Tính cấp thiết của đề tài



tải về 0.55 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31853
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

ĐẶT VẤN ĐỀ


  1. Tính cấp thiết của đề tài

Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những đại diện điển hình mang tính toàn cầu về hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót lại trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực ưu tiên cho việc bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên, công tác bảo tồn Đa dạng sinh học ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác do tầm quan trọng và giá trị trực tiếp của ĐDSH đối với cuộc sống của con người rất lớn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn tại khu vực chưa cụ thể nên các mục tiêu bảo tồn không đạt được, tài nguyên ĐDSH ngày càng bị suy giảm, thậm chí một số loài có nguy cơ biến mất. Để đánh giá hiện trạng và quản lý tài nguyên ĐDSH hiệu quả tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình” nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.

2. Mục tiêu của nghiên cứu


Đánh giá hiện trạng ĐDSH và công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Cung cấp bộ số liệu đầy đủ nhất về ĐDSH, số liệu hiện trạng ĐDSH, nguồn lực và nhân lực để đề xuất giải pháp phù hợp phục vụ việc quản lý dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Tư liệu của luận án góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên ĐDSH phục vụ cho các chính sách bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình


  1. Những đóng góp mới của luận án


Lần đầu tiên có sự đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên ĐDSH, lập danh lục đầy đủ và hệ thống động thực vật tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, cung cấp nhiều số liệu phân tích tình hình quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông, đề xuất cơ sở khoa học, thực tiễn cho tổ chức quản lý, phát triển bền vững ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình và mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông.

  1. Bố cục luận án

Luận án có 137 trang, gồm đặt vấn đề 4 trang, chương 1: 35 trang, chương 2: 11trang, chương 3: 86 trang, kết luận - kiến nghị: 2 trang, 27 bảng, 7 hình, 36 ảnh màu, danh mục các công trình khoa học của tác giả (3 công trình), tài liệu tham khảo (85 tài liệu) và phần phụ lục gồm: danh lục thực vật, danh lục động vật, các câu hỏi phỏng vấn.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm liên quan đến ĐDSH và bảo tồn ĐDSH


ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật, các HST và môi trường chúng sinh sống.

Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Quản lý ĐDSH là sự quan tâm, chăm sóc đối với tài nguyên thiên nhiên (TNTN), các HST, các loài và nguồn tài nguyên di truyền ở một địa phương, một vùng, một lưu vực, những nơi có giá trị cao về bảo tồn.

Một số công ước về bảo tồn ĐDSH mà Việt Nam đã tham gia gồm có: Công ước ĐDSH, Công ước Ramsar về Đất ngập nước (ĐNN), Công ước CITES.

Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác bởi hai hay nhiều bên, các bên tham gia có vai trò ngang nhau trong thương thảo, cam kết và đi đến một chương trình thực thi hành động, chia sẻ quyền lực và lợi ích, đồng thời có trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên đó.

1.2. Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam


Nhận thức được tầm quan trọng của sự suy thoái tài nguyên ĐDSH, Việt Nam đã sớm có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn ĐDSH. Theo thống kê từ năm 1958 đến nay, có tới gần 100 văn bản pháp luật do Nhà nước và các ban ngành liên quan ban hành về vấn đề bảo tồn ĐDSH. Năm 1962, Cục Kiểm lâm được thành lập cùng với sự ra đời rừng cấm đầu tiên ở Việt Nam “Cúc Phương”. Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được đẩy mạnh, đã thành lập 205 KBT, trong đó có 144 khu bảo tồn trên cạn, 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa, 16 khu bảo tồn biển phân bố trên tất cả các vùng sinh thái trong cả nước, bao gồm 30 VQG, 58 khu Dự trữ Thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài/sinh cảnh và 45 khu bảo vệ cảnh quan; các KBT trên cạn (rừng đặc dụng) chiếm diện tích gần 2.198.744 ha, chiếm 13,5% diện tích tự nhiên. Cùng với việc hình thành và phát triển hệ thống các khu bảo vệ tại chỗ (in-situ), công tác bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ) cũng đã được quan tâm trong bảo tồn ĐDSH ở nước ta.

Mặc dù Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc bảo tồn ĐDSH nhưng sự suy thoái ĐDSH đáng lo ngại đặc biệt ở các vùng núi đá vôi vẫn đang diễn ra rất mạnh. Thách thức lớn nhất mà HST đá vôi phải đối mặt đó là diện tích rừng trên núi đá ngày càng giảm, nguồn sinh thủy bị mất, nguồn nước bị cạn kiệt, trong khi khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng của cây rất chậm. Việc trồng lại rừng trên núi đá là rất tốn kém, do vậy các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở những vùng còn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi dần.


1.2.3. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình


Kể từ khi thành lập Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông năm 2004, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đã thực hiện được nhiều chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH như: Dự án “Bảo tồn cảnh quan dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương” năm 2003, dự án này đã thực hiện các cuộc điều tra về động thực vật trong liên khu đá vôi Pù Luông- Cúc Phương. Dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ chủ yếu tập trung vào các loài thú lớn, các loài thực vật bậc cao có mạch, cũng như bước đầu xác định được các vấn đề xã hội có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn. Thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Chính vì vậy, đây là vấn đề nghiên cứu cụ thể và có hệ thống đầu tiên được thực hiện tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.

Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương