MỤc lục trang Lời nói đầu


CHƯƠNG II : HÀNG KHÔNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM



tải về 1.14 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.14 Mb.
#16257
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

CHƯƠNG II : HÀNG KHÔNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

  1. Vài nét về sự phát triển kinh tế Việt Nam

1.1. Tổng quan nền kinh tế

Một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm 2000 là tốc độ tăng GDP đã tăng dần qua các quý (quý I tăng 5,6%; quý II tăng 6,7%; quý III tăng 7%; quý IV tăng 7,2%) và tính chung cả năm tăng 6,75%. Đây là tốc độ tăng vượt mục tiêu 5,5 – 6% và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 5,77% của năm 1998; 4,77% của năm 1999. Tuy còn thấp hơn tốc độ tăng 8,2% của năm 1997 nhưng nếu năm 1997 đang trên đà sút giảm thì năm 2000 đang trên đà cao lên. Dựa trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm 2000 những dự báo chủ yếu về nguồn lực phát triển trong và ngoài nước có thể khai thác được với việc tạo ra bước đột phá nhảy vọt trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách mới, khơi dậy sự năng động sáng tạo của tất cả các thành phần kinh tế. Quốc hội khoá X trong kỳ họp thứ 8 đã quyết định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2001 trong đó có mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP là 7,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 theo mục tiêu mặc dù chưa bằng thời kỳ 1992 – 1997 nhưng đã vượt xa thời kỳ 1998 – 2000.

Về quy mô tổng thu NSNN năm 2000 tăng 8,9% so với mức dự toán Quốc hội phê chuẩn tháng 11 năm 1999. Khi biết rằng chỉ số giá tiêu dùng năm 2000 là âm (-0,6%) thì kết quả trên là rất đáng mừng. Thu chi NSNN đã đảm bảo được giá trị thực, đáp ứng đủ nguồn để nhà nước tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất đảm bảo an ninh quốc phòng duy trì hoạt động bình thường của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước từng bước tăng cường ngân sách giáo dục đào tạo khoa học công nghệ và môi trường theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tăng chi đầu tư phát triển và XDCB, củng cố tiềm lực tài chính Nhà nước...

Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành

1995

1997

1998

1999

2000

Nông nghiệp

52713

65883

76170

83335

88409

Lâm nghiệp

2842

4813

5304

5737

5966

Thuỷ sản

6664

10130

11598

12651

13538

Công nghiệp chế biến

34318

51700

61906

70767

82922

Vận tải kho bãi thông tin liên lạc

9117

12418

14076

15546

17601

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Tổng thu nhập quốc gia theo giá hiện hành

Năm

Tổng thu nhập quốc gia

(Tỷ đồng)



Tổng sản phẩm trong nước

(Tỷ đồng)



Tỷ lệ GNP so với GDP

(%)


1995

226391

228892

98,9

1996

267736

272036

98,4

1997

307875

313623

98,2

1998

354368

361016

98,2

1999

394614

399942

98,7

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000

Những số liệu trên cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng tốc. Điều cần nói là là sự tăng tốc này đạt được trong điều kiện cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, vốn thiếu, thị trường truyền thống bị thu hẹp (đặc biệt là thị trường Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ), thị trường mới chưa hình thành, lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng từ đồng bằng sông Cửu Long. Nếu không có những khó khăn trên nhất là thiên tai, nhất định nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức cao hơn.



1.2. Trao đổi buôn bán với nước ngoài

Quan hệ giữa xuất và nhập khẩu cũng đã có chuyển biến tích cực. Năm 2000 xuất khẩu tăng 24% cao gấp 3,7 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (lớn hơn hệ số 2,6 lần của thời kỳ 1991 – 2000 và hệ số 3 lần của thời kỳ 1996 – 2000). Tỷ lệ nhập siêu 6,2% tuy cao hơn tỷ lệ 1% của năm 1999 nhưng thấp xa hơn so với các thời kỳ trước (1986 – 1990) là 80,4%; 1991 – 1995 là 32,8%; 1996 – 2000 là 18,1% trong đó 1996 là 53,6%; 1997 là 26,2%; 1998 là 22,9%.



Tổng giá trị xuất nhập khẩu

Năm

Tổng số (triệu rúp - đô la Mỹ)

Xuất khẩu

Nhập khẩu







Triệu rúp đô la Mỹ

Trong đó đô la Mỹ

Triệu rúp đô la Mỹ

Trong đó đô la Mỹ

1996

18399,5

7255,9

7255,9

11143,6

11143

1997

20777,3

9185,0

9185,0

11592,3

11592

1998

20859,9

9306,3

9306,3

11499,6

11499

1999

23162,0

11540,0

11540,0

11622,0

11622

2000

29508,0

14308,0

14308,0

15200,0

15200

Chỉ số phát triển (năm trước =100) - %

1996

135,2

133,2

133,2

136,6

136

1997

112,9

126,6

126,6

104,0

104

1998

100,4

101,9

101,9

99,2

99

1999

111,0

123,3

123,3

101,1

101

2000

127,4

124,0

124,0

130,8

130

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Mặt hàng

Đơn vị

1997

1998

1999

2000

Giầy dép

Triệu đô la Mỹ

978,4

1031,0

1391,6

1402,0

Hàng dệt may

Triệu đô la Mỹ

1502,6

1450,0

1747,3

1815,0

Hàng mỹ nghệ

Triệu đô la Mỹ

43,1

31,1

51,1




Gạo

Nghìn tấn

3575,0

3730,0

4508,0

3500,0

Thịt chế biến

Triệu đô la Mỹ

28,8

12,0

11,6




Hàng thuỷ sản

Triệu đô la Mỹ

782,0

858,0

971,1

1475,0


Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

Mặt hàng

Đơn vị

1997

1998

1999

2000

Bông

Nghìn tấn

41,5

67,6

77,0

81,8

Sợi và tơ dệt

Nghìn tấn

132,5

183,0

160,0

173,0

Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá

Triệu đô la Mỹ

79,9

111,3

88,3

112,0

Bột mỳ

Nghìn tấn

151,6

271,0

143,0

86,4

Tân dược

Triệu đô la Mỹ

340,4

312,3

266,7

301,0

Sắt thép

Nghìn tấn

1400,9

1786,0

2264,0

2661,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2000

Song trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng so với cùng kỳ thì có tới 50,6% là do giá dầu thô tăng, nếu không kể yếu tố tăng giá dầu thô thì tốc độ tăng chỉ đạt 11,8%. Giá xuất khẩu nhiều loại nông sản giảm mạnh (chỉ tính riêng 5 loại: gạo, cà phê, hạt điều, chè, lạc) đã làm giảm 517 triệu USD. Xuất khẩu năm 2000 tăng rất cao về kim ngạch tuyệt đối và tốc độ tăng cũng như hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu so với tốc độ tăng GDP. Song có đến khoảng một nửa là nhờ giá xuất khẩu dầu thô tăng lên. Yếu tố này đến năm 2001 chắc chắn sẽ không còn nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2001 sẽ thấp hơn của năm 2000. Chính vì vậy ngay mục tiêu đề ra cho năm 2001 thì tốc độ tăng xuất khẩu cũng chỉ còn 16% thấp nhất so với 2 năm trước đó (1999 tăng 23,3%, 2000 tăng 24%) và thấp hơn cả tốc độ tăng bình quân năm 20,8% của thời kỳ 1996 – 2000.

Do vậy một mặt cần duy trì tốc độ tăng cao của những mặt hàng như hải sản, rau quả, thủ công mỹ nghệ, lạc, điện tử máy tính...Mặt khác phải khắc phục sự sút giảm tốc độ tăng của các mặt hàng có kim ngạch lớn như dệt may, giày dép khắc phục sự sút giảm tuyệt đối về kim ngạch của những mặt hàng như gạo, cà phê, than đá...Nhìn chung những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam đều là những mặt hàng có thể chuyên chở bằng đường hàng không.

Chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu thường bắt đầu từ chỗ xuất khẩu nguyên liệu thô, hàm lượng lao động thô sơ trong sản phẩm cao tới chỗ xuất khẩu hàng hoá có trình độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật ngày càng cao, ở đây có nhân tố thuộc về tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đã tranh thủ vay vốn để nhập thiết bị hiện đại tạo ra sản phẩm có chất lượng chế biến cao. Bản thân chiến lược này cũng đã tạo cho ngành hàng không hướng phát triển mới. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với phương thức vận tải này như thế nào để tận dụng ưu thế của vận chuyển hàng không.



1.3. Đầu tư và các hoạt động hợp tác nước ngoài

Hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh còn thấp. Hiệu quả đầu tư thể hiện tổng hợp bằng hệ số ICOR. Nếu năm 1995, 1996 còn là 3,1 lần năm 1997 là 3,8 lần năm 1998 lên tới 4,7 lần và năm 1999 lên tới 5,5 lần. Năm 2000 là 4,0 lần tuy đã thấp hơn 1998 và 1999 nhưng vẫn còn cao hơn những năm 1997. Giá thành cao, năng suất lao động thấp, chất lượng kém, mẫu mã chậm thay đổi nên nhiều loại sản phẩm của ta có sức cạnh tranh thấp. Ta đã cam kết với AFTA ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ, nộp dơn xin gia nhập WTO, nếu không nâng cao sức cạnh tranh thì không những thua trên sân người mà còn thua ngay trên sân nhà, thậm chí bị phá sản.

Về lượng vốn, có thể vui mừng nhận thấy tốc độ tăng lượng vốn của năm 2000 (tính theo giá so sánh) cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 1999. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 14,6% so với 5,9% năm trước, trong đó khu vực ngoài quốc doanh nhờ áp dụng Luật doanh nghiệp tăng cao lên tới 11,9% so với 0,4% năm trước, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà Nước tăng 15,2% so với mức giảm 7,4%; giải ngân vốn ODA tăng 25,2% so với 8,7%, vốn FDI thực hiện tăng 18,8% so với giảm 23,8%...Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP năm 2000 đã đạt 27,2% cao hơn tỷ lệ 26% của năm 1999 và tỷ lệ 27% của năm 1998.

Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển theo mục tiêu năm 2001 còn cao hơn năm 2000. Theo mục tiêu này tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 20,4% trong đó vốn ngân sách Nhà Nước tăng 10,6%; vốn tín dụng tăng 17,9%; vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước tăng 23,3%; vốn ngoài quốc doanh tăng 25,7%; vốn FDI thực hiện tăng 25,9%. Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt 30% tuy chưa bằng tỷ lệ 30,9% của năm 1997 nhưng đã cao hơn tỷ lệ 29,7% của năm 1995 và tỷ lệ 29,2% của năm 1996. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cấp đã giảm từ 31% xuống còn 28,4%; chi trả nợ giảm từ 14% xuống còn 12,6% trong tổng chi NSNN. Nguyên nhân là do số chi NSNN cho đầu tư phát triển và trả nợ trong năm 2000 mặc dù có tăng so với năm 1999 (tương ứng tăng 2,8% và 3,8%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng chi NSNN nói chung (+15,4%). Nói đến nguồn vốn đầu tư trước hết phải nói đến nguồn vốn, lượng vốn huy động và quan trọng hơn là hiệu quả vốn đầu tư. Nguồn vốn bao gồm vốn nhà nước (từ nguồn ngân sách, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước trong đó có nguồn vốn viện trợ của nước ngoài và vốn ODA); nguồn vốn ngoài quốc doanh (doanh nghiệp và dân cư trực tiếp đầu tư); nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được thực hiện. Nguồn vốn nhà nước năm 2000 khá. Đóng góp lớn nhất vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng lên của tổng vốn là nguồn vốn nhà nước. Đây là nguồn vốn chiếm trên dưới 60% trong vài năm nay. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng 14,2% và chiếm 23,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội cao nhất trong trong các nguồn vốn. Nguồn vốn ODA được giải ngân năm 2000 tăng 2,5% so với 1999.



Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng 17,4% so với năm 1999. Nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh năm 2000 tăng tới 38% và chiếm 23,4% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 27,9% tuy chưa bằng tỷ lệ trong các năm từ 1993 đến 1997 nhưng đã cao hơn tỷ lệ của các năm 1998,1999.

Số liệu về vốn, cơ cấu các nguồn vốn tỷ lệ so với GDP và hệ số ICOR




1996

1997

1998

1999

2000

1.Tổng số vốn (tỷ đồng)

79.367

96.870

97.336

103.900

124.000

Vốn nhà nước

35.894

46.570

52.536

64.000

74.200

Vốn ngoài quốc doanh

20.773

20.000

20.500

21.000

29.000

Vốn ĐTTT nước ngoài

22.700

30.300

24.300

18.900

20.800

2. Cơ cấu vốn

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Vốn nhà nước

45,2

48,1

54,0

61,6

59,8

Vốn ngoài quốc doanh

26,2

20,6

21,1

20,2

23,4

Vốn ĐTTT nước ngoài

28,6

31,3

24,9

18,2

16,8

3. Tỷ lệ vốn/GDP

29,2

30,9

27,0

26,0

27,9

4.Hệ số ICOR (lần)

3,1

3,8

4,7

5,4

4,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2000

Theo số liệu tổng hợp của bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2000 đạt 2398 triệu USD tăng hơn 200 triệu USD so với năm 1999. Trong đó cấp mới 344 dự án với tổng số vốn đăng ký 1973 tỷ USD tăng 11% về số dự án và 26% về vốn đầu tư. Đặc biệt đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp khu chế xuất tăng mạnh (69% về số dự án và 77% về vốn đăng ký) là xu hướng rất đáng khích lệ phù hợp với chủ trương thúc đẩy sự phát triển của mô hình này của Nhà Nước ta. Theo giới chức quản lý, đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đầu tư quốc tế vào các nước ASEAN suy giảm và môi trường đầu tư ở nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, sự phục hồi bước đầu của đầu tư nước ngoài là dấu hiệu rất đáng khích lệ và là một phần hệ quả từ các tác động tích cực của các giải pháp thu hút đầu tư mà chính phủ đã thực thi trong những năm gần đây. Năm 2001 Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết chúng ta có một số dự án đầu tư nước ngoài gối đầu quy mô lớn như dự án kinh doanh dịch vụ điện thoại di động 250 triệu USD, 2 dự án điện Phú Mỹ 800 – 900 triệu USD, dự án chế biến nông nghiệp 150 triệu USD và một vài dự án đầu tư vào khu công nghiệp có tổng vốn khoảng 1 tỷ USD. Hai dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 và khí Nam Côn Sơn đã được cấp giấy phép sẽ được triển khai mạnh trong năm với số vốn thực hiện hơn 1 tỷ USD. Vì vậy nếu suôn sẻ thì tình hình đầu tư nước ngoài năm 2001 có nhiều khả quan và có thể sẽ mang lại một sự phục hồi thực sự. Những triển vọng đáng kể trong lĩnh vực đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo ra nguồn cầu chuyên chở hàng không lớn do trong nhu cầu nhập khẩu của các công ty nước ngoài có một bộ phận lớn là các phụ tùng thiết bị đòi hỏi thời gian chuyên chở nhanh. Đồng thời các doanh nghiệp này cũng có khối lượng hàng hoá xuất khẩu lớn là nguồn hàng cho ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng. Song cũng cần thấy rằng nền kinh tế nước ta vẫn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài như thị trường nhỏ, sức mua thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, cải cách hành chính tiến triển chậm, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu...



Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành kinh tế

Đơn vị:tỷ đồng




1998

1999

Tổng số

97336,1

103771,9

Nông nghiệp và lâm nghiệp

6148,6

6563,3

Thuỷ sản

1096,7

1170,7

Công nghiệp chế biến

14673,3

15662,8

Thương nghiệp

1309,6

1397,9

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

16330,1

17431,3

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2000

Các cuộc đi thăm của các vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta sang các nước trên thế giới và các cuộc đi thăm nước ta của các nguyên thủ quốc gia thứ trưởng, bộ trưởng ngoại giao các nước khá nhộn nhịp trong hai năm qua đã thể hiện rõ ràng thiện chí của Việt Nam với cộng đồng thế giới trong xu hướng hoà bình, hợp tác toàn diện, bình đẳng và cùng có lợi. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đầu tư, du lịch, vận tải, viễn thông, trao đổi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giáo dục và đào tạo, tranh thủ mọi trợ giúp của các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các cá nhân ủng hộ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.



Каталог: uploads -> Luan%20Van%20Mau
Luan%20Van%20Mau -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Luan%20Van%20Mau -> “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Việt Nam từ nay đến năm 2010”
Luan%20Van%20Mau -> MỤc lục lời mở đầu Chương I : Tình hình thu hút fdi,vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
Luan%20Van%20Mau -> LỜi mở ĐẦu n

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương