Nguyễn Gia Kiểng


I- Sự nhạy bén chính trị của ông đang còn khá non nớt!



tải về 1.51 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38286
1   2   3   4

I- Sự nhạy bén chính trị của ông đang còn khá non nớt!. Đặc biệt là chỉ đạo các phương tiện truyền thông vô cùng to lớn mà ông có trong tay.

Suốt thời gian qua cho tới nay, ông không có một chỉ đạo nào về những cuộc nổi dậy của vùng Bắc Phi và Trung Đông nên các Đài, Tivi báo chí nào cũng đưa tin vào giờ vàng hoặc không trang đầu cũng là trang cuối, với những hình ảnh to tổ đùng rất.. kích thích sự… bắt chước của quần chúng. Nguy hiểm hơn nữa là: Đưa tin không bình luận, đồng loạt và liên tục gây nên một nhận thức ngay cho bản thân tôi là: Đảng ta (hay bộ phận nào, hay ai đó) hoan nghênh hành động này của nhân dân các nước đang vùng lên lật đổ những chính phủ độc tài, ngự trị lâu năm trên ngai vàng, tham nhũng, gia đình trị?...

Dù bận gì ông Huynh cũng nên đọc lại những cái tít to đầy gợi ý, có tính chất khẩu hiệu, động viên, hô hào được đăng trên các tờ báo do ông lãnh đao hai tuần gần đây để thấy cái sự mất cảnh giác đã bị các “thế lực thù địch” lợi dụng ra sao (bỏ qua các trang mạng, các đài, báo, web, blog “xấu”):

- Hội chứng “Hoa Lài”.

- Thần tượng bị lật đổ.

- Biểu tình ở Trung Đông, nhiều chính phủ đã nhượng bộ.

- Xụp đổ vì tham nhũng và bất công xã hội.

- Trung Đông bị kích động bởi phong trào biểu tình chống chính phủ.


Tất cả những bản tin chi tiết này chưa bao giờ được khai thác với tần số lớn như vậy. Có thật đó chỉ là giới thiệu, đưa tin một cách “vô tư”?

Xin giới thiệu một bài “Thần tượng bị lật đổ” đăng trên “Tuổi Trẻ” ngày 13/2/2011:



Cả phần đầu người viết dành để ngợi ca quá trình Mubarak trở thành “người hùng” của Nhân Dân Ai Cập từ khi là một sĩ quan trẻ tốt nghiệp Học Viện Quân sự danh tiếng Frounzé (Liên Sô cũ)về rồi đứng đầu một nhà nước giầu tài nguyên, được nhiều cường quốc quý trọng tới lúc hãnh tiến trở thành độc tài tham nhũng, không chịu trao quyền lực cho bất cứ ai ngoài con trai Gamal, dù đã 83 tuổi... Riêng đoạn kết thì tác giả dùng toàn từ, nhóm từ, cách phê phán của báo chí Việt Nam đương đại để vạch tội ông ta! Ví dụ: ”Ông Moubarak có vẻ quá tự tin vào “sự ổn định chính trị”….”, ông cũng quá mơ hồ về lòng dân, khi cứ nghĩ mình vẫn còn là thần tượng trong trái tim, khối óc của họ. Ông cho là chỉ có những “lực lượng thù địch” và “ngoại bang” chống lại ông…”, và rồi kết luận đanh thép: ”Anh hùng của nhân dân ngày nào bị chính nhân dân lật đổ hôm nay như thế đấy!”
Tôi không tin anh Huynh đọc mà không thấy THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI VIẾT, NGƯỜI BÌNH LUẬN NHỮNG CUỘC NỔI DẬY Ở TRUNG ĐÔNG, BẮC PHI CHẲNG HỀ VÔ TƯ MỘT LY ÔNG CỤ NÀO!

Nhưng uốn nắn ra sao đây xem chừng cái bằng tiến sí báo chí chưa đủ để anh chỉ đạo! Hay anh đồng ý như quan điểm của “Tạp chí cộng Sản” số 4 năm 2011 (cũng dưới sụ chỉ đạọ của anh) là : “Các cuộc nổi loạn vừa qua đều do bọn Đế Quấc (Anh, Mỹ….) trong bài “Ai đứng đằng sau các vụ nổi loạn ở châu Phi”??? mà trong đó 3 thủ phạm chính đã bị chỉ mặt đặt tên:

1- ”Những người anh em Hồi Giáo” nhiều năm “ăn nằm” với… C.I.A và Tình báo Anh?!

2- Những trang mạng xã hội Faceboook, Twitter?!



3- Những tổ chức phi chính phủ có những cái tên như “Ngôi Nhà Tự Do”, những “Viện quốc gia nghiên cứu quốc tế” của các Đảng Cộng Hoà và Dân chủ Hoa Kỳ ?!

Mặc dù đây là những phân tích và kết luận rất lạc lõng “chẳng giống ai” (ở thời điểm này) của một ông William Engdahl nào đó, nhưng “Tạp chí Cộng Sản” nơi chỉ đường cho hướng đi của toàn Đảng không thể nào không có trách nhiệm nếu vấp phải một cú “viện sĩ bịp” “V.N ngôi sao đang lên bịp", ”quảng cáo cho thủ tướng ta của hãng chế biến rác Đức” cũng… “bịp”….như mới vừa xảy ra với mấy tờ báo điện tử uy tín nhất của Đảng tới mức phải gỡ bài xuống -nhưng đã quá chậm!

Tóm lại, chỉ riêng vụ “thả nổi” các sự kiện nổi dậy của hàng loạt các nước toàn trị, độc tài, tham nhũng, gia đình trị ở các “nước bạn đáng xấu hổ của Hoa Kỳ” vừa qua, chứng tỏ Tân Trưởng Ban không thật “nhậy bén chính trị”, không học tập ngay "người bạn 4 tốt" là cấm tuyên truyền kể cả cấm truy cập ngay cả hai chữ Ai-Cập, cũng như mới hai hôm nay thôi Hillary Clinton gõ vào mạng gì bên ấy cũng bị từ chối!

Còn như nếu đó là chủ trương mở rộng cửa thông tin, không bắt chước nước ngoài thì …đúng là những điều tôi hy vọng đã đến!
II- Thiếu sâu sát, đồng bộ, chỉ đạo kịp thời về tư tưởng trước những sự cố hệ trọng, những sự cố tiêu cực do chính ta gây ra

Điển hình nhất là vụ “phá giá đồng bạc V.N” lần thứ ba - y hệt mấy lần đổi tiền trước, hôm trước báo chí nói “Không” thì hôm sau nói “Có”!

- Tại sao hôm trước nói không điều chỉnh hôm sau điều chỉnh một phát tới 9,3 %?

- Tại sao đang trong thời kỳ “tiếp tục bù giá cho xăng” đã có nhiều bài trên “báo ta” báo trước cho bọn đầu cơ “Xăng sẽ tăng giá từ 13 đến 18% từ ngày 1/3 dẫn đến hậu quả ngay ngày 9 Tết đã có hiện tượng cây xăng đóng cửa, hoặc mở cửa thì bán nhỏ giọt? Theo sau Xăng là ông Điện, ông Than, ông Nước, ông Giao Thông vận tải…ông nào cũng nêu ngàn lý do để tăng giá “sắp tới”…Báo chí đều tung tin búa xua, làm lộ bí mật, làm lợi cho bọn đầu cơ tích trữ găm hàng?

- Tại sao “báo ta” cứ tung lên những cuộc phỏng vấn các “nhà kinh tế học”, các vị “nguyên nọ, nguyên” kia, mà khối vị nói “trắng”, khối vị nói “đen”, và không ít vị “trả lời để chẳng nói lên điều gì” (chắc vì lo bị chụp cho cái mũ “có ý đồ xấu”), làm cho người dân “đã hoang mang lại càng hoang mang” hoặc nói như mấy bác Nhân Văn xưa: “lạc quan cũng sai, bi quan cũng sai, chỉ hoang mang là đúng nhất!”.

Lắm thứ khen, chê về cú phá giá đồng bạc mạnh nhất đầu năm con Mèo khác nhau đến nỗi hiền lành như giáo sư Trần Hữu Dũng cũng phải thốt lên: ”Ông Vũ Viết Ngoạn nói thế này, ông Bùi Kiến Thành nói thế kia, ông Cao Sỹ Kiêm nói thế nọ... Chuyện ấy (giá cả, tỉ giá, lãi xuất) hỏng bét vì mấy ông “quân sư quạt mo”!



- Tại sao lại có hiện tượng cùng trong một số báo, cùng một Đài Tivi, các tuyên bố, phân tích, phê phán, kết luận đầy những thứ rối rắm “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”? Cụ thể là chỉ trên trang 3 báo Tuổi Trẻ ngày 19/2 , có bài phát biểu của chủ nhiệm Uỷ ban Tư Pháp Lê thị Thu Ba báo động về sự đổ vỡ giây chuyền do tăng tỷ lệ lãi xuất” thì bên cạnh lại có bài “Ngân hàng lãi to hơn dự kiến”(???), bên cạnh những ý kiến “cắt giảm chi tiêu”, “chỉ đầu tư cho những công trình, dự án đặc biệt cần thiết” của ông Vũ Văn Ninh thì chềnh ềnh một cái tít chữ lớn "ĐỀ XUẤT XÂY QUẢNG TRƯỜNG THỦ THIÊM" có sức chứa 1,8 triệu người rộng tới 20 ha! (đủ sức chứa toàn bộ cư dân từ 18 đến 48 của thành phố dự lễ kỷ niệm 30 tháng 4!). Bên cạnh đó là đủ thứ mỉa mai, biểu hiện hai mặt, ba, bốn mặt (équivoque) trên các bài “Giá cả nhảy múa”, ”Đi chợ cứ như bị móc túi!”, “Cách nào chống tăng giá”, “Tối sách”… đánh mạnh vào nhận thức của người dân bình thường. Chẳng cách nào chống chế cho cái đường lối kinh tế của Đảng ta đang thành công tốt đẹp cả!


Còn ngồn ngộn cả núi vấn đề…“có vấn đề” như:

- Chỉ đạo bầu cử quốc hội, mà theo ông Lê Hiếu Đằng thì: Có nhiều điều vô lý, như chuyện thông qua tổ dân phố, như nói kê khai tài sản nhưng chưa bao giờ làm…

- Như “Lễ Hội có đóng dấu quốc gia” búa xua (vì có cán bộ cao cấp dự?)…nhưng càng ngày càng trở thành di sản đáng xấu hổ vì mọi sự buôn thần bán thánh, kiếm chác, chụp giật.

- Như chuyện nên hay không nên kỷ niệm (dù chỉ là một bài bình luận nhỏ, không động chạm ai) nhưng khỏi chạnh lòng hàng triệu người có con em đã hy sinh ở biên giới tháng 2 năm 1979? Lãnh đạo tư tưởng không thể nào không nắm được tâm lý của những con người như mẹ Liệt Sỹ Nguyễn Đình Chính mà báo Thanh Niên đã phải khéo léo dùng lời Mẹ để kể về sự hy sinh của con mình trước mũi súng của bọn… “Côn đồ” ( thật khổ cho người viết!). Thật cực kỳ vô lý khi báo chí thế giới và cả ở bên Tầu người ta không quên kể lại những sự kiện bi thảm của cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 khi đến đúng ngày 17 tháng 2 mỗi năm (mà hầu hết đều đứng vào phía Ta).Vậy mà ta lại cứ theo lệnh ai mà chịu im như thóc vậy?

Tôi biết rằng đòi hỏi ở anh Huynh mới từ “tiến sỹ báo chí” phải làm cái việc “siêu tiến sỹ” vừa Tuyên vừa Giáo cho 87 triệu dân là “ cực kỳ… ảo tưởng! Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng, với cái tuổi đời 58, với nhiều năm mặc áo lính, từng chứng kiến bao sự hy sinh, mất mát của đồng đội, với 2 khoá TƯ UV, nay lên Bộ Chính Trị có trong tay được nhiều quyền ăn nói hơn, biết đâu anh có thể qua thực tế cuộc sống mà góp sức đẩy mạnh “đổi mới chính trị cho kịp với đổi mới về kinh tế” (như nội dung Nghị Quyết ĐH XI vừa qua có ghi) thì nhân dân hoan hô vô cùng!


Xin gửi anh lời chào “Trung với nước, hiếu với dân” như khi chúng ta còn ở Bộ Đội.
Tô Hải

Lưu Á Châu
(Đây là phần lược dịch bài nói của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.

Hai nước Trung Quốc-Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên hai nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói hai nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8-9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ." Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!". Ông ấy không hỏi tôi tại sao mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.



Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT (khoa học kỷ thuật) và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn: Sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt. Song các lợi ích đó không quá 1-2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.



Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.

1) Sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không. E rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.



2) Hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá, một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức giết sạch già trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

3) Chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định phải hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Lưu Á Châu

BBT dịch

Nguyễn Quang A
Tất cả những kiến thức về tổ chức và lãnh đạo cơ bản đã được người ta đúc kết và viết thành sách. Có thể học được. Vấn đề là có động lực để học hay không?

Ngày 12/02/2011, họp với Bộ Nội vụ, Thủ tướng cũng phải than phiền về sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ của các Bộ, các cơ quan nhà nước, khiến có báo khi đưa tin về sự kiện này đã phải giật tít: Vì chồng chéo, nhiều khi Thủ tướng “lãnh đủ”.

Một đoạn đường, hay một cái cầu có khi ba bốn ông đều là chủ: Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Xây Dựng, chính quyền địa phương. Thế nhưng khi tai nạn khủng khiếp trên một chiếc cầu có đường sắt xảy ra trong những ngày Tết, thì ông nọ đổ cho ông kia và chẳng ai nhận lỗi cả.

Có hàng ngàn hàng vạn chuyện tương tự. Rồi người ta cũng tìm cách đẩy lỗi cho một người vô danh tiểu tốt nào đó cho qua chuyện: tại cậu đánh máy, tại cô thư ký, tại người gác cầu, vân vân.

Một trong những trách nhiệm chính của người lãnh đạo là phải làm cho tổ chức của mình hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Gần một thế kỷ trước, năm 1916, Henri Fayol kỹ sư mỏ, nhà quản lý Pháp đã đưa ra 14 nguyên tắc quản lý. Với sự phát triển của các tổ chức, nhất là của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự, các nguyên tắc của Fayol đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển.

Thế nhưng đối với các tổ chức nhà nước, có thứ bậc, thì các nguyên tắc của Fayol vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

Nguyên tắc đầu tiên là “phân chia công việc” tương tự như phân công lao động. Chuyên môn hóa là rất quan trọng. Đáng tiếc nguyên tắc này vẫn bị vi phạm rất nghiêm trọng, nhất là theo kiểu tổ chức nhân sự đã thành nếp ở Việt Nam. Lái xe nếu có quan hệ tốt có thể được cất nhắc lên làm công tác nhân sự hay tài chính; y tá có thể làm giám đốc một công ty lớn... Nhiều cán bộ quản lý nhà nước (các Bộ, Thứ trưởng...) có lẽ chưa được bổ túc kiến thức lãnh đạo và quản lý.

Phân công công việc đi liền với trách nhiệm và quyền hạn. Trách nhiệm không rõ, quyền hạn cũng tù mù... đấy là những lỗi sơ đẳng và rất dễ mắc phải nếu không có quy định rạch ròi.

Có hai nguyên tắc nữa cũng đáng nhắc đến.

Nguyên tắc thứ tư: mỗi nhân viên chỉ nhận được lệnh của một thủ trưởng duy nhất. Nguyên tắc này bị vi phạm tràn lan. Thủ tướng có thể chỉ thị cho vụ trưởng làm việc này việc nọ, và anh ta sẽ ít nghe Bộ trưởng của mình hơn. Từ các chức danh Thủ tướng trở xuống nên có mô tả công việc bằng văn bản rõ ràng, theo đó họ làm gì và chỉ được làm các công việc ấy, nếu làm sai là có “gián quan” phanh lại ngay.

Chuyện chỉ đạo xuống vượt mặt thủ trưởng cấp dưới là tối kỵ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thứ tư của Fayol. Chuyện cấp trên chỉ đạo trực tiếp xuống dưới vượt mặt cấp quản lý trung gian là khá phổ biến ở ta, mà Thủ tướng cũng thừa nhận.



Nguyên tắc thứ năm: một nhóm các hoạt động có cùng một mục đích do một người chỉ huy với một kế hoạch thống nhất. Nguyên tắc này cũng bị vi phạm nghiêm trọng rất nhiều lần trong các tổ chức nhà nước. Thí dụ, ở tất cả các nước chỉ có một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, chứ không phải Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y Tế như ở ta.

Trong ngôn ngữ quản trị hiện đại người ta dùng khái niệm chủ sở hữu: mỗi công việc luôn phải có một chủ sở hữu rõ ràng và người đó phải có trách nhiệm giải trình về công việc ấy, không thể đổ vấy cho người khác.

Làm theo các nguyên tắc (của Fayol hay các nguyên tắc hiện đại khác) sẽ không chỉ làm bớt chồng chéo, mà còn tăng sự minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Tất cả những kiến thức về tổ chức và lãnh đạo cơ bản đã được người ta đúc kết và viết thành sách. Có thể học được. Vấn đề là có động lực để học hay không?



Nếu có cạnh tranh và những người không làm được việc nhất thiết bị loại khỏi chức vụ bằng các thủ tục văn minh, thì đó là động lực rất mạnh để người ta phải làm việc có hiệu quả và vì thế phải học và sáng tạo ra cách mới.

Còn không như thế thì có hô hào đến mấy cũng chẳng có hiệu quả. Và việc chồng chéo, đổ vấy trách nhiệm cho nhau là khó tránh khỏi.



Còn quan trọng hơn, nó làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Quang A






Tạ Phong Tần
Bên Tây, để được dân chúng bầu làm các ông nghị, bà nghị, ứng cử viên nào cũng phải tham gia chiến dịch tranh cử trước ngày chính thức bỏ phiếu khoảng 3 tháng. Ứng viên phải tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, trình bày cho cử tri thấy các chương trình “quốc kế dân sinh” của họ sẽ làm cho cộng đồng nếu họ đắc cử. Tất nhiên, chi phí cho hoạt động tranh cử là tiền cá nhân của ứng viên và các loại quỹ họ tự vận động được, ngân sách quốc gia không bao giờ “gồng gánh” những việc này bao giờ.

Vừa rồi, ông Arnold Schwarzenegger- cựu ngôi sao màn bạc phim hành động, vừa mãn nhiệm 2 nhiệm kỳ làm thống đốc bang California (Mỹ) cho Reuters biết việc “hành nghề thống đốc” đã khiến ông “mất ít nhất 200 triệu USD thu nhập từ nghề diễn viên”, tức là ông Arnold Schwarzenegger bị “lỗ vốn” khi làm thống đốc. Với ông Arnold Schwarzenegger, điều đó không quan trọng vì ông rất giàu có nhờ thu nhập diễn viên, ông cho rằng những kinh nghiệm thu được khi làm thống đốc “còn đáng giá hơn tiền bạc”.

Cách đây vài tháng, người Việt ở Mỹ cũng chưa quên “cuộc chiến” tranh cử tái nhiệm kỳ nghị sĩ giữa bà Loretta Sanchez (người Mỹ chính gốc) và ông Trần Thái Văn (người Mỹ gốc Việt). Cuối cùng, tuy không phải là người gốc Việt, bà Loretta Sanchez lại thắng cử vì bà chiếm được một số khá lớn lá phiếu của cử tri người Việt. Tại sao cộng đồng người Việt lại ủng hộ bà Loretta Sanchez? Có thể gọi đó là nghệ thuật, chương trình, hay kế hoạch tranh cử của bà Loretta Sanchez làm hài lòng cử tri Việt hơn ông Trần Thái Văn?

Cách đây 2 năm, bạn tôi - một cư dân Mỹ gốc Việt, gởi thư cho bà Loretta Sanchez trình bày về những chuyện riêng của gia đình anh ta có “gút mắc” với chính quyền Mỹ. Trong vài ngày, bạn tôi nhanh chóng được văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez trả lời thư bằng văn bản, thư có chữ ký của bà Loretta Sanchez. Ở đây, tôi không nói về nội dung thư và cách giải quyết của bà Loretta Sanchez khi cử tri cần đến bà là đúng hay sai, tôi muốn nhấn mạnh về tính minh bạch, công khai cũng như phương pháp làm việc nhanh nhẹn, tôn trọng con người của dân biểu Mỹ đối cử tri Mỹ.



Ở nước ta thì ngược lại với bên Tây. Trước khi bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp dưới (nói nôm na giông giống như Hạ Viện ở các nước tư bổn cho dễ hiểu) và đại biểu Quốc Hội (giông giống như Thượng Viện), cận kề đến ngày bầu cử chừng chục ngày, người dân được xem danh sách kèm hình, tóm tắt tiểu sử vài dòng của các vị “nghị” mà mình phải bầu dán ở các nơi cộng là hết chuyện. Không bao giờ có hoạt động tranh cử, không ai biết năng lực làm việc của các vị ra sao, thậm chí đến lúc bỏ phiếu cũng không nhớ nổi mặt các vị ấy như thế nào. Thế nên mới có chuyện cử tri đi bầu chỉ là “gạch tên cho đủ số quy định” bằng cách: Người thì gạch từ trên xuống, người gạch từ dưới lên, người lại cứ cách 1 dòng thì gạch tên 1 người... hên xui ráng chịu.

N
Các ngài Nghị đang vô tư viễn mơ!
ăm 2007, Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ X (1997-2002). Buổi chiều trước bầu cử 1 ngày, sếp tôi kêu cả đơn vị lại “họp khẩn cấp” (nguyên văn từ của sếp) rồi sếp nói: “Cái này thông báo nội bộ, nói nhỏ chớ không có nói lớn. Ở trên (chẳng biết là trên cỡ nào) mới thông báo ngày mai bầu đại biểu Quốc Hội thì bầu cho con R, gạch tên bà S. đi”. Cả đơn vị trố mắt nhìn sếp ngạc nhiên, hổng hiểu bữa nay sếp có “bị gì hong” mà sếp ăn nói trái luật dữ vậy cà. Sếp nói tiếp: “Ở trển nói con R. là nữ, người dân tộc, hạt giống đỏ đủ tiêu chuẩn cơ cấu. Bà S. là để cho có mà gạch thôi. Lịnh ở trên, mình là cấp dưới thì mình phải chấp hành. Vậy thôi hén!” Nói xong, sếp giải tán “cuộc họp khẩn cấp”. Tôi ra ngoài coi kỹ lại danh sách thì thấy “con R.” trình độ mới có phổ thông trung học (tức học hết lớp 12, tốt nghiệp hay không chưa biết), nghề nghiệp dưới trình độ, không biết ngoại ngữ, so với bà S. thì kém xa. Hôm sau đi bầu cử, tôi không gạch tên bà S. như “chỉ đạo” mà gạch tên cô R., tôi để ý thấy những người khác thì “thi hành ý kiến cấp trên” răm rắp.

Mấy ngày sau, một ông cán bộ cơ quan khác (lãnh đạo thường thường bậc trung, tôi đánh giá ông này cũng có năng lực) sang cơ quan tôi làm việc, tôi bèn hỏi dò ông bầu cử gạch tên ai. Ông bèn xổ ra một tràng: “Tao gạch tên con R., để tên bà S. Vô duyên! Bầu ai là quyền của tao, ai có năng lực thì bao bầu. Tự dưng kêu phải gạch người này, để người kia, thiệt lãng nhách”. Tôi hỏi thêm: “Theo ý anh thì ai đậu?” Ổng nói: “Con R. sẽ đậu, làm cái kiểu đó thì nó đậu là cái chắc. Ðể rồi coi, tao nói sai cho mày đánh lên đầu tao nè”. Kết quả y chang như ổng nói. Nhiệm kỳ sau, rồi sau nữa tôi không đi bầu cử. Ðến nay, “con R.” (giờ đã thành bà R.) đã “đắc cử” liên tiếp 3 nhiệm kỳ X, XI, XII của Quốc Hội. Còn tôi thì chưa bao giờ có “hân hạnh” được biết địa chỉ, số điện thoại liên lạc của quý vị “đại diện cho tôi”, khi cần tìm tôi không biết phải tìm họ ở đâu. Ngược lại với nghị sĩ nước tư bổn, nghị sĩ Việt Nam không hề có trang web riêng, văn phòng làm việc riêng, và cử tri cũng không hề thấy công bố số điện thoại riêng để trực tiếp liên hệ.

Còn không đầy 100 ngày nữa, cử tri cả nước Việt Nam sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu “Hạ Viện” và “Thượng Viện”, nhưng đến thời điểm này, chưa cử tri nào được biết ai là ứng viên, còn các ứng viên vẫn giữ vững truyền thống “ngọa hổ tàng long” “không bao giờ tranh cử”, những việc sắp xếp “quân xanh quân đỏ” nhiêu khê ấy đã có “cánh tay nối dài” của đảng CSVN là Mặt Trận Tổ Quốc (hoạt động bằng tiền ngân sách nhà nước) bao biện hết từ A tới Z bằng cái lá nho “hiệp thương”. Mấy chục năm nay, nó đã thành một cái công thức không đổi là “một tỉnh được bầu bốn đại biểu thì hai trong số đó mặc nhiên sẽ là các lãnh đạo địa phương, còn lại hai người phải đảm bảo cơ cấu đồng thời là nữ, trẻ, người dân tộc, người ngoài đảng...”

Theo ông Nguyễn Văn Pha - phó chủ tịch ủy ban trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, bầu đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ XIII này, ngoài những tiêu chuẩn cũ còn có thêm tiêu chuẩn “không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”. Nghe thì rất hay, rất tiến bộ nhưng nghĩ kỹ lại thấy tiêu chuẩn mới ghi thêm để coi chơi chớ không thực tế. Người Việt Nam ai mà không biết phát hiện tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, phát hiện những vụ án tham nhũng... đều là quần chúng và báo chí, chớ hổng phải cán bộ trong cơ quan có tham nhũng lẫn cơ quan có trách nhiệm chống tham nhũng tự mình phát hiện.



(Xem tiếp trang 32)



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương