Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới


Ngoại giao Việt Nam: Những bước trưởng thành mới



tải về 0.54 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.54 Mb.
#13702
1   2   3   4   5   6   7

Ngoại giao Việt Nam:

Những bước trưởng thành mới


N

 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Benedict XVI hôm 11/12




Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Trưởng Đại diện Việt Nam tại HĐBA, Đại sứ Lê Lương Minh chủ trì một cuộc họp của HĐBA


ăm 2009 là năm bận rộn của ngành ngoại giao Việt Nam, cũng là năm đối ngoại thu được những thành công lớn - đặc biệt phải kể đến việc hoàn thành tốt “nhiệm vụ kép” tại Hội đồng Bảo an và những chuyến thăm giúp nâng tầm quan hệ Việt Nam với các nước.


Ngoại giao song phương để nâng tầm quan hệ

Trong năm nay, Việt Nam đã tiếp đón một loạt các nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm, trong đó phải kể đến Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen, Thủ tướng Pháp Francois Fillon, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa DCND Lào Chummaly Xaynhaxỏn, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva…

Thủ tướng Pháp khẳng định trong chính sách châu Á của mình, Pháp luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho phát triển quan hệ với Việt Nam và thúc đẩy đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Tổng thống Sri Lanka đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và những thành tựu đối ngoại nổi bật của Việt Nam, khẳng định mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam trong bối cảnh Sri Lanka đang bước vào giai đoạn mới hòa bình và ổn định. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố Hàn Quốc sẽ hợp tác để Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN và tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế Đông Á trong năm 2010; hai bên cũng nhất trí nâng cấp quan hệ Việt - Hàn thành "đối tác hợp tác chiến lược".

 Trong khi đó, những chuyến thăm chính thức nước ngoài của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã giúp nâng tầm quan hệ, đối tác chiến lược giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, trong những ngày giữa tháng 12, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có chuyến công du đến Italia, Tây Ban Nha và Solvakia; Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm hữu nghị chính thức Campuchia; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nga và tham dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Copenhagen (Đan Mạch); Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đến Mỹ và Pháp.

Giáo hoàng Benedict XVI đã bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi hai bên có cuộc gặp song phương tại Italia, trong đó có tuyên bố Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh Vatican trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Tây Ban Nha ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với Liên minh châu Âu (EU), nhấn mạnh Tây Ban Nha nhìn nhận Việt Nam như một cường quốc đang nổi lên. Slovakia thì khẳng định Việt Nam có uy tín cao và sự tin cậy trên trường quốc tế, là điểm đến thân thiện của doanh nghiệp các nước và Slovakia.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương Quốc Campuchia ngày 19/12. Hồi tháng 9, Tổng Bí thư đã thăm chính thức New Zealand và Australia. New Zealand nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác Việt Nam - New Zealand tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN - New Zealand khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Australia đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm đối với việc tăng cường đối thoại cấp cao, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác cùng có lợi và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nga, các nhà lãnh đạo Nga cho rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước vẫn tăng trưởng; đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và khẳng định sự ủng hộ hợp tác toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Chuyến thăm Mỹ và Pháp của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta. Chuyến thăm góp phần hiện thực hóa, bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ theo tinh thần tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước cũng như của quân đội ta trên trường quốc tế. Tại Pháp, hai bên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác trong thời gian qua và thống nhất nâng mối quan hệ đó lên tầm đối tác chiến lược.

Bước trưởng thành mới của ngoại giao đa phương

Việt Nam đã tích cực tham gia ngoại giao đa phương, trở thành thành viên Liên Hợp Quốc, thành viên ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…. Năm nay, mốc lớn nhất đánh dấu bước trưởng thành mới của ngoại giao đa phương Việt Nam chắc chắn phải kể đến việc nước ta hoàn thành tốt nhiệm kỳ hai năm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) năm 2008-2009 và hai khóa chủ tịch luân phiên cơ quan này trong tháng 7 năm ngoái và tháng 10 năm nay.

 Hai năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tới nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ, trong khi những điểm nóng xung đột và bạo lực đã làm cho hoạt động của HĐBA hai năm qua trở nên dồn dập. Tuy chỉ giữ cương vị thành viên không thường trực, nhưng Việt Nam đã có những đóng góp nhất định vào công việc chung của HĐBA, cơ quan quan trọng nhất của LHQ.

Đặc biệt, Việt Nam đã khẳng định tiếng nói và khả năng lãnh đạo của mình trong hai tháng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên của HĐBA. Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều cuộc thảo luận về những vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, xử lý hiệu quả các công việc của Hội đồng, đóng góp xây dựng của Việt Nam vào giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh quốc tế, thông qua hoạt động của HĐBA.

Trong kỳ đảm nhậm chức chủ tịch HĐBA LHQ tháng 7/2008, theo ý kiến của Việt Nam, HĐBA tổ chức 2 cuộc thảo luận mở quan trọng về vấn đề "Trẻ em và xung đột vũ trang" và vấn đề Trung Đông. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, với tư cách là Chủ tịch HĐBA LHQ đã chủ trì thành công phiên thảo luận.Trong tháng 7/2008, Hội đồng Bảo an họp 40 cuộc cấp đại sứ, kể cả họp chính thức và tham vấn kín, thông qua 6 nghị quyết.

Tiếp theo việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự và có đóng góp quan trọng tại Phiên họp thượng đỉnh HĐBA và Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng LHQ (ngày 24/9/2009), việc Việt Nam hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch HĐBA tháng 10/2009 đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiệm kỳ ủy viên không thường trực HĐBA của Việt Nam, khẳng định bước trưởng thành mới của ngoại giao đa phương Việt Nam. Tháng 10/2009 là tháng làm việc dày đặc với 1 cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao, 29 cuộc họp cấp Đại sứ và 40 cuộc họp cấp chuyên viên, trong đó có 5 cuộc họp khẩn cấp. Các nước thành viên LHQ trong và ngoài HĐBA ghi nhận những đóng góp của Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã đảm nhiệm cương vị Chủ tịch lần thứ hai một cách xuất sắc; nhiều nước đặc biệt đánh giá cao sáng kiến tổ chức và kết quả cuộc thảo luận mở về “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh”.

Ngoại giao của Việt Nam còn ghi được dấu ấn những ngày cuối năm với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 15 (COP-15) tại Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 15 đến ngày 19/12. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị đã được xếp trong số 10 bài đầu tiên được dư luận đánh giá cao.

Từ ngày 1/1/2010 sắp tới, Việt Nam sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong vòng một năm. Đây sẽ là cơ hội nữa để Việt Nam khẳng định những bước tiến ngoại giao vững chắc của mình. Trước ngày Thái Lan chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho VN, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói việc dành mọi sự ủng hộ cho VN là lợi ích chung tốt nhất của các nước thành viên nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng cộng đồng.



Việt Hà

Tổng hợp

Theo dantri.com.vn


Ngoại giao Việt Nam:

Bước tiến "ngàn dặm" sau 60 năm

Trong 60 năm qua, kể từ ngày Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, với vị Bộ trưởng đầu tiên là Chủ tịch Hồ Chí Minh - đồng thời là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - ngành ngoại giao đã trải qua nhiều bước thăng trầm và gặt hái những thành tựu kỳ diệu, đưa Việt Nam từ một nước nhỏ bé lên vị trí sánh vai với các cường quốc năm châu.

Chỉ một tháng sau ngày Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời đã ra thông cáo về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập "hoàn toàn và vĩnh viễn" của Việt Nam, hợp tác thân thiện với các nước đồng minh và các dân tộc láng giềng. Trong hoàn cảnh cùng lúc phải đối phó với nhiều đối thủ mạnh, Việt Nam đã tiến hành những hoạt động ngoại giao khôn khéo, đấu tranh bền bỉ cương quyết để ký kết được một số văn bản có tầm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam lúc đó.

Từ cuối năm 1946 đến 1950, công tác ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với hoạt động quân sự và đấu tranh chính trị, chủ động triển khai các hoạt động quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, thiết lập được quan hệ ngoại giao với nhiều nước ở phía Tây Nam, Đông Nam Á. Ngay đầu năm 1950, chỉ trong vòng hai tháng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Rumani, Ba Lan, Hunggari, Bungari và Anbani.

Thời kỳ 1954-1975, ngành ngoại giao Việt Nam trưởng thành vượt bậc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975. Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari là hai mốc son ghi nhận thành tựu đặc biệt của công tác ngoại giao cùng với thành tựu trên các lĩnh vực quân sự quốc phòng thời kỳ này.

Những năm đầu sau chiến tranh, từ năm 1976, ngoại giao Việt Nam đã triển khai các hoạt động quan trọng theo hướng đa phương và đa dạng mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ từ nhiều nguồn để tăng cường sức mạnh kinh tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực của Phong trào Không Liên kết, thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác, thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt nước ở các châu lục có chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 40 nước thuộc thế giới thứ ba, lập cơ quan đại diện ngoại giao ở hàng chục nước, tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế.

Công cuộc Đổi Mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986 đã mở ra một giai đoạn mới trong đường lối đối ngoại của Việt Nam mà nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Quan hệ với các nước Đông Nam Á cũng chuyển sang một trang mới. Gia nhập ASEAN từ năm 1995, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng góp phần củng cố và tăng cường hợp tác đoàn kết nội bộ khối, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.

Sự kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ vào tháng 7/1995 đã đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước lớn trên thế giới, đưa Việt Nam từ chỗ bị bao vây cấm vận đến chỗ hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Cùng với việc mở rộng quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia và vũng lãnh thổ, Việt Nam cũng thiết lập quan hệ kinh tế thương mại với trên 100 đối tác. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Ngày nay, cái tên Việt Nam không chỉ được bè bạn quốc tế nhắc đến với những kỳ tích trong chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn được biết đến như một đối tác khá quan trọng về kinh tế thương mại. Việt Nam đã không còn là nước chỉ nhập khẩu và nhận viện trợ mà nền kinh tế Việt Nam đã có vị trí nhất định trong nền kinh tế thế giới.

Công tác ngoại giao đã chuyển mạnh sang phục vụ phát triển kinh tế, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tạo môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, lấy việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại làm trọng tâm. Đặc biệt, từ năm 2000 trở lại đây, hoạt động kinh tế đối ngoại đã được triển khai ở tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các châu lục.

Các quan chức của Bộ ngoại giao đã từng khẳng định, chưa bao giờ nội dung kinh tế được nhấn mạnh như hiện nay trong các chuyến thăm, làm việc song phương cũng như các hoạt động ngoại giao đa phương của các lãnh đạo cấp cao.

Trong các chuyến thăm và làm việc tại nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam, kinh tế luôn là nội dung quan trọng, nổi bật tại các cuộc hội đàm, trao đổi. Không chỉ bàn định phương hướng cho lâu dài mà hai bên còn trực tiếp ký kết hàng loạt văn kiện thoả thuận về kinh tế-thương mại và đầu tư, tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, diễn đàn giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Có thể dẫn ra ví dụ về hai chuyến thăm mới đây của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ Việt Nam. Trong chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ hồi tháng 6 vừa qua, tổng giá trị các hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp hai nước khoảng 1,4 tỷ USD. Còn trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 7, tổng giá trị các hợp đồng được ký kết đạt mức kỷ lục là 1,9 tỷ USD. Cũng nhân chuyến thăm này, Việt Nam-Trung Quốc còn ký thỏa thuận kết thúc quá trình đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngoài kết quả từ các diễn đàn đa phương, song phương, bằng nỗ lực của 80 cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, công tác ngoại giao kinh tế còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu các đối tác kinh doanh, cung cấp thông tin cảnh báo và kiến nghị những đối sách kịp thời cho doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại. Điều này thực sự hữu ích cho cộng động doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu nhiều cơ hội nhưng cũng lắm rủi ro ngày nay.

Sẽ là phiến diện nếu nói về thành tựu của công tác ngoại giao mà không kể đến hiệu quả của các chính sách vận động Việt kiều thời gian qua mà Bộ Ngoại giao là một trong những cơ quan tham mưu, đề xuất nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút kiều bào đầu tư về nước. Lượng kiều hối chuyển về nước với nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai của nhiều doanh nhân là người Việt Nam ở nước ngoài đã minh chứng điều đó.

Công tác vận động cộng đồng không ngừng được đẩy mạnh theo hướng nâng cao tính thần đoàn kết dân tộc, không phân biệt quá khứ, chính kiến, hướng tới tương lai. Các chuyến về thăm Việt Nam của ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên Phó Tổng thống Chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và nhiều người khác đã nói lên điều đó và có tác động tích cực tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thời điểm này, khi đất nước đã ở một vị thế mới với thế và lực mới, tuy còn nhiều thách thức, gian nan trên con đường hội nhập và phát triển, nhưng có thể nói những gì đã đạt được chứng tỏ ngành ngoại giao Việt Nam đã tiến một bước dài "ngàn dặm" so với thời điểm cách đây 60 năm./

http://www.mofahcm.gov.vn/

Bộ Ngoại giao Việt Nam


1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương