NHƯ MỘt lời mờI


Tổng Giáo Phận Hà Nội Mừng Lễ Thánh Cả Giuse



tải về 440.48 Kb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích440.48 Kb.
#19060
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Tổng Giáo Phận Hà Nội Mừng Lễ Thánh Cả Giuse

Hà Nội- Sáng 19/3, giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục từ nhiều nơi tấp nập đổ về khu vực Nhà thờ Chính Toà và Toà Tổng Giám Mục Hà Nội để mừng lễ Thánh Giuse - bổn mạng Giáo tỉnh và Tổng Giáo phận Hà Nội. Thánh lễ được cử hành long trọng vào lúc 10h do Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh và toàn thể linh mục đoàn trong Tổng Giáo phận


Nhà thờ Chính toà lại vang lên bài thánh ca trầm lắng, tha thiết như đã thành của riêng Hà Nội: “Khi nắng xuân về trên quê hương Việt Nam chúng tôi. Nơi nơi tưng bừng chào đón mừng lễ Thánh Giuse. Ví chính ngày này năm xưa các thầy truyền giáo đã đem Tin mừng cho chúng tôi…”.
Khoảng 9 h, trong tinh thần gia đình, Linh mục Đoàn Hà Nội đã mừng lễ Quan Thầy Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, tại phòng khánh tiết Toà Tổng Giám Mục.
Đức cha Lôrenxô Chu Văn Minh nói đây là cuộc tụ họp trong tinh thần vâng phục và yêu mến để chúc mừng Đức Tổng Giám Mục. Ngài cũng cầu chúc cho Đức Tổng Giám Mục, người chủ gia đình, dẫn đưa Tổng Giáo Phận vượt qua khó khăn thử thách.
Đức Tổng Giám Mục cảm ơn và mừng lễ toàn thể các linh mục, đặc biệt là các linh mục mang thánh hiệu Giuse. Ngài bày tỏ sự cảm động khi thấy Linh mục Đoàn hiện diện đông đủ, chứng tỏ sự hiệp nhất sâu xa trong Tổng Giáo Phận.
Ngỏ lời với các linh mục, Đức Tổng Giám Mục nói rằng: Thánh Giuse đã giúp Chúa Giêsu du hành từ trời xuống đất truyền giáo thành công, hy vọng dưới sự bảo trợ của Thánh Nhân công cuộc truyền giáo trong Tổng Giáo Phận sẽ tiếp tục phát triển.
Khoảng 10 h thánh lễ đồng tế trọng thể được cử hành ở Nhà thờ Chính Toà do Đức Tổng Giám Mục chủ sự, đồng tế có Đức cha Lôrenxô, Giám mục Phụ tá và các cha trong Linh mục Đoàn Hà Nội và các cha giáo sư Đại Chủng viện Hà Nội.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục gợi lại vai trò quan trọng của Thánh Cả Giuse đối với Giáo Hội Miền Bắc trong quá khứ và hiện tại, từ đó ngài mời gọi mọi người hiện diện tích cực truyền giáo, nhân dịp kỷ niệm 350 năm Toà Thánh thiết lập 2 giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và cử 2 đức giám mục coi sóc.
Ngài cũng mời gọi cầu nguyện cho Giáo tỉnh Hà Nội, cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, cho Đại Chủng viện Hà Nội, cho Dòng MTG Hà Nội, cho Giáo xứ Chính Toà Hà Nội và cho mọi người nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục cho thấy Thánh Cả Giuse là một con người vâng theo thánh ý Chúa, chấp nhận hoàn cảnh, luôn bình tĩnh, bình tâm, bình dân và bình an, vượt qua bóng tối tới ánh sáng, vượt qua thất bại tới thành công, góp phần làm thành công công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu.
Đức Tổng Giám Mục cũng mời gọi mọi người hiện diện noi gương Thánh Giuse, không sợ hãi trước những khó khăn nguy khốn, dám chấp nhận để Chúa dẫn đưa qua những ngả đường mình không ngờ tới và phó thác cuộc đời cho Thánh Giuse và cầu xin Người gìn giữ chúng ta an toàn.
Đức cha Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh, Đại diện các thành phần dân Chúa, chúc mừng Đức Tổng Giám Mục. Ngài nói “Thánh Giuse đã hoàn thành mọi công việc Chúa giao và Đức Tổng Giám Mục cũng đã kiên cường bảo vệ đức tin và giữ gìn Giáo Hội của Chúa vượt qua những cam go, thử thách”.
Ông đại diện giáo dân của Giáo xứ Chính Toà cũng chúc mừng Đức Tổng Giám Mục nhân ngày lễ Quan Thầy và cầu xin cho Đức Tổng Giám Mục “chu toàn sứ vụ mục tử, làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn, dẫn dắt Tổng Giáo Phận đạt được những ước nguyện bao ngày chờ mong”.
Đức Tổng Giám Mục đã rất cảm động khi thấy được Đức cha Phụ tá, các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân quây quần mừng lễ ngài. Một cách khiêm tốn, ngài nói ngài cũng cảm thấy mình bất xứng vì vậy xin mọi người hiện diện cầu nguyện cho ngài, để ngài được Chúa hướng dẫn, để Chúa có đánh thức ngài giữa đêm khuya thì ngài cũng chu toàn sứ vụ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Tổng Giám Mục chúc mừng lễ mọi người hiện diện, nhất là những người nhận thánh Giuse làm Quan Thầy. Ngài cũng nói lên sự vui mừng vì Tổng Giáo Phận đã nhận được ơn rất lớn lao mà Giáo hội hằng ngày cầu nguyện trong Thánh Lễ ấy là ơn hiệp nhất và bình an./.
Trần Ngọc Huấn

Mục lục


Lễ Chúc Phong Viện Phụ của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước, Bà Rịa

BÀ RỊA - Vào 9 giờ sáng ngày 19/3/09, lễ Thánh Giuse, lễ Chúc Phong Viện Phụ Tiên Khởi của Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước đã diễn ra trong bầu khí trang trọng đầy thần khí. Ngôi nguyện đường mới xây theo hình thánh gía, đầu tựa vào sườn núi, chân là cửa chính mở ra trước cảnh biển cả mênh mông. Dưới ánh nắng rực rỡ của đầu ngày, ngôi nguyện đường xinh xắn tầm vóc trung bình đã đầy ắp người tham dự khoảng 500, đa số là tu sĩ nam nữ địa phương, phần ít còn lại là giáo dân và một số khách hành hương. Bài ca nhập lễ với tiếng đàn và tiếng hát hùng tráng làm ngây ngất lòng người của khoảng trên 100 ca viên nam, gồm toàn các thầy sinh viên của Viện Thần Học Xitô ở Châu Sơn Đà Lạt và các thầy thuộc Đan Viện Thiên Phước.


Tiến vào thánh đường là một đoàn rước dài của gần 50 linh mục triều và dòng. Cuối cùng là Đức Cha Thomas Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục Địa Phận Bà Rịa, chủ sự buổi lễ. Mở đầu buổi lễ, Đức Cha nói đến 3 ý cầu nguyện trong thánh lễ: thứ nhất là cầu cho Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI vì thánh Giuse là quan thầy của Ngài. Nguyên tên là Joseph Ratzinger, thứ hai là cầu cho Tân Viện Phụ Maria Matthêu Nguyễn Bá Linh của Đan Viện Thiên Phước, và thứ ba là cầu cho hết mọi người có thánh Giuse làm bổn mạng, cách riêng là giới gia trưởng.
Sau Phúc Âm, Đức Cha Thomas Nguyễn Văn Trâm đã quảng diễn ý nghĩa về lễ Thánh Giuse một cách thật phong phú và sâu sắc. Ngài nói tới đức hạnh và vai trò quan trọng của Thánh Giuse. Đức Cha giải thích phần một về đức hạnh, thánh Giuse là Người Công Chính. Ngay trong trang đầu của phúc âm theo thánh Matthêu, Kinh Thánh đã cho ta một định nghĩa về con người của ngài bằng câu: “Ong Giuse người công chính” (Mt 1,19). Thánh Giuse không chỉ giữ sự công chính theo nghĩa của Cựu Ước là giữ trọn lề luật, công bình với mọi người và vô tội (St 18,23). Những người thông giáo và luật sĩ cho mình giữ trọn sự công chính đó, nhưng thực tế đó là sự công chính gỉa hình, che dấu một lương tâm suy đồi, chỉ biết giữ luật một cách máy móc hình thức, trong khi đó lại hay vi phạm công bình bác ái. Thánh Giuse giữ công chính theo nghĩa Tân Ước, cao siêu hơn nhiều (Mt 5,20tt) là “sự công chính của Nước Trời: khiêm nhường, thành thật, không gỉa hình, bác ái, không phô trương, đạo đức nội tâm, lương tâm trong sáng, siêu thoát của cải, cậy tin Đấng quan phòng…”. Trong phần thứ hai về vai trò quan trọng của Thánh Giuse, Đức Cha nhắc lại Tông huấn “Đấng Bảo vệ Chúa Cứu Thế” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Bằng một cách đặc thù và phi thường. Thánh Giuse đã trở thành người được ký thác mầu nhiệm “giấu kín tự muôn thuở trong Thiên Chúa” (Ep 3,9). Trong nhiệm vụ bảo vệ đời sống cho Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể cứu đời, Thánh Giuse quả đã được cộng tác vào việc gìn giữ mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa. Đức Cha kết thúc bài giảng bằng lời Thánh Thi trong Giờ Kinh Phụng vụ về lễ thánh Giuse như sau:
“Hỡi người thợ vô danh của xưởng mộc nghèo khó,

Xin ban no lành cho người lao động khắp cùng xứ sở.

Chúng con cần gương Ngài để thấy kho tàng trong giọt mồ hôi,

Thấy nụ cười trong từng giòng nước mắt,

Thấy Nước Trời trong lòng đất mẹ cằn khô

Thấy sáng tạo đi lên, tình người yêu thương và hiệp nhất

Thấy lớn lao trong từng nhỏ nhặt

Thấy vinh quang trong khổ nhục, ngài ơi.

Hỡi người thợ vô danh của xưởng mộc nghèo khó,

Xin cho những người đang xây dựng thế giới này



Thấy Ngài phục sinh, thấy Ngài phục sinh trong bàn tay của họ…”
Sau bài giảng Phúc Âm, là Nghi Lễ Chúc Phong Viện Phụ. Đức Cha sau khi nghe ý kiến của cộng đoàn, đã cùng với cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh và cầu nguyện cho Tân Viện Phụ. Lúc này Viện Phụ nằm phủ phục trên mặt đất cho đến hết kinh thì đứng dậy lãnh nhận các biểu hiệu của người Chủ Chăn: đó là tượng Thánh Giá đeo cổ, gậy, mũ và nhẫn, giống như của Đức Giám Mục. Sau cùng là hôn chúc bình an.
Chức Viện Phụ không phải là một thánh chức, nhưng là một chức vị lãnh đạo được Giáo Hội công nhận. Theo Tu Luật của Thánh Biễn Đức thì Viện Phụ chính là người Cha trong Đan Viện, vị thay mặt Chúa Kitô, có trách nhiệm trông coi đời sống thiêng liêng và vật chất của mọi người trong Đan Viện. Vì trách nhiệm coi sóc một đoàn chiên lớn lao gồm nhiều linh mục và tu sĩ. Có những Đan Viện thời xưa đông đúc, có đến mấy trăm người. Vì thế Hội Thánh đã ban đặc ân cho các vị Viện Phụ trong các Dan Viện được mặc bề ngoài như một đức Giám Mục, cũng có gậy, mũ, nhẫn để biểu lộ quyền bính và phẩm hạnh của một vị chủ chăn.
Tân Viện Phụ Maria Matthêu Nguyễn Bá Linh sinh ngày 13/5/1950 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, địa phận Vinh. Gia đình dời vào Nam, Chú bé Linh đã lớn lên trong những năm tiểu học tại Trường Phước An, Thị Nghè, Sài Gòn. Đến năm lên 12 tuổi, Chú Linh đã dâng mình cho Chúa trong Dòng Xitô Phước Sơn tại Thủ Đức, Sài Gòn, và học hết bậc Trung Học Phổ Thông tại trường của Dòng rồi vào Tập Viện. Ngày 15/8/1970.Thầy Linh được Khấn Dòng Lần Đầu. Đến 15/8/1975 được khấn Trọn Đời. Vì hoàn cảnh khó khăn chung, nên mãi 19 năm sau đến ngày 08/01/1994 Thầy Linh mới được thụ phong Linh Mục. Sau 10 năm phục vụ Dòng trong chức vụ Quản lý. Năm 2004 Cha Mattheu Linh được cộng đoàn cử đi du học tại Nước Pháp. Sau 4 năm dùi mài kinh sử, Cha đã lấy được bằng Cao Học về Thần Học Kinh Thánh. Học xong rồi, Cha Linh đi một vòng thăm viếng các đan viện ở Au Châu để quan sát và học hỏi lối sống hiện nay của các đan viện ấy ra sao. Đến cuối tháng 12/2008 Cha đã về nước, và đến đầu năm 2009 Cha đã được bầu làm Viện Phụ Tiên Khởi của Cộng Đoàn Xitô Thánh Mẫu Thiên Phước.
Ý nghĩa của biểu hiệu và câu châm ngôn của Viện Phụ được chính ngài giải nghĩa như sau: Cái biểu hiệu hình tam giác là cái núi sau lưng Đan Viện, những lằn nước biểu hiệu biển cả bao la trước mặt. Biển đây là biển ân sủng của Chúa. Còn núi đây là nơi ta nương tựa, trú ẩn như trong châm ngôn Ngài đã chọn: “Chúa là núi đá vững vàng, được ở bên Người tôi hằng ẩn thân” (TV 61,8)). Những ý nghĩa đó biểu lộ nơi Tân Viện Phụ tinh thần phó thác hoàn toàn trong Chúa, dẫn đến một nếp sống hồn nhiên, vững vàng.
Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước khai sinh từ năm 1968 là một mảnh đất nhỏ do Ông Trùm Tý tặng cho Nhà Dòng Đan Viện Phước Sơn Thủ Đức làm nơi nghỉ hè cho Đệ Tử Viện. Mãi đến năm 1975 mới có tu sĩ đến ở và trở thành Đan Viện (monastery). Bề Trên đầu tiên là Cha Maximô Đỗ Chính Thống. Đến năm 1999 trở thành Đan Trưởng Viện (independent monastery), được độc lập khỏi trách nhiệm tài phán của Nhà Mẹ Phước Sơn lúc đó đã dời chỗ từ Thủ Đức về Phước Lộc, xã Phước Hoà, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Viện Trưởng đầu tiên của Đan Trưởng Viện Thiên Phước là Cha PhiLipphê Hoàng Kim Tâm. Sau 9 năm được Cha Philipphê Tâm coi sóc, đến năm 2008 lại một lần nữa Đan Trưởng Viện Thiên Phước đã được Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam nâng lên thành Đan Phụ Viện (abbey) vì đã đủ các điều kiện theo Hiến Pháp đòi buộc. Và đến đầu năm 2009, Viện Phụ Tiên Khởi (first Abbot) đã được bầu xong. Đó là Cha Matthêu Nguyễn bá Linh. Nhân số của Đan Viện Thiên Phước hiện nay là 72 người, trong số này có 10 linh mục và 40 đan sĩ đã khấn trọn đời. Về kinh tế, các cha các thầy làm nhiều thứ để sống: canh nông, chăn nuôi, sản xuất Bột Ngũ Cốc Bổ Dưỡng, làm rượu và làm mỹ nghệ thánh. Tuy nhiên những sinh hoạt này chỉ vừa đủ để trả tiền chợ mỗi ngày. Dự án trong năm tới, Đan Viện đang vận động để kêu gọi ân nhân các nơi giúp làm nên một Nhà Tĩnh Tâm cho giáo dân khoảng 50 giường.
Trong lời cám tạ cuối lễ, Tân Viện Phụ đã nói những lời rất cảm động và đầy ý nghĩa:
1. Xin hãy nhìn buổi lễ Chúc Phong như là đánh đấu sự trưởng thành chung của Đan Viện Thiên Phước, cho nên nó là niềm vui và niềm tự hào chung cho mọi người thuộc Dan Viện Thiên Phước. Phần Viện Phụ lãnh chức chỉ là một góc nhỏ trong niềm vui chung ấy.
2. Xin cám ơn mọi người đã góp tay làm nên sự trưởng thành này. Xin đích danh tuyên dương công ơn của các vị Cha tiền nhiệm của Đan Viện Thiên Phước, đã đem hết sức chăm lo cho Đan Viện này phát triển mạnh mẽ. Đó là Nguyên Viện Phụ Hội Trưởng Gioan Vương Đình Lâm, Cha Nguyên Bề Trên Maximô Đỗ Chính Thống, Cha Nguyên Viện Trưởng Philipphe Hoàng Kim Tâm. Xin công khai tuyên dương sự góp tay của các ân nhân xa gần, trong nước củng như ở hải ngoại, cách riêng là của Hội bảo Trợ Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước.
3. “Các ngài trao lại cho con không chỉ một nhà nguyện khang trang đẹp đẽ mà quí khách đang thấy, nhưng còn để lại cho con một gia sản to lớn là Bẩy Mươi Hai Nhà Nguyện, đó là 72 đan sĩ, tu sĩ của Đan Viện Thiên Phước, là những ngôi đền thờ đích thực sống động mà từ nay con phải trân trọng giữ gìn. Từ Bẩy Mươi Hai Ngôi Thánh Đường này, ngày ngày những lời kinh được dâng lên Thiên Chúa để ca ngợi tình thương Ngài muôn đời trường cửu và cầu nguyện cho giáo hội hoàn vũ.” (Trich nguyên văn lời Cha Linh nói)
Đức Tân Viện Phụ đã nói đến thế, thì tôi, người viết bài tường thuật này, thấy mình chỉ còn có một sự chọn lựa là ưng thuận để hăng hái cầu nguyện cho Ngài và Đan Viện mà thôi. Đi một buổi lễ mà thâu lượm được quá nhiều ý nghĩa cao quí. Tôi thấy mình lời quá. Đó là chưa kể đến việc mọi người đều được thưởng thức bữa cơm trưa thật ngon do Nhà Dòng khoản đãi.

Xuân Linh

Mục lục


tải về 440.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương