MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG


Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh phi địa đới



tải về 178.62 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích178.62 Kb.
#12990
1   2   3

2. Các kiểu quần xã thực vật nguyên sinh phi địa đới

2.1. Các quần xã cây bụi và cỏ ở đầm lầy và thung lũng xen nhiều đá ven sông


Ở VMR các kiểu quần xã này ít gặp do tính chất dòng chảy của chế độ thủy văn ở các suối và sông nhỏ do lượng mưa theo mùa Vào thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12 mức nước dâng cao khiến tất cả cây mọc ở nền rừng bị ngập chìm trong nước. Chế độ ngập định kỳ là yếu tố giới hạn lớn tạo gây nên sự suy giảm tính đa dạng thực vật của nơi sống này.

2.2. Các quần xã cỏ thủy sinh ven sông suối


Các thực vật thủy sinh ven sông suối của VMR rất nghèo và gồm một số cây nhỏ kém phát triển do chế độ dòng của nước.

3. Các quần xã thực vật thứ sinh


Các quần xã thực vật nguyên sinh giàu yếu tố tại chỗ ở gần các khu dân cư, vùng đất làm nông nghiệp, đường xá và bất kỳ vùng bị khai khẩn nào của VMR đều đã bị thay thế bằng các quần xã bị tác động xấu ít nhiều, chủ yếu là bằng các quần xã thứ sinh, đại diện cho các giai đoạn diễn thế thoái hóa hay phục hồi khác nhau. Tất cả các quần xã trình bày sau đây đều phổ biến ở các vùng biên giới của VMR. Tuy nhiên chúng không là đối tượng của đợt khảo sát này.

3.1. Rừng nguyên sinh thưa bị tác động trung bình hay mạnh


Các kiểu quần xã rừng này đều được ghi nhận phổ biến ở vùng giáp ranh với bất kỳ khu dân cư nào. Chặt hạ cây gỗ có giá trị là giai đoạn mở đầu làm suy giảm rừng. Kết quả lúc đầu chỉ là xóa bỏ các tầng cây gỗ rừng nhưng thành phần loài vẫn chưa bị thay đổi mấy so với rừng nguyên sinh chưa bị tác động. Chúng gặp phổ biến ở VMR.

3.2. Rừng thứ sinh thưa giàu


Đó cũng là kiểu thảm thực vật gặp khá phổ biến gần các khu dân cư của VMR. Thành phần loài vẫn còn giàu có. Tuy nhiên, đặc điểm chủ yếu là các loài cây gỗ tại chỗ của các tầng cây gỗ cao bị biến mất, thay bằng các loài cây mọc nhanh, phân bố rộng, không đặc trưng cho rừng nguyên sinh.

3.3. Rừng thứ sinh thưa nghèo


Sự thoái hóa tiếp theo của rừng nguyên sinh giàu các yếu tố tại chỗ ghi nhận được ở khắp các nơi tiếp giáp với khu dân cư của VMR khi tác động của các yếu tố nhân sinh tăng lên. Kết quả chặt hạ hầu hết các loài cây gỗ tại chỗ đã dẫn đến sự xuất hiện của các loài cây mọc nhanh chủ yếu có nguồn gốc ngoại lai. Cấu trúc rừng và phổ thành phần loài ngày càng khác xa với rừng nguyên sinh bởi độ nghèo hơn. Sự tăng lên của các áp lực nhân tác đã làm cho sự tái sinh tự nhiên của rừng bị dừng lại, và dẫn đến loạt diễn thế thoái hóa bắt đầu bằng các quần xã cây bụi.

3.4. Trảng cây bụi thứ sinh rậm hay thưa


Việc chăn thả trâu bò là nhân tố bổ sung phổ biến cho sự thoái hóa của rừng thành các trảng cây bụi ở ven VMR. Các loại trảng này gặp rất phổ biến ở dọc đường và gần các khu dân cư. Chúng đã tạo thành các vùng chăn thả rộng với nhiều loài cây bụi. Khi việc chăn thả diễn ra thường xuyên thì chúng trở thành kiểu quần xã cao đỉnh tạm thời. Trong các điều kiện đó thì rừng không có thể tái sinh được. Thành phần loài thực vật có thể vẫn còn khá giàu nhưng phổ hoàn toàn khác với phổ của rừng nguyên sinh ở chỗ các yếu tố tại chỗ bị thay bằng các yếu tố ngoại lai, phân bố rộng, trong đó có cả các loài xâm chiếm.

3.5. Trảng cỏ thứ sinh


Trảng cỏ thứ sinh là giai đoạn cuối cùng, cao đỉnh của sự thoái hóa nhân tác. Chúng cũng gặp phổ biến cùng với các loại thảm thứ sinh kể trên ở gần các vùng dân cư của VMR. Các yếu tố tại chỗ chỉ chiếm một tỷ trọng vô cùng thảm hại ở đây. Ngược lại các yếu tố ngoại lai trở nên thống trị. Các trảng cỏ thứ sinh cùng với các quần xã thứ sinh khác đều không cần bảo tồn.

II. 3. Mô tả về hệ thực vật ghi nhận được ở vùng mở rộng

1. Tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch ở VMR của VQG PN-KB


Về địa lý học thì khu vực của VQG PN-KB và các vùng giáp ranh thuộc miền địa mạo Trường Sơn (còn gọi là mùng sinh thái Trung Trường Sơn). Về mặt địa lý thực vật nó là phần cấu thành của tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương, miền Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai của xứ cổ nhiệt đới (Averyanov et al., 2003a, b, 2004). Trong khung cảnh đó thì VMR có hệ thực vật mang tính tại chỗ điển hình của vùng núi đá vôi Đông Đông Dương. Đặc trưng của hệ thực vật này là có thành phần loài rất giàu có với tỷ trọng của các loài đặc hữu và gần đặc hữu cao (Averyanov et al., 2003a, b, 2004, 2005b, d). Tính đa dạng của thảm thực vật và các kiểu nơi sống của VQG PN-KB đã tạo nên tính đa dạng thực vật nổi bật. Những khảo sát tính đa dạng thực vật bước đầu chỉ có tính khái quát (Le Xuan Canh et al., 1997; Cao Văn Sung, Le Quy An, 1998; Timmins et al., 1999; http://www.phongnhatours..., etc.). Dù sao thì những kết quả đầu tiên cũng cho thấy ở VQG này có ít nhất 193 họ, 906 chi và 2.651 loài thực vật (http://www.phongnhatours...). Kết quả nghiên cứu tại VMR của VQG PN- KB đã ghi nhận được 598 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127 họ. Thực ra thì hệ thực vật địa phương của VQG PN-KB và các vùng tiếp giáp chắc chắn giàu có hơn do còn sót lại nhiều khu rừng nguyên sinh. Căn cứ theo các tài liệu sẵn có thì hệ Lan ở đây ít nhất cũng gấp đôi các Khu Bảo tồn thiên nhiên (có thể so sánh được) khác (Averyanov et al., 2005d, 2006). Trên cơ sở của các dẫn liệu gián tiếp hệ Lan của VQG PN-KB chắc chắn phải gồm khoảng 300 - 350 loài (Averyanov, 1994, 2008, 2010, 2011; Averyanov, Averyanova, 2003). Thông thường Lan là “nhân nguyên sinh” của các hệ thực vật tại chỗ của Trung Việt Nam, chiếm khoảng 8 - 10% trong tổng số loài thực vật bậc cao có mạch. Theo cách ngoại suy này thì hệ thực vật của VQG PN-KB phải bao gồm ít nhất 2.500 - 3.000 loài Ráng, Thông và thực vật có hoa (gọi chung là thực vật bậc cao có mạch). Từ các dẫn liệu thu được trong các đợt điều tra, tại VMR của VQG đã tìm thêm được 20 loài Lan lần đầu tiên ghi nhận cho VQG PN-KB và VMR. Đó là các loài: Anoectochilus annamensis, Aphyllorchis montana, Apostasia wallichii, Bulbophyllum delitescens, B. depressum, B. hymenanthum, B. salmoneum, Calanthe odora, Callostylis rigida, Cheirostylis chinensis, Cyrtosia nana, Cymbidium cyperifolium, Dendrobium aduncum, D.thyrsiflorum var. munutiflorum, Eria tomentosa, Erythrodes hirsuta, Habenaria calcicola, Liparis nigra, Panisea garrettii, Pholidota levelleana. Trong số đó có 5 loài thuộc các thứ hạng Đang bị tuyệt chủng (EN) hay Sắp bị tuyệt chủng (VU). Đó là: Anoectochilus annamensis (VU), Aphyllorchis montana (EN), Cyrtosia nana (EN), Habenaria calcicola (VU) và Panisea garrettii (VU).

54 Lan được ghi nhận qua cả các đợt khảo sát trước đây và đợt nghiên cứu này. Chúng gặp cả ở VQG PN-KB lẫn ở VMR. Đó là: Anoectochilus calcareus, Appendicula hexandra, Biermannia calcarata, Bulbophyllum ambrosia, B. macranthum, B. retusiusculum, Calanthe alismifolia, Ceratostylis subulata, Cleisostoma birmanicum, Cl. striatum, Collabium chinense, Corymborkis veratrifolia, Dendrobium nobile, D. salaccense, D. spatella, D. terminale, D. thyrsiflorum, D. truncatum, Eria lasiopetala, Eria paniculata, Eria pannea, Eria spirodela, Eria thao, Flickingeria angustifolia, Fl. fimbriata, Galeola nudiflora, Gastrochilus acutifolius, G. calceolaris, Goodyera fumata, G. hispida, Kingidium deliciosum, Liparis distans, L. pumila, L. viridiflora, Mischobulbum longiscapum, Nephelaphyllum tenuiflorum, Nervilia muratana, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Parapteroceras elobe, Phaius flavus,Pholidota chinensis, Phreatia plantaginifolia, Podochilus khasianus, Rhomboda petelotii, Schoenorchis gemmata, Taeniophyllum glandulosum, Thelasis pygmaea,Thrixspermum centipeda, Trichotosia pulvinata, Tropidia angulosa, Tropidia curculigoides, Zeuxine nervosa. Trong số đó có 11 loài thuộc thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU). Chúng phân bố rộng rãi trong cả VQG PN-KB lẫn của VMR là Anoectochilus calcareus, Goodyera hispida, Mischobulbum longiscapum, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Parapteroceras elobe, Phreatia plantaginifolia, Podochilus khasianus, Rhomboda petelotii Taeniophyllum glandulosum.

Có 103 loài đã tìm thấy trong các đợt nghiên cứu ở VQG PN-KB trước đây (Averyanov et al., 2005b) nhưng chưa tìm thấy ở VMR trong đợt khảo sát này. Phần lớn các loài nổi bật thuộc nhóm này xếp vào thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU), một số Đang bị tuyệt chủng (EN), thậm chí Bị tuyệt chủng trầm trọng (CR). Đó là các loài Acriopsis indica (VU), Aerides crassifolia (VU), A. odorata (VU), A. rosea (VU), Anoectochilus roxburghii (VU), Bulbophyllum clandestinum (VU), Chiloschista trudelii (EN), Cleisostoma simondii (VU), Cymbidium atropurpureum (EN), Dendrobium cariniferum (VU), D. hercoglossum (VU), D. loddigesii (VU), Eria gagnepainii (VU), Eria pusilla (VU), Gastrochilus hainanensis (VU), Hetaeria anomala (VU), Hygrochilus parishii (VU), Liparis aurita (EN), L. petelotii (VU), L. petraea (VU), Malleola seidenfadenii (VU), Micropera poilanei (VU), Neuwiedia balansae (VU), Panisea albiflora (VU), Paphiopedilum concolor (EN), P. dianthum (EN), P. malipoense (EN), Phaius mishmensis (VU), Phalaenopsis gibbosa (CR), Pholidota imbricata (VU), Polystachya concreta (VU), Pomatocalpa spicata (VU), Pteroceras simondianum (EN), Rhynchostylis giganthea (EN), Robiquetia spathulata (VU), Staurochilus fasciatus (VU), Tainia hongkongensis (VU), T. pauciflora (VU), Thecopus maingayi (EN), Thecostele alata (VU), Thrixspermum calceolus (VU), T. fleuryi (VU), T. formosanum (VU), T. fragrans (VU), T. pauciflora (VU), Vanda pumila (VU).

Phần lớn các loài kể trên là đặc hữu hẹp hay gần đặc hữu của Đông Dương. Nhiều loài trong số đó chưa tìm thấy ở VMR vì thời gian khảo sát còn hạn chế, chắc chắn có thể gặp nhiều loài trong số đó ở VMR.

Trong số các loài được phát hiện ở VMR có giá trị nhất là “các nhóm loài khóa”, tức là các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế hay khoa học có giá trị bảo tồn. Đó là: 1. Nhóm các loài tách riêng về phân loại học có giá trị đặc biệt về địa lý thực vật (gồm các loài đặc hữu, gần đặc hữu, mới được mô tả là mới cho khoa học); 2. Các nhóm các loài thuộc các thứ hạng bảo tồn (NT, VU, EN và CR theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN và được ghi nhận trong các Phụ lục của CITES), Sách Đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật, (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; 3. Nhóm các loài chỉ thị nơi sống nguyên sinh giàu có; 4. Các nhóm các loài có giá trị về kinh tế (cây gỗ, cây thuốc, cây làm cảnh, cây ăn quả và lá). Những loài đó thường được chú ý trong các đợt khảo sát ngắn hạn. Sau đây là 16 các “nhóm loài khóa” được phân nhỏ có giá trị bảo tồn ghi nhận được qua các mẫu vật làm bằng chứng thu được.

2. Nhóm các loài khóa thực vật có giá trị bảo tồn

2.1. Các loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP

Các loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP gồm có 6 loài : Asarum wulingense, Cephalotaxus mannii, Diospyros mun, Nervilia muratana, Anoectochilus calcareus, Dendrobium nobile.

2.2. Các loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật (2007) 

Các loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật (2007) gồm có 9 loài : Balanophora laxiflora, Cephalotaxus mannii, Diospyros mun, Magnolia dandyi, Ardisia gigantifolia, Anoectochilus calcareus, Dendrobium nobile, Eria spirodela, Paris polyphylla .

2.3. Các loài đặc hữu của Bán đảo Đông Dương 

Các loài đặc hữu của Bán đảo Đông Dương gồm có 49 loài: Phlogacanthus annamensis, Allospondias lakonensis, Mitrephora thorelii , Polyalthia intermedia, Polyalthia jucunda, Uvaria dac, Dischidia tonkinensis, Pinanga annamensis, Rhapis laosensis, Calophyllum balansae, Disporum trabeculatum, Costus tonkinensis, Diospyros choboensis, D. lobata Lour., D. rufogemmata, Archidendron tetraphyllum, Bauhinia oxysepala, Gleditsia pachycarpa, Zenia insignis, Hydnocarpus annamensis, Altingia siamensis, Illicium cambodianum, Stauntonia cavaleriana, Cryptocarya annamensis, Magnolia dandyi, Angiopteris cochinchinensis, Dendrobium thyrsiflorum var. minutiflorum, Liparis nigra, Panisea garrettii, Pholidota chinensis, Polygala tonkinensis, Belvisia annamensis, Cyclosorus balansae, Anemone poilanei, Berchemia loureiriana, Rhamnella tonkinensis, Gardenia annamensis, Ixora krewanhensis, Ophiorrhiza tonkinensis, Pavetta annamensis, Glycosmis ovoidea, Glycosmis tricanthera, Xerospermum microcarpum, Byttneria tortilis, Styrax litseoides, Aquilaria crassna, Grewia bulot, Elatostema balansae, Pilea baviensis.

2.4. Nhóm các loài đặc hữu hẹp của Việt Nam

Nhóm các loài đặc hữu hẹp của Việt Nam gồm có 24 loài: Pistacia cucphuongensis, Hiepia corymbosa, Hoya lockii, Begonia crassula, Aspidistra coccigera, Peliosanthes argenteostriata, Tupistra theana, Diospyros mun, Diplopanax vietnamensis, Anoectochilus annamensis, Anoectochilus calcareus, Biermannia calcarata, Bulbophyllum salmoneum, Cyrtosia nana, Eria spirodela, Eria thao, Habenaria calcicola, Liparis pumila, Mischobulbum ovifolium, Nervilia muratana, Oberonia cavaleriei, Oberonia kwangsiensis, Pholidota levelleana, Rhomboda petelotii.

2.5. Nhóm các loài mới cho khoa học

Nhóm các loài mới cho khoa học gồm có 15 loài: Hiepia corymbosa Pham V.T. et Aver., Hoya lockii The P.V. et Aver., Begonia crassula Aver., B. minuscula, B. rigidifolia, Diplopanax vietnamensis Aver. & H.T.Nguyen, Aspidistra coccigera Aver. et Tillich, Arenga riparia, Peliosanthes argenteostriata Aver. & N.Tanaka, Peliosanthes retroflexa, Tupistra theana Aver. & N. Tanaka, Bulbophyllum salmoneum Aver. et J.J.Verm., Dendrobium thyrsiflorum Rchb.f. var. minutiflorum Aver., Habenaria calcicola Aver., Cheirostylis serpens.(V.T. Pham, L.V. Averyanov. 2011, 2012).

2.6. Nhóm các loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam

Nhóm các loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam gồm có 9 loài: Abrodictyum pluma, Bulbophyllum hastatum, Chionographis chinensis, Nervilia muratana, Teratophyllum hainanense, Homalium phanerophlebium How et Ko, Fraxinus griffithii C.B.Clarke, Ventilago ochrocarpa Pierre, Lasianthus biflorus (Blume) M.Gangop. et Chakrab

2.7. Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Gần bị tuyệt chủng (NT) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN

Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Gần bị tuyệt chủng (NT) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN gồm có 90 loài: Actinidia latifolia, Alstonia guanxiensis, Heteropanax fragrans, Aristolochia contorta, Asarum wulingense, Balanophora laxiflora, Begonia crassula, Campanumoea celebica, Abelia chinensis, Calophyllum balansae, Garcinia oblongifolia, Disporopsis longifolia, Disporum trabeculatum, Teratophyllum hainanense, Enkianthus quinqueflorus, Vaccinium bullatum, V.dunalianum, Phyllanthus insularis, Campylotropis henryi, Altingia siamensis, Vandenboschia auriculata, Illicium cambodianum, Tirpitzia sinensis, Lomariopsis spectabilis, Huperzia carinate, H. hamiltonii, H. phlegmaria, Kmeria septentrionalis, Hibiscus grewiifolius, Diplopanax vietnamensis, Fraxinus griffithii, Apostasia wallichii, Appendicula hexandra, Biermannia calcarata, Bulbophyllum depressum, B. hymenanthum, B.retusiusculum, Calanthe odora, Ceratostylis subulata, Cleisostoma birmanicum, Cl. striatum, Collabium chinense, Corymborkis veratrifolia, Dendrobium aduncum, D. nobile, D. salaccense, D. thyrsiflorum, D. thyrsiflorum var. minutiflorum, Eria spirodela, Eria thao, Eria tomentosa, Galeola nudiflora, Gastrochilus calceolaris, Liparis nigra, L. pumila, Mischobulbum cordifolium, Nephelaphyllum tenuiflorum, Nervilia muratana, Phaius flavus, Pholidota chinensis, Ph. levelleana, Schoenorchis gemmata, Thelasis pygmaea, Thrixspermum centipeda, Trichotosia pulvinata, Pittosporum pauciflorum, Plagiogyria adnata, Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum, Podocarpus neriifolius, Lysimachia insignis, Anemone poilanei, Nephelium chryseum, Xerospermum microcarpum, Sinosideroxylon wightianum, Kadsura grandiflora, Arthropteris palisotii, Arthropteris repens, Wikstroemia meyenianum, Burretiodendron brilletii, Paris polyphylla.

2.8. Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN

Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Sắp bị tuyệt chủng (VU) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN gồm có 17 loài: Asplenium cardiophyllum, Asplenium tenuifolium, Cephalotaxus mannii, Tupistra theana, Anoectochilus annamensis, An. calcareus, Goodyera hispida, Mischobulbum ovifolium, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Panisea garrettii, Parapteroceras elobe, Phreatia plantaginifolia, Podochilus khasianum, Rhomboda petelotii, Taeniophyllum glandulosum.

2.9. Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Đang bị tuyệt chủng (EN) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN

Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Đang bị tuyệt chủng (EN) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN gồm có 4 loài: Hiepia corymbosa, Hoya lockii, Aphyllorchis montana, Cyrtosia nana

2.10. Nhóm các loài xếp vào thứ hạng Bị tuyệt chủng trầm trọng (CR) theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của IUCN gồm có 1 loài là Diospyros mun

2.11. Nhóm các loài chỉ thị cho tính đa dạng của nơi sống nguyên sinh cao

Nhóm các loài chỉ thị cho tính đa dạng của nơi sống nguyên sinh cao gồm có 86 loài: Pistacia cucphuongensis, Polyalthia jucunda, Alstonia guanxiensis, Rhapis laosensis, Asplenium cardiophyllum, Asplenium tenuifolium, Begonia crassula, Abelia chinensis, Cephalotaxus mannii, Peliosanthes argenteostriata, Tupistra theana, Dipterocarpus hasseltii, Dipterocarpus retusus, Hopea siamensis, Vatica cinerea, Diospyros mun, Sloanea sigun, Enkianthus quinqueflorus, Vaccinium bullatum, V. dunalianum, Phyllanthus insularis, Archidendron tetraphyllum, Campylotropis henryi, Gleditsia pachycarpa, Lithocarpus pseudoreinwardtii, Quercus acutissima, Q. rupestris, Altingia siamensis, Illicium cambodianum, Stauntonia cavaleriana, Cryptocarya annamensis, Tirpitzia sinensis, Lagerstroemia ovalifolia, Michelia gioi, Aglaia lawii, Dysoxylon loureirii, D. mollissimum, Knema pierrei, Ardisia gigantifolia, Diplopanax vietnamensis, Fraxinus griffithii, Anoectochilus annamensis, Anoectochilus calcareus, Apostasia wallichii, Appendicula hexandra,Bulbophyllum delitescens, Calanthe alismifolia, C. odora, Ceratostylis subulata, Cleisostoma birmanicum, Cl. striatum, Collabium chinense, Corymborkis veratrifolia, Dendrobium nobile, Eria spirodela, Eria thao, Flickingeria angustifolia, Fl. fimbriata, Goodyera hispida, Liparis distans, Mischobulbum cordifolium, M. ovifolium, Nephelaphyllum tenuiflorum, Oberonia cavaleriei, Ob. kwangsiensis, Odontochilus elwesii, Phaius flavus, Pholidota chinensis, Pholidota levelleana, Podochilus khasianum, Rhomboda petelotii, Thelasis pygmaea, Trichotosia pulvinata, Pentaphragma sinense, Pittosporum pauciflorum, Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum, Podocarpus neriifolius, Lysimachia insignis, Anemone poilanei, Hedyotis acutangula, Hedyotis biflora, Xerospermum microcarpum, Sinosideroxylon wightianum, Burretiodendron brilletii, Paris polyphylla.

2.12. Nhóm các loài cây gỗ, nguồn cho gỗ tốt, có giá trị

Nhóm các loài cây gỗ, nguồn cho gỗ tốt, có giá trị gồm có 27 loài: Alangium ridleyi, Burretiodendron brilletii, Diospyros mun, Dracontomelum duperreanum, Polyalthia jucunda, Dipterocarpus hasseltii, Dipterocarpus retusus, Vatica cinerea, Elaeocarpus grandiflorus, Sloanea sigun, Zenia insignis, Lithocarpus pseudoreinwardtii, Altingia siamensis, Beilschmiedia pergamentacea, Cinnamomum ovatum, Magnolia dandyi, Magnolia masticata, Manglietia chevalieri, Michelia coriacea, Michelia doltsopa, Michelia gioi, Michelia macclurei, Dysoxylum mollissimum, Artocarpus borneensis, Artocarpus styracifolia, Diplopanax vietnamensis, Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum.

2.13. Nhóm các loài cây thuốc sử dụng trong y học cổ truyền

Nhóm các loài cây thuốc sử dụng trong y học cổ truyền gồm có 24 loài: Homalomena occulta, Rhaphidophora decursiva, Aristolochia contorta, Asarum wulingense, Gynostemma pentaphyllum, Gynostemma pubescens, Erythropalum scandens, Illicium cambodianum, Stauntonia cavaleriana, Michelia gioi, Dysoxylum mollissimum, Stephania sinica, Ardisia gigantifolia, Anoectochilus annamensis, Anoectochilus calcareus, Dendrobium nobile, Flickingeria fimbriata, Lysimachia insignis, Morinda officinalis , Clausena austroindica, Kadsura grandiflora, Tacca chantrieri, Aquilaria crassna, Paris polyphylla.

2.14. Nhóm các loài sử dụng rộng rãi để làm cảnh

Nhóm các loài sử dụng rộng rãi để làm cảnh gồm có 46 loài: Huperzia carinata, Huperzia hamiltonii, Huperzia phlegmaria, Angiopteris cochinchinensis, Cephalotaxus mannii, Dacrycarpus imbricatus,Dacrydium elatum , Podocarpus neriifolius, Dischidia acuminata, Dischidia tonkinensis, Hoya carnosa, Hoya fungi, Hoya lockii, Rhapis laosensis, Impatiens verrucifer, Begonia crassula, Peliosanthes argenteostriata, Enkianthus quinqueflorus, Vaccinium bullatum, Vaccinium dunalianum, Zenia insignis, Aeschynanthus mendumiae, Magnolia liliifera, Hibiscus grewiifolius, Anoectochilus annamensis, Anoectochilus calcareus, Bulbophyllum ambrosia, Bulbophyllum delitescens, Bulbophyllum macranthum, Bulbophyllum retisiusculum, Bulbophyllum salmoneum, Calanthe odora, Cleisostoma birmanicum, Collabium chinense, Dendrobium aduncum, Dendrobium nobile, Dendrobium thyrsiflorum, Eria thao, Gastrochilus calceolaris, Goodyera hispida, Liparis nigra, Mischobulbum cordifolium, Odontochilus elwesii, Phaius flavus, Pholidota chinensis, Tacca chantrieri.

2.15. Nhóm các loài cho quả ăn

Nhóm các loài cho quả ăn gồm có 4 loài: Actinidia latifolia, Alangium ridleyi, Spondias lakonensis, Michelia gioi.

2.16. Nhóm các loài làm rau ăn

Nhóm các loài làm rau ăn gồm có 6 loài: Begonia acetosella, B. palmata, Erythropalum scandens, Gynostemma pentaphyllum, Gynostemma pubescens, Schismatoglottis calyptrate.



III. THẢO LUẬN

Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 178.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương