thờ chính tòa đã có đông tín hữu và dân chúng cầm cờ Tòa Thánh và cờ Camerun vẫy chào khi xe chơ Đức Thánh Cha đi ngang qua. Khi Đức Thánh Cha đến ca đoàn đã cử bài ”Con là Đá”.
Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Yaounde, là lời chào của một Linh Mục, đại diện hàng giáo sĩ, một nữ tu đại diện các tu sĩ, và một nam giáo dân đại diện cho các phong trào giáo dân.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, Đức Thánh Cha đặc biệt nêu cao tấm gương của thánh Giuse làm cha trong tinh thần phục vụ và nhận định rằng: ”Làm cha, trước tiên có nghĩa là phục vụ sự sống và sự tăng trưởng. Theo nghĩa đó, thánh Giuse chứng tỏ lòng nhiệt thành tận tụy của Người. Vì Chúa Kitô, Người đã chịu bách hại, chịu cảnh tha hương và cảnh nghèo từ đó mà ra. Người phải lập cư tại một nơi khác với làng của mình. Phần thưởng duy nhất của thánh nhân là được ở với Chúa Kitô”.
Theo mẫu gương ấy, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục sống trọn chức vụ làm cha trong các công tác thường nhật của sứ vụ. Như Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân đã dạy: ”Như những người cha của các tín hữu trong Chúa Kitô, các linh mục phải chăm sóc các tín hữu mà họ đã sinh ra một cách thiêng liêng nhờ bí tích rửa tội và việc giáo dục” (n.28).
Để chu toàn nghĩa vụ đó, Đức Thánh Cha khích lệ các linh mục hãy sống kết hiệp với Chúa Giêsu và nói rằng: ”Quan hệ bản thân của chúng ta với Chúa Giêsu là điều cấu thành cách thức mà chúng ta muốn sống cuộc đời linh mục. Chúa đã gọi chúng ta là bạn hữu vì mọi sự Ngài học được từ nơi Chúa Cha, Ngài cũng tỏ cho chúng ta biết” (cf Ga 15,15). Khi sống trọn quan hệ sâu xa với Chúa Kitô anh em sẽ khám phá tự do đích thực và niềm vui sâu xa. Chức linh mục thừa tác bao hàm quan hệ sâu xa với Chúa Kitô Đấng tự hiến cho chúng ta trong Thánh Thể. Hãy để việc cử hành Thánh Lễ thực sự là trung tâm đời sống linh mục của anh em, như thế Thánh Lễ sẽ là trung tâm sứ mạng Giáo Hội của anh em”.
Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở các Linh Mục Camerun hãy tín nhiệm nơi Giám mục bản quyền, hiệp nhất với hàng linh mục trong tinh thần huynh đệ. ”Nhờ thái độ đó cũng như sự nâng đỡ của các tín hữu, anh em có thể trung thành đáp lại tiếng Chúa gọi, cũng như Chúa đã gọi thánh Giuse coi sóc Mẹ Maria và Hài đồng Giêsu. Anh em linh mục thân mến, ước gì anh em luôn trung thành với những lời hứa anh em đã tuyên thệ trước Giám mục và toàn thể cộng đoàn.”
Với các nữ tu nam nữ và những người dấn thân trong các phong trào của Giáo Hội, Đức Thánh Cha cũng khuyên nhủ họ hãy nhìn lên thánh Giuse và noi gương thánh nhân. Thánh Giuse đã nhận đưa Đức Maria về nhà mình, và chào đón mầu nhiệm nơi Đức Maria và mầu nhiệm của chính Đức Maria. Người yêu thương Đức Maria với tất cả sự tôn trọng, vốn là dấu hiệu của mọi tình yêu chân thực. Thánh Giuse dạy chúng ta rằng có thể yêu thương mà không chiếm hữu. Khi chiêm ngưỡng thánh Giuse, mọi người nam nữ đều có thể cảm nghiệm được sự chữa lành các vết thương cảm xúc, nhờ ơn Chúa, nếu họ biết chấp nhận kế hoạch mà Thiên Chúa thực hiện nơi những người gần gũi với mình, cũng như Thánh Giêsu đi vào công trình cứu chuộc qua Mẹ Maria và như kết quả của những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ.”
Đức Thánh Cha cũng khích lệ các tu sĩ nam nữ ”trung thành không chút dè dặt với những lời cam kết, để trở thành những mầm sống trong Giáo Hội, tăng trưởng trong việc phục vụ Nước Chúa. Bất kỳ lúc nào, và nhất là khi lòng trung thành của anh chị em bị thử thách, thánh Giuse nhắc nhở cho anh chị em ý nghĩa và giá trị những lời cam kết. Đời sống thánh hiến là sự quyết liệt bắt chước Chúa Kitô. Vì thế, cần làm sao để lối sống của anh chị em diễn tả chính xác điều làm cho anh chị em sống và cũng cần để hoạt động của anh chị em không che dấu căn tính sâu xa của mình”.
Về điểm này, Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương của cha Simon Mpeke, quen gọi là Baba Simon, như thừa sai đi chân không, đã dành trọn sức lực để phục vụ trong tinh thần khiêm tốn vị tha, nhắm cứu giúp các linh hồn, không quản ngại lo âu và cơ cực để phục vụ anh chị em mình.
Sau cùng, với đại diện các cộng đồng Kitô khác hiện diện tại buổi hát kinh chiều, Đức Thánh Cha đề cao đời sống của thánh Giuse trong sự vâng phục Lời Chúa: đó là dấu chỉ hùng hồn đối với mọi môn đệ của Chúa Giêsu khao khát sự hiệp nhất của Giáo Hội. Ngài nói: ”Gương của Thánh Giuse kích thích chúng ta hiểu rằng chỉ khi nào hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa, con người mới trở thành một người thợ hiệu năng, thi hành ý định của Thiên Chúa, Đấng muốn tụ họp tất cả mọi người thành một gia đình duy nhất, một cộng đoàn, một Hội Thánh duy nhất”.
Sau khi ban phép lành tòa thánh và chào tạm biệt mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần đễ dùng bữa tối kết thúc ngày thứ 2 chuyến viếng thăm Camerun.
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ trao Tài Liệu Thượng HĐGM Phi châu
YAOUNDÉ. Sáng 19-3-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Sân bóng đá ở thủ đô Yaoundé, để trao tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 cho đại diện hàng GM tại 52 nước Phi châu.
Tham dự thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại đây có hơn 60 ngàn tín hữu. Hàng ngàn người dự lễ từ bên ngoài vì bên trong không đủ chỗ. Đồng tế với ĐTC còn có hàng trăm HY và GM Phi châu, hàng trăm LM khác trên một lễ đài rộng 1 ngàn mét vuông.
Tổng thống Paul Biya, phu nhân và các giới chức chính quyền cũng tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, ĐTC nêu bật tấm gương tín thác của Thánh Giuse nơi Thiên Chúa và trung thành với những lời của Chúa được truyền qua sứ thần. ”Trong lịch sử, thánh Giuse là người đã chứng tỏ hùng hồn nhất lời tín thác nơi Thiên Chúa, dù đứng trước một lời loan báo đầy kinh ngạc”. Từ đó ĐTC nhắn nhủ các bậc cha mẹ hãy tín thác nơi Thiên Chúa, đồng thời cảnh giác rằng:
”Trong một thời đại có quá nhiều người không do dự tìm cách áp đặt chế độ độc đoán của chủ nghĩa duy vật, ít quan tâm tới những người túng thiếu nhất, anh chị em phải rất thận trọng. Phi châu nói chung, và Camerun nói riêng, sẽ bị lâm nguy nếu không nhìn nhận Đấng là Tác Giả đích thực của Sự Sống! Hỡi anh chị em tại Camerun và toàn Phi châu, anh chị em đã nhận được từ Thiên Chúa rất nhiều đức tính nhân bản, hãy chăm sóc linh hồn mình! Đừng để mình bị thu hút vì những ảo ảnh ích kỷ và những lý tưởng giả dối! Hãy tiếp tục tin tưởng nơi Thiên Chúa là Cha, là Con và Thánh Thần - chỉ mình Ngài mới thực sự yêu thương anh chị em trong cách thức anh chị em mong muốn được yêu thương, chỉ mình Chúa mới có thể làm cho anh chị em được mãn nguyện và mang lại sự ổn định trong đời sống anh chị em.”
ĐTC nói thêm rằng: ”Cũng như tại các đại lục khác, gia đình ngày nay tại đất nước anh chị em và toàn Phi châu, đang trải qua một thời kỳ khó khăn; nhưng lòng trung thành với Thiên Chúa sẽ giúp anh chị em lướt thắng. Một số giá trị của đời sống truyền thống bị đảo lộn. Những quan hệ giữa các thế hệ bị biến đổi đến độ không còn hỗ trợ việc thông truyền kiến thức được thu thập và gia sản khôn ngoan nữa. Quá nhiều khi chúng ta chứng kiến tình trạng di cư từ miền quê chưa từng có trong lịch sử con người. Phẩm chất của gia đình bị thương tổn sâu xa vì hiện tượng đó. Những người trẻ bị mất gốc và mong manh thường không kiếm được công ăn việc làm tốt đẹp, họ tìm cách chữa trị những nỗi đau đớn của mình bằng những thiên đàng phù du nhân tạo mà chúng ta biết không bao giờ bảo đảm cho con người hạnh phúc sâu xa và lâu bền.”
Cuối thánh lễ, Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM, đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và đại diện hàng GM Phi châu chúc mừng ĐTC nhân lễ bổn mạng của ngài. Và trước khi trao Tài liệu làm việc cho các vị Chủ tịch HĐGM Quốc gia và các miền của Phi châu, ĐTC còn nói rằng: ”Tài liệu này là kết quả suy tư của anh em từ những khía cạnh quan trọng của tình trạng Giáo Hội và xã hội tại các đất nước nguyên quán của anh em. Tài liệu này phản ánh sức sinh động mạnh mẽ của Giáo Hội tại Phi châu, nhưng cũng phản ánh những thách đố mà Thượng HĐGM sẽ phải cứu xét.. Tôi nồng nhiệt mong ước rằng công việc của Thượng HĐGM này sẽ góp phần làm tăng trưởng niềm hy vọng cho các dân tộc anh em và cho toàn Phi châu, góp phần mang lại một đà tiến Tin Mừng và thừa sai mới mẻ cho các Giáo Hội địa phương của anh em trong việc phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình.”

Trong ngày 19-3-2009, ĐTC còn gặp 22 đại diện các cộng đoàn Hồi giáo, đã viếng thăm Trung Tâm quốc gia phục hồi người khuyết tật mang tên ĐHY Paul Emil Leger, và gặp gỡ thế giới đau khổ tại trung tâm này. Sau cùng, ĐTC đã gặp và dùng bữa tối với 12 HY GM thành viên Hội đồng đặc biệt của Thượng HĐGM Phi châu.


Đức Thánh Cha viếng thăm Angola
LUANDA. Sáng 20-3-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã rời thủ đô Yaoundé của Camerun, sang viếng thăm Angola, chặng thứ 2 trong cuộc viếng thăm thứ 11 của ngài tại hải ngoại.
Angola được chọn trong lộ trình vì đang kỷ niệm 500 năm truyền giáo tại đây. Đến nơi vào lúc quá trưa, ĐTC đã viếng thăm tổng thống nước này và gặp gỡ chính quyền dân sự cùng với ngoại giao đoàn, trước khi gặp HĐGM Angola tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh và dùng bữa tối với các vị. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Angola rộng gấp 3 lần Camerun, với gần 1 triệu 250 ngàn cây số vuông, gần 4 lần Việt Nam, nhưng dân số chỉ có 15 triệu người, tương đương với dân số Camerun.
Tin Mừng được các thừa sai người Bồ đào nha truyền vào Angola cách đây 500 năm. Giáo Hội tại đây hiện có 8 triệu 600 ngàn tín hữu Công Giáo tương đương với 55,6% dân số, và gồm 18 giáo phận.
Angola là nước sản xuất nhiều dầu hỏa thứ hai tại Phi châu, sau Nigeria, và nay trở thành nước xuất khẩu nhiều dầu hỏa nhất tại đại lục này. Nhưng Angola cũng là một trong những người nghèo nhất thế giới. 70% người dân nước này sống với lợi tức chưa tới 1 mỹ kim mỗi ngày. Hơn một nửa dân số Angola không có công ăn việc làm, và trung bình người dân nước này sống chưa tới 38 tuổi. 17% dân Angola không biết chữ.
Tiếp đón
Sau hơn 2 giờ bay từ Camerun, máy bay chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đã đáp xuống phi trường quốc tế ”mùng 4 tháng 2” của thủ đô Luanda vào lúc 12 giờ 42 phút. Thành phố này có hơn 2 triệu 760 ngàn dân cư và giáo phận thủ đô có hơn 2 triệu 340 ngàn tín hữu Công Giáo.
Tổng thống José Dos Santos và phu nhân, cũng với các giới chức chính quyền và Đức TGM sở tại, Damião António Franklin, cũng là Chủ tịch HĐGM Angola, và các GM đã tiếp đón ĐTC tại chân thang máy bay.
Trong diễn văn đầu tiên tại Angola, ĐTC nói đến khát vọng hòa bình và cổ võ đối thoại. Ngài nói: ”Tôi đến từ một nước trong đó hòa bình và tình huynh đệ vẫn được tất cả mọi người dân đặc biệt quan tâm, nhất là những người, như tôi, đã từng phải trải qua chiến tranh và chia rẽ giữa những anh chị em cùng thuộc một quốc tộc, chỉ vì những ý thức hệ tàn hại và vô nhân đạo, những ý thức hệ đó, dưới cái vẻ giả tạo của những giấc mơ và ảo tượng, đã đặt nặng trên con người cái gông cùm áp bức. Vì thế, anh chị em có thể hiểu rằng tôi nhạy cảm dường nào đối với cuộc đối thoại giữa con người như phương thế để vượt tháng mọi hình thức xung đột và căng thẳng, cũng như để làm cho mọi quốc dân, như tổ quốc của anh chị em, thành một căn nhà hòa bình và huynh đệ. Để đạt tới mục đích đó, anh chị em cần kín múc từ gia sản tinh thần và văn hóa của mình những giá trị tốt đẹp nhất của Angola, gặp gỡ nhau không chút sợ hãi, chấp nhận chia sẻ những sự phong phú về tinh thần và vật chất để mưu ích cho tất cả mọi người”.
”Các bạn Angola thân mến, lãnh thổ của các bạn thật là giàu, quốc gia của các bạn thật là mạnh. Các bạn hãy dùng những đặc điểm này để cổ võ hòa bình và sự cảm thông giữa các dân tộc dựa trên căn bản liêm chính và bình đẳng, thăng tiến cho Phi châu một tương lai an bình và liên đới mà mọi người ao ước và có quyền được hưởng. Với mục đích ấy, tôi xin các bạn, đừng chiều theo luật của kẻ mạnh hơn! Bởi vì Thiên Chúa đã ban cho con người được bay bằng đôi cánh lý trí và đức tin, vượt lên trên những xu hướng tự nhiên của họ. Nếu các bạn bay lên với đôi cánh ấy, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra nơi tha nhân người anh em của mình, được sinh ra với cùng những quyền căn bản. Rất tiếc là trong biên giới Angola này, vẫn còn bao nhiêu người nghèo đang đòi hỏi sự tôn trọng các quyền của họ. Chúng ta cũng không thể quên bao nhiêu người dân Angola đang sống dưới mức nghèo đói cùng cực. Các bạn đừng để họ bị thất vọng!”
Gặp chính quyền và ngoại giao đoàn
Sau nghi thức tiếp đón tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ thần Tòa Thánh cách đó 5 cây số. Dân chúng tiếp đón ngài hai bên đường rất nồng nhiệt như trong một đại lễ, dù họ chờ đợi hàng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Rất nhiều người mặc áo T-Shirt có in hình ĐGH và họ vui mừng hô những câu ”ĐGH bạn, Angola ở với ngài”.
Ngài đến thăm Tổng thống Eduardo Dos Santos vào lúc 5 giờ chiều và gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn ngay tại phủ tổng thống.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nỗ lực tái thiết của chính quyền và nhân dân Angola và nói rằng: ”Các bạn thân mến, với một tâm hồn thanh liêm, đại đảm và từ bi, các bạn có thể biến đổi đại lục này, giải phóng dân tộc các bạn khỏi tệ nạn ham hố của cải, bạo lực và vô trật tự, hướng dẫn họ trên con đường được ghi những cột mốc không thể thiếu được đối với mọi nền dân chủ tân tiến, đó là tôn trọng và thăng tiến phẩm giá con người, một chính phủ minh bạch, một hệ thống pháp quan độc lập, một nền truyền thông tự do, một sự quản trị công cộng lương thiện, một hệ thống học đường và nhà thương tiến hành thích hợp, và quyết tâm bài trừ mọi hình thức tham nhũng, một quyết tâm ăn rễ sâu nơi sự hoán cải tâm hồn”.
Với các vị đại sứ, ĐTC khẳng định rằng ”sự phát triển kinh tế và xã hội tại Phi châu đòi phải có sự phối hợp giữa chính quyền quốc gia với những sáng kiến trong miền và với những quyết định quốc tế. Một sự phối hợp như thế đòi các nước Phi châu phải được coi không phải chỉ là những người tiếp nhận các kế hoạch và giải pháp do người khác đề ra. Chính người Phi châu, khi làm việc với nhau để mưu công ích cho cộng đoàn mình, cũng phải là những tác nhân đầu tiên của công việc phát triển chính mình. Về vấn đề này, càng ngày càng có những sáng kiến hữu hiệu đáng được hỗ trợ, trong đó có tổ chức Liên minh mới để phát triển Phi châu gọi tắt là Nepad, Hiệp ước về an ninh, ổn định và phát triển tại vùng Đại Hồ, v.v.
ĐTC nhắc nhở cộng đồng quốc tế nói chung cấp thiết phối hợp nỗ lực để đương đầu với sự thay đổi khí hậu, thực hiện trọn vẹn và chính đáng những cam kết về phát triển đã được đề ra tại Hội nghị Doha, và thực hiện lời hứa của các nước phát triển đã nhiều lần được lập đi lập lại sẽ dành 0,7% tổng sản lượng quốc gia để trợ giúp chính thức cho việc phát triển các nước nghèo. Sự trợ giúp này càng cần thiết hơn ngày nay vì cơn bão tố tài chánh hiện nay trên thế giới; mong ước rằng sự trợ giúp ấy không phải là một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới.
ĐTC kết thúc bài diễn văn với lời bênh vực gia đình và ngài nhận xét rằng ”như mọi người chúng ta đều biết, tại Angola này cũng có nhiều áp lực đè nặng trên các gia đình: những lo âu và tủi nhục do nạn nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, lưu đày, gây ra. Một điều đặc biệt gây kinh hoàng, đó là cái ách kỳ thị phụ nữ và trẻ nữ đang đè nặng trên nhiều người, không kể vô số những hành vi bạo lực và khai thác tình dục, gây tủi nhục và chấn thương cho nữ giới. Tôi cũng phải nói đến một lãnh vực gây lo âu rất nhiều, đó là chính sách của những người nhắm ảo tưởng gọi là ”xây dựng tòa nhà xã hội, nhưng đồng thời lại đe dọa chính nền móng của tòa nhà ấy. Thật là cay đắng thái độ của những người cổ võ phá thai như một biện pháp gọi là để săn sóc sức khỏe của người mẹ. Thật là điều lạ đời chủ trương của những người cho rằng hủy hoại sự sống là một vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ (Hiệp định Maputo, art. 14).
Theo RadioVatican

Mục lục




tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương