Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới


Tôn vinh đơn vị làm nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris



tải về 0.54 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.54 Mb.
#13702
1   2   3   4   5   6   7

Tôn vinh đơn vị làm nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris







Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn đại biểu Quân sự  Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, sáng 20/4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và trao danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân cho Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đây là những đơn vị đặc biệt làm nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris góp phần vào cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Có mặt tại buổi lễ, các cán bộ, chiến sỹ - nhiều người đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng trên nét mặt mỗi người thể hiện niềm vui hạnh phúc trọn vẹn. Các đại biểu cùng nhau ôn lại những thành tích xuất sắc của hai đơn vị trong thời gian không dài kể từ khi thành lập ngày 28/1/1973 đến ngày toàn thắng 30/4/1975.

Trở lại gần 40 năm qua, với thắng lợi có tính chất quyết định của nhân dân ta trên các mặt trận chính trị, quân sự ngoại giao, đặc biệt là thắng lợi của chúng ta trong 12 ngày đêm trên bầu trời thủ đô Hà Nội, đã buộc Chính phủ Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đây là một thắng lợi chiến lược, tạo bước ngoặt quyết định trên con đường đi đến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta. Nhưng Hiệp định Paris ký chưa ráo mực thì quân Mỹ-Ngụy đã tiến hành nhiều thủ đoạn trắng trợn để phá hoại Hiệp định.

Chính vì thế hai đoàn đại biểu quân sự đã được thành lập. Với tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong suốt 823 ngày đêm hoạt động, hai đoàn đã dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, tranh thủ dư luận, dựa vào pháp lý của Hiệp định Paris để đấu tranh vạch trần âm mưu và lên án các hành động phá hoại Hiệp định Paris của quân Mỹ-Ngụy trước cộng đồng quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh buộc những tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam vào hồi 16h30 ngày 29/3/1973.

Đánh dấu mốc lịch sử 115 năm (từ 1858) trên đất nước thân yêu của chúng ta sạch bóng quân xâm lược. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta để tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam của Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trao tặng cho hai đoàn đại biểu là phần thưởng cao quý, ghi nhận những thành tích, những đóng góp đặc biệt xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ, nhân viên trong đấu tranh ngoại giao quân sự kiên cường, bất khuất, mưu trí, sáng tạo ngay giữa sào huyệt của kẻ thù.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Tuy thời gian hoạt động không dài nhưng việc thành lập hai đoàn là sự kiện có ý nghĩa chiến lược, là sách lược sáng suốt của cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao quân sự. Đồng thời, đây cũng là bài học vô cùng quý báu trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự của Đảng ta đó là: Vừa đánh vừa đàm; mưu trí, dũng cảm, khôn khéo, mềm dẻo, nhạy bén, linh hoạt, tích cực, chủ động tiến công và kết hợp chặt chẽ giữa các hình đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao”.

Bước vào giai đoạn mới, Chủ tịch nước cho rằng hoạt động đối ngoại quân sự- quốc phòng lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phần không thể thiếu được trong các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm giữ vững hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch nước mong muốn, với những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của mình, các đồng chí trong hai đoàn đại biểu quân sự sẽ tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật đấu tranh ngoại giao quân sự- quốc phòng cho thế hệ hôm nay. Đây cũng chính là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam./.



Hoàng Dũng/VOV1



Biệt thự lưu giữ kỷ niệm về đàm phán hòa bình Việt Nam

05/01/2013


Chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp.

Nay đã trở thành một di tích lịch sử gắn liền với thời gian gần 5 năm diễn ra các cuộc đàm phán 4 bên (Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa) tiến tới việc ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris ngày 27/1/1973.

Vì giá trị lịch sử của nó, ngày 13 tháng 10 năm 2012, Tòa thị chính thành phố Verrières-le-Buisson phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các bạn bè Pháp đã gắn biển di tích lịch sử cho ngôi nhà.

Tấm biển mang tên: "Nơi đây, từ năm 1968 đến 1973, Đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Miền nam Việt Nam đã lưu trú để tham gia các cuộc đàm phán và ký Hiệp định Paris về Hòa bình, ngày 27/1/1973". Ngôi nhà này do các bạn Pháp là thành viên Đảng cộng sản Pháp khi đó giới thiệu cho phía Việt Nam thuê.

Nơi đó, cách đây 40 năm, bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc đó (sau này là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, cùng một số thành viên trong đoàn tùy tùng, từng lưu trú từ năm 1968 đến năm 1973, để tham gia các cuộc đàm phán bên lịch sử tiến tới ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

V




Góc hồ nhìn vào biệt thự Verrières-le-Buisson.

(Ảnh: Lê Hà/Vietnam+)

ới sự giúp đỡ của ông bà Pierre Gueguen, khi đó còn là thành viên lực lựơng an ninh, kể cho chúng tôi nghe lịch sử của ngôi nhà và giúp chúng tôi có được một cuộc du ngoạn xung quanh ngôi nhà.

Dù dưới cái lạnh giá của mùa đông, cây cối và hoa xung quanh nhà đã rụng hết lá và trơ lại những cành khẳng khiu, nhưng cảnh quan nơi đây vẫn tạo cho ngôi nhà vẻ đẹp nên thơ vốn có của nó.

Kiến trúc của ngôi nhà dường như không hề thay đổi, chỉ có phía trước của ngôi nhà được sửa lại một chút cho phù hợp với nhu cầu người chủ mới (ông bà Pierre Bertaud) và một lớp sơn mới được quét lên bên ngoài cũng không làm nó mất đi vẻ cổ kính của nó với sự đổi thay của thời gian.

Ngôi nhà nằm trên một khu đất cao, với một khu vườn rộng bao quanh được trồng rất hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây cổ thụ và được điểm thêm vài bức tượng của các nhà điêu khác nổi tiếng của Pháp.

Sau nhiều cuộc hẹn gặp và được sự đồng ý của chủ nhà, ông bà Pierre Bertaud, (đang làm việc tại Paris), chúng tôi mới vào thăm được bên trong ngôi nhà đó, cùng với sự hướng dẫn ông Trịnh Ngọc Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam, Chủ tịch câu lạc bộ giao lưu văn hóa, kinh tế quốc tế và Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Pháp, khi đó là trợ lý của ông Xuân Thủy, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Miền Bắc Việt Nam) và ông Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt.

Ông nói trở lại đây bốn mươi năm sau xa cách, ngôi biệt thự này đã gợi nhớ lại trong ông lại những kỷ niệm không thể nào quên trong suốt gần 5 năm diễn ra các cuộc đàm phán, mà theo ông là cuộc đàm phán kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới.

Ông cho biết, khi đó ông là thành viên của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự hội nghị 2 bên với đoàn đại biểu Mỹ do ông W. Averell Harriman, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ dẫn đầu. Hội nghị diễn ra ngày 13/5 đến ngày 1/11/1968 tại phố Kléber tại Paris, bàn việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam nói chung, trước hết đòi phía Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn và vô điều kiện chiến tranh ở phía Bắc Việt Nam.

Sau đó đến ngày 25/1/1969, mới diễn ra cuộc đàm phán 4 bên với sự tham gia (thêm) của đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm dẫn đầu.

Đến tháng 6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam mới thành lập. Bà Nguyễn Thị Bình được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và là Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền nam Việt nam tham dự hội nghị 4 bên này tại Paris. Ngôi biệt thự trở thành ngôi nhà mang dấu ấn lịch sử của cách mạng Việt Nam - nơi bà Bình đã lưu trú và làm việc.

Ông Phạm Ngọc Thái không khỏi xúc động trước cảnh quan hầu như không đổi thay của nơi đây và cho biết cổng ô tô vào tòa nhà vẫn ở bên tay phải, hai khu nhà chính và phụ cách nhau bằng một cái sân không lớn lắm với bãi cỏ xanh mướt bao quanh…

Đi qua cửa chính vào nhà là một hành lang ngắn dẫn đến phòng khách - chính nơi bà Nguyễn Thị Bình thường tiếp ông Nguyễn Đức Thọ, ông Xuân Thủy hay các đoàn khách quốc tế, bạn bè Pháp.

Trên gác là buồng ngủ của bà Nguyễn Thị Bình và phòng làm việc vẫn được bài trí như khi xưa, chỉ có bộ bàn ghế (salon) là mới và hiện đại một chút nhưng vẫn làm cho không gian của phòng khách giữ được sự sang trọng, lịch sự và ấm áp.

Tần ngần đứng trước dãy nhà cấp bốn phía sau khi đi qua cái sân nhỏ cách với với ngôi nhà chính, ông Thái cho biết thêm đây chính là nơi làm việc và chỗ nghỉ của anh em bảo vệ, lái xe.

Phòng điện đài nằm ngay bên tay trái vẫn còn như nguyên vẹn không gian và dáng vẻ của nó (nay đã trở thành nhà kho). Nơi trước đây đã từng phát đi những tin tức quan trọng góp phần không nhỏ tạo nên chiến thắng hôm nay.

Ông Trịnh Ngọc Thái nhấn mạnh đến vị trí của ngôi nhà nằm cạnh một hồ nước không lớn lắm, được thả cá, có thiên nga bơi lội và một hàng liễu trồng xung quanh thướt tha rủ xuống soi bóng trên mặt nước - mang tên Hồ Cambacérès.

Theo ông, chính những cảnh quan này đã mang đến cho ngôi nhà vẻ đẹp và sự hài hòa khó quên. Nhất là, nơi đây mãi mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm không thể nào quên đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc nói chung và trong cuộc đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định Paris nói riêng.

Ông nhấn mạnh "không gian và khung cảnh nên thơ này đã giúp cho bà Nguyễn Thị Bình, có được giờ phút thư giãn và đưa ra được nhiều ý tưởng, sáng kiến mới và những suy nghĩ mang tính thuyết phục hơn".

Cũng tại ngôi biệt thự này, nhiều phương án đã được đưa ra được nhằm cụ thể hóa đường lối chính trị của Bộ chính trị đã đề ra.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, ông không quên nhắc đến những thuận lợi và khó khăn trong suốt qua trình diễn ra các cuộc đàm phán công khai cũng như bí mật, nhiều khi gần như dẫn đến bế tắc, nhất là khi cuộc đàm phán diễn ra vào đầu tháng 12/1972, là lúc đế quốc Mỹ leo thang ném bom B52 xuống Miền Bắc. Nhưng với chiến thắng vang dội của quân và dân Việt Nam trước những "pháo đài bay trên không" của Mỹ đã kéo Mỹ trở lại cuộc đàm phán với Việt Nam.

Lý giải về thắng lợi tiến đến ký kết Hiệp định Paris về hòa bình ở Việt Nam, ông Trịnh Ngọc Thái trở nên sôi nổi hắn lên cho biết Việt Nam đã thành công là vì biết kết hợp đấu tranh trên nhiều mặt trận vừa đánh vừa "đạp", có nghĩa phải kết hợp nhiều mặt trận như trên bàn hội nghị, trên chiến trường, mặt trận ngoại giao, kết hợp với phong trào chính trị ở miền Nam và vận động, tranh thủ sự ủng hộ các bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Không chỉ nhớ lại những công việc, cùng những kỷ niệm đã gắn bó ông với nơi này, khi cùng làm việc với bà Nguyễn Thị Bình - "nhà thương lượng tài ba" của Việt Nam, ông luôn nhắc đến những tình cảm và sự ủng hộ cao đẹp của các bạn bè Pháp đã dành cho đoàn Việt Nam khi đó. Thường các bạn Pháp giữ vai trò bảo vệ an ninh vòng ngoài tại các nơi ở và làm việc của đoàn Việt nam.

Nói đến chiến thắng này, ông ngậm ngùi nhớ đến những anh em, đồng chí, bạn bè ở Miền Nam, Miền Bắc không còn nữa, họ ra đi để lại trong lòng ông những ấn tượng và tình cảm sâu nặng, như ông Đinh Bá Thi, bà Nguyễn Thị Trơn, cô Bình Thanh - thư ký riêng của bà Bình, anh Lê Văn Tư, anh lý Văn Sáu,… những người cốt cán trong đoàn đại biểu chính phủ của cách mạng lâm thời Miền nam Việt nam, và trong đoàn miền Bắc như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Minh Vỹ, Phan Hiền, Nguyên Cơ Thạch, Trần Công Tường,…

Tất cả họ là những người đã có nhiều đóng góp và hy sinh cho thành công của Hội nghị Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam. Họ là những người có nhiều gắn bó với bà Bình trong suốt thời gian tham gia phục vụ Hội nghị.

Về nhần mình, ông Pierre Bertaud, chủ nhà cho biết ông rất vinh dự được sống tại ngôi nhà có giá trị lịch sử như vậy. Trước khi mua nó, ông đã biết nơi đây bà Nguyễn Thị Bình đã ở. Bà là nhà "thương lượng tuyệt vời của Việt Nam về hòa bình".

Ông cho biết ông cũng là con người của hòa bình và ông luôn ủng hộ điều đó. Theo ông, sự "kiên trì " của Việt Nam đã trở thành một bài học đối với ông trong quá trình "thương thuyết"./.

Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)



http://www.vietnamplus.vn/

Thông tấn xã Việt Nam




Bộ trưởng Xuân Thủy và Hội nghị Paris

Hội nghị Paris về Việt Nam nổi tiếng với việc nước Mỹ siêu cường số 1 lần đầu tiên đã chịu thua và ký hiệp định chấm dứt chiến tranh để rút khỏi Việt Nam. Hội nghị cũng có nhiều điều đáng nhớ như đã kéo dài tới gần 5 năm với số người đông đảo của các đoàn. Trong số tham gia Hội nghị, người khởi đầu và ở lại đến cùng là Bộ trưởng Xuân Thủy, ông cũng là người để lại ấn tượng đậm nét và tình cảm sâu sắc nhất mỗi khi nhắc tới Hội nghị Paris.

Sự lựa chọn tinh tường

Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn dự Hội nghị Paris về Việt Nam là có cơ sở vững chắc. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông Xuân Thủy đã đi theo cụ Hồ đàm phán với các tướng của Tưởng Giới Thạch và được cử đi thương lượng với các Đảng để họ tham gia Chính phủ. Ông đảm nhiệm xuất sắc công tác đối ngoại nhân dân trong nhiều năm. Về ngoại giao Nhà nước, ông cũng từng làm Phó Đoàn Việt Nam dự Hội nghị Geneva về Lào và Bộ trưởng Ngoại giao trong những năm mâu thuẫn Xô-Trung gay gắt tác động vào đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Trưởng đoàn hoàn hảo

Tại Hội nghị Paris, ông là linh hồn của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam. Với phong thái chững chạc, phát biểu mạch lạc, đối đáp sắc sảo, nụ cười tươi tắn, ông là hình ảnh của các sứ thần Việt Nam xưa, đầy đủ bản lĩnh đối phó và đề cao tự tôn dân tộc. Ông có gốc Nho học thâm thúy, nhưng lại tiếp thu nhanh nhạy văn hóa phương Tây. Tại Paris, ngay những ngày đầu tiên qua các cuộc họp báo và tiếp xúc với các đoàn, các tổ chức chính trị của Pháp và thế giới, ông đã chinh phục được thiện cảm của họ. Trong Hội nghị chính thức, ông nêu lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, ủng hộ đề nghị hợp tình hợp lý của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, phê phán quan điểm sai trái của đối phương. Sau những bài phát biểu chính thức lần lượt của bốn đoàn, sang phần phát biểu thêm, ông luôn luôn tỏa sáng với cách đối đáp sắc sảo và ý nhị của mình, có lúc làm đối phương phải tán thưởng và khâm phục.

Trong sinh hoạt nội bộ đoàn, ông là người anh Cả được mọi người thán phục và quý mến. Ông làm gương trong công tác đối ngoại, chặt chẽ về đường lối, linh hoạt trong biện pháp, góp ý thân tình về những sai sót, khiếm khuyết của cán bộ. Tuy bệnh hen luôn hành hạ, nhưng ông vẫn dự đều các phiên họp kéo dài suốt ngày và tới đêm khuya, vẫn tươi tỉnh để tiếp khách và bạn bè. Ông Xuân Thủy luôn hòa nhập cùng nhân viên Việt Nam và Pháp, đánh cờ, trò chuyện, chơi boule (bi sắt). Ông đặc biệt quan tâm giúp đỡ đoàn miền Nam và những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ông thực sự chinh phục được trái tim và khối óc của mọi người. Ông xứng đáng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm Ngạc *

Tác giả là thành viên Phái đoàn VNDCCH tại Hội nghị Paris.

http://www.tgvn.com.vn/

Thế giới & Việt Nam




Ngoại giao Việt Nam: Vì sự phát triển bền vững của đất nước*

Nhìn lại thành tựu của hoạt động đối ngoại năm 2010, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng những thành tựu này là cơ sở để Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XI và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới. TG&VN xin trân trọng trích giới thiệu bài viết này.

Năm Chủ tịch ASEAN - Dấu ấn của ngoại giao đa phương

Việc Việt Nam đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN là thành tựu nổi bật nhất của ngoại giao đa phương cũng như của đối ngoại Việt Nam trong năm 2010.

Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn của mình bằng những đóng góp, sáng kiến có giá trị trong nhiều vấn đề quan trọng của Hiệp hội, đáng chú ý là Việt Nam đã góp phần tạo chuyển biến về chất trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, các sáng kiến về kết nối ASEAN, thúc đẩy đồng thuận về sự cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, thúc đẩy các bên liên quan đi vào triển khai Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và hướng tới bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), củng cố vững chắc vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác quan trọng trong tất cả các lĩnh vực.

Không chỉ dồn sức cho năm Chủ tịch ASEAN, ngoại giao đa phương còn được triển khai rộng khắp trên nhiều lĩnh vực từ cấp độ tiểu khu vực, liên khu vực đến cấp độ toàn cầu. Những đóng góp của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như an ninh hạt nhân, biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ... phản ánh nỗ lực và vai trò của Việt Nam với tư cách là một "thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".



Tăng cường các mối quan hệ đối tác - Trọng điểm của ngoại giao song phương

Trong năm 2010, ngoại giao song phương đã có những bước tiến vững chắc trong quá trình đưa các mối quan hệ đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; đã tận dụng tốt các cơ hội mà ngoại giao đa phương mang lại (...)

Với Trung Quốc, mối quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" tiếp tục phát triển với nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực trong "Năm hữu nghị Việt-Trung", kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Quan hệ đặc biệt với Lào và hợp tác toàn diện với Campuchia tiếp tục được củng cố và tăng cường, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước Đông Nam Á khác được đẩy mạnh cả trên bình diện song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.

Quan hệ hữu nghị và hợp tác với Myanmar đã bước sang một giai đoạn mới về chất với việc hai nước thống nhất thúc đẩy hợp tác trên 12 lĩnh vực ưu tiên... Quan hệ với các nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Brunei không ngừng được củng cố và phát triển.

Việt Nam đang từng bước thiết lập và hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác mang tính chất chiến lược với các nước lớn trên thế giới, đồng thời đưa quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế-chính trị trên thế giới đi vào chiều sâu.

Quan hệ "đối tác chiến lược" với Liên bang Nga đi vào giai đoạn thực chất với việc hai nước nhất trí triển khai danh mục các vấn đề hợp tác ưu tiên. Với Mỹ, hai bên tích cực thúc đẩy quan hệ "đối tác hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi", hướng tới một khuôn khổ đối tác sâu rộng, bền vững trong dài hạn.

Quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) có bước đột phá với việc hai bên ký tắt Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) sau 9 vòng đàm phán và tuyên bố sẽ khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra cơ hội mới cho hai bên phát triển quan hệ toàn diện và sâu rộng trong thời gian tới.

Tiếp theo việc nâng cấp quan hệ với Tây Ban Nha, Việt Nam đã chính thức ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Anh, tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường hợp tác thực chất với Đức, Pháp, Italy và các nước EU khác.

Quan hệ "đối tác chiến lược" với Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục được cụ thể hóa với trọng tâm là hợp tác kinh tế và phát triển. Các mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, đối tác toàn diện với Australia và New Zealand tiếp tục được triển khai với nhiều dự án thiết thực, cụ thể.

Trong triển khai chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, tăng cường sự gắn bó, đoàn kết, tin cậy và hợp tác. Quan hệ với Cuba tiếp tục được thúc đẩy với chuyến thăm Cuba của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chúng ta đã tiến hành các biện pháp chủ động thúc đẩy quan hệ với các nước châu Phi. Quan hệ với các đối tác tiềm năng ở Trung Đông, vùng Vịnh và khu vực Mỹ Latin ngày càng đi vào thực chất hơn với các dự án hợp tác cụ thể về kinh tế, đầu tư, lao động (...)



Ngoại giao toàn diện được triển khai mạnh mẽ

Trong quá trình đi lên cùng đất nước, vai trò của ngoại giao Việt Nam ngày càng được nâng cao, không chỉ về chính trị đối ngoại, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại...

Phát huy thế mạnh của mạng lưới hơn 90 cơ quan đại diện tại khắp 5 châu lục, ngoại giao kinh tế đã có những đóng góp tích cực, nhất là trong công tác tham mưu cho Chính phủ về những chủ trương, quyết sách hội nhập quan trọng.

Phát huy những thắng lợi của "Năm Ngoại giao Văn hóa 2009," công tác ngoại giao văn hóa đã có nhiều khởi sắc, hỗ trợ hiệu quả cho việc triển khai các hoạt động của năm ASEAN cũng như các sự kiện chính trị lớn của năm 2010.

Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được cải tiến hơn về nội dung và hình thức, phục vụ đắc lực cho việc triển khai các trọng tâm đối ngoại năm 2010. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong cộng đồng và tăng thêm tình cảm cũng như sự gắn bó của bà con kiều bào với đất nước (…)

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững của đất nước

Năm 2011 có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước ta vì là năm đầu tiên chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015.

Trong những năm tới, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, đối ngoại Việt Nam cần phát huy cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt tồn tại, triển khai các hoạt động đối ngoại chủ động, mạnh mẽ và toàn diện cả song phương và đa phương theo những hướng lớn sau:

Một là, trên cơ sở vị thế quốc tế đạt được trong những năm qua, tiếp tục triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế một cách chủ động, mạnh mẽ, toàn diện hơn, phát huy tư cách là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng vị thế quốc tế của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Hai là, chủ động cùng với các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và hoàn thiện các khuôn khổ quan hệ, nhất là với các đối tác hàng đầu, mang tầm chiến lược hoặc có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thế kỷ 21.

Ba là, tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng trên tinh thần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì cục diện quan hệ ổn định với các nước liên quan, góp phần củng cố môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Bốn là, tăng cường huy động và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ chiến lược tăng trưởng mới, vì sự phát triển bền vững của đất nước(…)

Năm là, triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trên cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Tiếp tục phát huy những thành tựu quan trọng của công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân...

Sáu là, tăng cường thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, địa phương và hoạt động ngoại giao nhân dân và đẩy mạnh triển khai Luật về các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

*Tiêu đề do TG&VN đặt

http://www.tgvn.com.vn

Thế Giới & Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam




Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.[2]

 Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.

- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

 Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

 Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau:

 1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

 Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:

 * Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

 - Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…

- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.

* Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.



* Trong khuôn khổ APEC

 - Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.

 - Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.

 * Trong khuôn khổ ASEM

 - Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

 - Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…

  2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do

 Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:

 + Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).

 + Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và NiuDilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.

Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.

3. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng

 * Các cam kết trong khuôn khổ WTO:

 Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:

- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.

- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.

- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);

* Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực

- Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm. Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/ CEPT /ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số).

 - Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 -2006-2015-2018, AKFTA: 2007-2016-2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, ANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008-2018-2024, VJEPA: 2009-2019-2015, ANZFTA: 2010-2018-2020, và AIFTA: 2010-2018-2021).

 * Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam  – Chi Lê

- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm 2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần.

 4. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường

  - Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010.

 Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.

 Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.

 - Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á.

 -----------------------------

 [1] Theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

 [2] Theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

 Lâm Quỳnh Anh

Văn phòng UBQG – HTKTQT



http://www.mofahcm.gov.vn

Bộ Ngoại giao Việt Nam



Công tác đối ngoại đạt nhiều thành tựu quan trọng

Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh công tác đối ngoại năm 2007 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi chung của đất nước.

Website Bộ Ngoại giao xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm:



Xin đồng chí cho biết những thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong năm 2007 và phương hướng hoạt động của ngành trong năm 2008?

Năm 2007 để lại trong mỗi người dân Việt Nam niềm phấn khởi và tự hào về những bước tiến quan trọng của đất nước trên con đường phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, phát huy vị thế mới của đất nước và trên nền tảng những thắng lợi của năm 2006, công tác đối ngoại đã tiếp tục được triển khai một cách toàn diện và đạt được được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi chung của đất nước.

Thành tựu trước hết là chúng ta đã đưa khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác tiềm năng khác. Đối ngoại đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đấu tranh có hiệu quả chống mọi âm mưu can thiệp, chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thứ hai, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc đạt kỷ lục về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA), thương mại, du lịch, lao động và kiều hối...., mở ra những cơ hội phát triển kinh tế nước ta trong những năm tới.

Thứ ba, hoạt động ngoại giao đa phương tiếp tục được triển khai tích cực, nổi bật trong năm qua là việc Việt Nam được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao.

Thứ tư, công tác bảo hộ công dân và vận động người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục thu được những kết quả quan trọng qua những chính sách và biện pháp cụ thể như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt, lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, lao động, công dân Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ cứu nạn bà con ngư dân ta bị thiên tai, bão lụt...

Thứ năm, công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại tiếp tục đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, thân thiện, thuỷ chung và là một điểm đến an toàn của thế giới.

Yêu cầu đặt ra hiện nay và trong những năm tới là cần tiếp tục đổi mới tư duy, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ của đường lối, chính sách mà Đại hội X của Đảng đề ra; tăng cường tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động đối ngoại; kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, kinh tế và văn hoá; phối hợp chặt chẽ đối ngoại với các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhân dân... để tạo ra sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đó, hoạt động đối ngoại thời gian tới sẽ tập trung vào một số hướng chính sau:

Một là, tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao khuôn khổ quan hệ hợp tác với các nước; phát huy vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; tham gia tích cực hơn nữa trong các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới; chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam.

Hai là, đẩy mạnh công tác ngoại giao phục vụ kinh tế; triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về việc đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững; thúc đẩy hợp tác đa chiều trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ...

Ba là, tập trung hoàn thành việc phân giới, cắm mốc với các nước láng giềng trong năm 2008; kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh về biên giới lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển với các nước, góp phần vào việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn mới; tăng cường công tác bảo hộ công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào hội nhập thành công vào đời sống nước sở tại và đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm là, đẩy mạnh đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại, phối hợp và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Một trong những động lực thúc đẩy những thành tựu kinh tế trong năm qua là nỗ lực về hoạt động Ngoại giao kinh tế. Vậy đồng chí có thể cho biết những kết quả đáng kể nhất trong hoạt động này trong năm qua?

Trước những vận hội mới của đất nước, ngành Ngoại giao đã chọn năm 2007 là năm Ngoại giao kinh tế để phát huy mạnh mẽ hơn nữa lợi thế của Ngoại giao cho sự nghiệp phát triển đất nước. Năm qua, Việt Nam đã nắm bắt được những cơ hội mới và biến đó thành luồng vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục trên 20 tỷ đô la Mỹ, nguồn vốn ODA đạt 5,42 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch xuất khẩu cũng lên tới gần 50 tỷ đô la Mỹ. Nhìn lại một năm qua, có thể nói công tác Ngoại giao kinh tế đã đạt được hiệu quả tích cực trên các mặt sau:

Thứ nhất, gắn kết ngày càng hiệu quả chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại. Các chuyến thăm cấp cao trong năm qua của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thành công trên nhiều phương diện cả về chính trị và kinh tế, nâng quan hệ giữa ta với các nước tới thăm lên một tầm cao mới, đưa đến những thoả thuận kinh tế với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ.

Thứ hai, ngành Ngoại giao đã làm tốt công tác tham mưu, đóng góp hiệu quả vào việc triển khai quan hệ với các nước đối tác hàng đầu. Bộ Ngoại giao đã khuyến nghị và chủ trì tổ chức để Thủ tướng ta dự Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos. Chuyến công tác ngắn nhưng rất hiệu quả này đã mở ra cơ hội hiện thực cho việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á vào năm 2009 và các hoạt động của các CEO lớn của thế giới tại Việt Nam trong những năm tới.

Bộ Ngoại giao cũng tham mưu cho Chính phủ về tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi ở vùng Vịnh (Trung Đông) và triển khai mạnh các biện pháp để tranh thủ nguồn vốn này. Chưa bao giờ có sự quan tâm lớn như vậy của các nước Trung Đông-Châu Phi tới quan hệ các mặt với Việt Nam. Đây là kết quả vận động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện, của chuyến thăm tới khu vực của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư và Thứ trưởng Ngoại giao với tư cách đặc phái viên của Chính phủ…cũng như sau kết quả của Hội nghị toàn quốc đánh giá về quan hệ hợp tác với Trung Đông-Châu Phi do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức;

Thứ ba, Bộ Ngoại giao đã triển khai nhiều hình thức đa dạng hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp hiệu quả và thiết thực.

Bộ Ngoại giao đã lần đầu tiên chủ trì và tổ chức hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc và thành phố Hải Phòng sang Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc). Hoạt động rất thành công, được các địa phương ta và bạn đánh giá cao. Bộ Ngoại giao cũng chủ trì phối hợp với Thành phố Đà Nẵng và các địa phương tổ chức Tuần lễ Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC) với nhiều hoạt động phong phú, góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong cơ chế hợp tác này.

Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Bộ Ngoại giao chủ động tổ chức đón các Đoàn doanh nghiệp lớn của các nước sang thăm và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Nổi bật là đón Chủ tịch Tập đoàn GE (Mỹ), hai đoàn doanh nghiệp lớn của Thái Lan do Lãnh đạo tập đoàn Amata và CP dẫn đầu, tập đoàn Tân Hoa (Hồng Kông); tập đoàn Tata (Ấn Độ); hỗ trợ hoạt động của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN với đại diện 18 tập đoàn hàng đầu của Mỹ vào tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, mở ra cơ hội hiện thực đầu tư nhiều tỷ đôla Mỹ vào nước ta trong những năm tới.

Công tác Ngoại giao kinh tế đã nhận được sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhiều bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, nhờ vậy ngành Ngoại giao đã làm tốt Năm Ngoại giao kinh tế, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vậy trong năm 2008, Việt Nam sẽ gánh vác trọng trách này như thế nào?

Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm, thách thức lớn đối với chúng ta. Xác định được điều đó, ngay sau khi đưa ra chủ trương ứng cử từ năm 1997, song song với những nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các nước, trong 10 năm qua chúng ta đã và đang có những bước chuẩn bị tích cực và kỹ càng để có thể đảm nhiệm tốt nhất vai trò làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Đến nay, với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, chúng ta đã cơ bản hoàn tất các khâu chuẩn bị về mọi mặt.

Về cơ chế ra quyết định, chúng ta đã nghiên cứu, liên tục cập nhật thông tin, tiến hành tham vấn với nhiều nước, đặc biệt là các nước trong Hội đồng Bảo an, về các vấn đề mà Hội đồng Bảo an xem xét, từ đó hệ thống hoá lập trường cơ bản của ta, đưa ra các phương thức xử lý phù hợp. Ngoài ra, ta cũng tiến hành phân cấp ra quyết định để đảm bảo cơ chế ra quyết định nhanh chóng đồng thời tính toán kỹ lưỡng đến lợi ích quốc gia và trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.

Về công tác tổ chức, chúng ta đã hoàn thiện cơ chế phối hợp tương đối đồng bộ và chặt chẽ, bao gồm cơ chế liên Bộ, Ban, Ngành, Nhóm công tác liên Vụ trong Bộ Ngoại giao và cơ chế phối hợp giữa Bộ Ngoại giao với Phái đoàn đại diện tại Liên hợp quốc. Ta chủ trương và trên thực tế đã thúc đẩy các hoạt động tham vấn, chia sẻ thông tin ở cấp thủ đô và phái đoàn đại diện với các quốc gia trong và ngoài Hội đồng Bảo an, đặc biệt là với tất cả 5 Uỷ viên thường trực (P5) của cơ quan này. Các nước cũng rất coi trọng vai trò của ta tại Hội đồng Bảo an trong hai năm tới, nhiều nước đã chủ động đề nghị hợp tác với ta. Bộ Ngoại giao cũng đã có nhiều hoạt động tăng cường nguồn nhân lực cho nhiệm vụ trọng đại hai năm tới.

Về nhân sự, đó là một quá trình lâu dài. Chúng ta đã cử cán bộ tham dự các khoá đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng ngoại giao đa phương và nắm bắt các vấn đề liên quan chức năng hoạt động của Hội đồng Bảo an. Trong hai năm qua, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã được tăng cường thêm nhiều cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.

Với vị thế và vai trò mới của ta, dựa trên những kinh nghiệm đã tích lũy và quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp tham gia của nhiều ngành và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đảm đương tốt trọng trách là Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới./

Theo TTXVN

http://www.vietnamconsulate-guangzhou.org/

Cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài





Каталог: upload -> download
download -> Hà Nội Điện Biên Phủ trên không
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương