Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X


Ràhulata98 (La Hầu La Đa) năm -150 đến -60



tải về 1.04 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

16. Ràhulata98 (La Hầu La Đa) năm -150 đến -60

Tổ Ràhulata sanh tại Kapilavatthu, cha là trưởng giả Tịnh Đức. Sau khi được Tổ Kanadeva truyền tâm ấn, Tổ Ràhulata du hành hóa độ khắp nơi. Khi đến phía nam thành Sàvatthi, đang ngồi thuyền ngược dòng sông Kim Thủy, bỗng Tổ lên tiếng nói với đồ chúng :

– Các ngươi biết chăng ? Vừa thấy bóng năm đức Phật hiện dưới lòng sông, ta lấy bát múc nước lên uống, thấy có mùi vị lạ. Ngược dòng sông này chừng 5 dặm ắt có bậc thánh tên là Sanghanandi (Tăng Già Nan Đề). Đức Phật có tiên tri rằng vị ấy sẽ là Tổ thứ 17.

Tổ Ràhulata bảo đồ chúng đưa ngài lên nguồn sông, qua bờ bên kia. Đến nơi, ngài thấy đại đức Sanghanandi đang ngồi nhập định trong hang đá. Chờ đến 7 ngày, Sanghanandi mới xuất định. Tổ hỏi :

– Ông ngồi lâu như thế mà thân ông định hay tâm ông định ?

– Thân tâm đều định.

– Thân tâm đều định sao có xuất nhập ?

– Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định. Như vàng ở trong giếng, khi ra ngoài giếng, thể vàng vẫn yên lặng.

– Nếu vàng ở trong giếng, khi vàng ra ngoài giếng, thể vàng không động tịnh, thì vật gì ra vào ?

– Vàng thì có ra vào, nhưng thể vàng không động tịnh.

– Nếu thể vàng không động tịnh, thì khi ra khỏi giếng nó là vật gì ?

– Vì thể vàng không động tịnh, nên ở trong giếng hay ở ngoài giếng thì vàng vẫn là vàng.

– Nghĩa này không đúng.

– Lý kia chẳng nhằm.

– Nghĩa này đã ngã.

– Nghĩa kia chẳng thành.

– Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành.

– Nghĩa ta tuy thành mà pháp không có ta.

– Nghĩa ta đã thành vì tuy ta mà không ta.

– Ta mà không ta lại thành nghĩa gì ?

– Vì ta không ta nên thành nghĩa của ngươi.

– Nhơn giả thờ vị thánh nào mà được không ta ?

– Thầy ta là Bồ tát Kanadeva chứng được không ta.

– Tôi xin đảnh lễ Kanadeva, người đã tạo thành nhơn giả. Vì nhơn giả không ta, tôi muốn thờ nhơn giả.

– Vì ta đã không ta, ngươi cần thấy rõ ta. Nếu ngươi muốn thờ ta, nên biết rõ ta chẳng ta.

Sanghanandi được tâm rỗng rang, liền đảnh lễ Tổ và nói kệ :

– Tam giới nhất minh đăng,

Hồi quang nhi chiếu ngã.

Thập phương tất khai lãng,

Như nhật hư không trụ.99

Sanghanandi nói kệ xong, lại đảnh lễ Tổ cầu xin tiếp độ. Tổ Ràhulata bảo :

– Tâm ngươi tự tại chẳng lệ thuộc vào ta, cần gì nương vào ta để cầu giải thoát.

Một hôm, Tổ gọi Sanghanandi đến, bảo :

– Ta nay đã già, không còn ở đời bao lâu. Đại pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta trao lại cho ngươi. Nghe ta nói kệ :

Ư pháp thật vô chứng,

Bất thủ diệc bất ly.

Pháp phi hữu vô tướng,

Nội ngoại vân hà khởi.100

Nói kệ xong, Tổ Ràhulata ngồi trên tòa lặng lẽ thị tịch. Bốn chúng xây tháp cúng dường.

17. Sanghanandi101 (Tăng Già Nan Đề) năm -100 đến -20

Theo Truyền Đăng Lục, ngài là hoàng tử con vua Bảo Trang Nghiêm (Ratana Vyuha) ở thành Thất La Phiệt (Sàvatthi). Ngài sanh chưa bao lâu đã biết nói, mà thường nói việc Phật pháp. Năm 7 tuổi, ngài chán thú vui ở đời, cầu xin cha mẹ cho phép xuất gia. Ngài nói kệ :

Khể thủ đại từ phụ,

Hòa nam cốt huyết mẫu.

Ngã kim dục xuất gia,

Hạnh nguyện ai mẫn cố.102

Cha mẹ cố khuyên giải. Năm 11 tuổi, ngài nhịn ăn, nài nỉ xin xuất gia cho kỳ được. Cuối cùng, thấy chí ngài quá mạnh không sao ngăn nổi, nên vua cha cho ngài xuất gia với điều kiện phải ở một ngôi nhà riêng trong hoàng cung. Vua thỉnh sa môn Thiền Lợi Đa vào cung dạy Phật pháp cho ngài. Từ đó ngài được pháp tự là Sanghanandi (Tăng Già Nan Đề). Ngài tu trong hoàng cung 9 năm, đến năm 20 tuổi mới thọ cụ túc giới. Năm 26 tuổi, ngài tự cảnh tỉnh :

– Ta đã thọ giới cụ túc mà còn ở trong nhà thế tục này sao ?

Một buổi chiều trời quang mây tạnh, ngài nhìn thấy một con đường bằng phẳng, ở xa đầu kia lố dạng một ngọn núi xanh. Ngài liền cất bước nhắm hòn núi thẳng tiến. Đến nơi trời chưa tối, ngài tìm được một hang đá rồi ngồi thiền nơi ấy. Sáng hôm sau, vua cho người tìm kiếm khắp nơi không được. Bực mình, vua đuổi sa môn Thiền Lợi Đa ra khỏi thành. Sanghanandi tu nơi hang đá này ngót 10 năm mới có cơ duyên gặp Tổ Ràhulata và được truyền Chánh Pháp.

Sau khi đắc pháp, Tổ Sanghanandi đi hoằng pháp khắp nơi làm lợi lạc quần sanh. Một hôm, Tổ bảo đồ chúng :

– Thầy ta là Ràhulata có nói nước Na Đề (Nadi) sẽ cho ra đời một vị thánh tên là Sanghayasas (Tăng Già Da Xá) để nối ta truyền pháp. Nay chúng ta nên đến nước đó tìm.

Đến nước Na Đề, Tổ và đồ chúng đang đi bỗng có một luồng gió mát lành từ phương tây thổi đến làm mọi người đều cảm thấy mát khỏe. Tổ nói :

– Đây là đạo đức phong, ba dặm về phía tây ắt có thánh nhơn.

Thầy trò đi đến một hòn núi, thấy trên đỉnh núi có áng mây năm sắc. Tổ bảo:

– Trên đỉnh núi có đám mây ửng đỏ hình cái lọng, ắt là chỗ thánh nhơn ở.

Lên gần đến đỉnh, quả nhiên thấy một mái nhà tranh. Một đứa bé cầm gương tròn đến bái chào Tổ. Tổ hỏi :

– Ngươi bao nhiêu tuổi ?

– Trăm tuổi.

– Ngươi còn bé mà sao đến trăm tuổi ?

– Tôi chẳng hiểu sao, chính tôi một trăm tuổi.

– Ngươi có căn lành chăng ?

– Phật có nói nếu người sanh trăm tuổi mà không hội được cơ duyên chư Phật, không bằng sanh một ngày mà hiểu được rành rẽ. (Pháp cú, bài 115)

– Ngươi cầm gương tròn để làm gì ?

Đứa bé liền nói kệ :

– Chư Phật đại viên giám,

Nội ngoại vô hà ế.

Lưỡng nhơn đồng đắc kiến,

Tâm nhãn giai tương tợ.103

Cha mẹ thấy đứa bé đối đáp hợp đạo như thế, đồng ý cho đi theo Tổ làm thị giả. Tổ nhận cho xuất gia làm sa di và đặt cho pháp tự là Sanghayasas.

Đến khi già yếu, Tổ Sanghanandi gọi Sanghayasas đến truyền tâm ấn và nói kệ:

– Tâm địa bổn vô sanh,

Nhơn địa tùng duyên khởi.

Duyên chủng bất tương phòng,

Hoa quả diệc phục nhỉ.104

Nói kệ xong, Tổ Sanghanandi đứng vịn cành cây mà thị tịch. Sanghayasas nói:

– Thầy ta diệt độ dưới tàng cây, cũng là điềm che mát cho kẻ sau.

Đồ chúng họp nhau làm lễ hỏa táng, thu nhặt xá-lợi, xây tháp cúng dường.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương