MỤc lục trang Mục lục I Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt III Danh mục các bảng IV Danh mục các hình ảnh V Đặt vấn đề 1 Chương 1 TỔng quan



tải về 2.13 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích2.13 Mb.
#37550
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
Trong vài trường hợp đặc biệt, mẫu cần chiết có thể được điều chỉnh pH, hoặc thêm dung môi hoặc làm thấm ướt. Nếu hợp chất có tính phân cực, một lượng nhỏ nước được thêm vào để làm thấm ướt mẫu cần chiết giúp việc chiết thêm dễ dàng. Nếu hợp chất chiết có tính không phân cực, một lượng dầu nhỏ hoặc chất béo trộn thêm vào mẫu chiết.

  • Chất cho thêm (modifier): CO2 chỉ phù hợp để chiết các hợp chất có độ phân cực kém cho đến trung bình. Nếu muốn chiết các chất có tính phân cực cao, cần bổ sung thêm methanol, ethanol hoặc methylen clorua.

  • Thể tích áp dụng: vài ml cho tới hàng ngàn lít.

  • Có loại thiết bị cấu tạo bộ phận nhận mẫu rời, có loại cấu tạo với bộ phận nhận mẫu được nối trực tiếp với máy sắc ký khí hoặc HPLC để khảo sát ngay sản phẩm vừa thu nhận.

    1.1.3. Ưu nhược điểm

    Ưu điểm:

    • Khả năng khuếch tán tốt.

    • Độ nhớt thấp, áp suất hơi cao, điểm siêu tới hạn của CO2 dễ đạt.

    • Độ chọn lọc cao với loại hợp chất cần chiết. Vì thế chất chiết tương đối sạch.

    • Dễ áp dụng ở qui mô công nghiệp.

    • Thân thiện với môi trường.

    - Tốc độ phản ứng lớn.

    - Tc = 31,1o C nên hòa tan chất dễ phân hủy ở nhiệt độ cao.

    - Có khả năng tái sử dụng vì vậy chi phí rẻ hơn.
    Nhược điểm:


    • Thiết bị chuyên dùng, đắt tiền.

    • Không thích hợp với mẫu chiết dạng lỏng.

    • Khó lường được khi chiết trên một mẫu mới. Cần có nhiều nghiên cứu tìm các thông số tối ưu để chiết thành công.

    1.1.4. Ứng dụng:

    Lưu chất siêu tới hạn được ứng dụng trong rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong lĩnh vực môi trường, thực phẩm, trong công nghiệp, trong y học…



    Ứng dụng của dung môi siêu tới hạn trong ngành dược.

    • Chiết lỏng siêu tới hạn: (supercritical fluid extraction - SFE) chiết từ các chất rắn như cà phê, trà, hoa bia hay các thành phần trong thực phẩm (hoa bia, vitamin, lipid...).

    • Cắt phân đoạn (supercritical fluid fractionation – SFF): từ hỗn hợp lỏng. Ngày nay người ta ứng dụng để ly trích hương liệu từ dịch nhiều thành phần được chưng cất. Hoặc dùng để tách lipid phân cực hay những polyme.

    • Sắc ký lỏng siêu tới hạn (Prerarative scale supercritical fluid chromatography- PSFC): dùng để tách phân đoạn sau cùng gồm những chất có cấu trúc rất giống nhau.

    • Phản ứng (supercritical fluid reactions – SFR): lưu chất siêu tới hạn có thể xúc tác các phản ứng tổng hợp, nhất là phản ứng hydrogen hóa.


    1.2. TỔNG QUAN VỀ HÀNH TÂY:

    1.2.1. Thực vật học:

    1.2.1.1. Vị trí phân loại: [3]

    Giới thực vật (Plantae)

    Phân giới thực vật bậc cao (Cormobionta)

    Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

    Lớp Hành (Liliopsida)

    Phân lớp Hành (Liliidae)

    Bộ Hành (Liliales)

    Họ Hành (Liliaceae)


    Tên khoa học: Allium cepa L.

    Tên nước ngoài: onion (Anh).


    1.2.1.2. Mô tả thực vật: [31]

    Cây thảo, nhẵn, sống dai do một hành phình to mà ta thường gọi là củ hành, có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có màu vàng hay màu tím hoặc màu trắng.



    Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài hình trụ, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa họp thành tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống tròn, phình ở giữa. Hoa màu trắng có cuống dài. Quả hạch, có màng; 3 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhuỵ còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp.




    tải về 2.13 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương