MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án



tải về 1.13 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.13 Mb.
#3007
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Bảng 9.2 - Diện tích sử dụng đất bồi vùng ven biển Kim Sơn

STT

Khu vực

Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích nuôi tôm

(ha)

Trồng cói + trồng rừng

(ha)

XD cơ sở hạ tầng

(ha)

Dân cư và CT công cộng

(ha)

1

Vùng Bình Minh 1

750

230










2

Vùng Bình Minh 2

1932

1045

230

392

265

3

Vùng Bình Minh 3

1450

1052

125

273

0

9.2.3. Sử dụng tài nguyên nước

Nước mặt tại vùng ven biển Kim Sơn bị nhiễm mặn nên nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp rất hạn chế, một mặt phải đưa dẫn nước từ các nơi chưa bị nhiễm mặn, mặt khác phải khoan nước ngầm.

Tuỳ theo tính chất và sử dụng nước có thể phân thành các nhóm như sau:


  • Nước sử dụng cho sinh hoạt

Mức sử dụng nước phụ thuộc vào các yếu tố: mức sống, trang thiết bị vệ sinh, điều kiện ăn ở, khí hậu, tập quán ăn uống, sinh hoạt…

Theo số liệu thống kê, nhu cầu nước sinh hoạt của huyện Kim Sơn như sau:



  • Nước sinh hoạt : 23,54 . 103 m3/ngày đêm

  • Nước sinh hoạt mùa lũ : 3,602 . 106 m3

  • Nước sinh hoạt mùa kiệt: 4,991 . 106 m3

  • Nước sinh hoạt cả năm : 8,593 . 106 m3



  • Nước sử dụng cho nông nghiệp

Nước sử dụng cho nông nghiệp phục vụ tưới cho cây trồng là lớn nhất, chiếm trên 90% tổng lượng nhu cầu sử dụng nước:

  • Lúa : Mức tưới cho vụ mùa là 6000 m3/ha, mức tưới cho vụ chiêm kể cả thau chua rửa mặn là 12000 m3/ha.

  • Cây màu: 3000 m3/ha

Ngoài lượng nước sử dụng do tưới trực tiếp tại mặt ruộng còn một lượng nước khá lớn tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo các công trình đầu mối, ước tính khoảng 35% lượng nước tưới. Do vậy lượng nước cần cấp ở đầu mối công trình phải tính đến cả lượng nước tổn thất này.

Tuy hệ thống thuỷ nông của huyện hiện nay khá dày đặc nhưng lượng nước tưới vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu dùng nước, nhất là vào mùa kiệt. Diện tích thiếu nước tưới do:



  • Nước tưới được lấy từ sông nơi chưa bị nhiễm mặn, đường nước dẫn đến dải ven biển quá dài, hơn nữa lại là nơi cuối cùng của đường dẫn nước, mặt khác kênh mương dẫn nước hầu hết chưa được bê tông hoá nên tổn thất nhiều.

  • Kênh mương dẫn nước lâu ngày vẫn chưa nạo vét, bị bồi lắng khá nghiêm trọng nên ảnh hưởng đến khả năng dẫn nước.

Bảng 9.3 - Nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp vùng ven biển Kim Sơn

Huyện

Mùa lũ

Mùa kiệt

Lượng nước mùa kiệt 106 m3

Lượng nước cả năm 106 m3

Vụ mùa

Vụ chiêm

Màu

Diện tích (ha)

Lượng nước (106m3)

Diện tích (ha)

Lượng nước (106m3)

Diện tích (ha)

Lượng nước (106m3)

Kim Sơn

11811

95,7

11846

142,2

1165

3,5

205,7

301,4

  • Nước sử dụng cho công nghiệp

Công nghiệp trong vùng chưa phát triển mạnh, lượng nước phục vụ cho công nghiệp tại đây chiếm khối lượng nhỏ, có thể ước tính khối lượng nước dùng cho công nghiệp theo hai cách sau:

  • Xác định lượng nước từ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Nhưng việc xác định theo phương thức này là rất khó vì không đủ số liệu

  • Xác định lượng nước sử dụng cho các ngành công nghiệp theo tốc độ phát triển, thực tế là xác định theo tổng lượng sản phẩm.

Kết quả tính toán như sau:

  • Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong ngày đêm: 7,06 . 103 m3

  • Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa lũ: 1,081 . 106 m3

  • Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa cạn: 1,497 . 106 m3

  • Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong cả năm: 2,578. 106 m3

9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật

Khai thác ven bờ:

Tổng diện tích bãi bồi ngoài đê Bình Minh II (cốt + 0) là 4099 ha. Trong đó diện tích ven đê Bình Minh nhân dân tự bỏ vốn ra đắp đầm nuôi trồng thủy sản là 821,4 ha. Hiện nay, tại vùng này chủ yếu nuôi trồng hải sản theo lối quảng canh tự nhiên (chiếm 90 -94 % diện tích nuôi) việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nuôi công nghiệp chưa có, sản phẩm thu được ở vùng này chủ yếu là: Cua rèm, tôm các loại, cá bớp và một số loại hải sản khác và cói chẻ khô vì vậy hạn chế về hiệu quả kinh tế. Giá trị thu được bình quân hàng năm là 14 tỷ đồng.. Rừng ngập mặn ở trong và ngoài đê bị chặt phá do đào đắp đất bờ, lấy củi làm mất nơi ở, nơi cung cáp thức ăn cho tôm cá. Gốc rễ của các cây thối rữa, bốc phèn, đáy đầm hình thành một lượng lớn H2S, NH4 và hàm lượng BOD tăng gấp 6 – 10 lần, cộng thêm nuôi trồng chưa đúng kỹ thuật: lượng thức ăn dư thừa lớn, lưu lượng trao đổi nguồn nước kém. Kết quả là sau 3 – 4 năm nuôi theo phương thức này, tôm, cua, cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm đầm nuôi làm giảm năng suất, nguồn lợi bị huỷ hoại nghiêm trọng

Kết hợp với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ven bờ, hàng năm nhà nước có đầu tư hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ ven biển. Cây trồng chủ yếu của vùng này là vẹt và sậy. Do là vùng đất mở vì vậy mỗi lần tiến hành quai đê lấn biển là một lần diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp lại. Tổng diện tích đất có thể trồng rừng ngập mặn được là 1700 ha. Hiện tại đã trồng được 620 ha ngoài vùng đầm tôm, với độ tuổi rừng là từ 1 - 5 tuổi.

Như vậy trong thời gian tới, vùng ven biển Kim Sơn phải xây dựng được mô hình nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp với một số loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, cua rèm, cá bớp. Tại vùng này cần xây dựng một trại ươm tôm, cá giống, đồng thời là trung tâm chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông dân qui mô nuôi trồng thủy sản 200 ha. Sản lượng hàng năm là 200 - 300 tấn.



Khai thác xa bờ: Khai thác hải sản xa bờ của Kim Sơn là một nghề truyền thống. Song do điều kiện kinh tế và cơ chế thay đổi mấy năm gần đây nghề này bị mai một.

Hiện tại việc đánh bắt xa bờ của Kim Sơn còn nhỏ bé chỉ có 2 hợp tác xã đánh cá với 4 tầu; công suất máy từ 130 - 260 CV, chủ yếu ở ngư trường từ Hải Phòng đến Nghệ An, sản lượng bình quân hàng năm 600 tấn các loại. Từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát triển thêm các hợp tác xã nông nghiệp để Kim Sơn có từ 10 - 25 tàu đánh cá, sản lượng khai thác từ 100 - 200 tấn/năm.

Có thể tóm lược tình hình khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật trong những năm vừa qua như sau:


  • Tài nguyên thực vật được sử dụng không toàn diện. Trên thực tế mới chỉ sử dụng chủ yếu với mục đích làm nhiên liệu ( gỗ,củi ) và thu nguyên liệu chế biến tanin phục vụ cho công nghiệp thuộc da, nhuộm lưới. Các dạng tài nguyên khác như dược liệu hầu như chưa được khai thác sử dụng, một số dạng như thức ăn gia súc, làm phân xanh sử dụng rất hạn chế.

  • Tài nguyên thực vật khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang) hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản) không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng.

Nói chung: Nguồn lợi sinh vật của vùng tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này dẫn đến tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt. Điều này đòi hỏi cần có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn.

Có thể rút ra một số nguyên nhân như sau:



  • Khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch cùng với sự nhạy cảm và biến động mạnh cả về điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội đã gây ra ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt làm mất khả năng phục hồi.

  • Diễn biến ở vùng cửa sông ven biển rất phức tạp, nhưng cho tới nay chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Những quy luật thành tạo bãi bồi của sông ven biển cũng chưa được xác định đúng đắn, do đó cho đến nay vẫn chưa có được mô hình khai thác ổn định và hiệu quả tài nguyên đất - nước – sinh vật tại bãi bồi.

  • Việc khai thác tài nguyên các bãi bồi ven biển cửa sông vẫn trong tình trạng phân tán, manh mún, tự phát. Khai thác chưa hợp lý, thiếu quy hoạch, thiếu kiến thức, thiếu vốn dẫn tới tình trạng lãng phí cạn kiệt tài nguyên

  • Một tác nhân không kém phần quan trọng là một số chủ trương chính sách đề ra cho dải ven biển còn chưa phù hợp nên đã hạn chế sự phát huy giá trị tài nguyên.

. CHƯƠNG 10

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ BÃI BỒI HUYỆN KIM SƠN

Trong chương 8 đã phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các loại hình tài nguyên vào phát triển kinh tế vùng bãi bồi huyện Kim Sơn. Trên cơ sở những phân tích và nhận xét đó, nội dung chương 9 sẽ bước đầu đưa ra những quan điểm, nguyên tắc định hướng, giải pháp khai thác hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn, và đề xuất phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi tại đây.

10.1. Những quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển cửa sông Kim Sơn

Hệ sinh thái cửa sông ven biển là một mắt xích quan trọng trong chu trình trao đổi chất khép kín. Bất cứ một tác động nào phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tối ưu của vùng, sử dụng đất đai và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trên từng điều kiện thành tạo đều dẫn tới hậu quả xấu: giồng cát di dộng, đất nhiễm mặn và nhanh chóng biến thành hoang hoá, nước triều và nước lũ không lưu thông sẽ gây thoái hoá rừng ngập mặn và giảm sút sản lượng thuỷ sản. Ngoài ra ven biển Kim Sơn là nơi chịu nhiều thiên tai: sóng to, gió lớn, bão, nước dâng do bão, và gió mùa đã tàn phá huỷ hoại các công trình dân sinh. Do đó phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới vừa là đòi hỏi cấp bách.

Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên cơ sở đảm bảo cho các tài nguyên tái tạo có điều kiện phục hồi duy trì sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái sử dụng hợp lý các tài nguyên không tái tạo, cải thiện được chất lượng môi trường sống của con người. Trên quan điểm sinh thái – môi trường, để khai thác hợp lý tài nguyên đất bãi bồi ven biển cần thiết phải tiến hành khai thác tổng hợp, có nghĩa là trong quá trình khai thác, không nên coi đất bãi bồi là một đơn vị độc lập mà phải coi nó là một bộ phận cấu thành của các hệ sinh thái cửa sông ven biển, khai thác phải đi đôi với bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng, nhất là rừng cây ngập mặn và các loài sinh vật ven bờ….Tiến hành nghiên cứu chi tiết theo những yếu tố thành tạo bãi bồi,đánh giá đặc điểm vật lý của đất, xác định loại hình khai thác thích hợp.

Khai thác tổng hợp có một ý nghĩa quan trọng trong vấn đề sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Một số quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên đất bồi ven biển Kim Sơn như sau:



  • Khai thác tổng hợp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội đang tác động. Đối với vùng ven biển Kim Sơn cần chú ý một số quy luật tác động sau: Quy luật tác động qua lại giữa sông và biển, quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi, quy luật kết hợp kinh tế với quốc phòng vừa sản xuất vừa bảo vệ tổ quốc, quy luật bồi đắp, tự phục hồi của hệ sinh thái vùng ven biển

  • Khai thác tổng hợp để sử dụng tốt hơn đầy đủ hơn các tiềm năng của mọi dạng tài nguyên. Tránh cách nhìn cục bộ, chỉ nghĩ đến hiệu quả trước mắt, chỉ nghĩ cho hoạt động của một ngành cụ thể nào đó.

  • Khai thác tổng hợp thể hiện ở sự phân tích đánh giá tình hình cũng như lựa chọn giải quyết sự việc trên cơ sở tư duy và xử lý hệ thống rất phức tạp, đan xen nhau.

10.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn

Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội và môi trường đã trình bày ở các phần trước có thể đưa ra một số nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển Kim Sơn như sau:



10.2.1. Những thuận lợi

  • Bãi bồi Kim Sơn có nhiều ưu thế để phát triển giao thông thuỷ, bộ cho phép mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước.

  • Nằm trong vùng đảm bảo ổn định về lương thực dải ven biển Bắc bộ có điều kiện tốt để phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn. Điều này liên quan tới tiềm năng to lớn về nuôi trồng, đánh bắt hải sản, kinh tế cảng, và các ngành công nghiệp phát triển một phần trên cơ sở nguồn nguyên liệu và thế mạnh về vị trí địa lý.

  • Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hằng năm cung cấp một lượng phù sa lớn, tạo ra các vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thuỷ sản.

  • Tài nguyên sinh vật phong phú, đó cũng là thế mạnh cho khai thác và nuôi trồng thuỷ - hải sản. Mặt khác khí hậu mùa hè dịu mát, nước biển không mặn lắm, bãi bồi thoải, có nhiều loài chim, cá quý hiếm có thể xây dựng thành các khu du lịch sinh thái.

  • Số lượng lao động trong tháp tuổi ngày càng hợp lý là một điểm mạnh của dải ven biển về nguồn lao động. Người dân ở đây đa dạng về ngành nghề, lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất, chống trọi với thiên nhiên. Mặt khác, do vị trí gần với các trung tâm phát triển nhất của miền Bắc, vùng ven biển Kim Sơn có điều kiện tiếp thu áp dụng những cái mới nhanh. Điều đó cho phép nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân, mở mang dân trí và tạo nguồn lao động chất lượng ngày càng cao.

- Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, tỉnh Ninh Bình có chủ trương chính sách đầu tư kịp thời phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp, thiết kế các công trình thủy lợi đảm bảo mức an toàn cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng bãi bồi như: nâng cấp đê Bình Minh 2, thiết kế đê Bình Minh 3, xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế….

Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng bãi bồi Kim Sơn vẫn gặp những khó khăn sau:



10.2.2.Những khó khăn :

  • Nằm trong nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc và các cơn bão. Đe doạ tới các hoạt động nông – ngư nghiệp và giao thông thuỷ

  • Lượng phù sa bồi đắp lớn kéo theo khả năng gây bồi lấp các luồng lạch ở cửa sông, gây khó khăn cho giao thông, hạn chế khả năng thoát lũ, hàng năm phải tốn kinh phí cho việc nạo vét luông lạch.

  • Lượng nước mặt khá dồi dào nhưng phân bố không đều theo thời gian.Mùa mưa, lượng mưa lớn gây ngập úng, còn mùa khô lại thiếu nước tưới, nước mặn có điều kiện xâm nhập vào sâu trong sông gây nhiễm mặn đất canh tác. Trữ lượng nước ngầm hạn chế, chất lượng không tốt.

  • Độ mặn thay đổi lớn giữa hai mùa mưa và khô, gây khó khăn trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản.

  • Thảm thực vật ngập mặn là sinh thái của các hệ sinh thái ven biển rất phong phú và là yếu tố quan trọng để bảo vệ đất bồi mới tuy nhiên tại đây chưa phát triển mạnh, diện tích không lớn lại đang bị phá huỷ trầm trọng.

  • Lực lượng sản xuất không đều. Mới được chú trọng phát triển, thiếu vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn.

10.3. Một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn

Theo kinh nghiệm khai thác và sử dụng đất bãi bồi ven biển của các địa phương khác trong vùng Bắc bộ cũng như trong nước, và các bài học thành công, thất bại của ông cha ta qua trên nghìn năm quai đê lần biển, khai khẩn đất đai vùng duyên hải, qua đánh giá những thuận lợi khó khăn về môi trường tự nhiên, xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn như sau:



1. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể cho sự khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất.

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên bãi bồi trong thời gian qua chưa hợp lý đã làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường.

Xuất phát từ đặc điểm của tài nguyên và hiện trạng khai thác, cần phải có những quy hoạch tổng thể và chi tiết, cụ thể đối với từng nơi,từng mục tiêu và phương hướng sản xuất để qua đó có biện pháp cụ thể tới từng tiểu vùng

Đối với các vùng nuôi trồng thuỷ hải sản ven bờ, phương hướng quy hoạch cần đảm bảo cho việc thực hiện một quy trình thâm canh và bán thâm canh có hiệu quả cao. Ngoài ra còn bảo vệ rừng ngập mặn, một điều kiện không thế thiếu để đảm bảo cho sự bền vững của quá trình nuôi trồng. Đồng thời phải làm cho bên ngoài và trên những bờ nuôi trông thuỷ hải sản có những đai rừng ngập mặn và rặng cây vừa cho thêm thu nhập cây lấy gỗ, củi và quan trọng hơn là giảm một cách có hiệu quả tác hại của sóng biển và gió bão..

Đối với vùng đất sản xuất nông nghiệp cần được quy hoạch theo hướng xây dựng thành những khu vực bảo hộ nông nghiệp tức là vùng có cơ sở vật chất hoàn chỉnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp.

Quy hoạch du lịch phải chú trọng đến việc hình thành được những tuyến điểm du lịch tổng hợp, vì dụ như hiện nay tỉnh Ninh Bình có kế hoạch mở tuyến du lịch: khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm, du lịch sinh thái biển, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.



2. Quai đê lấn biển phát triển tài nguyên đất

Công cuộc lấn biển của huyện Kim Sơn đã diễn ra hơn một nghìn năm, nhất là sau công trình lấn biển của Nguyễn Công Trứ (1828 – 1830), nhân dân tại đây đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Tại huyện Kim Sơn hiện đã có hai tuyến đê Bình Minh 1 và 2 trong đó tuyến đê Bình Minh 2 đã được đầu tư nâng cấp, tới thời điểm này công trình đã gần hoàn thiện, đảm bảo an toàn cho dân sinh kinh tế bên trong đê. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đê Bình Minh 3 dài 15,6 km trên cơ sở bãi bồi tại đây đủ cao trình và đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản bên ngoài đê Bình Minh 2.

Về giải pháp thiết kế đê Bình Minh 3 đã được trình bày chi tiết trong những chương trên.

3. Phát triển giao thông


  1. Giao thông thuỷ

Cửa sông Đáy biến động phức tạp và không ổn định. Dải ven biển là rìa đồng bằng tích tụ có địa hình thấp và rất bằng phẳng, có nhiều bãi triều rộng và nối tiếp nhau, quá trình bồi lắng tích tụ mạnh không ổn định, gây khó khăn cho việc xây dựng cầu tầu bến cảng…Trục lòng dẫn luôn dịch chuyển theo chu kỳ phát triển bãi chắn cửa sông, mức nước các luồng thường chỉ đạt 2 – 3m. Vì vậy xét về điều kiện tự nhiên khu vực này không nên xây dựng các cảng lớn vì phải thường xuyên nạo vét tu bổ.

  1. Giao thông đường bộ

Hiện nay huyện Kim Sơn đã đầu tư mở rộn tuyến đường Cà Mâu dài hơn 20 km nối thị trấn Bình Minh và thị trấn Phát Diệm cũng như với trung tâm tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng tuyến đường nối với đê Bình Minh 2. Nói chung giao thông trong huỵên rất thuận lợi cho công tác vận chuyển giao lưu buôn bán với các khu vực khác cũng như với trung tâm kinh tế của tỉnh.

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Kim Sơn trước đây còn nghèo nàn chất lượng không cao. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, tỉnh đã có những chính sách đầu tư phát triển hệ thống kênh mương, xây dựng các cống lấy nước, nâng cấp đê điều tại đây. Để có thể khai thác hết tiếm năng của vùng cần phải có những quy hoạch chi tiết và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, toàn diện. Yêu cầu của công tác này là:



  • Nâng cấp đường giao thông nông thôn liên xã, liên huyện liên tỉnh, hình thành mạng lưới giao thông vùng kinh tế biển hoàn chỉnh.

  • Nâng cấp các tuyến đê, cải tạo hệ thống cống dưới đê đảm bảo chống lũ, nước dâng, thau chua, rửa mặn, cung cấp nước ngọt cho nhân dân.

  • Xây dựng dự án quy hoạch thiết kế và đầu tư xây dựng cơ bản các công trình phúc lợi công cộng: trạm y tế, trường học…và nhà ở phù hợp với khí hậu vùng biển.

  • Quy hoạch nâng cấp và xây dựng hệ thống điện cao, hạ áp.

  • Nâng cấp ngành bưu chính viễn thông để từng bước đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cho người dân và đó cũng là cơ sở tạo đà cho những bước phát triển nhảy vọt trong thời gian tới của vùng.

  • Hình thành những khu kinh tế phát triển trung tâm của nông thôn: xây dựng khu kinh tế kiểu mẫu.

5. Về vấn đề chính sách, nhân lực và tổ chức thực hiện

  • Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức kinh doanh khai thác các dạng tài nguyên, nhất là các dự án sản xuất và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế, giảm thuế theo niên hạn kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp hoặc cho vay vốn.

- Tăng cường nâng cao hiệu quả của nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến khoa học công nghệ

  • Tăng cường đầu tư nghiên cứu nhằm có những hiểu biết sâu sắc, nắm bắt được quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông, chu trình sinh học của các hệ sinh thái ven biển.

10.4. Đề xuất một số mô hình khai thác sử dụng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn

Một mô hình khai thác hợp lý ngoài việc lợi dụng triệt để những điều kiện tự nhiên phù hợp với đối tượng sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái còn cần phải thoả mãn được yêu cầu của thị trường “ cung và cầu ”. Đối với khu vực bãi bồi huyện Kim Sơn, một số mô hình được đề xuất như sau:



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương