Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X


Haklenayasas123 (Hạc Lặc Na) năm 150 - 230



tải về 1.04 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

23. Haklenayasas123 (Hạc Lặc Na) năm 150 - 230

Tổ Haklenayasas là người xứ Đại Nguyệt Chi thuộc miền bắc xứ Afganistan ngày nay, dòng Bà-la-môn, cha tên là Thiên Thắng, mẹ là Kim Quang. Ông Thiên Thắng đã lớn tuổi mà không con, ông thường đến chùa dâng hương lễ bái cầu con. Một hôm bà Kim Quang nằm mộng thấy một vị thần đứng trên ngọn núi Tu Di, tay cầm vòng ngọc, nói với bà “Ta đã đến đây”. Khi thức giấc, bà biết có thai.

Khi Haklenayasas được 7 tuổi, đi chơi trong xóm, thấy dân chúng thường giết súc vật đem đến cúng thần trong một ngôi miếu. Ngài đi thẳng vào miếu quở :

– Khéo bày đặt sự họa phước mà lừa gạt dân chúng, làm hao phí của nhân dân và tổn hại sinh mạng loài vật quá nhiều !

Ngài quở xong, vừa bước ra thì ngôi miếu bị sụp đổ. Dân chúng trong làng gọi ngài là ông thánh con. Năm 20 tuổi xuất gia tu theo Phật giáo, ở ẩn trong rừng ngót 9 năm, làm bạn với bầy hạc và chuyên tụng kinh Đại Bát Nhã. Năm 40 tuổi gặp Tổ Madura (Ma Nô La) và được truyền tâm ấn.

Tổ Haklenayasas du hóa miền trung Ấn Độ, được vua Vesarajjasaga (Vô Úy Hải) rất kính trọng, thường thỉnh ngài vào cung thuyết pháp cho vua nghe.

Tổ có một đệ tử tên Long Tử rất thông minh nhưng mạng yểu. Khi Long Tử mất, cha mẹ và anh là Sư Tử (Simha) đến làm lễ hỏa táng, song không thể dời quan tài được. Simha lấy làm lạ, hỏi Tổ :

– Toàn chúng tận lực, sao không nhấc quan tài lên nổi ?

– Lỗi tại nơi ngươi vậy.

– Tôi có lỗi gì ? Xin Hòa thượng hoan hỉ nói cho tôi biết.

– Em ngươi xuất gia, còn ngươi theo Bà-la-môn giáo. Hai năm nay, em ngươi ngày đêm thương nhớ, mong ngươi theo về với Chánh Pháp nên xin cha ngươi thỉnh một tượng Phật để trong nhà. Ngươi vì ghét nên đem tượng Phật để xuống đất, trong một xó. Bây giờ ngươi hãy về nhà thỉnh tượng Phật để trên bàn lại, thì sẽ dời quan tài đi được.

Simha làm y lời Tổ dạy, quả nhiên quan tài có thể dời đi được dễ dàng.

Ít lâu sau, người cha lại qua đời. Simha buồn bã, nghiệm lại lời Tổ nói, bèn đến xin Tổ cho xuất gia làm đệ tử.

Một hôm, Simha hỏi :

Bạch thầy, con muốn dụng tâm cầu đạo, phải làm như thế nào ?

Không có chỗ dụng tâm.

– Đã không dụng tâm làm sao hoàn thành Phật sự ?

– Nếu ngươi dụng tâm thì chẳng phải công đức. Làm Phật sự phải vô tâm, không nghĩ rằng mình đang làm Phật sự, như thế mới thật công đức.

Simha liền ngộ, phát sanh trí tuệ. Tổ lại chỉ hướng đông bắc, hỏi :

– Ngươi thấy gì không ?

– Con thấy.

– Ngươi thấy cái gì ?

– Con thấy hơi trắng xông lên như cái mống vòng khắp chân trời, lại có năm làn khói đen như cây thang xẹt lên trời Đao Lợi.

– Ngươi có biết ứng điềm gì không ?

– Con không biết, xin thầy dạy cho.

– 50 năm sau khi ta diệt độ, sẽ có pháp nạn ở bắc Ấn. Ngươi nên biết điều đó.

– Xin thầy chỉ dạy con nên làm gì.

– Nay ta đã già, sắp vào niết bàn. Đại pháp nhãn tạng của Như Lai, nay giao lại cho ngươi. Ngươi nên đến nước khác lánh nạn, nhưng phải dè dặt, truyền trao Chánh Pháp đúng thời, chớ để đoạn mất. Nghe ta nói kệ:

Nhận đắc tâm tánh thời

Khả thuyết bất tư nghì.

Liễu liễu vô khả đắc,

Đắc thời bất thuyết tri.124

Truyền tâm ấn cho ngài Simha Bhiksu xong, Tổ Haklenayasas phi thân lên hư không, hiện 18 phép thần biến, rồi trở lại chỗ ngồi lặng lẽ thị tịch.

24. Simha Bhiksu125 (Sư Tử Tỳ Kheo) năm 200 - 280

Tổ Simha Bhiksu là người miền trung Ấn Độ, xuất thân từ dòng Bà-la-môn. Sau khi đắc pháp với Tổ Haklenayasas, ngài đến nước Kế Tân126 hoằng pháp. Trong nước này có vị sa môn tên Valisaka (Bà Lợi Ca) chuyên tập thiền quán. Sau khi qua đời, môn đồ của ông chia ra làm 5 phái : 1) Thiền định, 2) Tri kiến, 3) Chấp tướng, 4) Xả tướng, 5) Tịnh khẩu. Họ tranh nhau giành phần hơn. Tổ Simha Bhiksu dùng biện tài thuyết phục được bốn phái. Người cầm đầu của phái Thiền định là Dharmatrata (Đạt Ma Đạt) hay tin, tức giận, tìm đến tranh luận với Tổ. Vừa gặp Tổ, Dharmatrata lên tiếng :

– Tôi là Dharmatrata, muốn tranh luận với hiền giả nên mới đến đây.

– Nhơn giả chuyên thiền định, sao lại đến đây ? Nếu đã đến đây thì đâu phải là định.

– Tôi tuy đến chỗ này mà tâm không động. Định tùy người tập, đâu phải tùy nơi chốn.

– Vậy khi nhơn giả đến đây thì cái định có cùng đến hay không, hay còn ở tại trụ xứ ?

– Định tập người, chẳng phải người tập định. Tuy tôi có đi lại mà cái định ấy vẫn thường tập.

– Khi ông đi lại, nếu cái định không theo ông thì cái định ấy tập ai ? Nếu cái định cùng đi theo ông thì không phải là định.

– Như hạt minh châu tinh anh, trong ngoài không bị che; khi định được thông đạt thì tới lui vẫn không động.

– Nếu không bị che thì làm sao có trong ngoài ? Nếu không động thì làm sao có tới lui ? Tôi thấy nhơn giả không thể sánh được với hạt minh châu!

Dharmatrata thấy mình đuối lý, liền quy phục, thưa :

– Con học đạo còn sơ suyển, nếu không được Tôn giả chỉ dạy thì làm sao biết được chỗ cùng tột. Cúi xin Tôn giả thương xót nhận con làm đệ tử.

Tổ Simha Bhiksu dạy thêm :

Thiền định của chư Phật không có sở đắc. Giác đạo của chư Phật không có sở chứng. Không đắc, không chứng là chơn giải thoát. Đền nhơn trả quả là nghiệp báo của thế gian, trong Chánh Pháp ắt chẳng như thế. Ngươi nên theo đó mà tập thiền định.


Một hôm, có ông trưởng giả tên Tịnh Hạnh dẫn đứa con đến yết kiến Tổ và thưa:

– Bạch Hòa thượng, con tôi đây tên Suta (Tư Đa). Từ khi sanh ra cho đến bây giờ đã 20 tuổi mà bàn tay trái nó vẫn nắm chặt lại chưa từng mở ra. Xin Hòa thượng hoan hỉ nói rõ nhơn duyên đời trước của nó cho tôi biết.

Tổ Simha Bhiksu nhìn thẳng vào mặt Suta, rồi đưa tay ra, bảo :

– Trả hạt châu lại cho ta !

Suta liền xoè tay trái ra dâng hạt châu cho Tổ. Ông trưởng giả và đồ chúng thấy thế đều ngạc nhiên. Tổ giải thích :

– Đời trước, ta làm tỳ kheo, thường được Long vương thỉnh xuống Long cung tụng kinh. Lúc bấy giờ Suta tên là Vasa, cũng xuất gia làm thị giả cho ta. Một hôm, khi tụng kinh xong, Long vương trao cho ta một hạt châu để đáp lễ. Ta nhận rồi trao cho thị giả cất giữ. Sau đó ta tịch rồi sanh nơi đây. Vì nhơn duyên thầy trò chưa hết nên lại gặp nhau đây.

Ông trưởng giả nghe được chuyện tiền duyên của con mình, hoan hỉ cho Suta xuất gia theo Tổ. Tổ bèn ghép tên đời trước là Vasa với tên hiện đời là Suta để đặt pháp tự là Vasasuta cho con ông trưởng giả.

Đến khi già yếu, Tổ gọi ngài Vasasuta (Bà Xá Tư Đa) đến bảo :

– Nước này sắp có tai nạn xảy đến cho ta, nhưng ta đã già yếu đâu mong lánh thoát làm gì. Nay ta trao đại pháp nhãn tạng của Như Lai lại cho ngươi, ngươi nên phụng trì. Ngươi mau đi khỏi xứ này, lấy sự giáo hóa làm nhiệm vụ. Nghe ta nói kệ :

Chánh thuyết tri kiến thời

Tri kiến câu thị tâm.

Đương tâm tức tri kiến,

Tri kiến tức vu kim.127

Vasasuta vâng lời Tổ, đến miền nam Ấn Độ giáo hóa, còn Tổ vẫn tiếp tục ở lại Kasmira (Kế Tân). Lúc bấy giờ vua xứ Kasmira tin theo ngoại đạo, ra lệnh đàn áp Phật giáo. Một hôm nhà vua hỏi Tổ Simha Bhiksu :

– Hòa thượng đã lìa khỏi sanh tử chưa ?

– Tâu Đại vương, bần tăng đã lìa khỏi sanh tử.

– Vậy Hòa thượng bố thí cho trẫm cái đầu được chăng ?

– Trọn thân tôi vốn chẳng thật, thì còn tiếc chi cái đầu !?

Vua liền vung đao chặt đầu Tổ. Máu trắng phun lên cao mấy thước. Cánh tay phải của vua liền rụng ngay xuống đất. Đúng bảy ngày sau, vua băng hà.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương