Nguyễn Gia Kiểng



tải về 1.51 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38286
1   2   3   4

Perry Link

N


Khi những người trẻ tuổi ở Tunisia và Ai Cập (thuộc khắp mọi nơi!) cất tiếng ủng hộ những giá trị phổ quát, lời tuyên bố những giá trị này mang tính địa phương và bị áp đặt bởi Mỹ và các đồng minh Tây phương của Mỹ không đứng vững.”

Cuộc nổi dậy Ai Cập là sự kiện nguy hiểm đối với tầng lớp cai trị Trung Quốc vì nó phá hoại một trong những lập luận ưa thích của họ.”
hà cầm quyền Trung Quốc đã làm những gì họ có thể làm để ngăn chặn tin tức về phong trào quyền lực nhân dân Ai Cập không lan truyền đến Trung Quốc? Tin tức về Ai Cập trên các phương tiện truyền thông quốc doanh Trung Quốc thường vắn tắt và trống rỗng. Vào ngày 6 tháng Hai, tức lúc cao điểm của các cuộc biểu tình, tờ Nhân Dân Nhật Báo thông báo cho độc giả biết “chính phủ Ai Cập đang cố gắng thực hiện những biện pháp khác nhau nhằm khôi phục trật tự xã hội”. Nhưng trên mạng Trung Quốc, tuy bị kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn khó mà bị bóp nghẹt, Mubarak bị mắng chưởi xối xả là “tên độc tài”, “côn đồ đốn mạt” vân vân. Cho nên, tuy những nhà kiểm duyệt Trung Quốc tuyên bố từ Mubarak (cùng với từ “Ai Cập” và các từ khác) là “nhạy cảm” và đã dựng tường lửa để xoá bất kỳ nội dung nào có từ này, những người Trung Quốc sử dụng mạng, trong trò mèo vờn chuột thường lệ, đã nghĩ ra những tên thay thế dí dỏm. Trong số các tên này có tên “Mẫu Tiểu Bình” và “Mẫu Cẩm Đào” (1) - nhờ sử dụng tên của chính các nhà độc tài Trung Quốc, để lách các nhà kiểm duyệt nhưng đồng thời cũng càng liều lĩnh hơn.

Cuộc nổi dậy Ai Cập là sự kiện nguy hiểm đối với tầng lớp cai trị Trung Quốc vì nó phá hoại một trong những lập luận ưa thích của họ. Đã từ lâu họ tuyên bố Trung Quốc có “những đặc trưng đặc biệt” (có nghĩa nhân dân Trung Quốc thích chế độ độc tài, ít nhất hiện nay) nên những đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc chỉ là những chiến thuật phá hoại của các lực lượng “chống Trung Quốc” xuất phát từ các nước Tây phương. Nhưng nếu lập luận ấy đúng, thì ta cần giải thích tại sao hàng triệu người dân Ai Cập chống lại Mubarak, người được Mỹ bảo bọc. Rõ ràng có điều gì đấy sâu sắc hơn thôi thúc nhân dân Ai Cập.

Tấm gương Tunisia gợi lên một câu hỏi liên quan cũng nguy hiểm không kém. Đối với tầng lớp cai trị Trung Quốc, Zine El Abidine Ben Ali, nhà độc tài bị lật đổ, đã thường đuợc xem là đi theo con đường của họ – cái gọi là “mô hình Trung Quốc” của sự phát triển kinh tế đi kèm với trấn áp chính trị – và đã đạt nhiều thành công trên con đường này, hay trong nhiều năm người ta đã tưởng như thế. Nhưng nhân dân Tunisia vẫn xuống đường lật đổ ông ta. Phải chăng người dân muốn điều gì đấy cao hơn mô hình Trung Quốc? Sao điều đó lại có thể xảy ra?

Trong những năm gần đây, chính các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc đã thừa nhận tự do, dân chủ, nhân quyền và nhân phẩm là “những giá trị phổ quát”: đây là một trong những tư tưởng cốt lõi trong Hiến chương 08, một tuyên ngôn cải cách mà chính quyền đã cố gắng rất nhiều để che giấu. Tầng lớp cai trị Trung Quốc đã phản bác qua tuyên bố “cái gọi là” những giá trị phổ quát chỉ là “những chiến thuật được Phương tây rao bán”. Sự đối đầu này đã tạo ra “cuộc tranh luận những giá trị phổ quát” trong giới trí thức Trung Quốc, nơi phe chính quyền, nhờ kiểm soát các phương tiện truyền thông, nên cho tới gần đây đã chống đỡ được. Nhưng khi những người trẻ tuổi ở Tunisia và Ai Cập (thuộc khắp mọi nơi!) cất tiếng ủng hộ những giá trị phổ quát, lời tuyên bố những giá trị này mang tính địa phương và bị áp đặt bởi Mỹ và các đồng minh Tây phương của Mỹ không đứng vững.

Các cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập không thể nào xảy ra nếu không có Facebook và Twitter. Những người trẻ đã dùng những mạng xã hội này để liên lạc và tổ chức, và bộ máy đàn áp của chính quyền nước họ không tài nào theo kịp. Facebook chưa vào Trung Quốc ồ ạt, nhưng Twitter hầu như đã tạo ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn, cuộc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn công dân Trung Quốc được Vương Lực Hùng tổ chức hoàn toàn được thực hiện nhờ Twitter, và Twitter là phương tiện trao đổi ý kiến cá nhân được ưa chuộng trong giới những người muốn đi trước công an mạng một bước.

Nhưng kỹ thuật diệu kỳ chỉ là một lý do tại sao Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel hoà bình của Trung Quốc, đã gọi Internet là “món quà Chúa ban cho Trung Quốc”. Càng quan trọng hơn đối với vương dân, hay “công dân mạng” Trung Quốc, là sự giải phóng tâm lý có được nhờ ở sự vô danh trên mạng. Suốt trong thời kỳ cộng sản, chế độ kiểm duyệt các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chủ yếu được dựa trên sự tự kiểm duyệt do sợ hãi sinh ra. Sự thể hiện đa dạng và rất thành thực ta có thể nhận thấy trên mạng Trung Quốc ngày nay gần như được bày tỏ dưới những tên giả. Nhà cầm quyền đã cấm dùng tên giả, nhưng khi 400 triệu người vẫn cứ dùng, liệu họ có thể làm đươc gì?

Qua chứng thực những phong trào nhân dân bắt đầu tạo ra kết quả rõ ràng ở Cairo, Tunis, Bahrain và những nơi khác trong mấy tuần vừa qua, truyền thông xã hội và internet đã mở rộng tầm nhìn ngay cả đối với chính các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, trong đó có những người đã phác thảo ra Hiến chương 08. Qua trò chuyện với họ trong mấy ngày gần đây, tôi biết họ cũng hơi ngạc nhiên khi thấy dân chủ nở rộ ở Bắc Phi. Thoạt đầu họ không hiểu rõ chuyện gì xảy ra. Từ trước đến nay, họ chủ yếu chỉ quen thuộc với các nhà bất đồng chính kiến Đông Âu của quá khứ như Adam Michnik và Vaclav Havel (Hiến chương Tiệp Khắc 77 của ông là nguồn khích lệ cho Hiến chương 08). Họ thấy những người Châu Âu này đấu tranh chống lại những đối thủ tương tự như đối thủ của họ - các chế độ độc tài cộng sản – và có cùng mục tiêu chung: cùng một nền dân chủ và nhân quyền mà người như Havel diễn đạt rất hay. Ngược lại, nhiều người Trung Quốc, đến ngay cả một số những nhà hoạt động dân chủ, đều đã được dạy rằng những người Châu Phi là “lạc hậu”; và kể từ khi “cuộc chiến tranh chống khủng bố” do Mỹ lãnh đạo, những nhà hoạt động dân chủ đôi lúc vội vàng tin vào chân dung tiêu cực về thế giới Hồi giáo do Mỹ đã vẽ lên. Tuy nhiên, khi suy nghĩ của họ vượt ra khỏi những rào cản định kiến này, những nhà hoạt động dân chủ này đã bắt đầu xem những nhà dân chủ Bắc Phi là những người đồng chí hướng. Một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc thổ lộ với tôi: “Cho dù họ chọn con đường chúng tôi không chọn” – chẳng hạn nhà nước Hồi giáo - nếu họ thực hiện sự chọn lựa ấy một cách dân chủ, chúng tôi phải bảo vệ sự chọn lựa của họ”. Tuy nhiên, không có nhà hoạt động dân chủ nào mà tôi có dịp trò chuyện cảm thấy là thực tế khi kêu gọi xuống đường kiểu Ai Cập vào lúc này.

Thật khó biết những người Ai Cập nghĩ gì về Trung Quốc, dù về chính quyền ở Bắc Kinh hay về những người đã ủng hộ Hiến chương 08. Nhưng quả thật thú vị là một số biểu ngữ ở Quảng trường Tahrir – “Mubarak cút đi!” và “Nhân dân Ai Cập yêu cầu Mubarak từ chức” – được viết bằng tiếng Trung Quốc.

Liệu các chế độ độc tài trên thế giới có thể chặn đứng được dòng thác dân chủ Internet? Trong suốt năm ngày cao điểm của các cuộc biểu tình, người của Mubarak đã có thể cắt được Internet và, có lúc, cắt cả mạng lưới điện thoại di động. Đây là chiến thuật nhà cầm quyền Trung Quốc đã áp dụng -ở khu vực Tân Cương phía tây, sau các biến động ở đấy vào tháng Bảy năm 2009, chiến thuật này đã gây ra sự cắt mạng Internet gần như toàn bộ trong suốt 312 ngày. Năm ngoái Tiêu Cường, chuyên gia hàng đầu về mạng Internet Trung Quốc, tranh luận với một người có chức vụ cao trong tầng lớp cầm quyền ở Trung Quốc về “mối đe doạ của Internet đến sự ổn định”. Như thể trình ra lá bài chủ trong canh bạc, viên chức này có lúc nói: “Nếu cần, chúng tôi luôn luôn có thể cúp toàn bộ mạng”. Tiêu Cường cho biết khi nghe vậy ông cảm thấy bất ngờ ớn lạnh.

Nhưng liệu nhà cầm quyền Trung Quốc thực sự có thể làm chuyện như thế? Hàng năm họ chi có lẽ hàng chục tỉ nhân dân tệ để kiểm soát Internet; nguồn Trung Quốc chính thức đã hé lộ chính quyền chi hơn 500 tỉ nhân dân tệ (76 tỉ đô la) mỗi năm cho sự “duy trì ổn định ” trong nước. Song cắt toàn bộ mạng biết đâu vẫn còn khó khăn về mặt kỹ thuật. Và cho dù nó có khả thi chăng nữa, hiện nay rất nhiều người ở Trung Quốc phụ thuộc vào Internet – không những về bình luận chính trị mà còn về thông tin, thương mại, giải trí, và liên lạc – đến nỗi “cúp” mạng như vậy sẽ thật sự gây ra đảo lộn lớn, và hầu như không đưa đến “ổn định”.

Trong suốt thời gian kể từ khi Henry Kissinger đến Trung Quốc vào năm 1971 để khai thông quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho đến nay, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc luôn luôn bị hạn chế do không thể thấy rằng Trung Quốc thực ra rất khác xa và thường rất khác hẳn với tầng lớp cai trị nước này. Ngay cả vụ thảm sát kinh hoàng chế độ gây ra đối với chính những công dân của họ ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 cũng chỉ tạo ra sự đoạn tuyệt một phần và thoáng qua với nguyên tắc cơ bản rằng “Trung Quốc” có nghĩa là sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc, thể thôi. Dù vậy, trong những tuần gần đây, có một số dấu hiệu chính quyền Obama đang thoát ra sự thiển cận nguy hiểm này và có thể cuối cùng sẵn sàng cho phép chính phủ Hoa Kỳ bỏ qua tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc để nói chuyện trực tiếp với nhân dân Trung Quốc, những người đứng mờ nhạt phía sau. Vào ngày 13 tháng Giêng, tổng thống Obama đích thân gặp gỡ năm nhà hoạt động dân chủ người Mỹ vốn trong nhiều năm qua đã thôi thúc Mỹ thực hiện điều này. Vào ngày 15 tháng Hai bộ trưởng ngoại giao Hilary Clinton đọc bài diễn văn về tự do Internet trong đó bà nói Hoa Kỳ quyết tâm giúp nhân dân ở Trung Quốc và ở khắp mọi nơi khác “vượt tường lửa, đi trước các nhà kiểm duyệt một bước”, và bằng nhiều cách khác nhau giúp họ tham gia vào mạng Internet tự do và rộng mở. Bà cho biết Hoa Kỳ trong năm nay có kế hoạch ban 25 triệu đô la cho những khoản tài trợ cạnh tranh dành cho “các nhà kỹ thuật và các nhà hoạt động dân chủ đi tiên phong trong nỗ lực đấu tranh chống lại sự trấn áp Internet”.

Người Mỹ nên nên tán thành động thái này. Về nguyên tắc đây là một sự thay đổi theo chiều hướng đúng. Nhưng chúng ta cần hỏi phải chăng số tiền như vậy là tương xứng. Làm sao 25 triệu đô la một năm sánh với vài trăm triệu đô la phí tổn mỗi ngày cho các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq? Và phương pháp nào -đấu tranh chống lại sự trấn áp Internet hay tham chiến- xem ra sẽ có thể thực sự mang lại dân chủ?


Perry Link
Nguồn: The New York Review of Book, ngày 17/02/2011
Trần Quốc Việt (danlambao) dịch

_________________________________________


(Tiếp theo trang 12)

Cuộc tổng nội dậy của người Á Rập hôm nay chống lại chuyên chính, độc tài, bao cấp, áp bức sẽ là nguồn cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam ở trong nước và hải ngoại khi nhìn về tổ quốc Việt Nam. Hy vọng tuổi trẻ Việt Nam, sẽ kiêu hãnh đứng lên cùng với cha ông, cùng với thế giới, nhận lãnh trách nhiệm của mình trước lịch sử dân tộc: thúc đẩy Chính phủ đổi mới đất nước toàn diên và đồng bộ: Dân chủ, Dân Sinh, Dân quyền, theo một tiến trình nhanh hơn để bắt kịp và hòa đồng cùng với thế giới hôm nay.



Đào Như

Bác sĩ Đào Trong Thể

17-Feb-2011



Oak park, Illinois,USA

thetrongdao2000@yahoo.com

Chùm Thơ THĂNG LONG
Bài 1


Trọng, Dũng, Hùng, Sang có phải người?

Mà sao chúng ác quá trời ơi?

Người ngay đảng bắt vu thành tội .

Kẻ cướp mồm loa hót rất tài.

Báo chí lừa dân ca ngợi đảng,

Lang, hùm đó đảng nghĩ cho ai?

Giang sơn đại hoạ Tàu xâm chiếm.

Đảng vẫn lừa dân vẫn độc tài ./.

Bài 2






DÂY!

DẬY!

DẬY!

XUỐNG ĐƯỜNG ĐI !

Nhân dân hãy tự cứu nguy lấy mình,

Không rồi sẻ trở thành nô lệ.

Giặc Tàu sang sẽ giết dân ta.

Đảng nay toàn bọn côn đồ,

Đạo Chích chỉ biết tham ô, độc tài.

MAU !

MAU !

VÙNG DẬY NGƯỜI ƠI!

Quyết không thể để giống nòi khốn nguy.

Nhân dân nước TUY NI DI,

AI CẬP sóng nổi có gì khó đâu!

Chúng ta đoàn kết cùng nhau,

Biển người sóng dậy cả bầu trời rung.

Trước khí thế anh hùng dân Việt!

Đảng côn đồ phải chết mà thôi!

Không thể đđộc tài đảng trị .

Đảng hại dân ác quỷ tung hoành,

Quỷ, ma Hà Nội cung đình,

Hiện đang run sợ trước tình hình nay,

Thế thời vận nước đổi thay.

Phong trào dân chủ từng ngày sóng dâng.

Đảng đang đến bước đường cùng,

Chúng ta mau hãy cùng vùng dậy mau!
THĂNG LONG


Ngô Nhân Dụng

Hai tuần trước, mục này đã đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia, Ai Cập sẽ diễn biến thế nào? Sẽ lan mạnh như ở Ðông Âu năm 1989, hay biến chất như Iran năm 1979? Cho tới nay, câu trả lời có vẻ nghiêng về các sự kiện năm 1989. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài mà dân Tunisia và Ai Cập phát khởi lật đổ những chính quyền tham nhũng thối nát đã gây cảm hứng cho dân chúng Bahrain, Libya nổi dậy và cho tới này họ vẫn kiên trì, đứng vững không khuỵu chân, mặc dù bị đàn áp đẫm máu. Thanh niên, sinh viên, công nhân các nước Yemen, Algeria cũng không chịu ngồi yên. Cách mạng như một cơn sóng trào qua các nước Á Rập, không khác gì trận động đất năm 1989 đã lan qua những thành phố Leibzig, Dresden, Berlin, Praha, Budapest, Warzava, Bucarest, vân vân, làm sụp đổ các chế độ cộng sản Ðông Âu.



Ðiều bất ngờ là làn sóng cách mạng năm 2011 lan rất xa, cuối tuần qua đã mon men tới cả lục địa Trung Hoa, mặc dù cơn sóng có vẻ còn rất yếu. Tuy rất yếu, nhưng không thể coi thường được. Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã chứng tỏ họ không dám coi thường. Vì những biến cố như năm 1989 hay 2011 này, người ta không thể đoán trước được. Giống như những biến chuyển trong thế giới thực vật. Nhà văn Boris Pasternak đã dùng hình ảnh thế giới sinh học để diễn tả lịch sử. Chúng ta không bao giờ trông thấy cỏ cây đang mọc, nhưng một buổi sớm mùa Xuân, mở cửa sổ ra chúng ta bỗng thấy rừng cây xanh um bát ngát ở chân trời.

Không thể coi thường được; vì những biến cố như năm 1989 ở Ðông Âu, 2011 ở các nước Á Rập không phải tự dưng sinh ra. Tất cả đều đã tự âm thầm chuẩn bị, được nung nấu với những nỗi phẫn uất bị đè nén, dồn ép tự lâu đời, chỉ chờ cơ hội là bùng nổ lên. Các chế độ cộng sản ở Ðông Âu thời 1989 và những chính quyền Á Rập thời 2011 có những điểm giống nhau. Họ đều không cho người dân cơ hội phát biểu những điều trái ý nhà nước. Những uất hận tích tụ lại, ngày càng nặng nề hơn. Không có báo chí tự do để cho người dân có cơ hội than thở. Không đảng phái đối lập nào được phép hoạt động tự do vì đảng cầm quyền đã dùng sức mạnh của tiền bạc hay bạo lực đè nén những người không đồng ý. Cuối cùng, người dân, nhất là giới trẻ, thấy chỉ còn một lối thoát ra cảnh bế tắc trong xã hội cũng như trong cuộc đời của mình: Làm Cách Mạng!

Tình trạng các nước cộng sản hiện còn tồn tại cũng không khác gì. Tuy bộ máy công an mật vụ của chính quyền Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng được tổ chức chặt chẽ hơn ở các nước Ai Cập, Tunisia, nhưng họ cũng không quên rằng guồng máy công an mật vụ ở Ðông Ðức, Rumania đều đáng bậc thầy của công an Việt Nam, Bắc Hàn. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, không thể coi thường được. Chính phủ Bắc Kinh không dám coi thường cho nên đã phản ứng mạnh mẽ mặc dù chỉ có những lời kêu gọi rất mơ hồ về việc biểu tình ủng hộ cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Châu. Một mạng lưới ở nước ngoài đã loan tin tổ chức các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến, và mươi thành phố khác. Không biết ai tổ chức, mà cũng không có dấu hiệu nào để những người tham dự nhận ra nhau mà cùng đi biểu tình.

Chính quyền Bắc Kinh đã sợ thật. Nếu không sợ, họ đã không tìm cách đối phó một cách mạnh mẽ như thế. Hàng trăm công an cảnh sát nổi và chìm kéo đến một tiệm ăn McDonald ở Bắc Kinh, chỉ vì lời kêu gọi biểu tình trên mạng đã hẹn lấy nơi đó là điểm hẹn. Cảnh sát công an kéo tới, các nhà báo ngoại quốc kéo tới, dân chúng đi qua thấy vậy, tưởng có một ca sĩ hay tài tử nổi tiếng nào xuất hiện, cũng muốn tụ lại coi. Tất cả chỉ vì một lời kêu gọi biểu tình trên mạng. Phản ứng của công an cộng sản Trung Quốc trong vụ này cũng không khác gì công an cộng sản Việt Nam lo ngăn chặn những thanh niên mặc áo trắng sau khi có tin Linh Mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi mọi người cùng mặc áo trắng đi biểu tình đòi tự do dân chủ.

Mấy trăm công an, mật vụ kéo đến giữa khu trung tâm thủ đô Bắc Kinh chỉ vì một bản tin “không biết xuất phát từ đâu” nói đến biểu tình ở tiệm ăn rất được giới trẻ hâm mộ. Cuối cùng họ chỉ thấy một thanh niên 25 tuổi, đặt bông hoa nhài trắng lên chậu cây kiểng ngoài cửa tiệm, rối lấy máy điện thoại ra - hình như định chụp hình. Cả toán công an ào tới túm lấy anh này. Anh kêu lên: Tại sao lại bắt tôi? Tôi chỉ là một công dân bình thường. Tôi đặt một bông hoa ở đây thì có tội gì?

Cuối cùng đám công an phải thả anh ta vì bao nhiêu nhà báo ngoại quốc xúm lại chụp hình, quay phim. Nhà báo ngoại quốc còn thấy một cụ già ăn mặc lôi thôi đang bị công an lôi kéo, vừa cãi vừa chửi rủa. Không biết ông cụ vô tình đi qua hay tính biểu tình? Nếu có người nghe theo bản tin trên mạng mà tới đó biểu tình, chắc con số cũng chưa bằng một phần mười số công an được cử tới đàn áp. Ba người bị bắt trước một tiệm cà phê Starbucks ở Thượng Hải. Hàng trăm người vẫn nằm trong sổ đen của chính quyền đã bị bắt khắp nước. Ðặc biệt là tại thành phố Kashgar trong tỉnh Tân Cương, công an mang xe cứu hỏa tới trấn đóng bên một giáo đường Hồi Giáo, chực sẵn để phun nước nếu có biểu tình. Người Uighurs ở đây có thể cảm thấy họ gần gũi dân Ai Cập vì chung một tôn giáo. Chính quyền Bắc Kinh cương quyết không để ai châm ngòi một cuộc cách mạng, theo lối Tunisia, Ai Cập!

G


Các chế độ độc tài rất giỏi trong việc che giấu những khó khăn xã hội. Nhưng cũng vì vậy, họ sợ hãi những biến cố bất ngờ, không đoán trước được.”
iới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đang sợ. Không phải vì họ sợ một lực lượng đối lập sẽ thành hình công khai. Hiện nay, họ có thể biết, một lực lượng công khai đối lập với đảng Cộng sản chưa thể nào xuất hiện được; nếu có ra đời thì cũng còn rất yếu. Vậy thì họ lo sợ cái gì?

Họ sợ lịch sử. Họ biết lịch sử đang tiến tới. Bánh xe lịch sử có thể đè nghiến họ. Năm 1989 họ đã chứng kiến những họng súng của mật vụ Ðông Ðức buông xuống khi những người dân ở Leipzig kéo nhau từ nhà thờ Thánh Nicolas đi ra, tay cầm nến, miệng đòi tự do, tuần hành qua các con đường. Khi bức tường Berlin sụp đổ, ngay cả những người lính Ðông Ðức canh gác được lệnh sẵn sàng bắn dân vượt biên, cũng hớn hở vui mừng buông súng. Năm 2011, những người lính Ai Cập vẫn lãnh lương của ông Mubarak cũng chĩa súng lên trời, không bắn vào đồng bào họ đi biểu tình chống chế độ. Nhũng hình ảnh đó cho thấy: Lịch sử đang sang trang mới.

Những người Marxist đã được đào tạo trong một giáo điều để nhìn lịch sử như một thứ thần linh. Trước năm 1989, phần lớn những người Marxist ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam vẫn còn tin tưởng nồng nhiệt rằng lịch sử đứng về phía họ. Lịch sử sẽ kết thúc bằng sự toàn thắng của Cách Mạng Vô Sản Toàn Cầu. Một cán bộ cấp quận ở Long Xuyên cũng biết mắng một thanh niên vượt biên hụt đáng tuổi cháu mình rằng: Mày tưởng mày chạy trốn sang Thái Lan, sang Mỹ là thoát sao? Rồi bánh xe lịch sử sẽ lăn tới Thái Lan, lăn sang tới Mỹ, rồi mày chạy đi đâu? Chàng thanh niên 17 tuổi cúi đầu không dám cãi, nhưng sau đó lại vượt biên, và thoát. Hai chục năm sau thằng cháu Việt kiều về thăm nhà, bỏ tiền ra hối lộ để lấy lại nhà cửa cho bố mẹ. Ông chú họ thì quên luôn cả những lời ông đã mắng nó ngày xưa. Nhưng ông biết, lịch sử vẫn tiến bước, nhưng tiến theo lối khác, đã đổi chiều, hoàn toàn đi ngược lại với những bài học tập mà ông đã được nhồi nhét vào đầu 50 năm trước!

Giới lãnh đạo Cộng Sản ở Trung Quốc cũng như Bắc Hàn, Việt Nam, vẫn còn nghĩ đến lịch sử như một thứ thần linh, họ nhìn vào những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, Tunisia, họ phải thấy sợ. Lịch sử quả thật đang tiến bước. Họ có thể đang chờ bị bánh xe lịch sử đè bẹp. Họ sợ. Bởi vì họ biết rõ những nỗi uất ức của người dân đang bị dồn nén, chất chứa, không khác gì dân Ai Cập hay Bahrain. Họ cũng biết, biết rõ hơn người bình thường không được thông tin đầy đủ, rằng những phẫn uất của người dân có thể nổ bùng lên bất cứ lúc nào, khi được khích động và hướng dẫn bằng các phương tiện truyền thông mới nhất: Instant Message, Facebook, Twitter, vân vân.

Các chế độ độc tài rất giỏi trong việc che giấu những khó khăn xã hội. Nhưng cũng vì vậy, họ sợ hãi những biến cố bất ngờ, không đoán trước được. Giới cầm quyền ở Bắc Kinh đã phản ứng rất mạnh vì họ biết lòng dân chứa chất những phẫn uất như thế nào. Mang lưới điện toán đang tác động trên giới trẻ Trung Hoa rất mạnh, đó là một con dao hai lưỡi, nhiều lưỡi, có thể quay đầu chặt tay chặt chân, có thể chặt cả đầu chế độ. Hai tuần trước, báo chí ở Trung Quốc loan tin một người đàn ông đã tìm đứa con bị bắt cóc từ mấy năm trước, nhờ mạng lưới internet. Vợ chồng anh thương nhớ con, đưa hình cháu bé lên mạng xin nhờ ai thấy đứa trẻ nào giống cháu thì báo tin. Anh ghi lại số điện thoại và email. Sau hai năm cố gắng không nghỉ, cuối cùng có người đã báo tin thấy một đứa trẻ trạc cùng tuổi và khuôn mặt giống con anh, và chỉ cho anh tìm tới một nơi cách xa hàng ngàn cây số để anh tìm lại được đứa con mình.

Với khoảng 400 triệu người dùng internet, nước Trung Hoa hiện nay có số “công dân mạng” đông nhất thế giới. Trong mấy năm qua, họ đã tạo ra những biến cố. Chính các công dân mạng đã khám phá và truyền bá khắp nơi thảm cảnh của những trẻ em chết trong trận động đất lớn ở Tứ Xuyên; vì các ngôi trường sụp đổ trong khi các ngôi nhà ở chung quanh vẫn đứng vững. Lý do duy nhất, là các ngôi trường đã bị “rút ruột” trong khi xây dựng. Bao nhiêu học sinh chết oan chỉ vì cán bộ tham nhũng cùng bọn nhà thầu làm giầu. Một làn sóng phẫn nộ bùng lên khiến các quan chức trung ương và địa phương phải mở cuộc điều tra.

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh biết rằng những lời kêu gọi biểu tình mang tên Cách Mạng Hoa Nhài nói đúng những gì người dân Trung Hoa đang khát khao. Những người xướng xuất yêu cầu ai đi biểu tình hãy hô các khẩu hiệu: Chúng tôi cần cơm áo! Cần việc làm! Chúng tôi yêu cầu có công lý! Dân chủ muôn năm!

Dân Chủ, Công Lý, Việc Làm, Cơm Áo. Ðó toàn là những lời mà một tỷ người dân Trung Hoa sẵn sàng hô to lên, nếu có ai đứng ra đề xướng. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang tìm cách ngăn không cho ai được lớn tiếng nói lên những khát vọng này. Không biết được bao lâu? Vì những bước chân của lịch sử vẫn đang bước tới.



Ngô Nhân Dụng
Nguồn: báo Người Việt

_________________________________________



(Tiếp theo trang 10)

Qua sự đào tạo này, những quân nhân Ả Rập không nhiều thì ít chịu ảnh hưởng bởi kỷ luật của người phương Tây mà họ hấp thụ, nghĩa là không dùng bạo lực để đàn áp dân chúng và không tiếp tay với tội ác. Do đó, quân đội tại các quốc gia Ả Rập rất được lòng dân chúng và chỉ đảm nhiệm vai trò giữ gìn trật tự an ninh.

Khuyết điểm chung của các chế độ độc tài là tiêu diệt đối lập, cho dù là đối lập chính trị hay tôn giáo. Đây là giải pháp giản dị nhất để bảo vệ quyền lực và quyền lợi; ít có chế độ độc tài nào nghĩ đến ngày họ bị mất chính quyền. Khi tai họa ập tới, tất cả đều đã muộn màng. Vì không có đối lập, không ai hướng dẫn và ngăn cản được những cuộc trả thù báo oán của đường phố. Nạn nhân của những cuộc xuống đường là những cấp lãnh đạo cấp thấp, những công nhân viên chức địa phương. Những cấp lãnh đạo cấp cao đều đã bỏ chạy hay cất giấu tài sản tại những nơi an toàn.

Thông điệp từ những cuộc nổi dậy của người Ả Rập là các chế độ độc tài hãy nhanh chóng cải tổ xã hội, chấp nhận sự thành hình của những tổ chức đối lập và tạo công ăn việc làm cho giới trẻ. Thực hiện được những mục tiêu này, mức sống của người Ả Rập sẽ được nâng cao, danh dự của họ sẽ được hồi phục và ổn định xã hội sẽ được tái lập.


Nguyễn Văn Huy






Trần Lâm
Trong suốt tiến trình Đại Hội XI Đảng Cộng Sản Việt Nam, không thấy bàn đến vấn đề quan hệ giữa Việt Nam và quốc tế. Phải chăng Việt Nam đã một mình một hành tinh?

Hàng ngày, truyền thông quốc tế không hề quên Trung Quốc. Người Việt Nam nào gọi là có chút tri thức, không lúc nào quên mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thái độ và cách hành sử của nhà cầm quyền Trung Quốc với Việt Nam trong nhiều năm gần đây lại thêm một lần kích động lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.


*

Năm ngoái, 2010 đã có một việc động trời nổ ra: Mỹ trở lại Đông Nam Á. Việt Nam trong vai trò chủ tịch Asean, cùng Asean và các nước lớn đã quốc tế hoá việc tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc bất ngờ dịu giọng. Người Việt Nam như thắng được chính mình, như nở từng khúc ruột. Nhưng cũng thật kì lạ: Báo chí Việt Nam chỉ đưa tin vài dòng về Biển Đông. Người ta nghi ngờ: Hay là nội bộ ta có phe thân Trung Quốc nên phải che giấu thông tin? Hay là ta sợ Trung Quốc trả đũa nên phải im tiếng? Dù gì thì cũng là sai sót và đáng tiếc. Trung Quốc đã tự kiềm chế, Asean có họp nhưng về vấn đề Biển Đông Trung Quốc né tránh rồi lôi kéo các nước Asean, cô lập Việt Nam và tuyên bố kiên trì giải quyết “Song Phương”.

Việt Nam từ lúc nhẫn nhịn tới mức gọi tàu Trung Quốc xô đắm tàu cá Việt Nam là “Tàu Lạ”, đến việc phải mua sắm vũ khí, cổ vũ và lôi kéo phương tây đến Việt Nam làm đối trọng với Trung Quốc và đỉnh điểm là Cam Ranh sẽ là nơi đi đến của tàu bè quốc tế…Trung Quốc đã xuống giọng. Thắng lợi bước đầu đã hé lộ.

Cũng lại thật bất ngờ, báo Thanh Niên số Tết Tân Mão đăng toàn văn nội dung phỏng vấn Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh về vấn đề Biển Đông, nội dung phỏng vấn có đoạn:

Trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, chúng ta cần có thái độ rõ ràng minh bạch, đồng thời bình tĩnh xác định rõ hai mục đích sống còn phải bảo vệ bằng được. Trước hết là chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông, đó là tài sản vô giá do tổ tiên ta để lại hàng nghìn năm nay, để làm sao hàng nghìn năm sau con cháu không trách chúng ta tại thời điểm này đã không giữ được trọn vẹn lãnh thổ. Thứ hai là hoà bình, đó là thứ không gì có thể đánh đổi được”.

Đường lốí trên kết hợp với việc quốc tế hoá vấn đề Biển Đông vào giữa năm ngoái nói lên một cách rõ ràng là ta đã có sự lo lắng về sự toàn vẹn bờ cõi bằng mọi cách. Những người cầm quyền đã tạo được một nét son. Hôm nay mọi việc như chững lại, truyền thông lại trở lại tình trạng kín tiếng. Tình hình lúc thì lên tiếng, lúc thì im lặng, lúc hăng hái, lúc trù trừ, có làm mà không dám nói đã gây ra một sự khó hiểu, một sự ngờ vực, đoán non đoán già.

Tình trạng mập mờ nói trên, kết hợp với việc Đại Hội XI tránh né nói đến vấn đề quan hệ quốc tế làm cho tâm trí nhiều người nặng nề. Người ta tự hỏi, phải chăng có 2 phe: Phe theo Phương Đông, phe theo Phương Tây, và lúc nào, việc nào mà bên nào chiếm đa số thì việc ấy được thực thi? Phải chăng 2 bên tuy nhất trí bảo vệ đến cùng lãnh thổ, lãnh hải nhưng vẫn làm ra vẻ mập mờ. Do cả 2 bên vẫn còn sợ Trung Quốc nên vừa phản đối vừa run? Có người cho rằng lãnh đạo còn đang lúng túng, nghiêng về đâu cũng sợ. Trong khi ấy nỗi sợ nhân dân nổi dậy, nội bộ tan nát mà bản thân lãnh đạo cũng thấy mình còn nhiều bất cập cho nên lúng túng càng thêm lúng túng. Lúc này suy đi tính lại, đúng là thời cơ đã đến: Cả thế giới hỗn loạn, thiếu công ăn việc làm, thiếu tiền, thiếu gạo, nhiều nước dân chúng nổi dậy. Trung Quốc – Hoa Kỳ như hai con hổ muốn ăn thịt nhau… Nói tóm lại, tất cả cùng bê bối, cái thân mình lo chưa xong, đây là lúc Việt Nam tự mình quẫy đạp để tự cứu mình, đây đúng là thời điểm thuận lợi nhất.

Lúc này nói Đông hay Tây, nước ta còn hay mất… suy cho cùng mọi sự tập trung vào vấn đề Biển Đông. Quẫy đạp thì phải kéo được nhân dân, phải rõ ràng với Trung Quốc. Cả 2 điểm này thật tiếc, nhà cầm quyền lại ngại ngần, thậm chí lại là điều cấm kỵ. Vấn đề Biển Đông thành ra vừa là nội trị lại vừa là vấn đề đối ngoại và “ Biển Đông còn, nước ta còn!”.


*

Có người nói, ông Ôn Gia Bảo cổ suý cho Dân Chủ! Đây là thứ dân chủ để an lòng dân chưa phải là dân chủ đích thực. Ông Nguyễn Văn An ở ta nói tới cái “lỗi hệ thống” có thể hiểu là ông hướng tới những giá trị dân chủ của Phương Tây, dân chủ thực sự. Tôi nghĩ rằng, cả hai hình thức đều có thể chấp nhận. Ở Việt Nam, cái hoạ mất nước dường như lúc nào cũng thường trực, cho nên từ Ôn Gia Bảo đến Nguyễn Văn An là một phát triển tất yếu. Không có độc lập thì không có dân chủ, không có dân chủ thì không giữ được độc lập, và Dân Chủ - Độc Lập là 2 vế trước sau phải cùng tồn tại đối với nước ta trong giai đoạn này.

Cần bổ khuyết phần thiếu của cương lĩnh: Đường lối đối ngoại cũng chỉ cần một vấn đề: Tranh chấp Biển Đông. Có thể Trung ương ra một nghị quyết được toàn đảng toàn dân chấp nhận. Đường lối, nội dung thì đã rõ như các việc làm năm qua, như nội dung cuộc phỏng vấn Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu ở trên.

Ra văn bản như một tuyên cáo ứng xử với Trung Quốc. Việc này tương đương như một lời cam kết với toàn dân. Trung quốc biết rất rõ nước ta, dân ta, Đảng ta, Trung Quốc phải suy nghĩ, người dân Việt Nam sẽ vững vàng hơn, cuộc đấu tranh đó sẽ vững chắc hơn.

Ngoại giao mà không dựa được vào sức dân thì chỉ là thứ ngoại giao của tôi tớ, hầu hạ…
*

Có thể kết thúc bài viết này với những tóm lược sau:

• Cần bổ khuyết lỗ hổng to lớn và khó hiểu: Cương lĩnh Đại Hội phải có phần quan hệ quốc tế.

• Phần quốc tế chỉ cần một vấn đề: Tranh chấp Biển Đông.

• Bản công bố phải coi như một tuyên ngôn gửi toàn dân, toàn thế giới, tỏ rõ lập trường của Việt Nam, thúc đẩy sự vươn lên của toàn dân, sự hỗ trợ của toàn thế giới tham gia tháo gỡ vấn đề Biển Đông. Đó là sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại đều được huy động cho chính nghĩa.

• Bản công bố được các chế tài để phát huy hiệu lưc: Có luật Quốc Hội giám sát, phê chuẩn và bác bỏ, các chất vấn chính phủ về mọi vấn đề lớn của mối quan hệ quốc tế và Việt Nam trong đó nổi bật là vấn đề Biển Đông.

• Đưa vấn đề Biển Đông ra Toà án Liên Hợp Quốc, kiến nghị Liên Hợp Quốc giải quyết cả 2 vấn đề một lúc: Vấn đề đăng ký thềm lục địa và vấn đề Biển Đông.

• Không có chuyện Trung Quốc sẽ phủ quyết tại Liên Hợp Quốc vì luật đã quy định: Bên có quyền lợi hoặc nghĩa vụ thì sẽ bị tước bỏ quyền tài phán, theo thuật ngữ chuyên môn, đó là sự “Hồi Tị”.

Đưa ra Liên Hợp Quốc cũng đồng nghĩa là chúng ta tránh được những phức tạp, dây dưa, kéo dài… luôn xuất phát từ phía Trung Quốc.

Nếu cứ lưỡng lự, Mỹ và Châu Âu sẽ oải ra, Trung Quốc được thể tiếp tục gặm nhấm Biển Đảo của chúng ta. Phải luôn ghi nhớ: Từ lúc ta sợ Trung Quốc đến nỗi phải gọi họ là “Nước Lạ”, “Tàu Lạ”… rồi lại dám đi mua sắm vũ khí súng đạn, lôi kéo thế giới, quốc tế hoá cả Cam Ranh, làm cho Trung Quốc điên đảo. Trung Quốc đã dịu giọng ngay cả khi chúng ta đang có dấu hiệu hướng tới Mỹ.

Đó chính là bài học cho chúng ta: “Người ta mạnh vì anh quỳ gối!”. Câu nói đó phải chăng đang được thực tế chứng minh.
18/2/2011

Ls. Trần Lâm

_________________________________________



Thơ

kính tặng Tuổi Trẻ Việt Nam anh hùng!
Văn Quảng

tôi xuống phố hôm nay
hàng cây xôn xao Mùa Hoa Thế Kỷ
những bông Lài thơm như Mẹ quyện hương Sen Bát Nhă
những ngọn dừa Hòa Hảo xanh lá tận Thái Hà


tôi xuống phố không xa
con đường quen bỗng lạ
những ánh mắt vội vã một giờ G
bàn tay Anh
bàn tay Chị
vòng cả nước Diên Hồng
bàn chân Anh
bàn chân Chị
vang Lịch Sử dồn dập trống Mê Linh


tôi xuống phố linh thiêng
không cần thấy công an chìm nổi
chỉ thấy triệu triệu cờ lau phất phới


tôi xuống phố hôm nay ngày vinh quang chói lọi
hiến thân vào cuộc xuống đường vĩ đại
Toàn Dân Vùng Dậy!

ngày 26-2-2011


Văn Quảng



Mặc Lâm – RFA
Mỗi lần một vị tân Tổng Bí Thư lên nhậm chức là chừng như phải sang Bắc Kinh trước nhất để ra mắt dưới hình thức hai nước cùng chung chia sẻ mục tiêu theo đuổi lý tưởng Cộng sản và chủ thuyết Xã hội Chủ nghĩa.

Liệu việc này có gây cho dư luận nhận xét gì bất lợi cho vị trí cầm quyền của Đảng hay không?


Độc lập có toàn vẹn?

Theo một bản tin từ TTXVN phát đi cho biết chiều ngày 18-2, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên trung ương Đảng, Trưởng ban đối ngoại trung ương, sang Bắc Kinh để thông báo về kết quả Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản tin ngắn gọn nhưng đã làm cho các trang mạng trong nước đưa ra nhiều câu hỏi, mà điển hình nhất là tại sao Việt Nam là một nước độc lập tự chủ rồi mà vẫn còn phải báo cáo hay thông báo cho Bắc Kinh những biến cố chính trị của mình, vậy thử hỏi nền độc lập đó có toàn vẹn hay không.

Ít ra là hai mươi năm gần đây, mỗi lần Việt Nam thay đổi nhân sự cấp trung ương là chừng như các vị mới nhậm chức đều công du Trung Quốc. Một nước có liên hệ ngoại giao với nước khác thì đây là điều bình thường tuy nhiên, chỉ dành riêng cho Trung Quốc các cuộc công du ra mắt mà quên đi những nước khác thì câu hỏi đặt ra cho người lãnh trách nhiệm sang Bắc Kinh vẫn gay gắt từ dư luận.

Đối với nhà ngoại giao kỳ cựu tại Trung Quốc là đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh thì tiền lệ này chưa hề xảy ra khi ông còn đương nhiệm, ông cho biết:

Tôi làm 13 năm ở bên ấy. Tôi là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Chức vụ của tôi là thế. Vừa rồi tôi xem báo thì đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là thông báo tình hình thôi, đó là chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng còn theo ý tôi thì chả cần phải thông báo. Trước kia thì không có đâu. Theo ý tôi thì việc nội bộ của ta chả cần thông báo cũng được.”

Mỗi đời Tổng Bí Thư mới đều phải qua Trung Quốc để bày tỏ giao hảo là điều có thể hiều được bởi Việt Nam nằm trong vòng kềm tỏa vô hình của nước này là khá rõ ràng. Tuy nhiên người dân vẫn kỳ vọng vào các vị lãnh đạo biết đặt sự tự trọng của dân tộc lên trên quyền lợi tầm thường dù quyền lợi đó dành cho quốc gia chăng nữa.

Lịch sử cho thấy sau mỗi cuộc binh đao, nhiều đời vua đất Việt đều cử sứ sang Tàu để triều cống hay nhận sắc phong từ các vua chúa phương Bắc, thế nhưng không một sử gia nào lên tiếng chê trách các hành động này mà trái lại còn cho là khôn ngoan, vì đã biết lợi dụng sự khiêm cung để giữ sự an dân trong khi chung quanh không một đồng minh nào có cùng hoàn cảnh như mình.


Kinh nghiệm ngày xưa có thích hợp?

Lấy kinh nghiệm bang giao hàng trăm năm trước áp dụng vào tình hình hiện nay thì có thích hợp hay không, nhất là trong hoàn cảnh toàn cầu không còn xa cách như xưa. Hệ thống địa chính trị thế giới hoàn toàn dính liền với nhau không cho phép một nước lớn thôn tính nước láng giềng như ngày xưa, thời mà Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa chinh phục gần phân nửa thế giới. Từ thực tế này xét trên khía cạnh tự chủ và độc lập, Việt Nam hoàn toàn không cần thiết phải thực hiện những hoạt động ngoại giao cách này, hơn ba trăm năm như thời cử người đi sứ Tàu.

Ts. Nguyễn Thanh Giang, từ Hà Nội đưa ra nhận xét về động thái cử đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thông báo kết quả Đại hội Đảng lần thứ 11 mà đa số người hiểu chuyện cho rằng sang để báo cáo vị trí Tổng bí thư mới của ông Trọng cho người bạn phương bắc biết, Ts. Nguyễn Thanh Giang nói:

Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên thân Trung Quốc nhưng tôi chống kịch liệt bọn nào thần phục Trung Quốc. Lú lẫn sẵn sàng đem Việt Nam thành tên lính lệ của Trung Quốc để đi phục dịch cho họ, cho cuồng vọng bá vương của họ. Họ muốn trở thành cái cực để mà đối mặt với Hoa Kỳ. Trong suốt mấy thập kỷ vừa qua không phải chỉ người bình thường mà những người đã từng làm đại sứ ở Trung Quốc như cụ Nguyễn Trọng Vỉnh như ông Trần Quang Cơ hay ông Dương Danh Dy đều phát hiện và tố cáo âm mưu của Trung Quốc. Muốn đẩy Việt Nam vào vòng chiến để trở thành cái tên lính lệ của Trung Quốc và thực tế trong súôt mấy thập kỷ vừa qua, cả núi xương sông máu không phải chỉ vì vần đề độc lập dân tộc mà còn là vấn đề do cái gọi là ý thức hệ, cho nên đã chiến đấu vì cả Trung Quốc nữa. Đó là nỗi đau và đáng hổ thẹn và đáng kiểm điểm. Đấy là tội đồ của dân tộc.”


Có thuận lòng dân?

Giới quan sát chính trị thế giới tin rằng những nước gần gũi với Việt Nam trong khối ASEAN sẽ sẵn lòng đón tiếp một khi vị tân Tổng bí thư công du nước họ như một cách thắt chặt sợi giây ngoại giao trong khu vực. Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo tiền lệ cho một cuộc công du châu Á với tư cách là một thành viên cao cấp của chính phủ thì khi tới thăm Trung Quốc sẽ không gây bất cứ bất ngờ nào cho người dân, nhất là những gia đình ngư dân Lý Sơn hồi gần đây.

Cũng có ý kiến cho rằng vai trò Tổng Bí thư chỉ dành riêng cho Đảng, do đó không thể áp dụng ra ngoài nguyên tắc này. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, khách của chính phủ các nước sang thăm Việt Nam không ít lần được các Tổng Bí thư tiếp họ trong vai trò một lãnh đạo cao cấp trong hệ thống cầm quyền. Từ tiền lệ này, tại sao không tạo một thông lệ tốt cho các vị Tổng Bí thư có thể thăm viếng bất cứ nước nào có bang giao với Việt Nam?

Nếu chỉ vì danh nghĩa thắt chặt tình cảm trên căn bản cùng phe xã hội chủ nghĩa để chỉ viếng thăm những nước như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn thì có quá gượng ép hay không khi thực tế chính Trung Quốc không còn là nước theo đuổi chủ nghĩa xã hội nữa?

Ts. Nguyễn Thanh Giang nhận xét:

Bây giờ tiếp tục tỏ ra thần phục Trung Quốc, sẵn sàng dựa vào Trung Quốc, dù vì cùng lý luận Mác-Lê nin, cùng bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa hay là bảo vệ cái ghế của mình thì đều là tội đồ của dân tộc và dứt khoát họ sẽ bị lên án.”

Lãnh đạo đất nước chỉ thành công khi đạt được sự kính trọng và nể phục của người dân. Nếu quyết định nào cũng dựa trên định kiến hay vết mòn thì sẽ gặp phản ứng, nhẹ nhất là phê bình lên án, nặng hơn là biến động xã hội cùng những bất ngờ không ai đoán trước được.

Cách ngăn ngừa tốt nhất là thuận lòng dân trong mọi quyết định dù lớn dù nhỏ. Hơn nữa trong thời đại thông tin cực nhanh hiện nay thì một cử động của các cấp lãnh đạo cũng đủ làm cho một bộ phận rất lớn công dân mạng chú ý và gây hiệu ứng giây chuyền bất ngờ. Bài học “cách mạng Hoa Nhài” vẫn còn tác động trên nhiều nước trong đó có Trung Quốc. Việt Nam không nên châm ngòi, nhất là ngòi nổ mang tên lòng “tự trọng dân tộc” mà hàng trăm năm qua luôn là vũ khí chống lại bắc phương một cách hiệu quả.


Mặc Lâm – RFA


Tô Hải
Vẫn biết là ông Thế Huynh (thay Anh…) lâu nay chỉ quen phụ trách lãnh đạo có một tờ báo, nay được phân công nắm một chức trách lớn gấp ngàn lần: làm tổng tổng biên tập của gần 800 tờ báo, gần 200 cái Đài và Tivi cả nước.

Và hơn thế nữa phụ trách nắm bắt tư tưởng, tình cảm và hướng dẫn cả gần 80 triệu cái đầu và con tim hướng theo những gì mà Đảng Ta đã vạch ra ...



Đó là điều cực cực khó nếu không nói là bất khả thi, là ảo tưởng…

Vẫn biết là người mới lên "thế huynh" Tô Huy Rứa trong một thời điểm mà lý luận cách mạng hiện hành đang bị khủng hoảng chưa từng thấy, mâu thuẫn ngay trong các nhà lý luận thậm chí chuyên gia lý luận Mác-Lê bậc thầy cũng… "ông nói chằng bà nói chuộc"… rất khó cho tuyên giáo hành nghề…

V


Trưởng ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh đã phát biểu lộng ngôn trước truyền thông báo chí “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng”
ẫn biết là ông Huynh, ngay từ khi chưa chính thức được “thế” anh Rứa nhưng đã tranh anh Rứa trả lời dứt khoát trước báo chí trong và ngoài nước là: “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng… nên sớm nổi tiếng khắp thế giới chẳng kém gì câu: “Dứt khoát ở Việt Nam không cho phép xuất bản báo chí tư nhân” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…

Cho nên tôi, một người đã từng có 35 năm làm “lính tư tưởng-tình cảm”, nhưng không giữ nổi 4 kiên định như các vị thế chân, thay chân chúng tôi ngày nay, ... cố gắng theo dõi xem ông Thế Huynh (anh) sẽ hành động thế nào, chỉ đạo, xử lý thế nào với khối lượng truyền thông mênh mông mà Đảng Ta đã giao cho ông.

Nhưng với kinh nghiệm và nhận thức (cũ), với Đảng tính (cũ) để góp ý cho ông như sau:



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương