MỤc lục lời nói đầu



tải về 1.33 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.33 Mb.
#2492
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là nhóm Lưỡi Liềm ở phía tây và nhóm An Vĩnh ở phía đông.

1. Nhóm Lưỡi Liềm: Nhóm đảo này có hình cánh cung hay lưỡi liềm, nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và các bãi ngầm, mỏm đá.

- Đảo Đá Bắc có tọa độ địa lý 17006 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông.

- Đảo Hoàng Sa nằm ở tọa độ 16032 vĩ độ Bắc và 111036,7 kinh độ Đông, có hình bầu dục, độ cao khoảng 9m, diện tích khoảng 0,5 km2, dài khoảng 950m, rộng khoảng 650m, có vòng san hô bao quanh. Tuy không phải là đảo lớn nhất nhưng Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trên đảo Hoàng Sa từng có bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française - Royaune d’An Nam - Arehipel des Paracels - 1816 - Ile de pattle 1938 (Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938). Ngoài ra, trên đảo còn có Miếu Bà, một số ngôi mộ của binh lính ra canh đảo bị chết tại đây.

Đảo Hữu Nhật nằm về phía nam và cách đảo Hoàng Sa 3 hải lý, ở tọa độ 16030,3 vĩ độ Bắc và 111035,3 kinh độ Đông, dáng đảo hình tròn, đường kính 800m, độ cao 8m, diện tích 0,6 km2, có vòng đai san hô bao ngoài, giữa là vùng biển lặng.

- Đảo Duy Mộng nằm về phía đông nam đảo Hữu Nhật và phía đông bắc đảo Quang Hòa ở tọa độ 16027,6 vĩ độ Bắc và 111044,4 kinh độ Đông, do san hô cấu tạo thành, bãi san hô nằm xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4 m, có hình bầu dục, diện tích 0,5 km2.

- Đảo Quang Hòa nằm ở tọa độ 16026,9 vĩ độ Bắc và 111042,7 kinh độ Đông, do san hô cấu tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm, diện tích gần 0,5 km2, trên đảo có nhiều cây cối, xung quanh đảo là một bãi san hô màu vàng nhạt, nhô ra rất xa đảo, nối với một số đảo nhỏ khác thành đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây.

Nằm ở tọa độ 16027 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông do san hô cấu tạo thành, độ cao 6 m. Chung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể thả neo gần đảo mà phải neo ở ngoài khơi, muốn vào phải sử dụng thuyền nhỏ. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7 km2.

- Đảo Bạch Quy nằm ở tọa độ 16003,5 vĩ độ Bắc và 111046,9 kinh độ Đông, với độ cao 15m thì đây là đảo có độ cao lớn nhất trên quần đảo Hoàng Sa.

- Đảo Tri Tôn nằm ở tọa độ 15047,2 vĩ độ Bắc và 111011,8 kinh độ Đông, nằm ở gần bờ biển Việt Nam nhất, có nhiều hải sâm, ba ba. San hô ở đây phát triển mạnh và đa dạng.

Ngoài ra, nhóm Lưỡi Liềm còn có một số đảo nhỏ, mỏm đá và bãi như: Đảo Ốc Hoa, đảo Ba Ba, đảo Lưỡi Liềm, đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Chim Én, bãi Xà Cừ, bãi Ngự Bình, bãi ngầm Ốc Tai Voi...



2. Nhóm An Vĩnh

Nằm ở phía đông, bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá.

- Đảo Phú Lâm nằm ở tọa độ 16050,2 vĩ độ Bắc và 112020 kinh độ Đông, là đảo quan trọng nhất của cụm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa. Đảo có chiều dài 1,7 km, chiều ngang 1,2 km.

- Đảo Linh Côn có tọa độ 16040,3 vĩ độ Bắc và 112043,6 kinh độ Đông, cao khoảng 8,5 m, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam đến 15 hải lý.

- Đảo Cây nằm ở tọa độ 16059 vĩ độ Bắc và 112015,9 kinh độ Đông.

- Đảo Trung (còn gọi là đảo Giữa) nằm ở tọa độ 16057,6 vĩ độ Bắc và 112019,1 kinh độ Đông.

- Đảo Bắc nằm ở tọa độ 16058 vĩ độ Bắc và 112018,3 kinh độ Đông.

- Đảo Nam nằm ở tọa độ 16057,0 vĩ độ Bắc và 112019,7 kinh độ Đông.

- Đảo Đá nằm ở tọa độ 16050,9 vĩ độ Bắc và 112020,5 kinh độ Đông, diện tích 0,4 km2.

Ngoài ra, nhóm An Vĩnh còn có nhiều mỏm đá, cồn cát và bãi như: Đá Trương Nghĩa, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, đá Bông Bay, bãi Bình Sơn, bãi Đèn Pha, bãi Châu Nhai, cồn Cát Tây, cồn Cát Nam, Hòn Tháp, bãi cạn Gò Nổi, bãi Thủy Tề, bãi Quang Nghĩa.



DANH SÁCH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
CÁC ĐẢO, ĐÁ, BÃI Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

STT

Tên gọi

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đảo Đá Bắc

17006,0

111030,8

2

Đảo Hoàng Sa

16032,0

111036,7

3

Đảo Hữu Nhật

16030,3

111035,3

4

Đảo Duy Mộng

16027,6

111044,4

5

Đảo Quang Hòa

16026,9

111042,7

6

Đảo Quang Ảnh

16027,0

111030,8

7

Đảo Bạch Quy

16003,5

111046,9

8

Đảo Tri Tôn

15047,2

111011,8

9

Bãi ngầm Ốc Tai voi

15044,0

112014,1

10

Đảo Ốc Hoa

16034,0

111040,0

11

Đảo Ba Ba

16033,8

111041,5

12

Đảo Lư­ỡi Liềm

16030,5

111046,2

13

Đá Hải Sâm

16028,0

111035,5

14

Đá Lồi

16015,0

111041,0

15

Đá Chim Én

16020,8

112002,6

16

Bãi Xà Cừ

16034,9

111042,9

17

Bãi Ngự Bình

16027,5

111039,0

18

Đào Phú Lâm

160 50,2

112020,0

19

Đảo Linh Côn

16040,3

112043 ,6

20

Đảo Cây

16059,0

112015,9

21

Đảo Trung

16057,6

112019,1

22

Đảo Bắc

160 58,0

11201 8,3

23

Đảo Nam

160 57,0

1120 19,7

24

Đảo Đá

16050,9

112020,5

25

Đá Tr­ương Nghĩa

16058,6

112015,4

26

Đá Sơn Kỳ

16034,6

111041,0

27

Đá Trà Tây

16032,8

111042,8

28

Đá Bông Bay

16002,0

112030,0

29

Bãi Bình Sơn

16046,6

112013,2

30

Bãi Đèn Pha

16032,0

111036,9

31

Bãi Châu Nhai

16019,3

112025,4

32

Cồn Cát Tây

16058,9

112012,3

33

Cồn Cát Nam

16055,6

112020,5

34

Hòn Tháp

16034,8

112038,6

35

Bãi cạn Gò Nổi

16049,7

112053,4

36

Bãi Thủy Tề

16032,0

112039,9

37

Bãi Quang Nghĩa

16019,4

112041,1



8


Những nét chính về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Trường Sa?

Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6030’ Bắc đến 12000’ Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111030’ Đông đến 117020’ Đông. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng gần 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 - 5m. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2). Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.

Trên đảo Trường Sa và Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng Công ty Bảo đảm hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, đảo An Bang, đảo Đá Tây.

Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại. Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 - 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông, đảo Trường Sa. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền. Khí hậu ở quần đảo Trường Sa có thể chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2.500 mm. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biến, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.

9


Những nhóm đảo chính của quần đảo Trường Sa?


Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2).

1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. Hai hòn đảo (Song Tử Đông và Song Tử Tây) nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận). Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón, vòng quanh hai đảo này về phía đông và nam chừng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song Tử Đông có hình dáng hơi tròn, diện tích 12,7 ha, dài 900 m, rộng 250 m, cao độ 3 m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối. Song Tử Tây hình lưỡi liềm, nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700 m, rộng 300 m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra-đa thời Việt Nam Cộng hòa.



2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá (Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo).

Đảo Thị Tứ hình bầu dục, rộng 550 m, dài 700 m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có các loại cây: mù u, bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Quanh đảo có nhiều bãi đá ngầm và rong biển.



3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can (hay An Nhơn) đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. Đảo hình tròn, đường kính 300 m, cao khoảng 2 m, trên đảo có nhiều cây lớn. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên phong cảnh đẹp, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.

4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ.

Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo, lớn thứ hai sau đảo Ba Bình, ở phía Nam của nhóm đảo, hình chữ C, dài khoảng 700 m, rộng 250 m, cao khoảng gần 5 m. Trên đảo có nhiều loại cây và nhiều giống cây cỏ có gai vùng nhiệt đới. Quanh đảo có vòng san hô và bãi đá ngầm.

Đảo Sơn Ca có hình giống chữ C, dài 391 m, rộng 156 m, cao 3 m.

Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút.

Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km.

5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.

6. Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh (Hòn Sập) và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía bắc. Nhóm đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, song lại có mùi tanh của san hô.

7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa, gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau.

An Bang là đảo duy nhất giống như một cái túi, đáy nằm ở phía đông và miệng thắt lại ở phía tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m lúc nước ròng.



8. Nhóm đảo Bình Nguyên nằm ở phía đông gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, cồn san hô Giắc-xơn, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580 m, cao khoảng 2 m. Đảo Bình Nguyên thấp hơn, hẹp bề ngang.

DANH SÁCH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ


CÁC ĐẢO, ĐÁ, BÃI CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

STT

Tên gọi

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đá Bắc

11028,0

114023,6

2

Đảo Song Tử Đông

11027,4

114021,3

3

Đảo Song Tử Tây

11025,9

114019,8

4

Đá Nam

11023,3

1140 17,9

5

Bãi Đinh Ba

11030,1

114038,8

6

Bãi Núi Cầu

11021,0

1140 33,7

7

Đá Vĩnh Hảo

11005,6

114022,5

8

Đá Tri Lễ

11004,5

114015,4

9

Đá Hoài Ân

11003,7

114013,3

10

Đá Trâm Đức

11003,5

114019,4

11

Đảo Thị Tứ

11003,2

114017,1

12

Đá Cái Vung

11002,0

114010,5

13

Đá An Lão

11009,1

114047,9

14

Bãi Đường

11001,3

114041,8

15

Đảo Bến Lạc

11004,7

115001,2

16

Đèn biển Song Tử Tây

11025,7

114019,8

17

Đá Đền Cây Cỏ

10015,4

113036,6

18

Đá Lớn

10003,7

113051,1

19

Đá Xu Bi

10055,1

114004,8

20

Bãi Loại Ta Nam

10042,1

114019,7

21

Đảo Loại Ta Tây

10043,5

114021,0

22

Đảo Loại Ta

10040,1

114025,4

23

Đá Sa Huỳnh

10040,7

114 27,6

24

Đá An Nhơn Nam

10041,4

114029,7

25

Đá An Nhơn

10042,8

114031,9

26

Đá An Nhơn Bắc

10046,4

114035,4

27

Đá Cá Nhám

10052,8

114055,3

28

Đá Tân Châu

10051,5

114052,5

29

Đá Ga Ven

10012,7

114013,4

30

Đá Lạc

10009,9

114015,1

31

Đảo Nam Yết

10010,9

114021,6

32

Đảo Ba Bình

10022,8

114021,8

33

Đá Bàn Than

10023,3

114024,7

34

Đảo Sơn Ca

10 22,6

114028,7

35

Đá Núi Thị

10024,7

114035,2

36

Đá Én Đất

10021,3

114041,8

37

Đá Nhỏ

10001,5

114001,4

38

Đá Long Hải

10011,5

115018,0

39

Đá Lục Giang

10015,2

115022,1

40

Đảo Bình Nguyên

10049,2

115049,8

41

Đảo Vĩnh Viễn

10044,2

115048,5

42

Cụm Hải Sâm

10029,8

115045,7

43

Đá Hoa

10032,0

115044,1

44

Đá Triêm Đức

10032,1

115047,7

45

Đá Ninh Cơ

10029,9

115042,6

46

Đá Hội Đức

10027,7

114043,9

47

Đá Định Tường

10027,5

115047,2

49

Đá Hợp Kim

10048,5

116005,5

50

Đá Ba Cờ

10043,0

116010,0

51

Đá Khúc Giác

10037,1

116010,3

52

Đá Trung Lễ

10057,9

116025,3

53

Đá Mỏ Vịt

10053,7

116026,3

54

Đá Cỏ My

10047,3

116041,3

55

Đá Gò Già

10048,6

116051,5

57

Đá Chà Và

10032,8

116056,2

58

Đá Tây Nam

10018,8

116029,7

59

Đá Phật Tự

10007,1

116008,8

60

Bãi Hải Yến

10035,2

116059,9

61

Đá Chữ Thập

09039,8

112059,0

62

Đá Núi Mon

09012,7

113039,9

63

Đá Cô Lin

09046,4

114015,2

64

Đá Gạc Ma

09043,2

114016,6

65

Đá Tam Trung

09050,2

114016,1

66

Đá Nghĩa Hành

09051,3

114016,6

67

Đá Sơn Hà

09052,9

114018,2

68

Đảo Sinh Tồn

09053,2

114019,7

69

Đá Nhạn Gia

09053,9

114020,6

70

Đá Bình Khê

09054,0

114023,1

71

Đá Ken Nan

09053,7

114025,6

72

Đá Văn Nguyên

09050,1

114027,3

73

Đá Phúc Sỹ

09048,0

114023,8

74

Đá Len Đao

09046,8

114022,2

75

Đá Trà Khúc

09041,5

114021,3

76

Đá Ninh Hòa

09051,1

114029,2

77

Đá Vị Khê

09051,7

114033,0

78

Đá Bia

09052,2

114030,5

79

Đá Tư Nghĩa

09055,1

114030,9

80

Đảo Sinh Tồn Đông

09054,3

114033,7

81

Đá An Bình

09054,5

114035,7

82

Đá Bình Sơn

09056,2

114031,2

83

Đá Bãi Khung

09058,0

114033,7

84

Đá Đức Hòa

09058,8

114035,3

85

Đá Ba Đầu

09059,3

114039,0

86

Đá Suối Ngọc

09022,9

115026,5

87

Đá Vành Khăn

09054,3

115032,3

88

Bãi Cò Mây

09044,5

115052,0

89

Bãi Suối Ngà

09019,1

11056,2

90

Đá Long Điền

09036,3

116010,3

91

Bãi Sa Bin

09044,7

116030,0

92

Bãi Phù Mỹ

09010,1

116028,1

93

Bãi Đồi Mồi

09002,3

116040,2

94

Bãi Cái Mép

09027,2

116055,6

95

Đá Bồ Đề

09031,4

116023,2

96

Đá Lát

08040,7

111040,2

97

Đảo Trường Sa

080 38,8

111055,1

98

Bãi Đá Tây

08051,5

112013,1

99

Đảo Trường Sa Đông

08056,1

112020,9

100

Bãi ngầm Chim Biển

08009,0

111058,0

101

Bãi ngầm Mỹ Hải

08033,6

111028,0

102

Cảng biển Trường Sa Lớn

08038,6

111055,0

103

Đèn biển Đá Lát

08040,0

111039,8

104

Đèn biển Đá Tây

08050,7

112011,7

105

Đá Đông

08049,7

112035,8

106

Đá Châu Viên

08051,9

112050,1

107

Bãi đá Thuyền Chài

08011,0

113018,6

108

Đảo Phan Vinh

08058,1

113041,9

109

Bãi đá Tốc Tan

08048,7

113059,0

110

Đá Kỳ Vân

08000,5

113055,0

111

Đá Núi Le

08042,6

114011,1

112

Đá Tiên Nữ

08051,3

114039,3

113

Đá Én Ca

08005,6

114008,3

114

Đá Sâu

08007,0

114034,4

115

Đá Gia Hội

08010,5

114042,7

116

Đá Gia Phú

08007,4

114048,3

117

Đá Công Đo

08021,5

115013,4

118

Bãi ngầm Ngũ Phụng

08027,0

115009,6

119

Đèn biển Tiên Nữ

08052,0

114039,0

120

Bãi Trăng Khuyết

08053,7

116017,1

121

Bãi ngầm Tam Thanh

08030,5

115032,0

122

Bãi ngầm Khánh Hội

08029,0

115056,0

123

Đảo An Bang

07053,8

112055,1

124

Đá Suối Cát

07038,6

113048,5

125

Đá Kiệu Ngựa

07039,0

113056,8

126

Đá Hoa Lau

07024,1

113050,2

127

Đèn biển An Bang

07052,2

112054,2

128

Bãi cạn Kiệu Ngựa

07044,3

114015,9

129

Đá Vĩnh Tường

07011,0

114049,0

130

Bãi ngầm Nguyệt Xương

09032,0

112025,0

131

Bãi cạn Đồ Bàn

10044,0

117018,3

132

Bãi cạn Rạch Vang

11004,0

117016,5

133

Đá Vĩnh Hợp

11004,5

117001,7

134

Bãi Cỏ Rong

11028,5

116022,1

135

Đá Đồng Thanh

11055,5

116047,0

136

Bãi Tổ Muỗi

11028,9

116012,5

137

Bãi cạn Na Khoai

10020,0

117017,7

138

Đá Sác Lốt

06056,5

113034,5




10


Thế nào được gọi là vịnh? Tên các vịnh lớn của Việt Nam?

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 chỉ nêu định nghĩa chính thức đối với vịnh do bờ biển của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia bao bọc. Khoản 2 điều 10 của Công ước quy định: “Vịnh cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng lõm đó sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển”.

Tuy nhiên, Công ước quy định vùng lõm đó chỉ được coi là Vịnh khi đáp ứng đủ hai điều kiện: 

(1) Diện tích của Vịnh ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm. Diện tích của vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào, thì nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm (khoản 3 điều 10).

(2) Đường khép cửa vào tự nhiên của cửa Vịnh không vượt quá 24 hải lý. “Nếu vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong Vịnh, sao cho phía trong của Vịnh có một diện tích nước tối đa” (khoản 5 điều 10).

Liên quan đến Việt Nam có hai vịnh lớn là: Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan ở Biển Đông.

11


Khái quát về các nguồn tài nguyên quan trọng ở các vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông?

1. Tài nguyên sinh vật

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

3. Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia và Niu Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.



12


Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?


Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương