MỤc lục trang Mục lục I Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt III Danh mục các bảng IV Danh mục các hình ảnh V Đặt vấn đề 1 Chương 1 TỔng quan


Hình 1.4. Thân, củ và hoa Hành tây 1.2.1.3. Phân bố sinh thái



tải về 2.13 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích2.13 Mb.
#37550
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Hình 1.4. Thân, củ và hoa Hành tây


1.2.1.3. Phân bố sinh thái: [31]

Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á, được trồng từ thời Thượng cổ. Hành tây chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10oC. Nhưng yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vi 15-25oC. Thường nhân giống bằng hạt. Tốc độ nảy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nảy mầm hơn.

Hiện nay, các vùng trồng Hành tây chủ yếu ở nước ta dùng một trong hai giống Grano và Granex nhập từ Pháp và Nhật. Hành Grano có củ hành tròn cao, vỏ ngoài màu vàng đậm, thịt trắng; còn hành Granex có hình tròn dẹp, dáng dẹp, vỏ ngoài màu vàng nhạt, thịt trắng, có đường kính củ lớn hơn; cả hai giống đều có chất lượng ngon, đã thích hợp với hầu hết các vùng trồng hành lớn ở đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung cũng như vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

1.2.2. Thành phần hoá học:

Củ tươi của A. cepa L. bao gồm chủ yếu là nước (khoảng 88%), saccharides (khoảng 6%) và protein (khoảng 1,5%). Tuy nhiên, thành phần hoá học cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như điều kiện phát triển, thời gian thu hoạch, thời gian và điều kiện bảo quản.



1.2.2.1. Sulphur hữu cơ:

A. cepa L. chứa nhiều hợp chất khác nhau và đã được nghiên cứu trong vòng hơn 100 năm qua. Giống như các loài khác trong chi Allium, ví dụ: A. sativum L. hoặc A. ursinum L., A. cepa L. đặc trưng bởi hàm lượng cao hợp chất sulphur hữu cơ. Chiếm ưu thế nhiều nhất trong các hợp chất sulphur hữu cơ là các axit amin cysteine và methionine, S-alk(en)yl-cysteine thay thế sulphoxides và γ-glutamyl peptide [23].



S-Alk(en)yl-substituted cysteine sulphoxides: các amino acid như L-cysteine, L-cystine và L-methionine chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong hành. Cho đến nay, bốn S-alk(en)yl-cysteine sulphoxides, gồm (+)-S-methyl-, (+)-S-propyl-, trans-(+)-S-(1-propenyl)-L-cysteine sulphoxide và cycloalliin, đã được phát hiện trong A. cepa L. S-alk(en)yl-L-cysteine sulphoxides được chuyển hóa thành axit sulphenic do tác động của alliinase hoặc khi các mô bị phân hủy (ví dụ như bị cắt hoặc ép). Các hợp chất của lưu huỳnh tạo ra axit sulphenic tạo nên vị hăng cay làm chảy nước mắt và mùi hôi, gây nên những hương vị đặc trưng của hành [23].

γ-glutamyl peptide: cho đến nay tổng cộng 14 γ-glutamyl peptide đã được xác định trong hành và 9 trong số đó có chứa nguyên tử lưu huỳnh (Bảng 1.3).



Bảng 1.3. γ-Glutamyl peptides trong A.cepa L.

γ-Glutamyl peptides

γ-Glutamyl peptides chứa sulphur

γ-Glutamyl-valine

γ-Glutamyl-methionine

γ-Glutamyl-isoleucine

γ-Glutamyl-S-methyl-L-cysteine

γ-Glutamyl-leucine

γ-Glutamyl-S-methyl-L-cysteine sulphoxide

γ-Glutamyl-phenylalanine

γ-Glutamyl-S-trans-(1-propenyl)-L-cysteine sulphoxide

γ-Glutamyl-thyrosine

γ-Glutamyl-S-(2-carboxypropyl)-cysteinylglycine




Glutathione




Glutathione-γ-glutamyl-cysteine-disulphide




Glutathione-cysteine-disulphide




S-Sulphoglutathione

γ-glutamyl peptide xuất hiện chủ yếu ở hạt giống không hoạt động và củ hành khô, đóng góp vào sự nảy mầm của hạt giống và có vai trò như một chất dự trữ. (+)-S-Alk(en)yl-L-cysteine sulphoxides liên kết với chuỗi axit amin γ-glutamyl không được chuyển hóa bởi alliinase. Sau khi phân cắt bởi peptidases và transpeptidases, alk(en)yl-L-cysteine sulphoxides tự do tạo chất dễ bay hơi trong chiết xuất củ hành. Khoảng 90% hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tan được tồn tại ở dạng γ-glutamyl peptide, các hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong chất lượng hương vị của hành tây và hoạt tính dược lực thành phần chiết xuất từ củ hành [20], [23].

1.2.2.2. Saponin:

Các saponin được tìm thấy trong hành tây là: sitosterol, oleanolic acid và


một ít amyrin [13]. Các chất này đã được phân lập và xác định cấu trúc từ những năm 1982. Trong đó sitosterol có cấu trúc thuộc nhóm steroid còn oleanolic acid và amyrin có cấu trúc triterpenoid.

Gần đây năm 2004, các nhà khoa học đã làn đầu tiên phân lập được 4 saponin trong hành tây đều có cấu trúc ruscogenin là: [14]

(25S)-ruscogenin 1-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabino pyranoside (I)

(25R)-ruscogenin 1-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranoside (II)

(25R)-ruscogenin 1-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-galactopyranoside (III)

(25S)-ruscogenin 1-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-galactopyranoside (IV)



Ngoài ra, hành tây còn có các loại sapogenin khác là diosgenin và cepagenin.






tải về 2.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương