MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG


Phân tích và thảo luận các kết quả



tải về 178.62 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích178.62 Kb.
#12990
1   2   3

1. Phân tích và thảo luận các kết quả


Đợt khảo sát thực địa ở VMR để quan sát và thu thập các dẫn liệu khoa học cơ sở làm gốc để mô tả thảm thực vật và tính đa dạng thực vật kéo dài 35 ngày đã hoàn thành, trong đó đã mô tả thảm thực vật với các loài ở 20 ô tiêu chuẩn, thu thập khoảng 4.500 mẫu thực vật làm bằng chứng. Từ đó đã ghi nhận được 598 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127 họ. Đồng thời đã xác định và mô tả 15 kiểu quần xã thực vật. Chúng tôi chú ý nghiên cứu chủ yếu các quần xã nguyên sinh, có khi là nguyên thủy, nơi có ý nghĩa cốt lõi cho bảo tồn thiên nhiên. Chúng tôi cũng xác định được 16 nhóm loài “khóa” là đối tượng quan trọng nhất cần ưu tiên bảo tồn và các cảnh quan có tính đa dạng thực vật phong phú nhất. Tất cả các quan sát và mô tả đều kèm theo bằng chứng là mẫu thực vật khô, được lưu trữ lâu dài tại tập mẫu thực vật khô của Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC Herbarium) và ảnh tư liệu.

Cuộc khảo sát hoàn thành đã khẳng định về mặt khoa học việc đưa VMR, nơi có tính đa dạng thực vật giàu có, điển hình cho các hệ thực vật nguyên sinh, tại chỗ trên đá vôi, trở thành một bộ phận cấu thành của VQG PN-KB là hết sức kịp thời, có lợi thiết thực cho việc bảo tồn tương lai.

Đợt khảo sát tại VMR đã đem lại nhiều phát hiện đáng ngạc nhiên. Sau đây liệt kê các kết quả chính:

- Phát hiện và mô tả các khu rừng Thông hiếm, giàu các loài có giá trị bảo tồn cao độc nhất ở VQG với các loài ưu thế và cùng ưu thế như Thông lông gà Dacrycarpus imbricatus, Thông đuôi chồn Dacrydium elatum. Các hệ sinh thái bị tuyệt chủng trầm trọng đó đã được phát hiện ở một số điểm cả trên núi đá vôi lẫn núi đá silicát như phiến sét, đá cát.

- Xác định được ranh giới phân bố cực Nam hay cực Bắc của một số loài chỉ thị quan trọng như: Lan hài aplê Paphiopedilum appletonianum, Lan hài xanh Paphiopedilum malipoense và không ít loài khác rất quan trọng để hiểu ranh giới của các đơn vị địa lý thực vật ở Đông Dương.

- Bổ sung 9 loài mới cho hệ thực vật Việt Nam như: Abrodictyum pluma, Bulbophyllum hastatum, Chionographis chinensis, Nervilia muratana, Teratophyllum hainanense, Homalium phanerophlebium, Fraxinus griffithii, Ventilago ochrocarpa, Lasianthus biflorus.



- Phát hiện và mô tả một chi mới Hiepia và 15 loài mới cho khoa học như Arenga riparia, Aspidistra coccigera, Begonia crassula, B. minuscula, B. rigidifolia, Bulbophyllum salmoneum, Cheirostylis serpens, Dendrobium thyrsiflorum var. minutiflorum, Diplopanax vietnamensis, Habenaria calcicola, Hiepia corymbosa, Hoya lockii, Peliosanthes argenteostriata, Peliosanthes retroflexa, Tupistra theana.

2. Đánh giá các mối đe dọa


Việc khai thác mạnh mẽ một số loại gỗ quý hiếm như Mun (Diospyros spp.) và Huê (Dalbergia rimosa), nhiều loại gỗ khác để làm nhà cửa, đóng đồ dùng gia đình như các loài Giổi (Manglietia spp., Michelia spp., Magnolia sp.), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), lấy tinh dầu từ Cinnamomum balansae, song mây (Calamus spp.) đã làm suy kiệt nhiều loài cây ở VQG. Nạn lửa rừng vào mùa khô cũng là mối đe dọa thường trực cho rừng ở VMR của VQG PN-KB.

3. Các hoạt động đề xuất


Chặt hạ và khai thác quá mức là những tác nhân hủy diệt các cánh rừng nguyên sinh giàu các yếu tố tại chỗ và các sinh vật khác sống trong đó. Tất cả các tác nhân khác trực tiếp hay gián tiếp đều kết nối với nhau và là kết quả của sự suy thoái của rừng nguyên sinh. Bảo tồn thiên nhiên phụ thuộc vào việc bảo tồn rừng nguyên sinh. Cần nói ra rằng, việc bảo tồn giới thực vật khác về quan điểm với việc bảo tồn các động vật bậc cao. Những nỗ lực chủ yếu cần phải tập trung bảo tồn nơi sống và rừng nguyên sinh như là một hệ sinh thái nguyên vẹn. Cần ghi nhận rõ ràng rằng những loài cây ưu thế trong rừng nguyên sinh của VMR thường có tuổi ít nhất đến vài trăm năm, thường nhiều hơn nữa. Mặc dầu một số loài này có thể không xếp vào thứ hạng VU hay EN theo tiêu chí của IUCN, nhưng các đám rừng của chúng là các tài sản độc nhất duy trì tất cả hệ sinh thái và một số lớn loài phụ thuộc. Sau khi bị chặt hạ thì sự tái sinh của chúng không phải luôn luôn có thể thấy trước được ít nhất trong tuổi của nền văn minh của chúng ta. Rất tiếc, việc khai thác gỗ ở ngay cả mép của VMR vẫn xảy ra rất phổ biến. Việc quản lý và bảo tồn rừng là kiến nghị cơ bản để bảo tồn thiên nhiên, tạo nên các điều kiện mấu chốt để bảo tồn tính đa dạng thực vật. Việc thu hái các loài cây do thị trường đòi hỏi là nhân tố đặc biệt làm cho các quần thể của chúng bị suy giảm. Chỉ trừ một số rất ít trường hợp thì không mang tính chất thảm họa. Trong các điều kiện của rừng nguyên sinh không bị tác động, các quần thể của các loài đó có thể tái sinh được bình thường.

4. Các kiến nghị về Chương trình quản lý VQG


Ngăn ngừa có hiệu quả việc khai thác gỗ và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khác của rừng sẽ có thể tạo các điều kiện cần thiết để bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ toàn bộ phổ đa dạng sinh học ở VMR. Tuy nhiên, con đường này hình như khó có thể thực hiện nếu không giải quyết được những vấn đề xã hội liên quan đến việc tăng dân số ở các khu vực dân cư cạnh VMR. Kiến nghị chủ yếu để quản lý VMR là giảm áp lực của con người lên thực vật mọc tự nhiên đến mức tối đa, đặc biệt lên các khu vực có các loài đặc hữu tại chỗ cao, chẳng hạn các quần xã rừng Thông nguyên sinh trên vùng đỉnh núi đá vôi.

Lời cảm ơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Dự án tỉnh (PPMU) của Dự án vùng về Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với sự tài trợ của Kredit Anstalt für Wiederaufbau - Ngân hàng Tái thiết Đức đã tài trợ kinh phí và giúp đỡ để thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn và Vườn QG Phong Nha - Kẻ Bàng, chính quyền địa phương và người dân địa phương đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.




Tài liệu tham khảo chính:


Averyanov L. 1994. Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.). S.-Petersburg. World and Family. 432 p. (tiếng Nga).

Averyanov L. 2008. The orchids of Vietnam. Illustrated survey. Part 1. Subfamilies Apostasioideae, Cypripedioideae and Spiranthoideae. Turczaninowia, Vol. 11, N 1. P. 5-168.

Averyanov L. 2010. The orchids of Vietnam. Illustrated survey. Part 2 subfamily Orchidoideae. Turczaninowia, 13, 2. P. 5-98.

Averyanov L. 2011. The orchids of Vietnam. Illustrated survey. Part 3. Subfamily Epidendroideae (primitive tribes - Neottieae, Vanilleae, Gastrodieae, Nervilieae). Turczaninowia, 14, 2. P. 15-100.

Averyanov L., A. Averyanova. 2003. Updated checklist of the orchids of Vietnam. Vietnam National University Publishing House, Hanoi. 102 pp. (bằng hai thứ tiếng, Anh và Việt).

Averyanov L., A. Averyanova. 2006. Orchidaceae. In Manual of Identification Flowering Plants of Cuc Phuong National Park. N 2. Agric. Publ. House. Ho Chi Minh. 264 p. (bằng hai thứ tiếng, Anh và Việt).

Averyanov L., P. Cribb, Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep. 2003b. Slipper Orchids of Vietnam. With an Introduction to the Flora of Vietnam. Royal Botanic Gardens, Kew. Compass Press Limited. 308 p.

Averyanov L., P. Cribb, Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep. 2004. Lan Hai Viet Nam (Slipper Orchids of Vietnam). 308 pp. Giao Thong van tai Publishing house. Ho Chi Minh City (bản tiếng Việt dịch từ bản tiếng Anh, 2003).

Averyanov L., Nguyen Tien Hiep, Pham Van The & Phan Ke Loc. 2004. Calocedrus rupestris sp. nov. (Cupressaceae), new relict coniferous species from limestone areas of northern Vietnam. Basic Research in Life Sciences with emphasis on upland agriculture and forestry. Proceedings of the 2004 National Conference on Life Sciences. Thai Nguyen University, September 23, 2004. Science and Technics Publishing House, Hanoi. P. 40-44. (tiềng Việt, tóm tắt bằng tiếng Anh).

Averyanov L., Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Do Tien Doan, J. Regalado. 2005d. 3. Primary vegetation communities in Pu Luong nature reserve. In Furey, N, Infield, M. (eds.). 2005. Pu Luong Nature Reserve. Biodiversity surveys of a key site for conservation in the Pu Luong – Cuc Phuong Limestone Range. Pu Luong – Cuc Phuong Limestone Landscape Project. Vietnam Forest Protection Department and Fauna & Flora International Vietnam Conservation Support Programme. Hanoi. 94 p. maps. ill. P. 24-42.

Averyanov L., Nguyen Tien Hiep. 2002. Diplopanax vietnamensis, a New Species of Nyssaceae from Vietnam - One More Living Representative of the Tertiary Flora of Eurasia. Novon. Vol. 12. N 4. P. 433-436.

Averyanov L., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep, A.L. Averyanova, Pham Van The, Nguyen Tien Vinh. 2005b. Preliminary survey of orchids (Orchidaceae) in Phong Nha - Ke Bang National Park. FAUNA & FLORA INTERNATIONAL and COUNTERPART INTERNATIONAL. Hanoi. 67 p. 140 ill. (báo cáo không công bố).

Averyanov L., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep, D.K. Harder. 2003a. Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina. Komarovia. Vol. 3. pp. 1-83.

Bộ Khoa học và Công nghệ & Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần 2 - Thực vật. 512 p. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội (tiếng Việt).

Cao Văn Sung, Le Quy An (eds.). 1998. Environment and Bioresources of Vietnam. The Gioi Publishers, Hanoi.

http://www.phongnhatours.com/phong-nha-ke-bang-information/flora/

International Classification and Mapping of Vegetation. 1973. Published by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. UNESCO. Paris. 93 p.

IUCN “Red List Categories and Criteria”. In: Encyclopedia of Earth. Eds. Cutler J. Cleveland. [First published in the Encyclopedia of Earth October 6, 2009; Last revised Date October 6, 2009; Retrieved March 19, 2011. http://www.eoearth.org/article/ IUCN_Red_List_Categories_and_Criteria.

IUCN Standards and Petitions Subcommittee. 2010. Guidelines for Using the IUCN Red List Categories and Criteria. Version 8.1. Prepared by the Standards and Petitions Subcommittee in March 2010. http://intranet.iucn.org/webfiles/doc/SSC/RedList/RedListGuidelines.pdf.

Le Xuan Canh, Truong Van La, Dang Thi Dap, Ho Thu Cuc, Ngo Anh Dao, Nguyen Ngoc Chinh, Vu Van Dung, Pham Nhat, Nguyen Thai Tu, Nguyen Quoc Thang, Tran Minh Hien. 1997. A report of field surveys on Biodiversity in Phong Nha Ke Bang forest (Quang Binh Province, central Vietnam). IEBR / FIPI / Forestry College / University of Vinh / WWF Indochina Programme. Unpublished.

Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Duc To Luu, P.I. Thomas, A. Farjon, L. Averyanov, J.Regalado. 2004. Vietnam Conifers: Conservation Status Review 2004. Fauna & Flora International, Vietnam Programme. Hanoi. 128 p.

Nguyễn Tiến Hiệp, Leonid V. Averyanov, Phan Kế Lộc, Nguyễn Sinh Khang, Nguyễn Quang Hiếu, Phạm Văn Thế, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Tiến Vinh, Nguyễn Quang Vĩnh và Lê Thuận Kiên. 2011. Báo cáo kết thúc của đợt khảo sát hệ thực vật và thảm thực vật tại khu vực mở rộng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). 166 tr. - Chưa công bố.

Orlova L.V., L.V. Averyanov. 2004. On the taxonomical position of Ducampopinus krempfii (Pinaceae). Turczaninowia Vol. 7. No 2. P. 30-44.

Socialist Republic of Vietnam Government Decree No 32/2006/ND-CP on the management of threatened plant and animal species. 2006. 17 pages. Issued at 30 March 2006.

The Pham Van, L.V. Averyanov. 2012. New species - Hoya lockii (Apocynaceae, Asclepiadoideae) from Vietnam. Taiwania, 57, 0: 000-000 (đang in).

Timmins, R. J., Do Tuoc, Trinh Viet Cong, D.K.Hendrichson. 1999. Preliminary Assessment of the Conservation Importance and Conservation Priorities of the Phong Nha-Ke Bang Proposed National Park, Quang Binh Province, Vietnam. Fauna and Flora International - Indochina Programme, Hanoi.

V.T. Pham, L.V. Averyanov. 2011. Hiepia corymbosa - new genus of Apocynaceae (Asclepiadoideae) from Vietnam. Turczaninowia, 14, 3. P. 5-10.





Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 178.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương