Ộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 245.14 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích245.14 Kb.
#3926
1   2   3   4

Tháng 3/2016

- Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3);

- Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM (26/3);

- Các đơn vị chuẩn bị hồ sơ dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông của học sinh, học viên lớp cuối cấp;

- Tiếp tục bồi dưỡng các đội tuyển giải toán trên MTCT;

- Tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục các đơn vị;

- Tổ chức Hội trại cho học sinh dân tộc trong toàn tỉnh;

- Gửi bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và Dạy học theo chủ đề tích hợp cho Bộ GDĐT;

- Thành lập các đội tuyển Olympic tiếng Anh trên Internet chuẩn bị dự thi cấp quốc gia;

- Thành lập các đội tuyển giải toán bằng tiếng Viêt, giải toán bằng tiếng Anh trên Internet chuẩn bị dự thi cấp quốc gia;

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi

- Thi giải toán THCS, THPT bằng tiếng Anh trên Internet cấp huyện (04/3), cấp tỉnh (18/3);

- Thi giải toán THCS, THPT bằng tiếng Việt trên Internet cấp huyện (11/3), cấp tỉnh (23/3);

- Thi giải toán trên MTCT cấp khu vực;

- Hội thi Văn hóa – Thể thao các trường PTDTNT cấp tỉnh;

- Thi nghề phổ thông đợt 2, khóa thi ngày 28/3/2016;

- Tham gia ra đề thi Kỳ thi chọn HSG THCS cấp tỉnh;

- Tham gia Cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp toàn quốc.

Kiểm tra, thanh tra

- Kiểm tra tình hình dạy, học và công tác bồi dưỡng thường xuyên các trường THCS địa bàn huyện Diên Khánh;

- Tham gia kiểm tra dạy thêm, học thêm;

- Tham gia thanh tra chuyên ngành cùng Thanh tra Sở tại Phòng GDĐT Ninh Hòa, Trường THPT Tôn Đức Thắng, Trung tâm GDTX và Hướng nghiệp Ninh Hòa.

Tháng 4/2016

- Kỷ niệm ngày sinh của Lênin (22/4);

- Kỷ niệm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4);

- Báo cáo chỉ tiêu thi đua công tác giáo dục trung học, công tác giáo dục dân tộc, công tác giáo dục quốc phòng an ninh (báo cáo thi đua Vùng);

- Tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục các đơn vị;

- Họp giao ban THCS, THPT lần 3;

- Sinh hoạt cụm chuyên môn các trường THCS, THPT lần 3;

- Duyệt kết quả thi nghề phổ thông đợt 2;

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi

- Thi giải toán THCS (Khối lớp 8) bằng tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia (08/4);

- Thi giải toán THCS (Khối lớp 9, THPT (Khối lớp 11) bằng tiếng Việt trên Internet cấp quốc gia (08/4);

- Thi Olympic tiếng Anh THCS, THPT trên Internet cấp quốc gia (09/4/2016);

- Hướng dẫn tổ chức ôn tập, kiểm tra Học kỳ II.

Kiểm tra, thanh tra

- Kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

- Tham gia kiểm tra dạy thêm, học thêm;

- Kiểm tra tình hình dạy, học và công tác bồi dưỡng thường xuyên các trường THCS địa bàn thành phố Nha Trang;

- Kiểm tra chuyên môn và công tác bồi dưỡng thường xuyên các trường THPT: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, Hoàng Văn Thụ, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thiện Thuật; Trung tâm GDTX và Hướng nghiệp Nha Trang, Trung tâm KTTH-HN tỉnh Khánh Hòa;

- Tham gia thanh tra chuyên ngành cùng Thanh tra Sở các trường THPT: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thị Minh Khai.



Tháng 5/2016

- Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ (19/5);

- Tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục các đơn vị;

- Hướng dẫn các phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc Sở báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016;

- Chuẩn bị các báo cáo về các lĩnh vực: giáo dục trung học, giáo dục dân tộc và giáo dục quốc phòng – an ninh cho thi đua Vùng 4 và Bộ GDĐT;

- Báo cáo kết quả công tác chuyên môn các bộ môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật;

- Hướng dẫn ôn tập và chỉ đạo các phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT tổ chức kiểm tra Học kỳ II. Tổ chức kiểm tra Học kỳ các khối lớp 9 theo đề chung của Sở GDĐT;

- Tham gia dự tổng kết năm học.

Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi

- Tham gia công tác thi Kỳ thi THPT quốc gia.

Tập huấn, Hội thảo, Hội nghị

- Lập kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng trong hè 2016.

Kiểm tra, thanh tra

- Kiểm tra việc giảng dạy và học tập của các đơn vị để chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia;

- Tham gia kiểm tra dạy thêm, học thêm.

Tháng 6/2016

- Các phòng GDĐT hoàn thành việc xét tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Tham gia ra đề, in sao đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên;

- Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo ĐANN 2020;

- Báo cáo chỉ tiêu thi đua cho Bộ GDĐT về công tác giáo dục trung học, giáo dục dân tộc và giáo dục quốc phòng – an ninh.

Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi

- Tham gia tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia;

- Chấm thi, chấm phúc khảo Kỳ thi THPT quốc gia;

- Tham gia tổ chức kỳ thi và xét tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Tháng 7/2016

- Các phòng GDĐT tổ chức xét tuyển sinh vào lớp 6 trung học cơ sở.

Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi

- Chấm phúc khảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên.

Tập huấn, Hội thảo, Hội nghị

- Tham gia tập huấn chuyên môn do Bộ GDĐT tổ chức.



Tháng 8/2016

- Tham gia học bồi dưỡng chính trị hè 2016;

- Chuẩn bị năm học mới 2016 – 2017.

Tập huấn, Hội thảo, Hội nghị

- Tập huấn giải toán trên MTCT cho các bộ môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học cho giáo viên THCS và THPT;

- Tập huấn chuyên môn các bộ môn cho giáo viên THCS và THPT./.



PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TOÁN

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


1. Về phương pháp, hình thức dạy học, …

Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.



2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu, kém

2.1. Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém

Tổ/nhóm cần kiểm tra đầu năm để phân loại đối tượng học sinh, phối hợp với nhà trường và phụ huynh lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu, kém ngay đầu năm học nhất là đối với học sinh cuối cấp, vùng sâu, vùng xa.

2.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các cấp môn Toán, giải Toán trên máy tính cầm tay và giải Toán trên Internet. Tổ chuyên môn cần có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh giỏi ngay từ đầu năm học để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh. Ngoài ra, tổ nhóm chuyên môn cần tạo ra những sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh dưới hình thức: ngoại khoá, chuyên đề, …

Tổ chức đúc rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng HSG các cấp trong các năm học trước. Tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng HSG toán, kiện toàn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG về kĩ năng, phương pháp, tài liệu…, đặc biệt chú trọng việc biên soạn các chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy các đội tuyển.

Đối với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cần nắm vững chương trình, các chuyên đề chuyên sâu để có kế hoạch phân công giáo viên viết các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các đội tuyển./.

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


I. Tổ chức dạy học

1. Về thực hiện kế hoạch giáo dục

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này, các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

a) Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

b) Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT chưa triển khai dạy đồng bộ môn Tin học ở cấp THCS, cần có kế hoạch để đưa môn Tin học vào dạy theo tinh thần môn Tin học là môn tự chọn bắt buộc. Các phòng GDĐT cần củng cố và phát triển bộ môn Tin học ở cả hai khía cạnh: chiều sâu và chiều rộng.

c) Các phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS trực thuộc phòng, nếu trường nào đã triển khai dạy môn Tin học từ lớp 6 thì bắt buộc phải có kế hoạch dạy tiếp ở lớp 7, 8 và lớp 9.

2. Thực hiện kiểm tra, đánh giá

Căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết bài tập, ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, không dùng các tiết ôn tập chỉ để giải các đề kiểm tra. Cần lưu ý xây dựng hệ thống bài tập hợp lý cho các bài thuộc phần mềm học tập. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong sách giáo khoa (SGK).

Cần nâng cao hiệu quả tiết thực hành qua việc làm rõ yêu cầu và các bước thực hiện, phân phối thời gian hợp lý, thực hành mẫu, hướng dẫn cụ thể các thao tác, chữa lỗi cho học sinh, tránh tình trạng giáo viên biểu diễn suốt từ đầu đến cuối buổi thực hành. Đối với học sinh đã học Tin học ở cấp học dưới, biết sử dụng máy vi tính, có thể chọn các bài đọc thêm trong SGK, xây dựng thêm bài tập và bài thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học.

Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. Hạn chế kiểm tra kĩ năng thực hành bằng các câu hỏi lý thuyết. Giáo viên có thể tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). Việc kiểm tra học kỳ phải thực hịên ở cả hai nội dung lý thuyết (01 tiết, hệ số 1) và thực hành (01 tiết, hệ số 2). Điểm kiểm tra học kỳ là trung bình cộng điểm bài thi lý thuyết và điểm bài thi thực hành (sau khi nhân hệ số) và lấy một chữ số thập phân.



3. Nội dung chương trình thi chọn HSG môn Tin học cấp THCS

a) Yêu cầu chung

- Sử dụng Turbo Pascal, Free Pascal lập trình trên máy với các thuật toán cơ bản để giải quyết bài toán với thời gian lập trình 150 phút.

- Bài thi được chấm theo thang điểm 20, chấm trên máy tính bằng chương trình chuyên dụng và chấm theo các test, đúng test nào được điểm test đó. Điểm bài thi là tổng điểm các test.

- Học sinh phải tuân thủ quy định về cách đặt tên file và qui cách xuất dữ liệu.

b) Nội dung

- Câu lệnh If … then … else; If … then…

- Câu lệnh rẽ nhánh Case … of

- Các loại vòng lặp: While… do; Repeat… Until…; For … do…

- Các kiểu dữ liệu: String; Array (một chiều, hai chiều); File văn bản (các câu lệnh nhập, xuất cơ bản).

- Chương trình con: Procedure (thủ tục); Function (hàm).

- Đệ quy.

c) Các thuật toán cần lưu ý

- Thuật toán tìm kiếm, sắp xếp.

- Số học: Kiểm tra số nguyên tố, số chính phương, số hoàn hảo, phân tích ra thừa số nguyên tố, dãy Fibonacci, tính giai thừa của một số nguyên, tính lũy thừa, tính tổng các chữ số trong một số nguyên, tính tổng các ước của một số nguyên, tìm số đảo của một số nguyên, tính tổng một dãy số, tạo số ngẫu nhiên, tìm USCLN, BSCNN, chuyển đổi cơ số, số La mã,.…

- Các thuật toán về xử lý mảng.

- Xâu: Chuẩn hóa xâu (chuyển xâu sang chữ in hoa, chữ thường, xóa dấu cách thừa, viết hoa kí tự đầu từ,...), kiểm tra xâu đối xứng, đếm kí tự, từ trong xâu, mã hóa, giải mã xâu. Đếm các phần tử của xâu thỏa điều kiện cho trước…

- Hình học: Các thuật toán biểu diễn điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, vị trí tương đối (giữa điểm đường thẳng, điểm đường tròn, đường thẳng đường thẳng, đường thẳng đường tròn). Tính diện tích, chu vi đa giác,…

- Các bài toán thực tế: Đường đi, Sắp xếp lịch thi đấu,…

II. Công tác quản lí phòng máy tính và mạng Internet

Cần chuẩn bị chu đáo phòng máy trước khi thực hành: tình trạng mạng, máy tính phải hoạt động tốt, bài mẫu chuẩn bị (nếu có) cần chép trước xuống máy trạm. Đảm bảo các máy tính kết nối mạng nội bộ và Internet, cài đặt đủ phần mềm theo quy định khi giảng dạy bài có liên quan đến các nội dung này.

Khắc phục việc quản lí phòng máy tính, các thiết bị CNTT, mạng Internet chưa tốt như: không có nội quy phòng máy tính, không sổ theo dõi (nhật ký) phòng máy, thiếu sự kiểm tra thường xuyên, định kỳ của Ban Giám hiệu. Việc bảo quản các thiết bị còn hạn chế, còn để máy tính hư hỏng về phần cứng, không sửa chữa kịp thời. Nhiều máy tính hỏng các phần mềm hệ thống, các máy tính cài rất ít các chương trình hỗ trợ học tập, giảng dạy; phòng máy, bàn ghế máy tính không đúng qui cách.

Thực hiện đúng các quy định về việc sử dụng các thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT – môn Tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Thiết bị dạy học tối thiểu môn Tin học - Trường trung học phổ thông chuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 38/2011/TT-BGDĐT ngày 29 8/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

Thực hiện quản lí sử dụng Internet theo đúng các quy định của pháp luật và các văn bản khác của các ngành có liên quan./.

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


1. Về chương trình và kế hoạch dạy học

a) Mỗi đơn vị phải xây dựng ít nhất 01 chuyên đề/khối lớp/học kỳ. Riêng đối với những đơn vị có số lượng giáo viên ít (dưới 03 giáo viên) thì lựa chọn 01 chuyên đề/khối lớp/học kỳ.

b) Nội dung chuyên đề được chia sẻ trên trang mạng “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT và Sở GDĐT.

2. Về thí nghiệm, thực hành

Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các bài lên lớp luôn gắn liền với các thí nghiệm (dùng các thí nghiệm hoá học để tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật, hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh. Vì vậy, giáo viên phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học, tùy điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị mà tổ bộ môn lên kế hoạch, sắp xếp lịch thực hành sao cho đảm bảo đủ nội dung và số tiết. Đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng thí nghiệm thực hành;



3. Về phương pháp và hình thức dạy học

a) Phương pháp dạy học

Tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm trong giảng dạy, chống “dạy chay”. Sử dụng thí nghiệm Hóa học theo định hướng là nguồn để học sinh nghiên cứu, khai thác, tìm tòi kiến thức. Hạn chế sử dụng chúng để minh họa hình ảnh mà không có tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng.



b) Hình thức dạy học

Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.



5. Về kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra từ 01 tiết (45 phút) trở lên phải xây dựng khung ma trận đề kiểm tra và đáp án, biểu điểm chi tiết. Tăng cường chỉ đạo tổ bộ môn về việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành và đánh giá các bài thực hành của học sinh. Cụ thể: Đánh giá về kĩ năng thực hành (A), kết quả thực hành (B) và bài tường trình thí nghiệm (C).

Điểm bài thực hành (hệ số 1) = .

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ các lớp chuyên./.



PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này, các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

1. Về thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

Trong mỗi học kỳ, một khối lớp biên soạn giảng dạy 2 chủ đề định hướng phát triển năng lực của học sinh theo nội dung đã được tập huấn trong hè 2014.



2. Về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

2.1. Phương pháp dạy học

Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm - thực hành trong giảng dạy, đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Thực hiện đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn và các tiết thực hành thí nghiệm chính khoá theo phân phối chương trình và các nội dung yêu cầu của SGK.

2.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

Với điểm các bài thực hành: mỗi học kỳ có một cột điểm kiểm tra thường xuyên là điểm của một bài thực hành trong học kỳ đó của từng khối lớp. Tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị phòng thí nghiệm mà mỗi trường lựa chọn lấy điểm của bài thực hành cho phù hợp. Việc đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm: Kỹ năng, kết quả và bài báo cáo thực hành. Nội dung các bài thực hành còn lại có thể đưa vào nội dung đề kiểm tra 1 tiết với một tỉ trọng hợp lý (8:2 hoặc 9:1) nhằm nâng cao ý thức dạy và học các tiết thực hành.

3. Thí nghiệm, thực hành

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm đã được quy định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa. Những thí nghiệm thực hành trong SGK không thể tiến hành được trên lớp vì điều kiện thời gian, cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước một số khâu hoặc tiến hành làm ở nhà. Giờ ở lớp là báo cáo và thảo luận làm sáng tỏ vấn đề. Hoặc điều kiện thiết bị không thể có, không thể tận dụng… tổ/nhóm chuyên môn có thể linh hoạt thay thế nội dung nhưng phải bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và hiệu quả và có phê duyệt của hiệu trưởng nhà trường.

- Đối với các trường chưa có phòng học bộ môn cần xây dựng kế hoạch thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn sử dụng tối đa cơ sở vật chất và dụng cụ, hóa chất tại đơn vị để chuyển các thí nghiệm trong bài thực hành vào các tiết học có nội dung kiến thức tương ứng dưới hình thức thí nghiệm nghiên cứu hoặc thí nghiệm biểu diễn.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng thiết bị, hóa chất trong thí nghiệm, thực hành./.

PHỤ LỤC 6

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

CÁC MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


  1. Về chương trình và kế hoạch dạy học

- Các đơn vị chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng, triển khai ít nhất 01 chuyên đề/học kỳ/khối lớp. Đơn vị có 01 giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân sẽ triển khai ít nhất 01 chuyên đề/năm học/khối lớp;

Nội dung chuyên đề phải được chia sẻ trên trang mạng “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT và Sở GDĐT;

- Triển khai ít nhất 01 hoạt động ngoại khóa/01 năm học về chủ quyền biển đảo, … ; Phối kết hợp với các tổ, nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trên địa bàn để triển khai thực hiện.

Đối với môn Giáo dục công dân, yêu cầu các đơn vị tiếp tục:

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn tại Công văn số 1017/SGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2013 và Công văn số 932/SGDĐT-GDTrH ngày 20/12/2013 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện Đề án Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (gọi tắt là Đề án 1928) với nhiều hình thức khác nhau: Dạy học lồng ghép, tích hợp trong chương trình nội khóa, tổ chức hoạt động ngoại khoá,…



2. Về phương pháp, hình thức dạy học, …

Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này, đồng thời chú ý đến việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo vào môn học theo nhiều hình thức khác nhau: Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình lịch sử địa phương; lồng ghép, tích hợp nội dung chủ quyền biển đảo trong chương trình lịch sử dân tộc; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm sáng tạo thông qua các di tích lịch sử địa phương, ...



PHỤ LỤC 7

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH

(Kèm theo Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở GDĐT Khánh Hòa)

————————


1. Chương trình và kế hoạch dạy học

a) Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.

b) Các đơn vị cần chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng, triển khai ít nhất 01 chuyên đề dạy học/học kỳ/khối lớp. Nội dung chuyên đề dạy học phải được chia sẻ trên trang mạng “Trường học kết nối”.

2. Về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học

a) Đổi mới phương pháp dạy học

- Điều chỉnh một số bài tập trong SGK sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và chuẩn bị tinh thần tiếp tục tham gia việc khảo sát giáo viên tiếng Anh trên phạm vi toàn quốc phục vụ cho việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2010”.

b) Hình thức tổ chức dạy học: Các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này.

3. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, Sở GDĐT hướng dẫn bổ sung việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh cấp trung học, từ năm học 2015-2016 như sau:

a) Tất cả các khối lớp dạy và học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 07 năm (Chương trình tiếng Anh hiện hành) thực hiện theo Công văn số 1299/SGDĐT-GDTrH ngày 14/10/2014 của Sở GDĐT về việc triển khai kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học.

b) Các đơn vị triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ ở tất cả các khối lớp; chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Có thể thiết kế ít nhất là 40% tự luận đối với các lớp 6, 7, 8, 9, 10 và 11; riêng đối với lớp 12, ít nhất là 20% tự luận.

c) Bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm tra học kỳ cho tất cả các khối lớp theo thang điểm 10, bao gồm các kĩ năng: nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50 câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỉ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 20% vận dụng và 10% vận dụng cao. Mỗi kĩ năng/phần nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ phải có ít nhất 2 dạng câu hỏi/bài tập cho mỗi kĩ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực học sinh. Cụ thể:

- Bài kiểm tra 1 tiết: Tỉ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh lệch không quá 5% tỉ trọng.

- Bài kiểm tra học kỳ: Kiểm tra viết là 8 điểm (gồm các kĩ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ); kiểm tra kĩ năng nói là 2 điểm được đánh giá trước, trong hoặc khác buổi thi học kỳ, do tổ bộ môn lập kế hoạch trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt (có thể sử dụng các tiết ở tuần học dự phòng).

- Lưu ý: Đối với lớp 12, không thiết kế phần nghe và nói trong bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ. Thay vào đó, nhà trường và tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên ra đề tham khảo các dạng đề thi Cao đẳng, Đại học và thi THPT quốc gia 2015,…. để giúp học sinh định hướng và tiếp cận với các hình thức thi của Bộ GDĐT.




tải về 245.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương