Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X



tải về 1.04 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

3/- Samyutta Nikàya21 (Tương Ưng Bộ), gom góp những bài Pháp rải rác để giải thích từng điểm trong Phật pháp, sắp xếp theo từng đề mục. Nội dung nhằm giúp người học Phật hiểu rõ Giáo lý của đức Phật. Gồm 5 tập (vagga), 56 chương (tương ưng, samyutta), 2.88922 kinh (sutta) :

Tập I- SAGÀTHA-VAGGA (Thiên có kệ): Có 11 chương (samyutta):

Chương 1: Tương ưng Chư Thiên (Devata samyutta).

Chương 2: Tương ưng Thiên Tử (Devaputta samyutta).

Chương 3: Tương ưng Kosala (Kosala samyutta).

Chương 4: Tương ưng Ác Ma (Màra samyutta).

Chương 5: Tương ưng Tỳ Kheo Ni (Bhikkhuni samyutta).

Chương 6: Tương ưng Phạm Thiên (Brahmà samyutta).

Chương 7: Tương ưng Bà La Môn (Bràhmana samyutta).

Chương 8: Tương ưng Trưởng Lão Vangìsa (Vangìsa samyutta).

Chương 9: Tương ưng Rừng (Vana samyutta).

Chương 10: Tương ưng Dạ Xoa (Yakkha samyutta).

Chương 11: Tương ưng Sakka (Sakka samyutta).

Tập II- NIDÀNA-VAGGA (Thiên Nhân Duyên): Có 10 chương (samyutta):

Chương 12: Tương ưng Nhân Duyên (Nidana samyutta: Paticca-samuppada).

Chương 13: Tương ưng Minh Kiến (Abhisamayà samyutta).

Chương 14: Tương ưng Giới (Dhatu samyutta).

Chương 15: Tương ưng Vô Thỉ (Anatamagga samyutta).

Chương 16: Tương ưng Kassapa (Kassapa samyutta).

Chương 17: Tương ưng Lợi Đắc Cung Kính (Labhasakkara samyutta).

Chương 18: Tương ưng Ràhula (Ràhula samyutta).

Chương 19: Tương ưng Lakkhana (Lakkhana samyutta).

Chương 20: Tương ưng Thí Dụ (Opamma samyutta).

Chương 21: Tương ưng Tỳ Kheo (Bhikkhu samyutta).

Tập III- KHANDHA-VAGGA (Thiên Uẩn): Có 13 chương (samyutta):

Chương 22: Tương ưng Uẩn (Khandha samyutta).

Chương 23: Tương ưng Radha (Radha samyutta).

Chương 24: Tương ưng Tà Kiến (Ditthi samyutta).

Chương 25: Tương ưng Nhập (Okkantà samyutta).

Chương 26: Tương ưng Sanh (Uppada samyutta).

Chương 27: Tương ưng Phiền Não (Kilesa samyutta).

Chương 28: Tương ưng Sàriputta (Sàriputta samyutta).

Chương 29: Tương ưng Loài Rồng (Nàga samyutta).

Chương 30: Tương ưng Kim Xí Điểu (Supanna samyutta).

Chương 31: Tương ưng Càn Thát Bà (Gandhabbakaya samyutta).

Chương 32: Tương ưng Thần Mây (Valahaka samyutta).

Chương 33: Tương ưng Vacchagotta (Vacchagotta samyutta).

Chương 34: Tương ưng Thiền (Jhana samyutta).

Tập IV- SALÀYATANA-VAGGA (Thiên Sáu Xứ): Có 10 chương (samyutta):

Chương 35: Tương ưng Sáu Xứ (Salàyatana samyutta).

Chương 36: Tương ưng Thọ (Vedanà samyutta).

Chương 37: Tương ưng Nữ Nhân (Matugama samyutta).

Chương 38: Tương ưng Jambukhadaka (Jambukhadaka samyutta).

Chương 39: Tương ưng Samandaka (Samandaka samyutta).

Chương 40: Tương ưng Moggallàna (Moggallàna samyutta).

Chương 41: Tương ưng Tâm (Citta samyutta).

Chương 42: Tương ưng Thôn Trưởng (Gamani samyutta).

Chương 43: Tương ưng Vô Vi (Asankhata samyutta).

Chương 44: Tương ưng Không Thuyết (Avyakata samyutta).

Tập V- MAHÀ-VAGGA (Thiên Đại Phẩm): Có 12 chương (samyutta):

Chương 45: Tương ưng Đạo (Magga samyutta).

Chương 46: Tương ưng Bảy Giác Chi (Bojjhanga samyutta).

Chương 47: Tương ưng Bốn Niệm Xứ (Satipatthàna samyutta).

Chương 48: Tương ưng Năm Căn (Indriya samyutta).

Chương 49: Tương ưng Năm Chánh Cần (Sammàppadhana samyutta).

Chương 50: Tương ưng Năm Lực (Bala samyutta).

Chương 51: Tương ưng Bốn Như Ý Túc (Iddhipada samyutta).

Chương 52: Tương ưng Anuruddha (Anuruddha samyutta).

Chương 53: Tương ưng Thiền (Jhana samyutta).

Chương 54: Tương ưng Quán Niệm Hơi Thở (Ànàpàna samyutta).

Chương 55: Tương ưng Dự Lưu (Sotapatti samyutta).

Chương 56: Tương ưng Bốn Sự Thật (Sacca samyutta).


4/- Anguttara Nikàya23 (Tăng Chi Bộ), gồm 11 chương (nhóm, nipàta), 171 phẩm (vagga), 2.308 kinh (sutta). Nipàta thứ nhất nói về nhận thức thật đơn giản của con người đối với một sắc, một thanh, một hương, một vị, một xúc, một pháp. Nipàta thứ hai nói về nhận thức của con người đối với hai sắc, hai thanh, hai hương, hai vị, hai xúc, hai pháp. Lần đến nipàta thứ 11 nói về 11 đức tính của một em bé chăn trâu giỏi, tương ứng với 11 đức tính mà một vị khất sĩ giỏi cần có.

1- Chương Một Pháp (Ekakanipàta)

01 Phẩm Sắc (Cittapariyàdànavaggo)

02 Phẩm Đoạn Triền Cái (Navaranappahànavaggo)

03 Phẩm Khó Sử Dụng (Akammanayavaggo)

04 Phẩm Không Điều Phục (Adantàvaggo)

05 Phẩm Đặt Hướng và Trong Sáng (Panihita-acchavaggo)

06 Phẩm Búng Ngón Tay (Pabhassaravaggo)

07 Phẩm Tinh Tấn (Viriyàrambhavaggo)

08 Phẩm Làm Bạn Với Thiện (Kalyànamittavaggo)

09 Phẩm Phóng Dật (Pamàdavaggo)

10 Phẩm Phi Pháp (Ajjhattikavaggo)

11 Phẩm Thứ Mười Một (Adhammavaggo)

12 Phẩm Vô Phạm (Anàpattivaggo)

13 Phẩm Một Người (Ekapuggalavaggo)

14 Phẩm Người Tối Thắng (Yodhajivavaggo)

15 Phẩm Không Thể Có Được (Annhànapàli)

16 Phẩm Một Pháp (Ekadhammapali)

17 Phẩm Chủng Tử

18 Phẩm Makkhali

19 Phẩm Không Phóng Dật

20 Phẩm Thiền Định (1)

21 Phẩm Thiền Định (2)



2- Chương Hai Pháp (Dukanipàta)

01 Phẩm Hình Phạt (Vassapanàyikàvaggo)

02 Phẩm Tranh Luận (Adhikaranavaggo)

03 Phẩm Người Ngu (Bàlavaggo)

04 Phẩm Tâm Thăng Bằng (Samacittavaggo)

05 Phẩm Hội Chúng (Parisavaggo)

06 Phẩm Người (Puggalavaggo)

07 Phẩm Lạc (Sukhavaggo)

08 Phẩm Tướng (Sanimittavaggo)

09 Phẩm Các Pháp (Dhammavaggo)

10 Phẩm Kẻ Ngu (Bàlavaggo)

11 Phẩm Các Hy Vọng (Asàvaggo)

12 Phẩm Hy Cầu (Ayàcanavaggo)

13 Phẩm Bố Thí (Dànavaggo)

14 Phẩm Đón Chào (Santhàravaggo)

15 Phẩm Nhập Định (Samàpattivaggo)

16 Phẩm Phẫn Nộ (Kodhavaggo)

17 Phẩm Thứ Mười Bảy (Sattarasamovaggo)



3- Chương Ba Pháp (Tikanipàta)

01 Phẩm Người Ngu (Bàlavaggo)

02 Phẩm Người Đóng Xe (Rathakàravaggo)

03 Phẩm Người (Puggalavaggo)

04 Phẩm Sứ Giả Của Trời (Devadatavaggo)

05 Phẩm Nhỏ (Cullavaggo)

06 Phẩm Các Bà La Môn (Bràhmanavaggo)

07 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

08 Phẩm Ànanda (Anandavaggo)

09 Phẩm Sa Môn (Sàmanavaggo)

10 Phẩm Hạt Muối (Lonaphalavaggo)

11 Phẩm Chánh Giác (Sambodhivaggo)

12 Phẩm Đọa Xứ (Apàyikavaggo)

13 Phẩm Kusinâra (Kusinàravaggo)

14 Phẩm Kẻ Chiến Sĩ (Yodhàjavavaggo)

15 Phẩm Cát Tường (Mangalavaggo)

16 Phẩm Lõa Thể (Accelavaggo)

4- Chương Bốn Pháp (Catukkanipàta)

01 Phẩm Bhandagàma (Bhandagàmavaggo)

02 Phẩm Hành (Caravaggo)

03 Phẩm Uruvelà (Uruvelavaggo)

04 Phẩm Bánh Xe (Cakkavaggo)

05 Phẩm Rohitassa (Rohitassavaggo)

06 Phẩm Nguồn Sanh Phước (Punnàbhisandavaggo)

07 Phẩm Nghiệp Công Đức (Pattakammavaggo)

08 Phẩm Không Hý Luận (Apannakavaggo)

09 Phẩm Không Có Rung Động (Macalavaggo)

10 Phẩm Asura (Asuravaggo)

11 Phẩm Mây Mưa (Valàhakavaggo)

12 Phẩm Kesi (Kesivaggo)

13 Phẩm Sợ Hãi (Bhayavaggo)

14 Phẩm Loài Người (Puggalavaggo)

15 Phẩm Ánh Sáng (Abhavaggo)

16 Phẩm Các Căn (Indriyavaggo)

17 Phẩm Đạo Hành (Panipadàvaggo)

18 Phẩm Tư Tâm Sở (Sancetanàvaggo)

19 Phẩm Chiến Sĩ (Bràhmanavaggo)

20 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

21 Phẩm Bậc Chân Nhân (Sappurisavaggo)

22 Phẩm Ô Uế (Parisasobhanavaggo)

23 Phẩm Diệu Hạnh (Sucaritavaggo)

24 Phẩm Nghiệp (Kammavaggo)

25 Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội (Apattibhayavaggo)

26 Phẩm Thắng Trí (Abhinnàvaggo)

27 Phẩm Tham (Ràgàpeyyàlam)



5- Chương Năm Pháp (Pancakanipàta)

01 Phẩm Sức Mạnh Hữu Học (Sekhabalavaggo)

02 Phẩm Sức Mạnh (Balavaggo)

03 Phẩm Năm Phần (Pancangikavaggo)

04 Phẩm Sumana (Sumanavaggo)

05 Phẩm Vua Munda (Mundaràjavaggo)

06 Phẩm Triền Cái (Navaranavaggo)

07 Phẩm Tưởng (Sannavaggo)

08 Phẩm Chiến Sĩ (Yodhàjavavaggo)

09 Phẩm Trưởng Lão (Theravaggo)

10 Phẩm Kakudha (Kakudhavaggo)

11 Phẩm An Ổn Trú (Phàsuvihàravaggo)

12 Phẩm Andhakavinda (Andhakavindavaggo)

13 Phẩm Bệnh (Gilànavaggo)

14 Phẩm Vua (Ràjavaggo)

15 Phẩm Tikandaka (Tikandakavaggo)

16 Phẩm Diệu Pháp (Saddhammavaggo)

17 Phẩm Hiềm Hận (Aghàtavaggo)

18 Phẩm Nam Cư Sĩ (Upàsakavaggo)

19 Phẩm Rừng (Arannavaggo)

20 Phẩm Bà La Môn (Bràhmanavaggo)

21 Phẩm Kimbila (Kimbilavaggo)

22 Phẩm Mắng Nhiếc (Akkosakavaggo)

23 Phẩm Du Hành Dài (Dìghacàrikavaggo)

24 Phẩm Trú Tại Chỗ (Avàsikavaggo)

25 Phẩm Ác Hành (Duccaritavaggo)

26 Phẩm Cụ Túc Giới (Upasampadàvaggo)

6- Chương Sáu Pháp (Chakkanipàta)

01 Phẩm Đáng Được Cung Kính (Ahuneyyavaggo)

02 Phẩm Cần Phải Nhớ (Sàrànayavaggo)

03 Phẩm Trên Tất Cả (Anuttariyavaggo)

04 Phẩm Chư Thiên (Devatàvaggo)

05 Phẩm Dhammika (Dhammikavaggo)

06 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

07 Phẩm Chư Thiên (Anàgàmivaggo)

08 Phẩm A La Hán (Arahattavaggo)

09 Phẩm Mát Lạnh (Sativaggo)

10 Phẩm Lợi Ích (Anisansavaggo)

11 Phẩm Ba Pháp (Tikavaggo)

12 Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm (Sàmannavaggo)

7- Chương Bảy Pháp (Sattakanipàta)

01 Phẩm Tài Sản (Dhanavaggo)

02 Phẩm Tùy Miên (Anusayavaggo)

03 Phẩm Vajji (Vajjisattakavaggo)

04 Phẩm Chư Thiên (Devatàvaggo)

05 Phẩm Đại Tế Đàn (Mahàyannàvaggo)

06 Phẩm Không Tuyên Bố (Abyàkatavaggo)

07 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

08 Phẩm Về Luật (Vinayavaggo)

09 Phẩm Các Kinh Không Nhiếp (Sàmannavaggo)



8- Chương Tám Pháp (Atthakanipàta)

01 Phẩm Từ (Mettàvaggo)

02 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

03 Phẩm Gia Chủ (Gahapativaggo)

04 Phẩm Bố Thí (Dànavaggo)

05 Phẩm Ngày Trai Giới (Uposathavaggo)

06 Phẩm Gotamì (Gotamivaggo)

07 Phẩm Đất Rung Động (Càpàlavaggo)

08 Phẩm Song Đôi (Yamakavaggo)

09 Phẩm Niệm (Sativaggo)

10 Phẩm Tham Ái (Ràgàpeyyàlaü)

9- Chương Chín Pháp (Navakanipàta)

01 Phẩm Chánh Giác (Sambodhivaggo)

02 Phẩm Tiếng Rống Sư Tử (Sihanàdavaggo)

03 Phẩm Chỗ Cư Trú Các Hữu Tình (Sattàvàsavaggo)

04 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

05 Phẩm Pancala (Pancalavaggo)

06 Phẩm An Ổn (Khemavaggo)

07 Phẩm Niệm Xứ (Satipannhànavaggo)

08 Phẩm Chánh Cần (Sammappadhànavaggo)

09 Phẩm Bốn Như Ý Túc (Iddhipàdavaggo)

10 Phẩm Tham (Ràgàpeyyàlaü)

10- Chương Mười Pháp (Dasakanipàta)

01 Phẩm Lợi Ích (Anisaüsavaggo)

02 Phẩm Hộ Trì (Nàthavaggo)

03 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

04 Phẩm Upàli và Ànanda (Upàlivaggo)

05 Phẩm Mắng Nhiếc (Akkosavaggo)

06 Phẩm Tâm Của Mình (Sacittavaggo)

07 Phẩm Song Đôi (Yamakavaggo)

08 Phẩm Ước Nguyện (Akankhavaggo)

09 Phẩm Trưởng Lão (Theravaggo)

10 Phẩm Upàli (Upàlivaggo)

11 Phẩm Sa Môn Tưởng (Sàmanasannavaggo)

12 Phẩm Đi Xuống (Paccorohanivaggo)

13 Phẩm Thanh Tịnh (Parisuddhavaggo)

14 Phẩm Thiên Lương (Sàdhuvaggo)

15 Phẩm Thánh Đạo (Ariyavaggo)

16 Phẩm Người (Puggalavaggo)

17 Phẩm Janussoni (Janussonivaggo)

18 Phẩm Thiện Lương (Sàdhuvaggo)

19 Phẩm Thánh Đạo (Ariyamaggavaggo)

20 Phẩm Các Hạng Người (Aparapuggalavaggo)

21 Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh (Karajakàyavaggo)

22 Phẩm Không Có Đầu Đề (Sàmannavaggo)

11- Chương Mười Một Pháp (Ekadasakanipàta)

01 Phẩm Y Chỉ (Nissayavaggo)

02 Phẩm Tùy Niệm (Anussativaggo)

03 Phẩm Tổng Kết (Sàmannavaggo)


5/- Khuddaka Nikàya24 (Tiểu Bộ), ghi chép những bài kệ vắn tắt, gồm 15 tập, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 tập như sau :

1/ Khuddaka Pàtha, Tiểu Tụng, gồm 9 kinh Ngắn :

  1. Saranattàya: Kinh Quy Y Tam Bảo

2- Dasasikkhàpada: Kinh 10 Giới của sa di; cư sĩ giữ 5 giới đầu.

3- Dvattimsàkàra: Kinh 32 Thành Phần của cơ thể con người.

4- Kumàrapanhà: Kinh Nam Tử Hỏi Đạo, gồm 10 câu hỏi dành cho người mới vào đạo.

5- Mangala sutta: Kinh Điềm Lành, gồm 12 bài kệ dạy người mới vào đạo nên làm gì để được phước báo cao thượng nhất.

6- Ratana sutta: Kinh Bảo Châu. Đức Phật nói lên sự thật cao quý của Tam Bảo, của những người quy y Tam Bảo và giữ gìn 5 giới, để cầu nguyện cho dân chúng Vesàlì được hết bệnh dịch tả.

7- Tirokudda sutta: Kinh Ngoài Bức Tường, nói về lợi ích của việc cúng kiến thân nhân qua đời.

8- Nidhikanda sutta: Kinh Bảo Tàng, nói về công đức do tạo phước nghiệp mới là kho báu thật sự.

9- Metta sutta (Karaniya sutta, Maitri sutra): Kinh Từ Bi nói về tình thương cao cả. “... Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài...”



2/ Dhammapada, Pháp Cú, gồm 423 bài kệ (gatha) của đức Phật, chia ra theo đề tài thành 26 tập (vagga).

3/ Udàna, Cảm Hứng Ngữ hay Phật Tự Thuyết, gồm 80 Udàna chia ra thành 8 tập (vagga), là những lời tuyên bố long trọng của đức Phật trong những trường hợp đặc biệt. Phần lớn bằng văn vần, có kèm theo phần văn xuôi kể lại Phật nói trong trường hợp nào.

4/ Itivuttaka, Bổn Sự hay Phật Thuyết Như Vầy, gồm 112 bài kinh ngắn chia thành 4 nipàta (nhóm), mỗi kinh bắt đầu bằng "iti vuccati" có nghĩa là Thế Tôn đã nói như vầy. Cung nữ Khujjuttarà vâng lệnh hoàng hậu Samavati ở Kosambi xứ Vatsa đi nghe Phật thuyết pháp rồi về kể lại cho bà nghe.

5/ Sutta-Nipàta, Những Bài Kinh Sưu Tập, quan trọng về phần huyền thoại và cấu trúc phức tạp. Các kinh đều bằng văn vần, có phần mở đầu bằng văn xuôi. Gồm 5 phẩm (vagga) :

1- Uraga vagga (Phẩm Rắn): có 12 kinh. Kinh 3 là Khaggavisana (Kinh Độc Giác Ngưu), thường lập lại câu “Hãy để cho vị khất sĩ đi lang thang một mình như con độc giác ngưu”; Kinh 8 là Mettà (Từ Bi) giống như kinh 9 trong Tiểu Tụng; Kinh 10 là Àlavaka (Quỷ Khoáng Dã).

2- Culla vagga (Tiểu Phẩm): có 14 kinh. Kinh 1 là Ratana (Bảo châu); kinh 2 là Amagandha (Hôi thối).

3- Mahà vagga (Đại Phẩm): có 12 kinh. Các kinh quan trọng: Kinh 1 (Pabbajjà) nói về cuộc gặp gỡ giữa Phật và vua Bimbisàra trước khi Phật thành đạo; Kinh 2 (Padhana) nói về sự tinh tấn của đức Phật và sự mê hoặc của Ma vương; Kinh 8 (Mũi Tên) nói về sự sống chết của con người; Kinh 11 (Nàlaka) có lời mở đầu (vatthu-gatha) nói về đạo sĩ Asita xem tướng cho thái tử sơ sanh Siddhattha; Kinh 12 (Tùy quán) Phật dạy cách diệt khổ.

4- Atthaka vagga (Artha varga, Phẩm Tám) có 16 kinh: Kinh 1 nói về Dục, kinh 14 (Tuvataka) nói về Con đường tu mau chóng.

5- Pàràyana vagga (Phẩm Trên Con Đường Đến Bờ Bên Kia): có 17 kinh, gồm 16 thanh niên hỏi đạo với lời giải đáp của đức Phật bằng văn vần, và kệ mở đầu (vatthu gatha) nói về chuyện nhà hiền triết tên Bavari đến viếng Phật rồi bảo các đệ tử của ông ta hảy đến tham vấn Phật về con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.



6/ Vimàna Vatthu, Chuyện Những Cảnh Trời, gồm 85 kinh chia thành 7 phẩm (vagga), Bốn phẩm đầu dành cho người nữ và 3 phẩm kế dành cho người nam. Những người được sanh về các cõi trời kể lại do thiện nghiệp nào được sanh về cõi trời đó. Kinh 16 (Sirimà Vimàna, Lâu đài của Sirimà), kinh 44 (Vihàra Vimàna, Lâu đài Tinh xá), kinh 81 (Kanthaka Vimàna).

7/ Peta Vatthu, Chuyện Cảnh Giới Ngạ Quỷ, gồm 51 kinh chia thành 4 phẩm (vagga). Những người bị đọa làm ngạ quỷ kể lại do đã gây ác nghiệp nào, bị sanh vào cõi đau khổ ra sao. Kinh 5 (Ngạ Quỷ Ngoài Bức Tường, Tirokuddapeta), kinh 21 (Ankura), kinh 22 (Uttaramatu), kinh 36 (Vua Ambasakkhara ở Vesali), kinh 50 (Setthiputta).

8/ Theragàthà, Trưởng Lão Kệ, gồm 264 bài kệ của các vị Thượng Tọa.

9/ Therìgàthà, Trưởng Lão Ni Kệ, gồm 100 bài kệ của các Ni Sư.

10/ Jàtaka, Bổn Sanh, còn gọi là Túc Sanh Truyện, gồm 547 câu chuyện tiền thân của đức Phật. Về sau có thêm phần Nidàna kàthà nói về cuộc đời đức Phật từ lúc đản sanh đến khi thành lập tinh xá Jetavana.

11/ Niddesa, Nghĩa Thích, gồm những bài bình giảng, chia thành 3 phần Mahà Niddesa (bình giảng về Atthaka vagga), Culla Niddesa (bình giảng về Pàràyana vagga) và Khaggavisàna sutta. Về sau Niddesa lại được Sàriputta bình giảng trong kinh Saddhammapajjotikà.

12/ Patisambhidà-magga, Kiến Thức Phân Giải. Phân giải về các quan niệm, kiến thức, sai lầm, cách thở trong lúc thiền, v.v... Phần lớn theo hình thức vấn đáp như trong tạng Luận (Abhidhamma).

13/ Apadàna (sanscrit : Avadana), Kinh Thí Dụ, kể lại chuyện đời trước của các vị A-la-hán, đệ tử, vân vân, bằng văn vần.

14/ Buddhavamsa, Tiểu Sử Đức Phật, đức Phật trả lời một câu hỏi của Sàriputta về lời phát nguyện thành Phật đầu tiên, và lời tiên tri của 24 vị Phật trước về ngài, và cuối cùng chuyện gì đã xảy ra cho ngài.

15/ Cariyà Pitaka, Phẩm Hạnh Của Thánh Nhân, gồm 35 câu chuyện bằng văn vần trích từ tập Jàtaka, và được sắp xếp theo thứ tự 10 ba-la-mật (bố thí, trì giới, ...) mà đức Phật đã đạt được. Nhưng chỉ có 7 ba-la-mật được kể ra, thiếu 3.
Tạng Kinh của Bắc tông được phân loại như sau :
A- Phân chia theo thời gian thuyết pháp của đức Phật, bằng bài kệ “Ngũ Thời Thuyết Pháp” của Thiên Thai tông như sau :

“Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt. (21 ngày)

“A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát. (12 năm + 8 năm)

“Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm. (22 năm)

“Pháp Hoa, Niết Bàn, cộng bát niên. (8 năm)25

Nghĩa là có 5 giai đoạn thuyết pháp của Phật như sau :

1. Hoa Nghiêm (Avatamsaka): sau khi thành đạo, đức Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm liên tiếp trong 21 ngày, ngay tại Bồ Đề Đạo Tràng, nói về hoa tạng thế giới: Tâm toàn chơn thì bồ đề niết bàn hiện tiền; tâm khởi vọng thì vạn pháp sanh. Tất cả sự vật hữu hình và vô hình đều tùy theo nhân duyên trong mỗi thời mà phát sanh nơi Vọng Tâm. Bảy yếu tố căn bản của vũ trụ (7 đại) là đất, nước, gió, lửa, hư không, thức và trí đều hòa hợp dung thông nhau trong một tổng thể gọi là Chơn Tâm. Do đó nên nói tất cả là một, một là tất cả, vạn pháp quy nhất.

2. A Hàm (Agama): thấy kinh Hoa Nghiêm quá thâm sâu khó hiểu đối với chúng sanh, Phật liền thuyết kinh A Hàm trong 12 năm, bắt đầu bằng kinh “Chuyển Pháp Luân” tại Lộc Uyển, nói về Tứ Diệu Đế và Vô ngã tướng; sau đó nói về 12 Nhân Duyên. Bộ A Hàm gồm 2086 kinh chia ra 4 tiểu bộ: Dirghàgama (Trường A Hàm), Madhyamàgama (Trung A Hàm), Samyuktàgama (Tạp A Hàm) và Ekottarikàgama (Tăng-nhất A Hàm).

- Kinh Trường A Hàm gồm 4 phần, 22 tập, 30 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Phần thứ nhất nói về đức Phật, phần thứ hai nói về giáo lý và các pháp môn tu, phần thứ ba nói về những lời vấn nạn của ngoại đạo, phần thứ tư nói về sinh, thành, hoại, diệt của thế giới. Trong đó có: kinh Sơ Đại Bản Duyên, kinh Đại Bát Niết Bàn (kinh Du Hành), kinh Nhân Bản Dục Sanh, kinh Thiện Sanh, kinh Chúng Tập (Sangiti sutra), kinh Tín Phật Công Đức, kinh Phạm Võng (Phạm Động), kinh Sa Môn Quả, kinh Thế Ký. Bộ Trường A Hàm của Trung Hoa có 30 bài kinh, trong đó có 26 bài được học giả Nhật Anesaki xác nhận giống các kinh trong Trường Bộ (Dìgha nikàya).

- Kinh Trung A Hàm gồm 5 phần, 18 phẩm, 60 tập, 222 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Đại ý nói về Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, thí dụ, ngôn hạnh của Phật và các đệ tử. Trong đó có: kinh Thiện Pháp, kinh Thủy Dụ, kinh Lậu Tận, kinh Phân Biệt Thánh Đế, kinh Hải Bát Đức (Chiêm Ba), kinh Luân Vương Thất Bảo, kinh Tứ Châu, kinh Tần Bà Ta La Vương Nghinh Phật, kinh Thiên Sứ, kinh A Na Luật Bát Niệm, kinh Ly Thùy Miên, kinh Thị Pháp Phi Pháp, kinh Đại Nhân, kinh Khổ Ấm, kinh Đạt Phạm Hạnh, kinh Cù Đàm Di Ký Quả, kinh Hành Dục, kinh Hàng Ma, kinh Tu Đạt Đa, kinh Anh Vũ (Nghiệp Báo Sai Biệt), Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Trì Trai, kinh Ái Sinh, kinh Tà Kiến, kinh Tiễn Dụ. Bộ Trung A Hàm Trung Hoa có 98 kinh giống với các kinh trong Trung Bộ (Majjhima nikàya).

- Kinh Tăng Nhất A Hàm gồm 51 tập, 52 phẩm, 472 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2. Gồm các kinh về pháp số từ 1 pháp đến 11 pháp, nên gọi là Tăng Nhất. Trong đó có: kinh A La Hán Cụ Đức, kinh Tứ Nhân Xuất Hiện Thế Gian, kinh Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Độn Thân, kinh Cấp Cô Trưởng Giả Nữ Đắc Độ Nhân Duyên, kinh Thí Thực Hoạch Ngũ Phước Báo, kinh Ương Quật Ma, kinh Lực Sĩ Di Sơn, kinh Vị Tằng Hữu Pháp, kinh Xá Lợi Phất Ma Ha Mục Liên Du Tứ Cù, kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự, kinh Phóng Ngưu, kinh Ngọc Da Nữ, kinh Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn, kinh Phật Mẫu Bát Nê Hoàn, kinh Xá-Vệ Quốc Vương Thập Mộng. Bộ Tăng Nhất A Hàm Trung Hoa có 153 kinh giống với các kinh trong Tăng Chi Bộ (Anguttara nikàya).

- Kinh Tạp A Hàm gồm 50 tập, 1362 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2. Gồm những kinh ngắn lẫn lộn với nhau. Trong đó có: kinh số 3 Tam Pháp Ấn, kinh số 10 Ngũ Ấm, kinh số 15 Chuyển Pháp Luân, kinh số 28 Bát Chánh Đạo, kinh số 38 Ương Quật Ma, kinh số 41 Nguyệt Dụ, kinh số 45 Giải Hạ, kinh số 46 Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Độn Thân, kinh số 47 Phóng Ngưu.

3. Phương Đẳng (Vaipulya): Phật thuyết kinh Phương Đẳng (còn gọi là Phương Quảng), như các kinh Đại Bảo Tích, Lăng Nghiêm, Kim Cang... trong 8 năm, nói về tánh bình đẳng của các pháp.

4. Bát Nhã (Prajna): Phật thuyết kinh Bát Nhã trong 22 năm, nói về tánh không của các pháp.

5. Pháp Hoa (Saddharma pundarika), Niết Bàn (Parinirvana): Sau cùng Phật thuyết kinh Pháp Hoa và Niết Bàn trong 8 năm, nói về Phật tánh của tất cả chúng sanh, cảnh giới Niết bàn, đính chánh ý nghĩa những đoạn kinh thường bị hiểu sai, và nói về lúc Phật sắp nhập Niết bàn.
B- Phân loại theo thể văn trong kinh, bằng bài kệ “Thập Nhị Bộ Kinh” (Dvadasanga buddha vacana) sau đây :

“Trường Hàng, Trùng Tụng, kiêm Cô Khởi,

“Nhân Duyên, Thí Dụ, cập Tự Thuyết,

“Bổn Sự, Bổn Sanh, Vị Tằng Hữu,

“Phương Quảng, Luận Nghị, cập Ký Việc.

Nghĩa là theo văn thể thì có 12 bộ (loại) kinh như sau :

1. Trường Hàng (Sutra): thuộc loại văn xuôi, gồm các Khế kinh.

2. Trùng Tụng (Geyà):thuộc loại văn vần, kệ tụng tóm lược phần văn xuôi cho dễ nhớ.

3. Cô Khởi Kệ (Gàthà): thuộc loại văn vần, kệ ghi trực tiếp lời Phật dạy, không phải để tóm lược phần văn xuôi ở trước.

4. Nhân Duyên (Nidàna): nêu lên duyên khởi các kinh hay các điều luật của Phật.

5. Thí Dụ (Avadàna): Phật kể lại chuyện đời trước của các đệ tử, thánh nhân ... để làm thí dụ.

6. Tự Thuyết (Udàna): tự ý Phật nói kinh trong những trường hợp đặc biệt, không vì có người thưa hỏi.

7. Bổn Sự (Itivuttaka): Phật kể lại những hạnh nguyện, việc làm của Phật trong các đời trước.

8. Bổn Sanh (Jàtaka): Còn gọi là Túc Sanh Truyện. Phật tự thuật các đời trước của mình để làm gương.

9. Vị Tằng Hữu (Abbhuta dharma): kinh ghi lại những việc thần bí, hy hữu, không thể nghĩ bàn về đức Phật.

10. Phương Quảng (Vaipulya): kinh giảng nói giáo nghĩa rộng lớn sâu xa.

11. Luận Nghị (Upadesa): thảo luận, lý luận, vấn đáp để làm sáng tỏ ý nghĩa một vấn đề.

12. Ký Việc hay Thọ Ký (Vyakarana): nói trước những việc sẽ xảy ra về sau để làm tăng đức tin nơi các đệ tử.

Tạng Kinh đầy đủ nhất của Bắc tông hiện nay là bộ “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” của Trung Hoa.

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka)

Tạng Luận hay Vi Diệu Pháp, còn gọi là Thắng Pháp, là tinh hoa của Phật Giáo. Tạng Kinh chứa đựng những lời dạy thông thường (vohara desana), còn tạng Luận gồm các giáo lý cùng tột (paramattha desana) của đạo Phật, nhằm biện luận, phân tích, xếp loại các hiện tượng về tâm lý, vũ trụ và siêu hình trong đạo Phật cho người tu học dễ hiểu ý nghĩa thâm sâu của giáo lý.

Đối với một vài học giả, Vi Diệu Pháp không phải do đức Phật giảng mà do các đại sư uyên bác khởi thảo về sau, khoảng đầu thời kỳ tượng pháp (Khoảng 500 năm sau khi Phật nhập niết bàn). Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận rằng chính đức Phật đã dạy phần chánh yếu của tạng này. Những đoạn gọi là Màtikà hay Nòng Cốt Nguyên Thủy của giáo lý cao thượng này như thiện pháp (kusala dhamma), bất thiện pháp (akusala dhamma) và bất định pháp (abyakata dhamma) trong 6 tập của tạng Luận, trừ tập Kathavatthu, đều do đức Phật dạy. Ngài Sàriputta được danh dự lãnh trọng trách giải thích sâu vào chi tiết, và ngài Mahàkassapa trùng tuyên lại trong kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất. Dù tác giả là ai, chắc chắn Tạng Luận cũng là công trình sáng tạo của một bộ óc kỳ tài, chỉ có thể so sánh với một vị Phật. Tập Patthàna Pakarana, vừa phức tạp vừa tế nhị, diễn tả mối tương quan nhân quả với đầy đủ chi tiết. Vi Diệu Pháp phân tích và trình bày đầy đủ chi tiết về sắc, thọ, tưởng, hành, thức để giúp chúng ta hiểu rõ con người, và hướng dẫn chúng ta đến sự thành đạt mục tiêu tối hậu của sự tu tập là giác ngộ và giải thoát.

Hầu hết các học giả Phật Giáo đều xác nhận rằng muốn thông hiểu giáo lý của đức Phật phải có kiến thức về Tạng Luận, vì đó là chìa khóa mở cửa vào tri kiến Phật.


Tạng Luận Pali của Nam tông gồm có 7 bộ :

1. Dhamma sanghani, Pháp Tụ Luận, liệt kê các pháp hợp thành vũ trụ.

2. Vibhanga, Phân Biệt Luận, xác định và phân loại các pháp.

3. Dhatu katha, Chất Ngữ Luận hay Giới Thuyết Luận, liệt kê và nói về tương quan giữa các yếu tố trong vũ trụ.

4. Puggala pannatti, Nhân Chế Định Luận hay Nhân Thi Thiết Luận, phân tích và mô tả về những cá tính con người.

5. Katha vatthu, Biện Giải Luận hay Thuyết Sự Luận, của Moggalliputta Tissa, nêu lên những điểm tranh luận, và bác bỏ các lập luận ngoại đạo.

6. Yàmaka, Song Đối Luận, nói về những “cặp đôi”. Phân tích tâm lý cho thấy tính cách đối đãi trong tư tưởng con người.

7. Patthàna, (Phát Trí Luận), nói về nhân quả tương quan giữa các hiện tượng.



Ngoài ra về sau Nam tông còn có các bộ luận sau đây :

- Visudhimagga, Thanh Tịnh Đạo Luận, của Buddhagosha vào thế kỷ thứ 5, có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư Phật giáo.

- Sumangala Vilasini, Trường Tập Kinh Chú Sớ, giải thích toàn tập Trường Bộ.

- Panca Pakarana Atthokattha, Ngũ Thư Thuật Nghĩa: Năm sách chú giải Tạng Luận.

- Abhidhammattha, Thắng Pháp Tập Yếu, của Anuruddha vào thế kỷ thứ 8, toát yếu và giải thích rõ ràng giáo nghĩa theo Thượng Tọa Bộ. Đã được Hòa Thượng Minh Châu dịch sang tiếng Việt.
Tạng Luận Sanscrit của Bắc tông đầu tiên do trường phái Sarvastivadin (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ) cũng gồm có 7 bộ, về sau đều được dịch và xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 26 :

1. Sangitiparyayapada, Tập Dị Môn Túc26 Luận của Sariputra, 20 tập.

2. Dharmaskandhapada, Pháp Uẩn Túc Luận của Maudgalyayana, 12 tập.

3. Prakaranapada, Phẩm Loại Túc Luận của Vasumitra, 18 tập.

4. Dhatukayapada, Giới Thân Túc Luận của Vasumitra, 3 tập.

5. Vijnanakayapada, Thức Thân Túc Luận của Devasarman, 16 tập.

6. Prajnaptisastra, Thi Thiết Túc Luận của Maudgalyayana.

7. Jnanaprasthana, Phát Trí Luận của Katyayaniputra, 20 tập.

Vào năm -200, dưới triều vua Kaniska, tại xứ Kasmira, Tổ thứ 12 là Asvaghosa soạn ra bộ Mahàvibhasa (Đại Tỳ-bà-sa), còn gọi là Abhidharma mahàvibhasa sastra (A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa Luận) gồm 100.000 bài kệ đúc kết cả 7 bộ luận của phái Sarvastivadin (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ). Tổ thứ 21 là Vasubandhu soạn ra bộ Abhidharma Kosa (Câu Xá Luận) gồm 30 tập.

Hiện nay, trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa có 158 bộ luận, như : Lục Túc Luận, Luận Đại Tỳ-bà-sa, Luận Đại Trí Độ, Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, Luận Thập Địa Kinh, Luận Du-già-sư-địa, Luận Thành Duy Thức, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Trung Quán, Bách Luận, Luận Thập Nhị Môn, ...





tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương