Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới


Công tác đối ngoại đóng góp thiết thực



tải về 0.54 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.54 Mb.
#13702
1   2   3   4   5   6   7

Công tác đối ngoại đóng góp thiết thực

vào thành tựu chung của đất nước


Trong khuôn khổ Hội nghị ngành ngoại giao lần thứ 27 tổ chức tại Hà Nội, sáng 14-12-2011 đã diễn ra phiên họp chung với các tham tán thương mại với chủ đề “Hội nhập quốc tế và nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới”. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước. Theo Thủ tướng, trong năm 2012, ngành ngoại giao cần chú ý năm nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại. Thủ tướng yêu cầu cần làm sâu sắc hơn nhiệm vụ ngoại giao chính trị, tăng cường quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực với các nước đối tác, nhất là các đối tác lớn, quan trọng và đối tác chiến lược; xây dựng ngay chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia làm cơ sở xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế với từng nước, đồng thời hoàn tất các cam kết gia nhập các tổ chức tài chính quốc tế và thương mại tự do song phương; tiếp tục tăng cường vận động ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng đầu tư chiều sâu với công nghệ cao.

Thủ tướng lưu ý ngành ngoại giao tập trung huy động các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài cả về định cư, làm ăn sinh sống, lao động và học tập. Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương cần rà soát lại các cơ quan ngoại giao, các cơ quan đại diện ở nước ngoài để phối hợp chặt chẽ hơn, làm tốt hơn nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, trung thành với Tổ quốc cũng như xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất các đại sứ quán ở nước ngoài trong năm năm tới.

Trước đó, phiên khai mạc hội nghị ngành diễn ra hôm 12-12-2011. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, tại hội nghị lần này các cán bộ ngành ngoại giao sẽ thảo luận, đánh giá tình hình thế giới, khu vực và đất nước, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”, sẽ đi sâu thảo luận nhiều nội dung quan trọng như quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội XI, xác định nội hàm và định hướng triển khai chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc, xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại. Hội nghị cũng sẽ dự báo về môi trường an ninh, chiến lược thế giới và khu vực trong những năm tới, phân tích những cơ hội và thách thức đối với môi trường an ninh, phát triển của Việt Nam, nhất là trong việc đảm bảo an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; kiểm điểm công tác đối ngoại, việc triển khai các trụ cột ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua, rút ra các bài học kinh nghiệm thành công và hạn chế. Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, hội nghị sẽ đánh giá kết quả triển khai chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao 26 trong tất cả các lĩnh vực công tác.

http://www.congan.com.vn/

Công an TP. HCM




Ngoại giao Việt Nam:

Thành tựu 2012 và trọng tâm 2013

Trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp năm mới 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định ngoại giao Việt Nam năm 2012 đã đạt được 5 kết quả nổi bật và tiết lộ những trọng tâm của công tác đối ngoại trong năm 2013.

Xin Bộ trưởng cho biết những đánh giá về tình hình thế giới và công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2012?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Năm 2012, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới gặp nhiều nhiều khó khăn, tại nhiều khu vực các chỉ số kinh tế đều đi xuống. Hòa bình, ổn định tuy vẫn tiếp tục được duy trì nhưng đan xen nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước năm 2012 vẫn được triển khai toàn diện, hiệu quả và đều khắp trên tất cả các lĩnh vực, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, cũng như đóng góp vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo tôi, những kết quả nổi bật trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 2012 là:

Trước tiên có thể nói năm 2012 là năm hoạt động đối ngoại rất nhộn nhịp, dồn dập. Số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của các nước vào thăm Việt Nam tăng mạnh với 31 đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm. Nhìn lại năm 2012, chúng ta đã tiếp tục đưa quan hệ với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định, thực chất.

Các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (9/1962 - 9/2012), 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (7/1977 - 7/2012) với CHDCND Lào, và 45 năm quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia (6/1967 – 6/2012) được tổ chức trọng thể, sôi nổi, góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với hai nước láng giềng trở nên ngày càng hiệu quả, thực chất, qua đó cũng nhấn mạnh sự tăng cường đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Quan hệ với một số đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Việt Nam được nâng cấp và thể chế hóa. Quan hệ với Nga năm 2012 đã được nâng lên tầm mới đó là Đối tác chiến lược toàn diện. Chúng ta cũng đưa quan hệ chiến lược của chúng ta với Trung Quốc tiếp tục đi vào ổn định, phát triển. Quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh cũng trở nên sâu sắc hơn…

Một hiện tượng trong năm 2012 là quan hệ với các nước Mỹ Latinh được đẩy lên rất cao. Bằng chứng là trong tổng số 31 đoàn đến Việt Nam thì 11 đoàn là lãnh đạo của các nước Mỹ Latinh. Có những nước mà lãnh đạo cấp cao chưa bao giờ đến khu vực nhưng trong năm 2012 đã đến thăm Việt Nam. Các chuyến thăm này đã mở ra rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ Latinh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu hợp tác phát triển.

Hai là, hoạt động ngoại giao của chúng ta trên các diễn đàn đa phương được triển khai một cách tích cực, thể hiện vị thế, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam. Chúng ta chủ động đóng góp một cách tích cực đối với các diễn đàn đa phương như là APEC, ASEM, đặc biệt là trong ASEAN. Những đóng góp thực chất và nhiều sáng kiến nhận của ta đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Ba là, các hoạt động ngoại giao trong năm qua đã đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ biên giới, lãnh thổ của chúng ta. Chúng ta tiếp tục quản lý một cách hiệu quả đường biên giới trên bộ với Trung Quốc; thúc đẩy công tác tăng dày, tôn tạo cột mốc biên giới với Lào và phân giới cắm mốc với Campuchia, tạo ra đường biên giới hòa bình, ổn định.

Năm 2012 tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động đối ngoại đã đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này. Nhưng quan trọng là cùng với cộng đồng quốc tế, trong vấn đề Biển Đông, các nước khu vực đề cao các nguyên tắc xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS). Đáng chú ý, trong năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ASEAN đã ra được tuyên bố 6 điểm về vấn đề Biển Đông. Đó là những cơ sở pháp lý để đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông và đặc biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bốn là, ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với các đối tác, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Năm 2012 cũng ghi nhận những thành tích đáng tự hào của ngoại giao văn hóa, nổi bật là việc UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan (Phú Thọ) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới.

Năm là, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và công tác bảo hộ công dân đạt nhiều kết quả tích cực. Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 (9/2012) thành công tốt đẹp. Chuyến đi thăm Trường Sa đầu tiên của đoàn kiều bào đã giúp bà con ta ở nước ngoài hiểu rõ hơn về chính sách và quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

Ngoại giao kinh tế đã được Đại hội Đảng lần thứ XI xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong năm qua, chúng ta đã triển khai nhiệm vụ này theo hướng nào? Những kết quả đạt được là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Ngoại giao kinh tế luôn là một trọng tâm và rất được chú trọng trong công tác đối ngoại. Hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp vào việc nghiên cứu tình hình kinh tế thế giới, nghiên cứu những cách xử lý của các nước trong những vấn đề đang nổi lên như tình hình xử lý nợ công của các nước châu Âu hay là dự báo được các chiều hướng phát triển và xu hướng kinh tế để kịp thời thông tin, tham mưu cho Chính phủ.

Ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, thông qua các chuyến đi thăm của lãnh đạo cấp cao của nước ta sang các nước cũng như lãnh đạo cấp cao các nước vào Việt Nam. Nội hàm kinh tế luôn là một trong những nội hàm quan trọng trong trao đổi giữa các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước. Nhiệm vụ quảng bá, thu hút đầu tư, tăng cường thương mại cũng là một trong những nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế bằng việc tổ chức nhiều diễn đàn tại các nước và Việt Nam. Một minh chứng trong năm 2012 là việc tổ chức lần đầu và rất thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latinh về thương mại và đầu tư. Từ hiệu ứng đó, 11 đoàn lãnh đạo cấp cao từ khu vực Mỹ Latinh đã sang thăm Việt Nam với nhiều cơ hội đã được mở ra, nhiều dự án đã được ký kết.

Chúng ta cũng tích cực tham gia đàm phán đa phương, song phương về các hiệp định thương mại tự do, đóng góp vào việc mở rộng thị trường của Việt Nam. Chúng ta đã khởi động đàm phán các FTA với EU, Hàn Quốc, Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); chuẩn bị khởi động đàm phán với Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan và đang trong quá trình đàm phán TPP. Chúng ta cũng đã vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Đến nay đã có 36 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.



Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 tháng 12/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn của ngành ngoại giao, tăng cường chất lượng tham mưu cho việc hoạch định chính sách. Xin Bộ trưởng đánh giá về việc triển khai nhiệm vụ này trong năm qua của ngành Ngoại giao?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Tại Hội nghị Ngoại giao 27, Tổng Bí thư đã giao nhiệm vụ cho ngành Ngoại giao tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu. Trong tình hình thế giới đầy biến động, công tác nghiên cứu là một trong những nhiệm vụ quan trọng để dự báo được tình hình thế giới, khu vực cũng như dự báo được những chủ trương, chính sách của các nước trong quan hệ quốc tế và trong quan hệ với từng nước.

Năm 2012, Bộ Ngoại giao đã tăng cường mạnh mẽ công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình ở khu vực, thế giới, nhất là nghiên cứu chính sách của các nước. Có thể nói đã có nhiều tiến bộ trong dự báo và khả năng dự báo đã được tăng lên.

Công tác nghiên cứu đòi hỏi sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ban, ngành trong lĩnh vực đối ngoại. Trong năm 2012, sự phối hợp thông tin, nghiên cứu, dự báo giữa các Bộ, ngành liên quan đã được tăng cường hơn nữa và đã đóng góp tích cực cho công tác tham mưu đối với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chính sách.

Trong năm qua, công tác nghiên cứu cơ bản của Bộ Ngoại giao được đẩy mạnh. Cụ thể là số lượng đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở cũng như các chuyên đề nghiên cứu đã tăng lên nhiều so với các năm trước, và quan trọng là chất lượng của các nghiên cứu này đã được nâng lên, thực sự đóng góp vào công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Xin Bộ trưởng cho biết nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngoại giao năm 2013?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Năm 2013 tình hình thế giới vẫn sẽ diễn biến phức tạp và khó lường, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Mục tiêu hoạt động đối ngoại của chúng ta là tiếp tục đóng góp vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Cụ thể là tiếp tục đưa quan hệ của chúng ta với các nước đã có đối tác chiến lược đi vào chiều sâu và hiệu quả; đồng thời xây dựng thêm các quan hệ đối tác chiến lược mới với các nước và tập trung vào các nước trong khu vực cũng như ở khu vực có vị trí quan trọng.

Chúng ta tiếp tục tăng cường vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua việc chủ động, tích cực hội nhập và tham gia vào các diễn đàn đa phương. Trong năm 2013, chúng ta cũng sẽ tiếp tục làm tốt ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và công tác bảo hộ công dân. Chúng tôi đã có những kế hoạch để thực hiện hiệu quả chương trình hoạt động của lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước cũng như đón các đoàn cấp cao vào thăm Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Ngọc Mai (ghi)



http://www.tgvn.com.vn

Thế giới & Việt Nam


Ngoại giao góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia



Trong cuộc trả lời phỏng vấn TG&VN nhân 67 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cho biết, Ngoại giao Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp vào công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn này.

Xin Thứ trưởng cho biết những đóng góp của ngành Ngoại giao vào thành công của công tác biên giới lãnh thổ của Đảng và Nhà nước ta thời gian gần đây?

Thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước, trong xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, ngành Ngoại giao luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết. Với tinh thần đó, Ngoại giao Việt Nam (VN) trong thời gian vừa qua đã có những đóng góp vào công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Cụ thể là:

Về biên giới trên đất liền, sau khi hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa năm 2010, Bộ Ngoại giao đã tích cực phối hợp với các ngành hữu quan và phía Trung Quốc (TQ) đưa các văn kiện biên giới trên đất liền VN-TQ vào cuộc sống, duy trì đường biên giới hoà bình, ổn định; đồng thời, ta cũng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ của Dự án tăng dày tôn tạo mốc quốc giới VN-Lào (tính đến 15/8/2012, hai bên đã xác định 732 vị trí/772 cột mốc, xây dựng xong 634 vị trí/666 cột mốc); tích cực thúc đẩy việc phân giới cắm mốc với Campuchia (tính đến 15/8/2012, hai bên đã xác định được 237 vị trí tương ứng 287 cột mốc, xây dựng xong 228 vị trí tương ứng 275 cột mốc và phân giới 672,7 km đường biên giới).

V




Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.

ề các vấn đề trên biển, chúng ta đã kiên quyết đấu tranh trước các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông; tăng cường thông tin để nhân dân trong nước, người VN ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ thực chất về tình hình Biển Đông và những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông. Chủ trương của VN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Vấn đề Biển Đông được nêu ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên các diễn đàn đa phương như ASEAN, ARF, EAS, Phong trào Không liên kết. Bên cạnh đó, chúng ta đã nỗ lực triển khai đàm phán về vấn đề trên biển với một số nước như: đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia; phối hợp với Malaysia trong việc thúc đẩy xem xét báo cáo chung xác định ranh giới ngoài thềm lục địa; cùng với Philippines tiếp tục triển khai chương trình hợp tác Biển và Đại dương. Đặc biệt, ta và TQ ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển (10/2011), trong đó đề ra nhiều nguyên tắc lớn cho việc giải quyết các vấn đề trên biển căn cứ vào luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới COC; tranh chấp liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, tranh chấp liên quan đến các bên khác thì bàn bạc với các nước đó. Ngày 20/7/2012, "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông" của ASEAN được đưa ra sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 45 kết thúc tại Phnom Penh đã một lần nữa khẳng định mong muốn, quyết tâm của Việt Nam cũng như của các nước thành viên ASEAN khác tiếp tục duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Việt Nam và Campuchia vừa khánh thành cột mốc 314 là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của sự việc này cũng như triển vọng hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc giữa hai nước trong thời gian tới?

Lễ khánh thành cột mốc 314 diễn ra trong năm 2012 đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao VN-Campuchia; đồng thời cũng là "Năm hữu nghị VN-Campuchia". Sự kiện này có ý nghĩa hết sức đặc biệt vì nó đánh dấu thắng lợi chung của hai nước, hai dân tộc trong việc chung sức cùng nhau xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đồng thời, Lễ khánh thành cột mốc 314 cũng tạo được một xung lực mới để hai nước cùng quyết tâm sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền.

Việc khánh thành cột mốc biên giới số 314 không chỉ tạo thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cho người dân hai tỉnh Kiên Giang và Kam Pốt nói riêng, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa VN-Campuchia, cũng như góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong nói chung.

Mặc dù hiện nay công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước VN-Campuchia còn tồn tại một số khó khăn, nhưng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ đã có, với quyết tâm, nỗ lực của Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc và các Đội liên hợp phân giới, cắm mốc hai nước, tôi tin tưởng công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa VN-Campuchia sẽ sớm hoàn thành, đáp ứng lợi ích căn bản và lòng mong mỏi của nhân dân hai nước.



Quốc hội vừa thông qua Luật Biển Việt Nam. Theo Thứ trưởng, trong thời gian tới, chúng ta cần làm gì để góp phần giải quyết các vấn đề trên biển với các nước láng giềng, giữ được độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hoà bình, ổn định?

Để giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi hợp pháp của đất nước trên biển, đồng thời tạo dựng môi trường hoà bình ổn định, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước, trong thời gian tới, trên cơ sở quán triệt đường lối đối ngoại được xác định tại Đại hội XI, chúng ta cần đẩy mạnh triển khai các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, tiếp tục kiên trì chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982, đồng thời tăng cường phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng. Trên tinh thần đó, ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu được lập trường chính nghĩa, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 của LHQ. Hai là, tích cực, chủ động thúc đẩy đàm phán với các bên liên quan để giải quyết từng vấn đề cụ thể theo tinh thần dễ trước, khó sau, như đàm phán với TQ về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này, đàm phán với Indonesia về phân định vùng đặc quyền kinh tế... Ba là, tích cực phối hợp với các nước ASEAN và TQ nghiêm chỉnh thực hiện DOC, tiến tới xây dựng COC, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực, nhất là tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, thời gian tới, ngành Ngoại giao Việt Nam nói chung và những người trực tiếp làm công tác biên giới lãnh thổ nói riêng sẽ quán triệt phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho công tác đối ngoại, góp phần duy trì môi trường hoà bình ổn định để phát triển đất nước, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Xin cám ơn Thứ trưởng.

Chung Ngân (thực hiện)



http://www.tgvn.com.vn

Thế giới & Việt Nam





Cô Hoàng Anh - Việt kiều đã tích cực hỗ trợ hậu cần cho đoàn vui vẻ khoe lại bức ảnh Chị Hai - Nguyễn Thị Bình trong bộ áo dài truyền thống.






Каталог: upload -> download
download -> Hà Nội Điện Biên Phủ trên không
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương