Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X


Sanghayasas105 (Tăng Già Da Xá) năm -50 đến +20



tải về 1.04 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

18. Sanghayasas105 (Tăng Già Da Xá) năm -50 đến +20

Ngài Sanghayasas họ Uddaka (Uất Đầu Lam) ở nước Na Đề (Nadi), cha là Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh. Bà Phương Thánh thọ thai. Một hôm, bà nằm mộng thấy có người cầm cái gương báu đến nói “Tôi đã đến đây”. Chợt tỉnh giấc, bà nghe toàn thân nhẹ nhàng thanh thản, khác hơn ngày thường. Trong nhà có mùi hương lạ, vài lằn hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau bà sanh ra ngài. Thân ngài trong sáng như lưu ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ, nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ ngài trên núi Bảo Lạc Ca. Sau khi ngài ra đời, ngôi nhà này luôn luôn có áng mây hồng che đậy trên không. Tổ Sanghanandi nhơn thấy áng mây ấy mà tìm đến gặp ngài. Từ đó ngài Sanghayasas theo làm đệ tử Tổ Sanghanandi. Về sau được Tổ truyền tâm ấn.

Tổ Sanghayasas vân du khắp nơi, tùy duyên giáo hóa, làm lợi ích cho chúng sanh. Khi tuổi đã già, Tổ đến nước Taksasila (Taxila), miền bắc Ấn, độ cho ngài Kumàrata và truyền tâm pháp cho ngài với bài kệ :

Hữu chủng, hữu tâm địa,

Nhơn duyên năng phát manh.

Ư duyên bất tương ngại,

Đương sanh sanh bất sanh.106

Tổ Sanghayasas là một luận sư rất giỏi về Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin) và các môn Nhân Minh, Thanh Minh ... Sau khi truyền pháp xong, Tổ ngồi kiết già, hiện 18 phép thần biến, rồi vào niết bàn.



19. Kumàrata107 (Cưu Ma La Đa) năm -15 đến +60

Tổ Kumàrata108, dòng Bà-la-môn, là người nước Taksasila109 (Đát Xoa Thỉ La, Taxila) thuộc miền bắc Ấn Độ. Thuở nhỏ ngài đã thông minh tài trí hơn người nên được gọi là “Đồng tử” (Kumàra). Kumàrata tu theo ngoại đạo, chủ thuyết tự nhiên. Ông có nuôi một con chó, mỗi khi ăn xong, con chó thường ra hành lang nằm dưới tấm rèm. Nhiều khi mưa gió ướt cả mình, mà nó vẫn nằm đó. Người nhà sợ nó lạnh, đuổi đi chỗ khác, rồi nó cũng trở lại chỗ đó nằm. Ông Kumàrata thấy lạ, đem việc đó hỏi thầy ông, nhưng không giải thích được điều gì. Ông mong có dịp gặp những bậc thánh nhân để nhờ giải nghi.

Khi Tổ Sanghayasas du hóa đến nước Taksasila, thấy nơi nhà của Kumàrata có làn khí lạ xông lên theo hình vòng tròn như khoen đeo tai, Tổ bảo đây là khí đại thừa, trong nhà ắt có thánh nhơn. Tổ đến gõ cửa xin vào. Kumàrata, lúc bấy giờ được 30 tuổi, hỏi :

– Ngài là đồ chúng nào ?

– Ta là đệ tử Phật.

Kumàrata vốn tin theo ngoại đạo, nghe nói đến Phật thì đâm ra sợ hãi, đóng cửa lại. Tổ Sanghayasas chờ một chập lâu, lại gõ cửa nữa. Kumàrata nói vọng ra :

– Không có ai ở nhà hết.

– Ngươi nói không có ai ở nhà hết, vậy ai nói đó ?

Biết là bậc dị nhơn, Kumàrata mở cửa đón tiếp. Sau khi chào hỏi, Kumàrata bèn đem nghi vấn về con chó ra hỏi. Tổ Sanghayasas nói :

– Con chó này là cha của ngươi, bởi có chút ít nghiệp nên đọa làm súc sanh. Xưa kia cha ngươi đem cả ngàn đính vàng để trong cái hũ, lén chôn dưới rèm. Đến khi chết không kịp trối lại với ngươi. Vì còn tiếc của nên sanh ra làm con chó để gìn giữ. Nếu ngươi đào lấy được, ắt nó sẽ bỏ đi.

Kumàrata liền đào chỗ con chó nằm, quả nhiên được hũ vàng đúng như lời Tổ nói. Ông hết lòng kính phục. Tổ Sanghayasas lại nói :

– Đức Phật đã có tiên tri rằng “Khoảng 600 năm sau khi ta diệt độ, sẽ có một bậc đại sĩ xuất hiện tại nước Taksasila”. Nay ta gặp ngươi, thật ứng vào lời tiên tri ấy.

Ông Kumàrata nghe đến đó chợt nhớ lại việc đời trước, xin xuất gia theo Tổ Sanghayasas.

Sau khi được truyền tâm ấn, Tổ Kumàrata chuyên việc giáo hóa tại nước Khabandha110 (Khiết Bàn Đà) miền bắc Ấn. Lúc về già, đi giáo hóa đến miền trung Ấn, Tổ gặp ngài Jayata (Xà Dạ Đa). Tổ truyền pháp cho ngài Jayata với bài kệ :

Tánh thượng bổn vô sanh,

Vị đối cầu nhơn thuyết.

Ư pháp ký vô đắc,

Hà hoài quyết bất quyết.111

Truyền pháp xong, Tổ ngồi ngay trên tòa, chấp tay hở ra như hoa sen nở, phóng hào quang sáng soi khắp trong chúng, rồi yên lặng thị tịch.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký, Tổ Kumàrata là người khai sáng Kinh Lượng Bộ112 (Sautrantika, Samkrantika), nên được tôn xưng là Nhất Xuất Luận Sư. Ngoài ra bốn vị Tổ Asvaghosa (Mã Minh), Nàgàrjuna (Long Thọ), Kanadeva (Ca Na Đề Bà) và Kumàrata (Cưu Ma La Đa) còn được tôn xưng là Tứ Nhật Yếu Thế, tức là 4 vị Bồ tát nổi danh thời đó.

Tác phẩm của Tổ Kumàrata gồm có : Luận Nhật Xuất, Luận Kết Phát, Luận Dụ Man, Luận Si Man, Luận Hiển Liễu, và 43 bài kệ mở đầu kinh Tọa Thiền Tam Muội.

20. Jayata113 (Xà Dạ Đa) năm +30 đến 100

Tổ Jayata là người miền bắc nước Ấn Độ. Cha mẹ ngài là người kính tin Tam Bảo nhưng lại thường bị khó khăn, xui xẻo, bệnh hoạn luôn. Vì thế ngài sanh tâm ngờ vực và bất bình. Đến khi gặp Tổ Kumàrata ở miền trung Ấn, Jayata hỏi :

– Cha mẹ tôi ở nhà rất có lòng tín mộ Tam Bảo, nhưng thường mắc tật bệnh luôn, còn hễ làm ăn mua bán gì thì đều bị thất bại cả. Gần nhà tôi lại có người hạng candala (chiên-đà-la, hèn hạ), thế mà thân thường tráng kiện, làm việc gì cũng được toại nguyện. Chẳng biết kẻ ấy có phước chi và chúng tôi có tội chi ?

– Việc nhân quả báo ứng của các nghiệp thiện ác có thể xảy ra trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Kẻ thường chỉ thấy người hiền thì chết yểu, người ác lại sống dai, kẻ nghịch thì gặp lành, người nghĩa thì gặp dữ, bèn cho là không có nhân quả, tội phước. Họ đâu có biết các nghiệp thiện ác luôn luôn đeo đuổi theo mình như bóng với hình, cho đến muôn kiếp cũng không tan mất !

Nghe xong Jayata hết nghi. Tổ Kumàrata lại giảng tiếp :

– Tuy ngươi đã tin nơi ba nghiệp là thân, miệng và ý, nhưng ngươi chưa rõ chỗ cái nghiệp (karma) nương theo cái lầm (vô minh, avijjà, avidya) mà sinh ra. Con người do tin theo sáu thức mà bị lầm. Vì sáu thức thường bị sáu căn che mờ tánh giác. Mà tánh giác là bổn tánh của cái tâm thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn thua, lúc nào cũng linh linh, tịch tịch. Nếu ngươi biết cách đối trị sáu thức, không để cho sáu căn gạt gẫm; đưa sáu thức trở về tánh giác sáng suốt, thường trụ, tịch tịnh, thì nghiệp không còn nương vào đâu để phát sanh. Lúc bấy giờ ngươi đồng với chư Phật không khác. Tất cả nghiệp báo thiện ác đều là mộng huyễn hết.

Nghe xong, ngài Jayata liền ngộ Tánh Giác, xin xuất gia làm đệ tử Tổ Kumàrata.

Sau khi được truyền tâm ấn, Tổ Jayata đến thành Ràjagaha (Vương Xá) truyền bá đốn giáo, độ người vô số. Lúc sắp nhập diệt, Tổ Jayata (Xà Dạ Đa) truyền pháp cho ngài Vasubandhu với bài kệ như sau :

Ngôn hạ hợp vô sanh

Đồng ư pháp giới tánh.

Nhược năng như thị giải

Thông đạt sự lý cánh.114

Sau khi phó pháp, Tổ an nhiên thị tịch.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương