Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X


- Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka)11



tải về 1.04 Mb.
trang3/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2- Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka)11

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo gồm có Tạng Luật (Vinaya Pitaka), Tạng Kinh (Sutta Pitaka) và Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka).



Tạng Luật (Vinaya Pitaka)

Tạng Luật được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền Giáo Hội Tăng Già trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Đức Phật dạy “Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp cửu12 trụ”, có nghĩa là Tạng Luật còn là Phật Pháp còn. Chỗ khác Phật nói “Giới Luật là mạng mạch của Phật Pháp”.

Phần lớn Tạng Luật đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni. Ngót 9 năm đầu sau khi thành đạo, đức Phật ít khi chính thức ban hành giới luật nhất định ngoại trừ Bát Kính Pháp được chế ra để đón nhận nữ giới vào Giáo Hội Tăng Già. Từ khi có sự tranh chấp giữa hai nhóm kinh sư và luật sư ở Kosambi về sau, mỗi khi có trường hợp trục trặc xảy ra, đức Phật mới họp các đại đệ tử để đặt ra những điều răn thích hợp áp dụng chung cho cả giáo đoàn. Tạng Luật (Vinaya Pitaka) nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trong trường hợp nào một giới luật (sìla) được đặt ra, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối13 (Ksamayati) , lễ tụng giới (Uposatha) của chư tăng. Trong đó có ghi chép lịch trình phát triển đạo Phật từ thuở ban khai, sơ lược đời sống và chức nhiệm của đức Phật, và những chi tiết về hai lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

Đây là những tài liệu hữu ích về lịch sử thời thượng cổ ở Ấn, về các cổ tục, lối sống, văn hóa xã hội, óc thẩm mỹ thời bấy giờ. Người đọc tạng Luật không khỏi ngạc nhiên, thán phục tánh cách dân chủ trong phương pháp thành lập và tổ chức Giáo Hội Tăng Già, việc sử dụng tài sản, đạo đức cao thượng của chư tăng và khả năng xuất chúng của đức Phật trong việc điều hành Giáo hội.


Tạng Luật Pali cúa Nam tông gồm 5 quyển :

I- Pàràjika (Ba-la-di, Đại Giới). Gồm có bốn phần dưới đây:



1. 4 Pàràjika (bất cộng trú): dâm, sát, đạo, vọng. Vị tỳ kheo nào vi phạm sẽ bị loại khỏi Tăng đoàn.

2. 13 Sanghàdisesa (tăng tàng).

3. 2 Aniyata (bất định).

4. 30 Nissaggiya Pàcittiya (ưng xả đối trị).

II- Pàcittiya (Ba-dật-đề, Tiểu Giới). Gồm có năm phần dưới đây:



5. 92 Pàcittiya (ưng đối trị).

6. 4 Pàtidesanìya (ưng phát lộ).

7. 75 Sekhiya (ưng học).

8. 7 Adhikaranasamathà Dhammà (bảy pháp dàn xếp tranh tụng).

9. Bhikkhunìvibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Kheo Ni).

III- Mahàvagga (Đại Phẩm) nói về các lễ xuất gia, sám hối, nhập hạ, cúng dường ... trong một nhóm lớn tăng ni. Gồm 10 phần :



1. Lễ xuất gia (Pabbajjà).

2. Lễ Bố-tát (Uposatha).

3. Lễ nhập hạ (Vassa).

4. Lễ mãn hạ (Pavàranà).

5. Y phục và đồ dùng hằng ngày.

6. Thuốc men và thực phẩm.

7. Lễ phát y phục (Kathina).

8. Loại vải may áo, chỉ tịnh (ngủ), đau ốm.

9. Cách phân xử trong Giáo Đoàn.

10. Cách phân xử trong trường hợp có chia rẽ trầm trọng trong Giáo Đoàn.

IV- Cullavagga (Tiểu Phẩm) nói về bổn phận và trách nhiệm của tăng ni, thưởng phạt, sống hòa hợp, xây cất chùa tháp ... trong một nhóm nhỏ tăng ni. Gồm 12 phần :



12. Cách dàn xếp các xích mích trong chúng.

3. Cách cho tái nhập Giáo Đoàn.

4. Cách giải quyết các thắc mắc trong chúng.

5. Linh tinh về tắm rửa, ăn mặc, giặt gịa, ...

6. Nơi ăn ở, đồ dùng.

7. Sự chia rẽ.

8. Cách đối xử giữa các tỳ kheo, và bổn phận thầy trò.

9. Ai không được dự lễ Bố-tát.

10. Lễ xuất gia và cách giảng dạy cho Tỳ kheo ni.

11. Lịch sử kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại Ràjagaha.

12. Lich sử kiết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesàlì.

V- Parivàra (Toát Yếu) Tóm lược và phân loại các điều học về Giới luật, Yết-ma, Truyền giới.

Hai quyển đầu (Đại Giới và Tiểu Giới) họp thành bộ Suttavibhanga (Phân Tích Giới Bổn), gồm 227 giới cho tăng và 311 giới cho ni. Bộ này còn được gọi là Pàtimokkha (Giới Bổn) được tuyên đọc trong lễ Bố-Tát (Uposatha) mỗi nửa tháng.

Hai quyển kế (Đại Phẩm và Tiểu Phẩm) họp thành bộ Khandaka (Quảng Luật).


Tạng Luật của Bắc tông :

Đến năm -200, Phật Giáo Bắc Tông mới cho ra đời tạng Luật Vinaya Vibhasa (Tỳ-nại-da Tỳ-bà-xa) bằng tiếng Sanscrit, tại thủ đô Kudalavana của xứ Kasmira (Kế Tân). Bộ Luật này gồm 100.000 bài tụng do Tổ thứ 12 Asvaghosa (Mã Minh) chủ trương biên soạn dưới sự bảo trợ của vua Kaniska Đệ Nhất (Ca-Nị-Sắc-Ca I).

Vào năm 413, ở Trung Hoa, Đại sư Huệ Quang thuộc bộ phái Đàm Vô Đức có cho ra đời bộ Luật Tứ Phần gồm 250 giới cho Tỳ kheo và 348 giới cho Tỳ kheo ni, chia ra làm 8 loại như sau :

1- Ba-la-di (Pàràjika) : Tỳ kheo có 4 giới, Tỳ kheo ni có 8 giới.

2- Tăng tàn (Sanghàdisesa) : Tỳ kheo 13, Tỳ kheo ni 17.

3- Bất định (Aniyata) : Tỳ kheo 2.

4- Xả đọa (Nissaggiya Pàcittiya) : Tỳ kheo 30, Tỳ kheo ni 30.

5- Đơn đọa (Pàcittiya) : Tỳ kheo 90, Tỳ kheo ni 178.

6- Hối quá (Pàtidesanìya) : Tỳ kheo 4, Tỳ kheo ni 8.

7- Chúng học (Sekhiya) : Tỳ kheo 100, Tỳ kheo ni 100.

8- Diệt tránh (Adhikaranasamathà) : Tỳ kheo 7, Tỳ kheo ni 7.

Ngoài ra còn có các bộ : Luật Thập Tụng do Đại sư Kumàrajiva (Cưu Ma La Thập) dịch năm 405, Luật Ma-Ha Tăng-Kỳ (Mahàsangika) dịch năm 418, Luật Ngũ Phần dịch năm 423, Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa dịch năm 711. Nhưng bộ Luật Tứ Phần dịch năm 413 vẫn được xem là bộ luật chánh về giới cụ túc dành cho tăng ni. Tạng Luật Bắc tông cũng có thể chia làm ba phần: Giới bổn (Vinaya-vibhanga), Tỳ-nại-da Bản sự (Vinaya-vastu) và Tỳ-nại-da Tạp sự (Vinayakshudraka).



Kinh Phạm Võng Bồ tát Tâm Địa Giới phẩm số mười14 được xem là bộ Luật đặc biệt nhất của Đại Thừa, vì nó bao gồm cả Ba Tụ Giới là :

1- Nhiếp luật nghi giới : đoạn trừ tất cả pháp ác đã sanh, ngăn chận tất cả pháp ác chưa sanh.

2- Nhiếp thiện pháp giới : làm nẩy nở tất cả pháp thiện chưa sanh, làm tăng trưởng tất cả pháp thiện đã sanh.

3- Nhiếp chúng sanh giới : hóa độ tất cả chúng sanh mà không thấy có người độ và chúng sanh được độ.

Kinh này nêu ra 10 giới nặng và 48 giới nhẹ của người phát tâm tu hạnh Bồ tát. Hàng xuất gia cũng như hàng tại gia đều có thể thọ 58 giới Bồ tát này.



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương