Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X



tải về 1.04 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

8- Sách tham khảo :

1) When did the Buddha live ?; tác giả Heinz Bechert; nhà xuất bản Sri Satguru Publications, Indian Books Centre, 40/5 Shakti Nàgar, Delhi-1 10007 INDIA; năm 1995.

2) Geography of early Buddhism; tác giả Bimala Churn Law; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 1979.

3) Đường Xưa Mây Trắng hay Theo Gót Chân Bụt ; tác giả Thích Nhất Hạnh ; nhà xuất bản Lá Bối ; năm 1993.

4) The life of Buddha as Legend and History; tác giả Edward J. Thomas; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

5) The life of the Buddha according to the Ancient texts and Monuments of India; tác giả A. Foucher, dịch giả Simone Brangier Boas; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

6) Đức Phật Lịch Sử do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam xuất bản năm 1997. Nguyên bản là quyển The Historical Buddha, của H.W. Schumann, do M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ và xuất bản năm 1989. (www.thuvienhoasen.org).

7) Buddha and the Gospel of Buddhism; tác giả Ànanda K. Coomaraswamy; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 2003.

8) Đức Phật và Phật-pháp (The Buddha and His Teachings, xuất bản năm 1988); tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh; nhà xuất bản The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 11F.,55 Hang Chow South Road Sec 1, Taipei, Taiwan, R.O.C.; năm 1999.

9) Phật giáo nhìn toàn diện (The Spectrum of Buddhism); tác giả Piyadassi Mahàthera, dịch giả Phạm Kim Khánh; nhà xuất bản Trung Tâm Narada, P.O. Box 22745, Seattle, WA 98122-0745, USA; năm 1995.

10) Pháp Trích Lục; soạn giả Huỳnh văn Niệm; nhà xuất bản Phật Bảo Tự, 3 rue Broca, 91600 Savigny-sur-Orge, France; năm 2000.

11) Cuộc đời đức Phật hay Sự tích Phật giáng thế; dịch giả Thích Trung Quán; nhà xuất bản Chùa Khánh Anh, 14 av. Henri Barbusse, 92220 Bagneux, France; năm 1980.

12) Lược sử Phật tổ Thích Ca Mâu Ni; tác giả Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới; nhà xuất bản Tinh xá Minh Đăng Quang, 8752 Westminster Avenue, Westminster, CA 92683, USA; năm 1985.

13) Trên đường hoằng pháp của Phật tổ Gotama; tác giả Trùng Quang Nguyễn văn Hiếu; nhà xuất bản Pagode Buddharatanaràma, 3 rue Broca, 91600 Savigny-sur-Orge, France; năm 1997.

14) Đường về xứ Phật; tác giả Thích Minh Châu, Thích Thiện Châu, Thích Huyền Vi, Pasadika (xuất bản tại Saigon năm 1964); nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành Phố H.C.M., Việt-Nam; năm 1999.

15) Xứ phật tình quê; tác giả Thích Hạnh Nguyện và Vô Thức; nhà xuất bản Đại Thừa, Sera Monastery, Ngari Khamtsen - H.N. 42B, P.O. Bylakuppe - 571104, Distt. Mysore - Karnataka, S. INDIA, năm 1996.

16) Sử 33 vị Tổ thiền tông Ấn Hoa; tác giả Thích Thanh Từ; in tại Kim Ấn Quán, 1127 W. Gardena Blvd., Gardena, CA 90247, USA; Thiền Viện Trúc Lâm, Hộp thư số 50, Hồ Tuyền Lâm, Phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam; năm 2002.

17) Buddhist legends I, II và III; dịch giả Eugene Watson Burlingame; nhà xuất bản Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., Post Box 5715, 54 Rani Jhansi Road, New Delhi 110 055, năm 1999. (Nguyên bản là quyển Kinh Pháp Cú Luận Giải (Dhammapad-Attha-katha) bằng tiếng Pali của ngài Buddhaghosa vào thế kỷ thứ V).

18) Phật Học Từ Điển; soạn giả Đoàn Trung Còn; xuất bản tại Sàigòn; năm 1963.

19) Từ Điển Phật Học Huệ Quang; chủ biên Thích Minh Cảnh; Tu viện Huệ Quang, số 213/34 đường Hòa Bình, Phường 19, Quận Tân Bình, TP/H.C.M., Việt Nam; năm 1999.

20) Dictionnaire Encyclopédique du Bouddhisme; tác giả Philippe CORNU; nhà xuất bản Editions du Seuil, 27 rue Jacob, Paris VIe, France; năm 2001.

21) Vocabulaire Pali-Français des termes Bouddhiques; tác giả Nyanatiloka; nhà xuất bản Editions Adyar, 4 square Rapp, 75007 Paris, France; năm 1995.

22) Pali-English dictionary; tác giả T.W. Rhys DavidsWilliam Stede; nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 41 U.A. Bungalow Road, Jawahar Nàgar, Delhi 110 007, năm 2003.

23) English-Pali dictionary; tác giả A.P. Buddhadattà Mahàthera; nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 41 U.A. Bungalow Road, Jawahar Nàgar, Delhi 110 007, năm 1997.

24) Lumbini a Haven of Sacred Refuge; tác giả Basantà Bidari; nhà xuất bản Hill Side Press (P) Ltd., Kha 2-5, Kalimati, Kathmandu, Nepal, năm 2003.

25) Buddha Sasana; tác giả Bình Anson; CD-Rom version 2.07D; phát hành tại Perth, Western Australia, binh_anson@yahoo.com, năm 2002.

26) Nam Tạng Kinh Pali (Việt dịch: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, Tiểu Bộ) do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.

27) Tạng Luật Phật Giáo Nguyên Thủy: Phân Tích Giới Tỳ Khưu I và II, Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, Đại Phẩm I và II, Tiểu Phẩm I và II, Tập Yếu I và II , dịch giả Indacanda, nhà xuất bản Tôn Giáo, số 4 lô 11 đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, năm 2005.


- o – O – o -

Lời cảm tạ


Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý vị sau đây đã tích cực góp phần công đức trong việc thực hiện quyển “Sự Tích Đức Phật Thích Ca” này:
1- Thượng tọa Thích Giác Hoàn đã duyệt sửa phần Kinh Điển, chữ Pali và chữ Sanscrit.

2- Bà Nguyễn Minh Đức, nhủ danh Nguyễn thị Bạch Yến, pháp danh Chơn Hòa, hiện nay là Sư cô Trí Nghiêm, đã tặng chúng tôi bộ Phật Học Từ Điển Huệ Quang, 9366 trang, là một tài liệu nghiên cứu vô cùng quý báu.

3- Bà Nguyễn Chí Hiệp và bà Huỳnh Hoa Xinh đã duyệt sửa phần Chánh tả.

4- Ông Nguyễn Ký đã góp ý kiến xây dựng phần Bố cục.


Chúng tôi cũng xin ghi ơn quý vị Thiện Tri Thức gần xa đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng và khuyến khích cho quyển “Sự Tích Đức Phật Thích Ca” này thêm phần hoàn hảo.
Nam-mô Công Đức Lâm Bồ tát,

Nam-mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát Ma-ha-tát.




Hồi hướng :
Chúng con nguyện đem công đức này hướng về song thân hai họ, ông bà Trần-văn-Miêng và ông bà Nguyễn-văn-Phú, được tâm Bồ-đề rộng lớn, sạch nghiệp chướng sâu dày, sinh về thế giới an lành, cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Minh Thiện & Diệu Xuân





1 Kiết (tiếng Hán Việt) có nghĩa là tay và miệng cùng làm. Kiết tập có nghĩa là họp nhau lại đọc tụng và ghi chép. Kết tập có nghĩa là đã thành thói quen.

2 Xem Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 614-629 (chương 11: Liên Quan Năm Trăm Vị).

3 Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 166; Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 622.

4 Theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 167, thì trong kỳ kiết tập kinh điển đầu tiên không có đề cập đến tạng Luận (Abhidhamma) riêng biệt. Trong Tiểu Phẩm, chương 11 cũng không thấy đề cập đến tạng Luận riêng biệt.

5 Xem Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 630-664 (chương 12: Liên Quan Bảy Trăm Vị).

6 Bạt Kỳ Tử (Vajjiputta) là nhóm tỳ kheo trẻ ở xứ Bạt Kỳ (Vajji).

7 Yết-ma : Các Phật sự có liên quan đến giới luật như thọ giới, sám hối, kiết giới (tụng giới) ...

8 Aluvihara là một ấp nhỏ của Tích Lan, cách thành phố Kandy hiện nay độ 30 km.

9 Xứ Kasmira (Kế Tân) hiện nay là vùng biên giới giữa 3 xứ Ấn Độ, Pakistan và Trung Hoa.

10 Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang thì kỳ kiết tập này do Tổ Vasumitra và Pàrsva chủ tọa, nhưng xét về thời gian thì không đúng. Tổ Vasumitra và Tổ Pàrsva đều là luận sư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Chính Tổ Asvaghosa (Mã Minh) mới là người có văn tài đặc biệt về Sanscrit và đúc kết Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ trong 300 000 bài tụng bằng Sanscrit.

11 Xem Đức Phật Và Phật Pháp của Hòa thượng Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 239-247; The Life of Buddha as Legend and History của Edward J Thomas, trang 257-277; Nam Tạng Kinh Pali do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt năm 2000; Tạng Luật Phật Giáo Nguyên Thủy do Tỳ khưu Indacanda dịch sang tiếng Việt năm 2005.

12 Cửu có nghĩa là lâu dài.

13 Sám hối (Ksamayati): Sám (ksama) là nhẫn nhịn, mong được tha tội; Hối (apatti-pratidesana) là tự nói ra đầy đủ tội trạng của mình để không tái phạm nữa.

14 Kinh này có tên đầy đủ là Phạm Võng Kinh Lô-Xá-Na Phật Thuyết Bồ-Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập, là phẩm số 10 của kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutra) mà đức Phật đã thuyết ngay sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, trước khi ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm. Không nên lầm với kinh Phạm Động hay kinh Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến trong Trường A Hàm 14 hay Dìgha nikàya 1 do Phật thuyết tại lâm viên Ambalatthikà.

15 Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 257-275; Đại Tạng Kinh Nam Tạng do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch năm 2000.

16 Vô tránh : không tranh luận, tránh sự tranh luận, không có điểm nào để tranh luận.

17 Sáu giới : địa, thủy, hỏa, phong, hư không, thức.

18 Sáu xúc xứ : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. (Xúc xứ = căn + trần + thức).

19 Mười tám ý hành là Hỷ, Ưu, Xả đối với sáu giới là địa, thủy, hỏa, phong, không và thức.

20 Bốn thắng xứ là Tuệ, Đế, Tuệ thí và Tịch tịnh.

21 Xem Nam Tạng Kinh Pali, Tương Ưng Bộ của Hòa Thượng Minh Châu; The Life of Buddha as Legend and History, trang 271. Samyutta dịch nghĩa là Tương Ưng, ý nói những bài Pháp cùng một đề tài được đức Phật giảng tương ưng với từng nhóm thính giả khác nhau.

22 Theo Pali Text Siciety.

23 Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 272; Tăng Chi Bộ của HT Minh Châu.

24 Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 272-275.

25 Theo bài kệ này thì đức Phật đã thuyết pháp trong 50 năm. Cũng có thuyết cho rằng Phật xuất gia năm 19 tuổi và thành đạo năm 25 tuổi. Nhưng theo soạn giả, các thuyết đó không đúng. Căn cứ vào bài kệ "Ngũ thời thuyết pháp", ta nên nghĩ rằng giữa 2 thời có thễ có một khoảng thời gian chuyển tiếp, trong đó 2 thời chồng lên nhau. Hội Phật Giáo Thế Giới đã xác nhận Phật thành đạo năm 35 tuổi và nhập diệt năm 80 tuổi; như vậy Phật chỉ thuyết pháp trong 45 năm.

26 Chữ Túc ở đây có nghĩa là chân, dùng làm cơ sở cho thân là Phát Trí Luận.

27 Xem Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 259: Sàriputta.

28 Xem “The Buddha and his teachings” của Narada, trang 114. Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì cha của Sàriputta tên là Tyshya (Tissa, Đề Xá).

29 Xem Buddhist Legends, quyển II, trang 209-211.

30 Bài kệ bằng chữ Hán như sau: “Chư pháp tùng duyên sanh,

“Diệc tùng nhân duyên diệt.

“Ngã, Phật, Đại Sa môn,

“Thường tác như thị thuyết.



31 Xem Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 1 (Subhùti); Trung A Hàm 43: kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh; Tăng Nhất A Hàm 3, 28; Luận Đại Tỳ-bà-sa 179; Luận Đại Trí Độ 53; Kinh Thí Dụ 1; Duy Ma Kinh Văn Sớ 13; Đại Đường Tây Vực Ký 1.

32 Xem Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 4 (Punna Mantàniputta); Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tạp A Hàm 10, 16; Trung A Hàm 2: Kinh Thất Xa; Tăng Nhất A Hàm 2, Phẩm Đệ Tử; Phật Bản Hạnh Tập Kinh 37: Kinh Mãn Nguyện Tử; Kinh Đạo Hành Bát Nhã 1, Phẩm Đạo Hạnh; Luận Phân Biệt Công Đức 4; Luận Đại Trí Độ 3; Huyền Ứng Âm Nghĩa 3, 8.

33 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tạp A Hàm 13; Luật Ma-ha Tăng-kỳ 23.

34 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Trưởng Lão Kệ; Tạp A Hàm 9, 19, 20; Luật Ngũ Phần 21; Luật Thập Tụng 25; Pháp Hoa Kinh Văn Cú 1, hạ; Huệ Lâm Âm Nghĩa 8; Thai Tạng Giới Thất Tập, thượng.

35 Theo Geography of Early Buddhism, trang 22, chữ Avanti.

36 Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 267-270; Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Trung A Hàm 18: kinh Bát Niệm; Trường A Hàm 4: kinh Du Hành; Phật Bản Hạnh Tập Kinh 58; kinh Phật Ngũ Bá Đệ Tử Tự Thuyết Bản Khởi, phẩm A-na-luật; Luận Đại Trí Độ 11.

37 Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 267-270.

38 Xem Trường Bộ 33.

39 Lạc Kiến Chiếu Minh Kim Cang Tam Muội : Trong khi thiền định, tập trung tư tưởng hoàn toàn vào sự nhận thức ánh sáng, cho đến khi nhắm mắt cũng thấy toàn ánh sáng khắp mọi nơi như lúc đang nhìn mặt trời mọc. Quán biết tánh của ánh sáng chu biến khắp pháp giới, thuộc tánh Bổn Giác Chơn Như. Xem Buddhist Legends, quyển I, trang 21-22; Vocabulaire Pali-Français, trang 101, chữ Kasina.

40 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tăng Nhất A Hàm 3, Phẩm Đệ tử; Luật Tứ Phần 4, 5; Luật Ngũ Phần 30; Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32; Luận Đại Trí Độ 2.

41 Sa di (Sàmanera), sa di ni (samaneri) là ngườI tập sự xuất gia nam và nữ.

Sa di phải thọ 10 giới: 1-Không sát sanh; 2-Không trộm cắp; 3-Không dâm dục; 4-Không nói dối; 5-Không uống rượu; 6-Không ngồi ghế cao, nằm giường rộng; 7-Không xức nước hoa, đeo đồ trang sức; 8-Không múa hát xướng ca, không xem, không nghe; 9-Không cầm giữ tiền bạc và vật quý giá; 10-Không ăn phi thời.

42 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tạp A Hàm 1, 8; Phật Bản Hạnh Tập Kinh 55; Kinh Thập Nhị Du; Luật Tứ Phần 11; Duy Ma Cật Kinh Chú 3; Pháp Hoa Huyền Tán 1.

43 Trong phần này những năm sanh tử của các vị Tổ tận cùng bằng số 0 hoặc số 5 là do phỏng định theo phương pháp sử học vì không có tài liệu chính xác. Tuy nhiên nếu có sai biệt là chỉ trong vòng 5-10 năm mà thôi.

44 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tạp A Hàm 41; Tăng Nhất A Hàm 20, 35, 44; Phật Bản Hạnh Tập Kinh 45; Đại Ca Diếp Bản Kinh; Luật Tứ Phần 54; Luật Ngũ Phần 30; Kinh Tỳ Ni Mẫu 1; Hữu Bộ Bí-sô-ni Tỳ-nại-da 1; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 261: Mahà Kassapa.

45 Đầu-đà (dhuta) : khổ hạnh vừa phải, thiểu dục tri túc.

46 Dịch nghĩa : Pháp gốc của các pháp là "không pháp", Pháp "không pháp" cũng là pháp. Nay ta giao phó "không pháp" thì Tất cả các pháp chẳng hề là pháp.

47 Dịch nghĩa : Tất cả các pháp từ xưa đến nay, Vốn chẳng phải pháp cũng chẳng phải phi pháp. Tại sao trong một pháp, Đều có pháp và phi pháp ?

48 Xem Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 260: Ànanda.

49 Thật ra trước chùa không có cây phướn nào cả.

50 Dịch nghĩa : Xưa nay có pháp truyền, Truyền rồi nói không pháp. Người tu cần tự ngộ, Ngộ rồi mới biết không pháp cũng không.

51 Theo Buddhist Legends, quyển II, trang 160-161 thì Tổ Ànanda nhập diệt ở giữa sông Rohinì năm 120 tuổi : Tổ Ànanda ngồi kiết già, bay lên không trung, dùng lửa tam muội tự thiêu thân xác, xá lợi rơi xuống 2 bên bờ sông, mỗi bên một nửa.

52 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 2; Kinh Hiền Ngu 13; Kinh Xá Lợi Phất Vấn; Đạt Ma Đa La Thiền Kinh, thượng; Luật Ngũ Phần 30; Đại Đường Tây Vực Ký 17.

53 Dịch nghĩa : Chẳng phải pháp cũng chẳng phải tâm, Không tâm cũng không pháp. Khi nói tâm pháp ấy, Pháp ấy chẳng phải tâm pháp.

54 Dịch nghĩa : Thông suốt không ta người, Chí thánh không hay dở. Phải trừ tâm khinh mạn, Mới chứng A-la-hán.

55 Thập bát biến là 18 thần biến của chư Phật, chư Bồ tát và A-la-hán. Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang.

56 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tạp A Hàm 23, 25; Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa 1; Luận Đại Trí Độ 10; Câu-xá Bảo Sớ 5; Kinh A-dục Vương 8 đến 10; A-dục Vương Truyện 4 đến 6; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 3, 4; Đại Đường Tây Vực Ký 4.

57 Dịch nghĩa : Tâm vẫn là tâm xưa nay, Bổn tâm vốn không có pháp. Có pháp là do có tâm làm gốc, Không tâm thì các pháp chẳng sanh.

58 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 40; A-dục Vương Truyện 5, 6; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 2; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1; Phật Tổ Thống Kỷ 5.

59 Yết-ma : Các việc làm có liên quan đến giới luật như thọ giới, sám hối, kiết giới, bố tát ...

60 Dịch nghĩa : Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp. Ngộ rồi như chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp.

61 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Kinh Đại Bi 2; Bảo Lâm Truyện 2; Tổ Đường Tập 1; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1.

62 Dịch nghĩa : Nay tôi sanh nước này, Lại nhớ ngày xa xưa; Dòng họ Phả-la-đọa, Tên là Bà Tu Mật.

63 Bhàradvàja (Phả-la-đọa) là người thông minh lanh lợi; ngược với Candala (Chiên-đà-la) là người tối dạ thấp hèn.

64 Dịch nghĩa : Không tâm, không thể đắc, Nói đắc không đúng nghĩa. Nếu rõ tâm chẳng phải tâm, Mới hiểu tâm và tâm pháp.

65 Sư Tử Phấn Tấn tam muội là loại chánh định dũng mãnh như uy thế của con sư tử chồm lên, các căn đều giãn nở, lông trên toàn thân dựng đứng, thế lực mạnh mẽ nhanh nhẹn.

66 Tam muội (Samàdhi, tam-ma-đề) là chánh định. Lửa tam muội là lửa phát sanh do thần lực chánh định.

67 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Câu Xá Luận Quang Ký 20; Đại Đường Tây Vực Ký 3; Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Ký Phát Nhận, thượng.

68 Xứ Gandhara hiện nay thuộc xứ Pakistan.

69 Dịch nghĩa : Tâm đồng giới hạn với hư không, Cũng như pháp hư-không. Khi chứng được hư-không, Thì không có pháp cũng không có phi pháp.

70 Bà-sa Tứ Đại Luận Sư : Bốn vị Luận sư tối thắng của bộ Vibhanga trong Tạng Luận (Abhidhamma pitaka).

71 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Tổ Đường Tập 1; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1.

72 Dịch nghĩa : Nếu cha mẹ chẳng phải thân thích với ta, thì ai là người chí thân ? Nếu chư Phật chẳng phải là đạo của ta, thì cái gì là đạo tối thắng ?

73 Dịch nghĩa : Lời của ngươi cùng với tâm mới thật là thân thích, cha mẹ không thể sánh. Hạnh của ngươi cùng với đạo thật thích hợp, chư Phật chính là tâm. Người cầu Phật có hình tướng bên ngoài, thật chẳng giống ngươi chút nào. Nếu biết được bổn tâm của ngươi, chẳng phải hiệp cũng chẳng phải lìa.

74 Dịch nghĩa : Hư không chẳng có trong ngoài, Tâm pháp cũng như thế. Nếu hiểu rõ hư không như vậy, là đã đạt được lý Chơn như.

75 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 2; Phật Tổ Thống Kỷ 5.

76 Vô Phương Luận : Phép luận nghị chú trọng vào việc phá tất cả chấp, nên vô ngại, không có chỗ kẹt hay chỗ hở nào để đối phương có thể bắt bẻ.

77 Dịch nghĩa : Chơn lý vốn không có tên, tạm gọi là "Chơn lý" để dễ hiển bày. Khi được pháp chơn thật, thật ra pháp đó không chơn cũng không ngụy.

78 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Đại Đường Tây Vực Ký 2, 3; Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập 2.

79 Vì ờ trong thai tới 60 năm nên lúc mới sanh ra đã kể 60 tuổi. Do đó đến 80 tuổi, tức 20 tuổi đời, mới thọ cụ-túc giới.

80 Bát giải thoát (attha vimokkha) gồm có: 1- Giải thoát sắc dục trong tâm; 2- Giải thoát sắc dục bên ngoài; 3- Thân thanh tịnh giải thoát; 4- Không vô biên xứ giải thoát; 5- Thức vô biên xứ giải thoát; 6- Vô sở hữu xứ giải thoát; 7- Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát; 8- Diệt thọ tưởng xứ giải thoát.

81 Hiếp là cái hông. Hiếp Tôn Giả có nghĩa là người không nằm sát hông xuống.

82 Tam minh : Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

83 Dịch nghĩa : Chơn thể đã sẵn chơn, Bởi chơn nói có lý. Nhận được pháp chơn thật, Không đi cũng không dừng.

84 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Bảo Lâm Truyện 3; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1; Phật Tổ Thống Kỷ 5; Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ.

85 Dịch nghĩa : Mê ngộ như ẩn hiện, tối sáng chẳng rời nhau. Nay trao pháp ẩn hiện, không một cũng không hai.

86 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Kinh Tạp Bảo Tạng 7; Mã Minh Bồ tát Truyện; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5.

87 Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang thì quê của Tổ Asvaghosa ở thành Sàketa (Ta Chỉ Đa) gần Sàvatthi (Xá vệ), tức Ayodhya ngày nay.

88 Dịch nghĩa : Ẩn hiện là pháp này, Sáng tối vốn không hai. Nay truyền pháp liễu ngộ, Không lấy cũng chẳng bỏ.

89 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Phật Tổ Thống Kỷ 5; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 1.

90 Dịch nghĩa : Pháp không ẩn không hiện, Nói ra thật tế nhị. Ngộ pháp ẩn hiện này, Chẳng ngu cũng chẳng trí.

91 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Kinh Nhập Lăng Già 9; Đại Thừa Huyền Luận 5; Hoa Nghiêm Kinh Truyện Ký 5; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 5; Pháp Chánh Tông Ký Truyện 3; Phật Tổ Thống Kỷ 5; Pháp Uyển Châu Lâm 18; The Life of Nàgàrjuna from Tibetan and Chinese Sources (M.Walleser).

92 Dịch nghĩa : Thân hiện tướng trăng tròn, Để chỉ thể tánh Phật. Thuyết pháp không thấy thân, Để chỉ không thinh sắc.

93 Dịch nghĩa : Vì rõ pháp ẩn hiện, Mới nói lý giải thoát. Nơi pháp tâm không chứng, Không giận cũng không mừng.

94 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải 5: Truyện Đề Bà Bồ Tát; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Xuất Tam Tạng Ký Tập 12.

95 Kiến thức tuy đã đầy như chén nước, nhưng thêm vào một chút yếu chỉ cũng không bị tràn.

96 Dịch nghĩa : Vào đạo không thông lý, Báo thân hoàn tín thí. Trưởng giả tuổi tám mốt, Cây này không sanh nấm.

97 Dịch nghĩa : Các pháp vốn không, Không ngã, ngã sở, Không người làm hại, Không người bị hại.

98 Xem Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa của Hoà Thượng Thanh Từ.

99 Dịch nghĩa : Một ngọn đèn chiếu sáng ba cõi, Trở lại chiếu vào con. Mười phương đều xán lạn, Như mặt trời trụ hư không.

100 Dịch nghĩa : Nơi pháp thật không chứng, Chẳng giữ cũng chẳng lìa. Pháp chẳng tướng có không, Trong ngoài do đâu khởi.

101 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 3; Phật Tổ Thống Kỷ 5; Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải 5.

102 Dịch nghĩa : Cúi đầu lễ cha lành, Nép mình lạy mẹ hiền. Nay con muốn xuất gia, Xin thương xót nhận cho.

103 Dịch ghĩa : Chư Phật như gương tròn lớn, Trong ngoài không vết che. Hai người đồng được thấy, Tâm mắt đều giống nhau.

104 Dịch nghĩa : Đất tâm vốn không sanh, Nhờ đất theo duyên khởi. Duyên và giống chẳng ngại nhau, Hoa quả cũng như thế.

105 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Nhân Minh Đại Sớ 1.

106 Dịch nghĩa : Có giống, có đất tâm, Gặp thuận duyên tất nẩy mầm. Đối với duyên chẳng ngăn ngại, Thì chính khi sanh liền được vô sanh.

107 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Luận Câu-xá 2; Luận A-tỳ-đạt-ma Thuận Chánh Lý 38; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Phiên Dịch Danh Nghĩa, tập 2; Tiểu Thừa Phật Giáo Khái Luận.

108 Tổ Kumàrata (Kumàralata) phiên âm là Cưu Ma La Đa là vị Tổ thứ 19. Không nên lầm với Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) là vị Tam Tạng Pháp Sư tại Trung Hoa vào năm 344-413, người xứ Tân Cương, cha là người Ấn, mẹ là công chúa xứ Dao-Tần (Tân Cương, Trung Hoa).

109 Taxila (Taksasila) thuộc miền bắc xứ Pakistan hiện nay.

110 Khabandha hiện nay là vùng Sarikol thuộc tỉnh Tân Cương xứ Trung Hoa.

111 Dịch nghĩa : Chơn tánh vốn không sanh, Vì có người cầu nên phải nói. Các pháp đều không đắc, Đâu cần giải hay không giải.

112 Kinh Lượng Bộ là bộ phái xem trọng về kinh, cho kinh là chánh lượng.

113 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Bảo Lâm Truyện 4; Tổ Đường Tập 2; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2.

114 Dịch nghĩa : Lời nói hợp vô sanh, Đồng với Pháp giới tánh. Nếu hiểu được như thế, Thông đạt sự lý xong.

115 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Đại Đường Tây Vực Ký 4; Lịch Đại Tam Bảo Kỷ 9; Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện 2; Khai Nguyên Thích Giáo Lục 7; Thích Ca Phương Chí, thượng. Theo quyển “Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa” của Thiền sư Thích Thanh Từ thì Tổ Vasubandhu họ Tỳ Xá Khư (Visàkhà) ở nước La Duyệt (Ràjagaha, Vương Xá), cha là Quang Cái, mẹ là Nghiêm Nhất.

116 Xứ Gandhara hiện nay thuộc miền bắc xứ Pakistan.

117 Tông Du-già (Yoga) còn gọi là Tông Pháp Tướng hay Duy Thức, tu theo Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi) do Bồ tát Di Lặc giảng và được Bồ tát Vô Trước và Thế Thân ghi lại, là một bộ phái Đại thừa.

118 Dịch nghĩa : Bọt huyễn đều không ngăn ngại, Tại sao chẳng liễu ngộ ? Đắc pháp ngay trong ấy, Chẳng xưa cũng chẳng nay.

119 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Bảo Lâm Truyện 4; Tổ Đường Tập 2; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2.

120 Có lẽ vua Đắc Độ thuộc dòng dõi bộ tộc Sàkya lưu lạc đến đây sau khi vua Vidùdabha tàn sát và thiêu hủy Capilavatthu 1.

121 Xứ Đại Nguyệt Chi thuộc miền bắc xứ Afganistan ngày nay.

122 Dịch nghĩa : Tâm theo muôn cảnh chuyển, Chỗ chuyển thật kín sâu. Theo dòng nhận được tánh, Không mừng cũng không lo.

123 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Ma-ha Chỉ Quán 1, thượng; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Phật Tổ Thống Kỷ 5.

124 Dịch nghĩa : Khi rõ biết tâm tánh thì Lời nói không thể nghĩ bàn. Rõ ràng không chứng đắc, Có đắc thì không thể nói là biết.

125 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện 6; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Bảo Lâm Truyện 5.

126 Kế Tân là tên cũ của nước Kasmira (Ca Thấp Di La, Cachemire). Ngày nay thuộc vùng biên giớI giữa Ấn Độ, Pakistan và Trung Hoa.

127 Dịch nghĩa : Chính khi nói tri kiến thì Tri kiến cũng là tâm. Tâm này là tri kiến, Tri kiến là hiện tại.

128 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Bảo Lâm Truyện 6; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2.

129 Dịch nghĩa : Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy. Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý.

130 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tổ Đường tập 2; Bảo Lâm Truyện 6; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Phật Tổ Lịch Đại Thông Tái.

131 Có lẽ đây chỉ là người thuộc phái Trường Trảo Phạm Chí, tức là các du sĩ để móng tay dài không cắt. Vì cậu của ngài Xá Lợi Phất cũng là Trường Trảo Phạm Chí (Dìghanakha) vào thời đức Phật còn tại thế.

132 Chữ sutra còn có thể viết là sutara. Ghép 2 chữ Prajna và sutara lại thành chữ Prajnatara.

133 Dịch nghĩa : Chơn tánh là kho tàng Tâm địa, Không có đầu cũng không có đuôi. Tùy duyên sanh muôn vật, Phương tiện gọi là Trí.

134 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Xuất Tam Tạng Ký tập 9; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 2; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1.

135 Dịch nghĩa : Đất tâm sanh các giống, Nhơn sự lại sanh lý. Quả đầy bồ-đề tròn, Hoa nở thế giới sanh.

136 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tục Cao Tăng Truyện 16; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 3, 30; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 5; Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phả; Tông Cảnh Lục 97; Truyền Pháp Chánh Tông Luận, hạ; Tổ Đình Sự Uyển 2, 5, 8; Cựu Đường Thư Liệt Truyện 141; Thần Tú Truyện.

137 Không hề có thánh.

138 Không thể nhờ người khác chỉ dạy hay truyền trao mà mình được. Phải do chính mình học hỏi, thiền quán, tinh tấn tu tập mới có kết quả.

139 Báo oán hạnh : Khi gặp nghịch cảnh khổ nạn, hãy tự nghĩ đây là quả báo do ác nghiệp mình đời trước.

140 Có câu "Y kinh thuyết pháp tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết".

141 Nước Phật A Súc (Aksobhya Tathàgatasya vyuha) ở thế giới Diệu Hỷ, về phương đông. Đức Phật A Súc (Aksobhya) thường khuyến khích và khen ngợi những ai tu hạnh Lục-độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ). Chúng sanh nào tu hạnh Lục-độ và cầu sanh về cõi Tịnh Độ phương đông sẽ được Phật A Súc tiếp rước.

142 Truyền y bát : Chỉ từ Tổ Bodhidharma soạn giả mới thấy nói đến việc truyền y bát. Ngoài ra còn có tài liệu nói rằng Tổ Mahà Kassapa giữ y bát của đức Phật, vào núi Kê Túc (Kukkutapada, Griddhakùta) ngồi nhập định, chờ đến khi Phật Di Lặc (Maitreya) ra đời sẽ trao lại.

143 Dịch nghĩa : Ta sang đến xứ này, Truyền pháp cứu mê tình. Một hoa nở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành.

144 Dịch nghĩa : Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng. Năm miệng đòng cùng đi, Chín mười không ta người. Câu thứ tư nói trước đến ngày mồng 9 tháng 10 Tổ sẽ nhập diệt.

145 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Bảo Lâm Truyện 8; Tổ Đường tập 2; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 6; Tục Truyền Đăng Lục 1; Tông Môn Thống Yếu Tục tập 2; Phật Tổ Thống Kỷ 30; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1.

146 Dịch nghĩa : Xưa nay nhơn có đất, Nhờ đất giống hoa sanh. Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh.

147 Dịch nghĩa : Trong tâm tuy kiết bên ngoài hung, Xuyên dưới phòng tăng tên chẳng đúng. Vì gặp độc long sanh con võ, Chợt nghe chuột nhỏ lặng vô cùng.

148 Khế hội bản tâm = Hiểu và thực hành đúng theo Chơn Tâm, Chơn Lý.

149 Phát cái dụng tùy ý chơn quang = Hiểu biết sự vật đúng như thật, không bị căn, trần, thức lừa gạt.

150 Chơn u là mờ mịt Chơn lý. Câu này có nghĩa là khi chưa biết Chơn lý thì càng lý luận càng thêm mờ mịt, khi biết rõ rồi thì không cần phải suy luận. Muốn biết Chơn lý phải dùng trực giác chứ không thể dùng suy luận.

151 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 3; Phật Tổ Thống Kỷ 30; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1; Long Hưng Phật Giáo Biên Niên Thông Luận 18.

152 Không nên lầm với chùa Đậu ở làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, là nơi có toàn thân xá lợi của 2 thiền sư Vũ khắc Minh (Đạo Chân) và Vũ khắc Trường (Đạo Tâm).

153 Dịch nghĩa : Giống hoa tuy nhờ đất, Từ đất giống hoa sanh. Nếu không người gieo giống, Hoa không từ đất sanh.

154 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phật Tổ Chánh Tông Đạo Ảnh; Tục Cao Tăng Truyện 26; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1; Phật Tổ Thống Kỷ 29.

155 Dịch nghĩa : Giống hoa có tánh sống, Nhờ đất hoa nẩy mầm. Do duyên lớn hợp với tín căn, Nên đương khi sống đắc vô sanh.

156 Theo quyển Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa của Thiền sư Thích Thanh Từ thì đồ chúng xây tháp thờ Tổ Đạo Tín ở núi Phá Đầu còn gọi là Song Phong.

157 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Tống Cao Tăng Truyện 8; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 3; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1; Phật Tổ Thống Kỷ 29, 39.

158 Giáo thọ là vị thượng tọa có khả năng thay thế vị Sư trưởng để chỉ dạy cho đồ chúng.

159 Dịch nghĩa : Thân là cội bồ-đề, Tâm như đài gương sáng. Luôn luôn siêng lau chùi, Chớ để dính bụi trần.

160 Dịch nghĩa : Bồ-đề vốn không cội, Gương sáng cũng không đài. Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi trần ?

161 Dịch nghĩa : Hữu tình đến gieo giống, Nhờ đất quả lại sanh. Vô tình đã không giống, Không tánh cũng không sanh.

162 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Phật Tổ Thống Kỷ 29; Tống Cao Tăng Truyện 8; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 5; Ngũ Đăng Hội Nguyên 1; Thích Thị Kê Cổ Lược; Truyền Pháp Chánh Tông Ký 6.

163 Vì lúc bấy giờ Tổ Huệ Năng chưa có độ điệp (giấy phép) của vua ban cho làm tăng sĩ.

164 Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói: Ngồi tòa Như Lai là tất cả pháp đều không.

165 Nhất thiết chủng trí = Vô sư trí, trí tuệ cao nhất, prajna paramita, trí bát-nhã.

166 Dịch nghĩa : Đất tâm chứa các giống, Mưa khắp ắt nẩy mầm. Hoa tình vừa đốn ngộ, Tự thành trái Bồ-đề.

167 Thông hiểu.

168 Dịch nghĩa : Trên, đầu để nuôi thân, Trong miệng để ăn. Gặp Mãn gây nạn, Dương Liễu làm quan. Bài kệ này nói trước sẽ có người tên Mãn đến cắt đầu Tổ vào thời Dương Khản và Liễu Vô Thiễm làm quan.

169 Xem Từ Điển Phật Học Huệ Quang; Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (Huệ Lập) ; bài tựa Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo ; bài tựa Đại Đường Tây Vực Ký ; Huyền Trang Tam Tạng Sư Tư Truyện Tùng Thư ; Đại Đường Nội Điển Lục 5 ; Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng ; Tục Cao Tăng Truyện 4.

170 Xứ Odra ở đông Ấn, hiện nay là vùng Orissa.

171 Xem Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, trang 569 - 590.

172 Theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 168-171, thì các triều vua lớn tại Ấn Độ vào thời Phật là : Bimbisàra 55 năm (-608/-553), Ajàtasattu 22 năm (-553/-531), Udayabhadda 16 năm (-531/-515), Anuruddhaka + Munda 8 năm (-515/-507), Nàgadasaka 24 năm (-507/-483); (Đổi dòng vua); Susunàga 18 năm (-483/-465), Kalasoka 28 năm (-465/-437), 10 người em của Kalasoka 22 năm (-437/-415); (Đổi dòng vua); 9 đời Nandà 99 năm (-415/-316); (Đổi dòng vua); Candragupta dòng Moriya 24 năm (-316/-292), Bindusara 28 năm (-292/-272), Asoka 36 năm (-272/-236).

173 Theo quyển Lumbini a Haven of Sacred Refuge, trang 118 và 125, thì chính Tổ Thứ Tư là Upagupta đã hướng dẫn vua Asoka đi chiêm bái các Phật tích. Xét về niên đại của 2 nhân vật này thì thuyết đó không đúng.

174 Jambudipa là tên của bán đão Ấn Độ thời bấy giờ.

175 Xem Trung Bộ 27.

176 Lễ tiễn đưa và cung nghinh cây Bồ-đề con được mô tả trong hai bức tranh lạ lùng được chạm trổ trên đá tại cổng phía đông đền Sanchi, một di tích Phật giáo quan trọng gần thành phố lớn BHOPAL, thuộc tiểu bang Madhya Pradesh của Ấn Độ.

177 Nhàn cảnh là các cõi Trời. Tuy còn trong dục giới, nhưng chúng sanh ở các cõi Trời tâm tánh hiền hòa hơn, đời sống an nhàn phúc lạc hơn ở cõi Người.

178 Xem Lumbini A Haven of Sacred Refuge, trang 119

179 Hiện có 2 di tích Kapilavatthu : Kpilavastu 1 (trước khi dòng họ Sàkya bị tàn sát) ở làng Tilaurakot và Taulihawa ở Nepal, và Kapilavatthu 2 (sau khi dòng họ Sàkya bị tàn sát) ở làng Piprahwa và Ganwaria ở Ấn Độ.

180 Tháng Vesàkha hay Vesak tương đương với tháng 4 hay tháng 5 dương lịch.

181 Có tài liệu cho rằng ông Cunda là thợ bạc.

182 Cháo nấu với nấm hương đen. Theo Phật giáo nguyên thủy thì có thể là cháo nấu với thịt heo rừng. Theo quyển Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 68, thì có thể là loại "truffles", nấm hương đen mọc sâu dưới mặt đất mà loài heo rừng rất ưa thích; người Âu Châu cũng rất thích loại nấm này.

183 Nghĩa là: Các pháp vốn không pháp, "Không pháp" cũng là pháp, Nay truyền cái "không pháp", Tất cả các pháp đều chưa hề là pháp.

184 Chùa Mahà-Vihara là ngôi chùa đầu tiên tại Anuradhapura ở xứ Sri Lanka (Tích Lan) do đại sư Mahìnda, con vua Asoka, sáng lập năm 250 trước tây lịch, sau khi Kiết tập Kinh Điển lần thứ 3 tại Pàtaliputta.

185 Theo quyển Đường Về Xứ Phật của Hòa Thượng Thích Minh Châu thì tháp này tên Angra Chatya (Angara Cetiya).

186 Theo tài liệu của Viện Khảo Cổ Ấn Độ : Nàlandà University của Dr. Gopàl Sharan Singh .

187 Xem Tăng Chi Bộ, chương 9 pháp, kinh 24: Các loài Hữu tình; chương 3 pháp, kinh 70: Các lễ Uposatha.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương