Đơn vị thực tập: Trạm y tế xã Việt Hùng


Cây hoè ( Stynolobium japonicum -



tải về 63.36 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích63.36 Mb.
#38891
1   2   3   4

Cây hoè ( Stynolobium japonicum - Họ đậu (Fabaceae) )

Bộ phận dùng: Nụ hoa, hoa hoè, vỏ quả.

Công dụng: - Hạ huyết áp nhẹ, hạ cholesterol trong máu.

- Nụ hoè sao đen làm thuốc cầm máu khi chảy máu da dày…

Dạng dùng: Hãm, hoặc sắc.



Dành Dành (Gardenia jasminoides - Họ cà phê (Rubiaceae))

Bộ phận dung: Quả, hạt.

Công dụng: Chữa sốt vàng da, cầm máu, chảy máu cam, ù tại phiền não do tâm gây ra.

Dạng dùng: Thuốc sắc, dùng ngoài đắp chữa vết thương bầm tím.



Cây giấp cá (Houttuynia cordata)

Bộ phận dùng: toàn cây

Công dụng : thanh nhiệt, giải cảm


Nghệ vàng (Turmeric)

Bộ phận dùng : củ

Công dụng chữa viêm loét dạ dày viêm gan

Mã đề (Plantago asiatica)

Bộ phận dùng : toàn cây trừ gốc rễ

Công dụng : chữa lợi tiểu , thanh nhiệt , sỏi niệu



Cúc hoa (Chrysanthemum indicum L)

Bộ phận dùng : cụm hoa nở

Công dụng : chữa càm lạnh , nhức đầu , mờ mắt



Dừa cạn (Catharanthus roseus)

Bộ phận dùng : rễ, lá

Công dụng : chữa huyết áp , đái tháo đường


Lá dâu tằm (Morus alba)

Bộ phận dùng:

Công dung : trị cao huyết áp ,mất ngủ

PHẦN V

NHẬT KÝ CÔNG TÁC THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ

1 - Tuần 1 (từ 15-19/7)

-Ra mắt làm quen nghe trạm trưởng giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên trong trạm y tế về lịch sử về những thành tích mà trạm đã đạt được trong những năm vừa qua.Và cho biết những chỉ tiêu kế hoạch và hoạt động của trạm y tế về (tuyên truyền giáo dục sức khỏe,phòng chống dịch ,khám chữa bệnh ,cung ứng thuốc) năm 20013.

-Tìm hiểu mô hình bệnh tật của cộng đồng

-Tham gia kế hoạch cung ứng thuốc và đảm bảo nguồn vốn

+Kết quả:đã tìm hiểu được mô hình bệnh tật tại địa bàn xã hiện nay và đã tham gia và đóng góp ý kiến vào kế hoạch cung ứng thuốc và nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động y tế.

2 - Tuần 2 từ (22-26/7)

- Tham gia các hoạt động công tác dược tại trạm :

+ Tham gia sắp xếp,trình bầy thuốc ,xây dựng quy trình bán thuốc tại quầy.

+ Tham gia tư vấn ,hướng dẫn sử dụng thuốc hộp lý ,an toàn.

+ Sắp xếp, trình bày thuốc, tư vân, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

+ Tham gia xây dựng vườn dược liệu.

Thuốc là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người, là phương tiện phòng bệnh và chữa bệnh, không thể thiếu trong công tác y tế. Thuốc tốt và sử dụng đúng cách sẽ giúp làm bệnh mau khỏi. Nếu thuốc không đảm bảo chất lượng, sử dụng sai sẽ làm bệnh không khỏi mà còn có thể gây ra những tác hại khôn lường cho người sử dụng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, người Dược sỹ đóng vai trò quan trọng trong công tác chuyên môn dược như , tư vấn , hướng dẫn cho người dân sử dụng thuốc một cách an toàn và hợp lý . Đẻ làm được điều đó trước hết ngườidược sỹ phải nắm được các yếu tố sau: biết sắp xếp, trình bày bảo quản thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất và biết cánh tư vấn cách sử dụng thuốc cho người sử dụng.

a. Cách sắp xếp, trình bày thuốc, xây dựng quy trình bán thuốc tại trạm

* Cách sắp xếp, trình bày thuốc:

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân trong xã tại trạm y tế có đặt 1 phòng bán thuốc. Trong đó có đặt một tủ thuốc thiết yếu và 1 tủ cấp phát. Các tủ đựng đều là tủ kính có khoá cẩn thận.

- Thuốc được xếp riêng theo từng nhóm dược lý: thuốc kháng sinh, thuốc dùng ngoài, thuốc mỡ, thuốc độc, thuốc hướng thần được đặt ở tủ riêng, ghi rõ và khoá chắc chắn.

- Thuốc được xếp theo một trình tự ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra tránh tình trạng nhầm lẫn và tồn đọng thuốc hết hạn trong tủ.

- Thuốc có hạn dùng dài được sắp xếp vào trong, thuốc có hạn dùng ngắn sắp ra ngoài: các thuốc khi được nhập về sẽ được phân loại tuỳ từng loại thuốc như: thuốc nước, chai, lọ, thuỷ tinh, dạng dung dịch sẽ được đặt ở ngăn dưới, thuốc dạng vỉ, gói, bột đặt lên trên. Thuốc nhập về sau đặt vào trong, thuốc nhập về trước đặt ra ngoài.

* Quy trình bán thuốc tại trạm

- Người bán thuốc phải là người có chuyên môn từ dược tá trở lên.

- Trong quầy thuốc niêm yết bảng báo giá thuốc.

- Giá thuốc được in ngay trên bìa hộp của từng loại thuốc.

- Quầy thuốc có đóng đủ sổ sách, chứng từ xuất - nhập thuốc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

b. Tham gia tư vấn - hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý

- Trong thời gian thực tế tại trạm nhờ được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ y tế (CBYT) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu và học tập thực hành tay nghề. Dưới sự lãnh đạo của bác sỹ và hướng dẫn của chị Dược sỹ tại trạm em đã được tiếp xúc với nhân dân địa phương đến khám, có điều kiện tư vấn cho họ về cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lý khi họ đến khám chữa bệnh. Ngoài ra em còn nắm được nhiệm vụ, chức năng của NVCB dược tại trạm. Học được cách bán thuốc theo đơn và không theo đơn.

- Em đã trực tiếp tư vấn và hướng dẫn học 3 trường hợp đến khám và dùng thuốc tại Trạm.

* Trường hợp I: Bác Nguyễn Thị Hằng - 50 tuổi. Địa chỉ: Thôn gia lương

- Triệu chứng: cảm sốt, đau đầu, chóng mặt, sổ mũi, ho nhiều.

- Thuốc điều trị:

Paracetamol 500mg, 10 viên ngày 2 viên chia 2 lần/ngày.

Teppincodein 0,25g, 10 viên ngày uống 2 - 3 viên/lần x 2 lần/ngày.

Clopheramin 4 mg, 20 viên ngày 2 viên /lần x 2 lần/ngày.

Vitamin 3B ngày 20 viên/ lần x 2 lần/ngày.

Hướng dẫn

- Tư vấn: Thuốc Teppincodein gây buồn ngủ nên không dùng khi điều khiển phương tiện giao thông. Không dùng chất kích thích trong thời gian dung thuốc.

- Bác lên uống theo đúng liêu lượng và thời gian bác sĩ đã cho.



* Trường hợp II: Bác Phạm Hoài Nam, 40 tuổi ở thôn lỗ giao.

- Triệu chứng: Đái buốt, đái rát, nước tiểu đục.

- Chuẩn đoán: Viêm đường tiết niệu

- Thuốc điều trị: Doxycylin 500mg x 40 viên Ngày 2 viên/ lần x 2 lần/ngày.

Furosemid 400 mg x 20 viên ngày 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Cortinoxazol 0,48 x 40 viên ngày 2 - 4 viên/lần x 2 lần

Hướng dẫn: Furocemid là thuốc lợi tiểu nên bác tránh uống vào buổi tối về sẽ đi tiểu nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi dùng thuốc nếu thấy bất thường như: nôn, tiêu chảy, rối loạn thị giác …phải ngừng thuốc ngay và xin tư vấn của bác sỹ điều trị.

* Trường hợp III:

Em Trần Tuấn Anh: 10 tuổi ở thôn Đông.

Triệu chứng: Đi ngoài 3 - 5 lần /ngày phân loãng, có đau bụng nhưg ít, có dấu hiệu mất nước, không có rối loạn khác.

Bác sỹ khám và kết luận em bị tiêu chảy. Bác sỹ đã kế đơn cho uống dung dịch Oserol. Em đã hướng dẫn cho người cho người nhà bệnh nhân. Hoà tan gói bột trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Dùng trong ngày, cứ sau mỗi lần đi ngoài cho bệnh nhân uống 100 - 200ml. Nếu sau 2 ngày không đỡ có dấu hiệu mất nước phải đến ngày cơ sở y tế để điều trị.

Tham gia chăm sóc xây dựng vườn dược liệu ; nhổ cỏ vun sới tưới nước ,bắt sâu cho cây và trồng thêm được một số cây thuốc mới làm phong phú thêm vườn dược liệu của trạm.Để phát huy việc kết hợp điều tri bệnh bằng y học dân tộc.

3 - Tuần 3 từ (29/7-3/8 )

+ Tham gia các chương trình y tế quốc gia cơ sở

+Tham gia hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng.

- Các chương trình y tế tại địa phương.

Trong thời gian qua tại Trạm y tế xã diễn ra một số chương trình y tế như: Chương trình giáo dục KHHGĐ (Kế hoạch hóa gia đình). Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình về các bệnh truyền nhiễm, chương trình thiếu vitamin A, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em … trong đó chương trình KHHGĐ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em được quan tâm hàng đầu. Trong tương lai là một cán bộ Dược cũng là một bộ phận trong chương trình sức khoẻ cho người dân, dưới sự hướng dẫn của cán bộ trạm. Em đã cùng với nhân viên y tế công cộng tuyên truyền vận động mọi người dân cùng thực hiện các chương trình. Bước đầu đã đạt những kết quả rất khả quan.



- Hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ

- Chủ trương hiện nay là xã hội hóa công tác y tế làm cho mọi người dân, mọi gia đình, mỗi tập thể cá nhân có kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng. Để làm được điều đó chúng ta phải làm công tác truyền thông – GDSK.

- Mạng lưới tổ chức có tính chất xuyên suốt và liên kết chặt chẽ giữa trạm y tế và y tế thôn xóm y tế học đường. Trưởng trạm phụ trách chung và mỗi nhân viên trong trạm y tế phụ trách một chương trình, kết hợp với y tá thôn, trưởng thôn. Ngoài ra trạm còn kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã: Hội LHPN, Đoàn thanh niên, cùng với ban dân số - kế hoạch hoá gia đình.

- Công tác TT – GDSK và phòng chống bệnh tật cho nhân dân xã được trạm triển khai đồng bộ, thường xuyên, ngay cả khi khám bệnh, công tác mọi lúc, mọi nơi, mọi địa điểm dưới mọi hình thức như tiếp xúc trực tiếp, nói chuyện sức khoẻ với người dân. Đến tận hộ gia đình khám và tư vấn sức khỏe. Trạm còn phối hợp với đài truyền thanh xã phát các bài viết tuyên truyền về công tác khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ, công tác bảo vệ môi trường,sử dụng an toan vệ sinh thực phẩm, các tác hại của bệnh tật cho người dân nghe. Phát khẩu hiệu tờ rơi, áp phích cho các thôn, thực hiện y tế học đường để phục vụ tốt cho sức khỏe học sinh. Nhờ vậy mà tình hình bệnh tật của người dân trong xã mỗi ngày được giảm rõ rệt, sức khoẻ của người dân ngày càng được nâng cao, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, bền vững dài lâu.



4 -Tuần 4 (6/8-10/8)

Tham gia ghi chép sổ sách sức khỏe sổ cấp phát thuốc ở trạm y tế

* Các loại sổ sách tại trạm y tế

- Số khám bệnh (A1/ÝTC): ghi tất cả các loại bệnh

- Sổ tiêm chủng vacxin trẻ em (A2 - 1/YTCS): Dùng ghi trẻ dưới 1 tuổi.

- Sổ tiêm chủng vacxin tả, thương hàn, não (A2 - 2/YTCS): Dùng ghi trẻ từ 1 - 5 tuổi

- Sổ khám thai (A3 /YTCS)

- Sổ sinh đẻ (A4/YTCS)

- Sổ kế hoạch hoá gia đình và hút thai (A5/YTCS)

- Sổ theo dõi bệnh nhân tử vong (A6/YTCS)

- Sổ theo dõi bênh nhân sốt rét (A7/YTCS)

- Sổ theo dõi bệnh nhân tâm thần (A8/YTCS)

- Sổ nhập thuốc và bán thuốc hàng ngày.

- Sổ cấp thuốc bảo hiểm y tế

- Sổ giao ban tại trạm.

- Sổ xuất, nhập dụng cụ y tế

- Sổ truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Sổ quản lý người tàn tật

- Phiếu theo dõi uống Vitamin A

- Báo cáo các chương trình triển khai tại trạm.

- Báo cáo thống kê y tế thôn.

PHẦN VI

BIỂU MẪU, BÁO CÁO XUẤT NHẬP THUỐC TẠI TRẠM Y TẾ

Mẫu sổ nhập thuốc

Mẫu phiếu lĩnh thuốc

Mẫu phiếu xuất kho

Mẫu phiếu xuất kho

* Công tác tư vấn của Dược sĩ lâm sàng tại trạm y tế

- Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng nó .dùng thuốc không đúng,chất lượng thuốc không tốt có thể gây ra tai nạn như ngộ độc, gây quái thai hoặc gây nghiện, thậm trí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy ngành dược nói chung và người dược sĩ, dược sĩ lâm sàng nói riêng phải hiểu rõ điều đó, phải nắm vững được kiến thức về thuốc phải hiểu rõ về tính năng tác dụng, dược lý, dược động học của thuốc. Để từ đó mà tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho người sử dụng thuốc và tư vấn cho bác sĩ giúp việc kê đơn thuốc cho người bệnh được hiệu quả. Vậy người dược sĩ lâm sàng luôn làm tốt điều đó sẽ giúp việc sử dụng thuốc được đảm bảo đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh, đúng dạng, đúng liều, đúng cách. Dẫn tới việc sử dụng thuốc được an toàn, thuận lợi hiệu quả và kinh tế.



LỜI KẾT

Qua thời gian thực tập tại trạm y tế xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Được sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ cán bộ bác sĩ, y dược sĩ, hộ lý, y tá, các nhân viên y tế, em đã tìm hiểu được tầm quan trọng của ngàmh y tế mà ở đây là trạm y tế xã, đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Là dược sĩ em đã nắm bắt được khá chi tiết về công việc sắp tới của mình dù ở phương diện nào và nắm được các danh mục thuốc thiết yếu có tại trạm, biết được nhu cầu cung ứng thuốc và cơ cấu bệnh tật tại địa phương mình. Được tham gia các công tác chuyên môn như: Cấp phát thuốc, bán thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người dân dưới sự hướng dẫn của cán bộ Dược. Tham gia tu bổ vườn thuốc nam…

Trong thời gian đi thực tế tại trạm em đã rút ra được nhiều bài học thực tế, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành cả về chuyên môn và kinh nghiệm kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người nhân viên y tế. Cũng qua đợt thực tế này giúp em thấu hiểu hơn về các mối quan hệ y đức. Các nhân viên y tế với trang thiết bị y tế còn thiếu thốn nhưng với lòng yêu nghề, hết lòng vì dân phục vụ đã khắc phục những khó khăn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó. Nhờ chuyến đi thực tế mà em đã tích lũy được những kiến thức rất bổ ích, nó là hành trang cho em vững bước vào nghề sau này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đội ngũ cán bộ nhân viên của trạm y tế xã Việt Hùng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em có thể hoàn thành đợt thực tập này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại trường Trung Cấp Dược Tuệ Tĩnh đã tận tình giảng dậy, truyền đạt kiến thức và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em được học hỏi, được đi thực tế để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để em có thể trưởng thành trong cuộc sống và trong công tác.

Đông Anh, ngày…….tháng…….năm 2013



Người viết

Ngô Văn Mạc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ

Ngày …….. tháng ……. năm 2013

Trưởng trạm y tế

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Ngày …….. tháng ……. năm 2013

Giáo viên bộ môn
Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 63.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương