MỤc lục lời nói đầu


Phụ lục TÌM HIỂU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH NIÊN HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG



tải về 1.33 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.33 Mb.
#2492
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Phụ lục

TÌM HIỂU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH NIÊN HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG


1


Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” vào thời gian nào? Nội dung chính của Cuộc vận động?

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” vào năm 1998 với ba nội dung chính:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu về biên giới, hải đảo để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Kêu gọi mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi hãy dành dụm tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt, quyên góp ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho đồng bào chiến sĩ, thanh thiếu nhi đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo.

- Các cấp bộ Đoàn tổ chức và duy trì có hiệu quả hoạt động giao lưu kết nghĩa và đăng ký các công trình phần việc thanh niên góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.



Đến nay, qua 15 năm hoạt động, các nội dung của Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” đã được các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên với các nội dung hình thức phong phú sinh động phù hợp với tính thời sự của từng giai đoạn lịch sử. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2007 - 2012, Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” có bước phát triển, góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về lãnh thổ và chủ quyền của Tổ quốc, tiêu biểu như các hoạt động: Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển, Xuân biên giới - Tết hải đảo, Mái ấm biên cương, Nốt nhạc biên cương... đồng thời xác định nhiệm kỳ 2012 - 2017 tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” .

2


Bạn có biết thông tin về chương trình “Góp đá xây Trường sa” do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phát động? Mục đích, ý nghĩa của chương trình?

Chương trình "Góp đá xây Trường Sa" là chương trình được xuất phát từ kết quả của việc bạn sinh viên Nguyễn Phan Hà Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM khi được Trung ương Đoàn lựa chọn tham gia hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2011 đã mang theo một nắm đất liền ra đảo để góp phần làm cho đảo bớt nhỏ trước biển. Câu chuyện nhiều cảm xúc và đầy ý nghĩa này là một gợi ý cho Báo Tuổi trẻ, sau khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn - Báo Tuổi trẻ đã phát động chương trình "Góp đá xây Trường Sa". Chương trình không chỉ tác động trong phạm vi của Đoàn TN mà lan tỏa ra xã hội. Đến nay, chương trình đã nhận được sự đóng góp của hàng chục vạn tập thể, cá nhân, mà trong số họ, có những người đi bán ve chai, những em học sinh nhỏ nhịn ăn sáng, có thanh niên công nhân để dành phần tiền tăng ca, hoặc cụ già trước khi "quy tiên" đã dặn con cháu sử dụng tiền phúng điếu "làm việc nước"... Tính đến tháng 3/2013, chương trình "Góp đá xây Trường Sa" đã nhận được hơn 50 tỉ đồng đóng góp, cho thấy tình cảm, trách nhiệm, sự tự nguyện của thanh niên, nhân dân trước các vấn đề biển đảo... là vô cùng to lớn.

3


Bạn cho biết thông tin về chương trình “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi” do báo Thanh Niên phát động? Mục đích, ý nghĩa của chương trình?

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh ngư dân trong mùa mưa bão; mặt khác, cũng có các trường hợp ngư dân trẻ mất tàu, mất ngư cụ, trang thiết bị, hải sản vừa đánh bắt… khi bị uy hiếp bởi tàu nước ngoài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Trong những rủi ro ấy, đã có gia đình ngư dân bị khánh kiệt, mất nhà cửa, con cái không được đi học…

Đây chính là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi lực lượng ngư dân trẻ, ngoài việc làm ăn sinh sống, còn là lực lượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Cụ thể hóa các kế hoạch công tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN VN trong Năm Thanh niên 2011, để có hành động thiết thực giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân trẻ khi gặp hoạn nạn và tiếp sức cho họ yên tâm bám biển, được sự đồng ý của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, ngày 23/6/2011, Báo Thanh Niên chính thức phát động chương trình “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi”.

Chương trình nhằm: hỗ trợ ngư dân trẻ các loại phương tiện, máy móc, ngư cụ đã bị tổn thất do gặp thiên tai hoặc do gặp sự xâm phạm trên biển; giúp đỡ trang thiết bị thông dụng trên tàu để có thể liên lạc với đất liền và liên lạc để hỗ trợ, ứng cứu cho nhau; hỗ trợ cho con em gia đình ngư dân trẻ hoàn cảnh quá khó khăn được đến trường; hỗ trợ giáo viên và thầy thuốc trẻ tình nguyện phục vụ đảo xa; giúp đỡ kịp thời cho gia đình một số trường hợp ngư dân trẻ bị thương vong, mất tích khi bám ngư trường; góp phần hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho lực lượng kiểm ngư làm nhiệm vụ trên biển.



4


Bạn cho biết về mục tiêu xây dựng đảo thanh niên, kể tên và quá trình thành lập những đảo thanh niên hiện nay mà bạn biết?

Mục tiêu xây dựng đảo thanh niên là phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ, trực tiếp là Thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo định cư lâu dài, ổn định để hình thành một đơn vị hành chính mới, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển quốc gia, gắn với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua đó, giáo dục tinh thần lao động, ý chí vượt khó; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong những năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ và đảo Thanh niên Cồn Cỏ.

- Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ: Bạch Long Vĩ có diện tích khoảng 2,7 km2 khi thủy triều cao và 3,2 km2 khi thủy triều thấp, nằm giữa ngư trường vịnh Bắc Bộ, là đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ, cách Hải Phòng 133 km và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Năm 1957, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Cuối năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, toàn bộ ngư dân được di chuyển vào đất liền, từ đó chỉ còn lực lượng vũ trang trên đảo. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Thành ủy thành phố Hải Phòng, ngày 26/2/1993 Thành đoàn Hải Phòng đã tổ chức Đội thanh niên xung phong với 62 đội viên ra lập nghiệp tại đảo, xây dựng quê hương mới, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Để góp phần cùng quân dân huyện đảo Bạch Long Vĩ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội kết hợp bảo vệ quốc phòng an ninh, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảo của Đoàn Thanh niên cộng sản Cu Ba, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề xuất sáng kiến phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng xây dựng đảo Bạch Long Vĩ thành Đảo Thanh niên. Dự án xây dựng Đảo Thanh niên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 3110/VPCP-NC ngày 12/8/1998.

- Đảo Thanh niên Cồn Cỏ: Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh, Quảng Trị 27 km về phía Đông, cách cảng Cửa Việt 30 km, diện tích khoảng 2,3 km2. Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế biển ở khu vực cửa vịnh Bắc Bộ. Chính vì vậy trong phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảo Cồn Cỏ được sử dụng làm một điểm đóng cửa vịnh và được hưởng 50% hiệu lực. Trong tương lai, Cồn Cỏ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Xuất phát từ vị trí quan trọng của đảo trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, năm 2001, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đồng trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên.

- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang lập đề án thí điểm xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020. Bao gồm: Tiếp tục xây dựng Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng; Đảo Thanh niên Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và xây dựng mới Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh, Đảo Hòn Chuối, tỉnh cà Mau và Đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.



5


Bạn cho biết thông tin về “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, chủ đề của “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” từ năm 2009 đến nay là gì?

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Kết luận số 156KL/TWĐTN ngày 15/01/2009 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về một số giải pháp đẩy mạnh Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” giai đoạn 2008 - 2012; Biên bản ghi nhớ giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân về việc phối hợp hoạt động giai đoạn 2008 - 2012.

Với chủ đề “Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo”, Hành trình đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước vì Trường Sa thân yêu; thể hiện tinh thần yêu nước và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tham gia ủng hộ, giúp đỡ xây dựng các điểm đảo, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” là dịp để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Đồng thời, động viên, cổ vũ quân và dân làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong quá trình diễn ra Hành trình, các đại biểu sẽ được phân thành các Trung đội, cùng tổ chức và tham gia các hoạt động trên tàu và tại các điểm đảo, Nhà giàn DK1, được thăm, tặng quà và tìm hiểu cuộc sống và giao lưu với quân và dân trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, được tham gia các cuộc thi ảnh, thi kỹ năng, sáng tác văn, thơ, các bài hát, các hoạt động văn hóa văn nghệ… nhằm phát huy năng khiếu của các cá nhân, tập thể trên tàu; tham gia viết nhật ký “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”; tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, xem phim tư liệu, phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của tàu nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng và Công ước Luật Biển quốc tế.



TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


  1. Lê Đức An, 2008, Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

  2. Ban chấp hành TW Đảng, 2008, Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW khóa X về ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

  3. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), 2006, Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

  4. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), 2012, Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

  5. Nguyễn Chu Hồi, 2005, Giáo trình Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

  6. Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), 2007, Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành thủy sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Hà Nội.

  7. Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), 2007, Chính sách ngành thủy sản Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

  8. Lê Quý Quỳnh (Chủ biên), 2012, Các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  9. Liên Hợp quốc, 1982, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

  10. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2003, Luật Thủy sản, Hà Nội.

  11. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2008, Luật Dầu khí (sửa đổi), Hà Nội.

  12. Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, 2012, Luật Biển Việt Nam, Hà Nội.

  13. Trần Công Trục (Chủ biên), 2011, Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

  14. Đào Mạnh Sơn, Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi, Nguyễn Viết Nghĩa, Bách Văn Hạnh, Mai Công Nhuận, 2005, Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

  15. Lê Đức Tố và nhóm nghiên cứu, 2005, Quản lý biển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

  1. Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ, 2010, Chính sách biển quốc gia (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội.

  2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2009, Biển Đông: tập I, II, III, IV. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.





Chịu trách nhiệm xuất bản

Nguyễn Thị Thu Hà

Giám đốc - Tổng Biên tập



Biên tập: Lê Đắc Quang

Nguyễn Thị Lê

Hà Duy Biển

Trình bày mỹ thuật: Nguyễn Tuấn Đạt

Sửa bản in: Nguyễn Thị Lê

Trình bày bìa: Họa sỹ Trần Hồng Minh
Nhµ xuÊt b¶n th«ng tin vµ truyÒn th«ng

Website: www.nxbthongtintruyenthong.vn



Trô së chÝnh: Số 9/90 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

§T Biªn tËp: 04.35772141 §T Ph¸t hµnh: 04.35772138

Fax: 04.35579858 E-mail: nxb.tttt@mic.gov.vn

Website: nxbthongtintruyenthong.vn



Chi nh¸nh TP. Hå ChÝ Minh: 8A §­ưêng D2, phư­êng 25, QuËn B×nh Th¹nh, TP. Hå ChÝ Minh

§iÖn tho¹i: 08.35127750, 35127751 Fax: 08.35127751

E-mail: cnsg.nxbtttt@mic.gov.vn

Chi nh¸nh TP. §µ N½ng: 42 TrÇn Quèc To¶n, quËn H¶i Ch©u, TP. §µ N½ng

§iÖn tho¹i: 0511.3897467 Fax: 0511.3843359

E-mail: cndn.nxbtttt@mic.gov.vn


In 5.000 b¶n, khæ 14,5  20,5 cm t¹i C«ng ty TNHH In vµ DVTM Phó ThÞnh

Sè ®¨ng ký kÕ ho¹ch xuÊt b¶n: 102-2013/CXB/8-04/TTTT

Sè quyÕt ®Þnh xuất bản: 209/Q§-NXB TTTT ngµy 16/8/2013



In xong vµ nép l­u chiÓu quý III n¨m 2013 M· sè: KK 41 HM 13

1() Theo http://nghiencuubiendong.vn

1() Đào Mạnh Sơn, Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi, Nguyễn Viết Nghĩa, Bách Văn Hạnh, Mai Công Nhuận: Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương