MỤc lục phần mở ĐẦU 4 I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạch 4 II. CĂN cứ pháp lý XÂy dựng quy hoạch 5


PHẦN I ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG



tải về 1.75 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.75 Mb.
#7820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

PHẦN I
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình


Quảng Nam thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Sê Kông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Quảng Nam 18 đơn vị hành chính, thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và 16 huyện. Trung tâm hành chính đặt tại thành phố Tam Kỳ. Diện tích tự nhiên 10.438,37 km2.

Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao phía Tây, vùng trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển phía Đông. Trong đó, diện tích vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên.


2. Đặc điểm kinh tế


Kinh tế Quảng Nam giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn đạt 11,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản. Năm 2000 cơ cấu kinh tế của tỉnh: Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 41,53%, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 25,31%, Dịch vụ chiếm 33,16%. Năm 2012 cơ cấu Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm chiếm 20,17%, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 40,91%, Dịch vụ chiếm 38,92%.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Nam luôn đạt mức cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. Vì vậy, Quảng Nam đang có thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.


3. Đặc điểm văn hóa - xã hội


Theo tài liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 2.4.2009 tỉnh Quảng Nam. Kết quả điều tra toàn bộ, tổng dân số toàn tỉnh là 1.422.319 người trong đó dân số đô thị là 263.898 người (19%), nông thôn là 1.158.421 (81%).

TT

Đơn vị hành chính

Dân số (người)

TT

Đơn vị hành chính

Dân số (người)

01

Thành phố Tam Kỳ

107.924

10

Huyện Phước Sơn

22.586

02

Thành phố Hội An

89.716

11

Huyện Hiệp Đức

38.001

03

Huyện Tây Giang

16.534

12

Huyện Thăng Bình

176.183

04

Huyện Đông Giang

23.428

13

Huyện Tiên Phước

68.877

05

Huyện Đại Lộc

145.935

14

Huyện Bắc Trà My

38.218

06

Huyện Điện Bàn

197.830

15

Huyện Nam Trà My

25.464

07

Huyện Duy Xuyên

120.948

16

Huyện Núi Thành

137.481

08

Huyện Quế Sơn

82.216

17

Huyện Phú Ninh

77.091

09

Huyện Nam Giang

22.417

18

Huyện Nông Sơn

31.470




Tổng cộng: 1.422.319 người

Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng 2,2%; dân tộc M’nông 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng 0,33%; dân tộc Cor 0,33%; dân tộc Hoa 0,08%; dân tộc Tày 0,03%; dân tộc Mường 0,02%; dân tộc Nùng 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,1%. Nền văn hoá Quảng Nam rất đa dạng và mang nhiều sắc thái.

Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, kiên cường trong đấu tranh cách mạng; sáng tạo, đổi mới trong phát triển KT-XH. Người dân Quảng Nam hiếu học, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KT-XH nhanh chóng trên địa bàn. Các thành tựu về KT-XH, An ninh - Quốc phòng, An sinh xã hội đã tạo thuận lợi cho phát triển Báo chí, xuất bản.


II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CỦA TỈNH

1. Bối cảnh chung trên thế giới, khu vực


Trong những năm qua, lĩnh vực báo chí, xuất bản trên thế giới có nhiều thay đổi về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện, công nghệ và cách thức thụ hưởng thông tin. Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm, loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh. Về cơ bản, nhu cầu thông tin của người dân được đáp ứng ngày càng cao.

Các cơ quan báo in giảm sút số lượng phát hành, một số cơ quan báo có số lượng phát hành hàng đầu thế giới cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Trong bối cảnh đó, một số báo nghiên cứu và áp dụng hình thức báo in trên vật liệu điện tử (Epaper), một số khác dừng hẳn việc phát hành ấn phẩm báo in, chuyển sang loại hình thông tin khác.

Phát thanh - Truyền hình phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đề xuất và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng tương tự sang công nghệ số, phương thức phát sóng vệ tinh, phát sóng qua mạng viễn thông phát triển mạnh; chất lượng chương trình tăng nhanh, nhiều chương trình phát chuẩn chất lượng cao (HD), một số phát thử nghiệm và có kế hoạch phát thử nghiệm công nghệ 3D.

TTĐT phát triển mạnh theo xu thế hội tụ. Số lượng trang TTĐT phát triển nhanh chóng, thông tin điện tử là một loại hình không thể thiếu của các tập đoàn truyền thông trên thế giới. TTĐT phát triển gắn liền với hình thức báo chí công dân (người dân tham gia viết báo), làm tăng tính đa chiều và tính thời sự của báo chí.

Xuất bản phẩm điện tử xuất hiện và phát triển mạnh, thay thế một phần xuất bản phẩm in. Các công nghệ in ngày càng được hoàn thiện, công nghệ in 3D ngày càng được nhiều đơn vị nghiên cứu quan tâm và triển khai thương mại hóa. Công tác phát hành điện tử phát triển cùng với sự phát triển của thương mại điện tử và hạ tầng thông tin.

2. Bối cảnh trong nước


Tính đến nay, Việt Nam có 812 cơ quan báo chí, 1.084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp.

Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 01 Đài của ngành (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC); 64 đài phát thanh và truyền hình địa phương; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình được truyền tải trên mạng Internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đối ngoại.

Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống tiền hình trả tiền ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Riêng 05 đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Mình, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền. Cả nước còn có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc. Các đài, nhất là đài địa phương, chủ yếu sử dụng công nghệ analog và đang từng bước thử nghiệm công nghệ số truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV).

Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, số sắp được cấp thẻ do hội đủ các điều kiện cần thiết lên tới hàng trăm người; có hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo sinh hoạt trong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo.

Thời gian qua, báo chí cả nước đã thực hiện đúng sự chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, toàn diện mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế và là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. Đáng chú ý là báo chí đã tuyên truyền sâu rộng về những sự kiện nổi bật, những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước như Hội nghị lần thứ 4,5,6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp thứ 3,4 Quốc hội khóa XIII, công tác xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhất là việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…

Báo chí cũng phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc tuyên truyền các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ; Tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nước ta với bạn bè quốc tế.

Báo chí cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện, đấu tranh với những hành vi tham nhũng lãng phí, những việc làm tiêu cực của một số cá nhân, tập thể trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng…, đấu tranh với những quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, thông tin trên báo chí trong năm qua cũng có những tồn tại cần khắc phục như một số cơ quan báo chí thực hiện không nghiêm túc các quy định về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép. Vi phạm này làm cho một số báo, tạp chí có nội dung giống nhau, sao chép, trùng lặp về thông tin, cách thức phản ánh thông tin; khi phản ánh thông tin về mặt trái, mặt yếu kém thường sa đà, giật gân câu khách, tự nhiên chủ nghĩa; Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là chương trình liên kết không được kiểm tra thẩm định gây dư luận không tốt cho xã hội. Không ít bài viết trên báo chí chính thống lại khai thác và sử dụng nguồn tin từ truyền thông xã hội nhưng không được kiểm chứng dẫn đến tình trạng thông tin sai sót, lệch lạc.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương