Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới


năm, nhìn lại một sự kiện



tải về 0.54 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.54 Mb.
#13702
1   2   3   4   5   6   7

40 năm, nhìn lại một sự kiện





Đồng chí Lê Đức Thọ và Trợ lý Tổng thống Mỹ Henry Kissinger, tại Paris 1973.
Ngày 27.1.2013, tròn 40 năm diễn ra sự kiện ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam - tiền đề dẫn tới đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhân sự kiện trọng đại này, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội đã tổ chức một triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hội nghị Paris - tài liệu lưu trữ nhìn từ hai phía”. Hoạt động này được sự phối hợp thực hiện của Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2 và 3 , Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, lưu trữ Bộ Ngoại giao và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Triển lãm đã công bố một số tài liệu lưu trữ về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 (gồm tài liệu của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chính quyền Việt Nam Cộng hoà về đấu tranh trên mặt trận ngoại giao - qua diễn biến và kết quả của Hội nghị Paris, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN, về cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975...).

Chính vì sự đặc biệt này nên triển lãm đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân trong nước và khách quốc tế. Xin giới thiệu một số hình ảnh rút từ triển lãm này.






Chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong hiệp định.






Một văn bản của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.







Khách nước ngoài rất quan tâm tới triển lãm.


Phi công Mỹ trước giờ được trao trả.


Gắn biển ngôi nhà trong đàm phán Hiệp định Paris



 

Đại diện thành phố Verrières-le-Buisson và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phát biểu tại buổi lễ
Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về Hiệp định Paris.

Sáng 13/10, Tòa thị chính thành phố Verrières-le-Buisson, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp đã tổ chức lễ gắn biển kỷ niệm cho ngôi nhà nơi đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam từng ở trong suốt thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt, nhắc nhở các thế hệ mai sau không bao giờ quên một địa điểm lịch sử trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam; biểu tượng của tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế và lòng khao khát hòa bình của nhân dân Việt Nam và Pháp.

Mặc dù diễn ra dưới trời mưa lạnh, nhưng buổi lễ gắn biển kỳ niệm đã được tổ chức long trọng trên khu đất phía trước ngôi nhà số 17 Avenue de Cambacérès, Verrières-le-Buisson (ngoại ô Paris). Chính tại nơi đây hơn 40 năm về trước (từ năm 1968 đến năm 1973), đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó và sau là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, đã từng ở trong thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Thomas Joly - Phó thị trưởng thành phố Verrières-le-Buisson đã ôn lại lịch sử của ngôi nhà và nhấn mạnh nơi đây là biểu tượng của lòng khát khao hòa bình, tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp.

Ông Thomas Joly nói: “Thành phố Verrières-le-Buisson ngày nay tự hào đã đóng góp vào việc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam và hôm nay vui mừng khai trương tấm biển gợi nhớ thời kỳ lịch sử chung của hai nước chúng ta. Đó là dấu hiệu cho những giá trị chung mà nhân dân hai nước cùng hướng tới, với người Việt nam là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc và người Pháp là Tự Do-Bình đẳng- Bác ái. Chúng ta muốn giữ mãi kỷ niệm này cho các thế hệ mai sau”.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Toàn Thắng, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đã cảm ơn sự giúp đỡ và những tình cảm của Tòa thị chính và nhân dân vùng Verrières-le-Buisson nói riêng và nhân dân Pháp nói chung đã dành cho Việt Nam. Công sứ nhấn mạnh tầm quan trọng sự kiện này và khẳng định sự giúp đỡ và đóng góp to lớn dưới nhiều hình thức khác nhau của các bạn bè và nhân dân tiến bộ Pháp đối với các đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam trong suốt thời gian đàm phán Hiệp định Paris tại Pháp. Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson mãi mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm không thể nào quên đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc nói chung và trong cuộc đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định Paris nói riêng.

Có mặt tại buổi lễ gắn biển, nhiều người Việt và bạn bè Pháp từng có dịp tiếp xúc với đoàn và chứng kiến quá trình đàm phán Hiệp định Paris đã rất xúc động hồi tưởng lại những kỷ niệm khi đó. Ông Bùi Sơn Tùng – một Việt kiều sinh sống tại Pháp từ những năm 1967, nói: “Tôi rất xúc động hôm nay được trở lại trước ngôi nhà – nơi đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn sang đây dự cuộc đàm phán Hiệp định Paris. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, chứng tỏ rằng chính quyền Pháp xem cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam là một cuộc đấu tranh chính nghĩa, và không thể nào không công nhận đất nước Việt Nam ta thống nhất và hòa bình là một thành phần đại diện của dân tộc Việt Nam”.

Có mặt trong số các bạn bè người Pháp tới dự lễ gắn biển kỷ niệm, ông Robert Meunier, 87 tuổi, một cựu chiến binh Pháp từng tham chiến ở Việt Nam trong giai đoạn 1951-1953, hiện là Chủ tịch Ủy ban Pháp - Việt của Làng hữu nghị Vân Canh của vùng Essone, cho biết:“Chúng tôi rất vui mừng được tới tham dự và giúp thành phố Verrière-le-Buisson tổ chức lễ tiếp nhận và gắn biển này, sự kiện ghi dấu quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa Pháp và Việt Nam và gợi lại cho tôi những kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được. Nhưng nếu không có những kỷ niệm này, tôi không thể biết Việt Nam lại hiếu khách đến vậy. Về quan hệ của Pháp với Việt Nam, tôi mong rằng quan hệ giữa hai đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển”. 

Cũng nhân dịp này, một cuộc trưng bày và hội thảo đã được trung tâm lịch sử của thành phố Verrières-le-Buisson phối hợp Làng hữu nghị Vân Canh tổ chức, giới thiệu tranh ảnh gắn với các hoạt động của đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại vùng này hơn 40 năm trước cùng nhiều hoạt động hữu nghị, nhân đạo của thành phố dành cho Việt nam ngày nay. Trong đó, đáng quý có cả những kỷ vật, kỷ niệm được những người bạn Pháp trong vùng từng giúp đỡ đoàn, lưu giữ lại như những tài sản quý giá của gia đình họ, giờ đây cũng là biểu tượng vô giá cho tình hữu nghị, đoàn kết Việt- Pháp./.




Một số hình ảnh phóng viên VOV ghi lại tại buổi lễ:






Bà con người Việt khoe lại những bức hình và ôn lại những kỷ niệm với Đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ngày đó.












Những bài báo phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình tại ngôi nhà ở Verriere-le-Buisson được thành phố lưu giữ lại.

Những hình ảnh về hoạt động của đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam tại Verriere-le-Buisson.



Bức ảnh các đại biểu nữ trong đoàn ngày ấy - được cô Hoàng Anh giữ lại.





Ngôi nhà ngày ấy - bây giờ.

Đào Dũng-Thùy Vân/VOV-Paris

Каталог: upload -> download
download -> Hà Nội Điện Biên Phủ trên không
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương