MỤc lục danh mục từ viết tắT


Ảnh hưởng của cú sốc giá nhập khẩu



tải về 0.92 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.92 Mb.
#16643
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.3.8.4. Ảnh hưởng của cú sốc giá nhập khẩu

Đứng trước cú sốc về giá nhập khẩu, ban đầu lạm phát phản ứng dương với cú sốc này, sau đó từ tháng thứ 3 tác động của cú sốc giảm mạnh và triệt tiêu hoàn toàn sau 1 năm.

Điều này có thể giải thích bởi việc giá nhập khẩu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng đó, và qua đó làm tăng giá cả đầu ra của mặt hàng, khi mà các chi phí khác như tiền lương là cứng nhắc trong ngắn hạn. Ngoài ra, độ co giãn của cầu về các mặt hàng tiêu dùng cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của giá cả hàng hoá tiêu dùng. Các hàng hoá tiêu dùng thường là các hàng hoá có độ co giãn của cầu với giá cả thấp.Trong khi đó, các doanh nghiệp thường dựa vào độ co giãn của cầu với giá cả để quyết định mức giá mới cho mặt hàng của mình. Do vậy, khi mà độ co giãn của cầu thấp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nâng giá bán hàng hoá trong ngắn hạn, và vì vậy gây nên phản ứng dương của lạm phát. Một lý do nữa giải thích cho phản ứng dương của lạm phát với cú sốc giá nhập khẩu trong ngắn hạn là tâm lý ăn theo của các mặt hàng khác trong thị trường nội địa. Với nhận thức là giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng đang tăng trong ngắn hạn, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng khác có thể nâng giá hàng hoá của mình lên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, phản ứng dương này của lạm phát sẽ giảm dần và bị triệt tiêu. Điều này là do các lý do sau: Thứ nhất là trong dài hạn, người dân có thể điều chỉnh được nhu cầu của mình với hàng tiêu dùng, và vì vậy độ co giãn của cầu với hàng tiêu dùng sẽ tăng dần, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán giảm xuống để giữ được thị phần của mình. Thêm vào đó, người dân có thể tìm được các mặt hàng thay thế với giá rẻ hơn, và nguy cơ mất thị phần cũng như khách hàng của doanh nghiệp là cao, dẫn đến việc điều chỉnh giảm giá bán của doanh nghiệp. Thứ hai là, trong dài hạn, doanh nghiệp có thể có các điều chỉnh tới các yếu tố chi phí đầu vào khác như là tiền lương, tiền thuê nhà xưởng hay là chi phí tài chính. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiến hành giảm giá bán mà vẫn giữ được mức lợi nhuận kì vọng, đồng thời có thể giữ vững được thị phần của mình.

Hình 2.13. Phản ứng của CPI trước cú sốc 1 lần

độ lệch chuẩn của giá nhập khẩu



Chú thích: Đường nét đứt biểu thị độ tin cậy bằng hai lần độ lệch chuẩn.

Nguồn: phần mềm Eviews 6

2.3.9. Phân rã phương sai

Mặc dù hàm phản ứng đã cung cấp thông tin về mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá, nhưng không cho biết tầm quan trọng của các cú sốc này trong việc giải thích sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI. Và do đó cần thiết để tiếp tục phân tích phân rã phương sai của biến chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả chi tiết như sau:



Bảng 2.12. Phân rã phương sai chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tháng

D(LOIL)

OPGAP

D(LIMP)

D(LCPI)

D(LM)

D(LNEER)

1

0,4739

0,1141

0,1730

99,2390

0,0000

0,0000

2

3,1347

4,0077

0,2094

85,7369

4,6720

2,2394

3

4,1898

4,5582

0,1910

82,6425

5,8984

2,5201

4

4,4602

4,6385

0,1889

81,7363

6,3131

2,6630

5

4,5304

4,6607

0,1893

81,4700

6,4417

2,7080

6

4,5495

4,6670

0,1894

81,3924

6,4805

2,7213

7

4,5550

4,6690

0,1894

81,3694

6,4921

2,7252

8

4,5566

4,6696

0,1894

81,3626

6,4955

2,7263

9

4,5571

4,6697

0,1894

81,3606

6,4965

2,7266

10

4,5573

4,6698

0,1894

81,3600

6,4969

2,7267

11

4,5573

4,6698

0,1894

81,3598

6,4969

2,7268

12

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

13

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

14

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

15

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

16

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

17

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

18

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

19

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

20

4,5573

4,6698

0,1894

81,3597

6,4970

2,7268

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ phần mềm Eviews 6

Bảng trên chỉ ra kết quả của phép phân tích phương sai của chỉ số giá tiêu dùng trên một chuỗi dự báo 20 tháng nhằm kiểm tra một cách tương đối tầm quan trọng của mỗi cú sốc trong việc giải thích sai số dự báo của CPI. Điều đáng lưu ý rằng kết quả trên chỉ ra rằng hơn 80% phương sai của CPI được giải thích bởi cú sốc từ chính nó. Điều này có thể giải thích do tâm lý của dân chúng khi đã trải qua những cú sốc lạm phát trong quá khứ, với sự ám ảnh từ quá khứ về mức lạm phát cao, họ dễ dàng chấp nhận một sự gia tăng về mức giá tiêu dùng, điều này làm lạm phát ở thời điểm hiện tại sẽ cao hơn so với thực tế đáng phải có. Do vậy uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong những chính sách liên quan tới lạm phát sẽ có vai trò to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời.

Cung tiền là nhân tố tác động lớn thứ hai tới lạm phát sau cú sốc lạm phát từ quá khứ (khoảng 6,5%) và có độ trễ 1 tháng. Điều này thể hiện vai trò của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát hiện nay, ngoài ra với việc cú sốc cung tiền có độ trễ 1 tháng để tác động tới lạm phát, do vậy cần dự báo trước được tình hình sau 1 tháng để có chính sách phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Một cú sốc về tổng cầu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động tới lạm phát (khoảng gần 5%), điều này cho thấy chính phủ cần cân nhắc giữa việc gia tăng tổng cầu với mức ảnh hưởng lạm phát, chính sách cần thận trọng và linh hoạt.

Giá dầu thế giới chỉ đóng vai trò khoảng 4,5% với sự thay đổi của lạm phát. Điều này có thể giải thích bởi tuy giá xăng dầu thế giới biến động mạnh nhưng trong nước chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp để khống chế và hỗ trợ giá hiệu quả nhằm bình ổn tiêu dùng trong nước.

Tỷ giá đóng vai trò khoảng 2,7% cho sự thay đổi của lạm phát, điều này là khá nhỏ nếu so với các biến số vĩ mô khác. Điều này hàm ý tác động của cú sốc tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam là không lớn, giống với kết quả tính toán hiệu ứng truyền dẫn ở mục 4.2. Điều này có thể gợi ý về những chính sách để thúc đẩy xuất khẩu trong khi vẫn không gây ảnh hưởng nhiều tới lạm phát.



CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua việc sử dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy để xác định hiệu ứng truyền dẫn của biến động tỷ giá lên mức giá tiêu dùng từ năm 2001 đến nay, nhóm tác giả đã tìm ra những kết quả sau:

Đầu tiên, về cơ bản tác động truyền dẫn của tỷ giá ở Việt Nam là không hoàn toàn khi hệ số ERPT vào lạm phát nhỏ hơn 1 và đạt trung bình là 0,0932 trong 6 tháng đầu tiên và 0,11837 trong một năm kể từ sau cú sốc tỷ giá. Hai tháng đầu sau khi phá giá là lúc nền kinh tế Việt Nam chịu áp lực về lạm phát cao, sau đó ảnh hưởng của cú sốc này giảm dần và triệt tiêu gần như hoàn toàn sau 12 tháng, trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn. So sánh với mức độ của tác động truyền dẫn của tỷ giá tại các nước khác, có thể thấy rằng mức độ tác động truyền dẫn do các thay đổi về tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nội địa tại Việt Nam là trung bình. So sánh với nghiên cứu của IMF(2003) hay Võ Văn Minh (2009), mức độ tác động truyền dẫn của tỷ giá trong bài nghiên cứu này là thấp hơn.

Thứ hai, việc phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng đã chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, tốc độ tăng CPI chịu ảnh hưởng lớn bởi các nhân tố như kỳ vọng lạm phát của công chúng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2). Việc tăng lượng tiền cung ứng ra lưu thông sẽ tác động tới chỉ số CPI với độ trễ theo thời gian khoảng 2 đến 3 tháng. Qua hệ số co giãn thu được và phân rã phương sai, có thể nói ảnh hưởng của cú sốc cung tiền tới lạm phát Việt Nam là lớn.

Thứ ba, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cú sốc tổng cầu có ảnh hưởng thuận chiều với lạm phát, điều này khác với một số nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá trước đó khi xét về mối quan hệ giữa lạm phát và cú sốc tổng cầu.

Thứ tư, vai trò của cú sốc giá hàng hóa nhập khẩu và giá dầu thế giới chỉ đóng một vai trò nhỏ trong sự biến động của giá hàng hóa nội địa, điều này có thể giải thích bởi rất nhiều mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như nguyên nhiên liệu đều được Nhà nước kiểm soát giá và ít ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Những chính sách này đã làm giảm đáng kể tác động truyền dẫn các cú sốc đến mức giá cả trong nước.

Thứ năm, phân rã phương sai CPI chỉ ra rằng, tỷ giá chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc giải thích sự biến động của lạm phát. Do vậy một chính sách tỷ giá ổn định sẽ khó có thể đạt hiệu quả trong việc chống lạm phát. Nói cách khác, một chính sách ổn định tỷ giá mà không gắn liền với các chính sách khác nhằm kiểm soát cung tiền, tốc độ tăng trưởng tín dụng các các điều tiết vĩ mô khác thì sẽ không thể giúp ngăn chặn lạm phát, nhất là trong bối cạnh hội nhập kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, nếu tổng cầu và chính sách tiền tệ được kiểm soát một cách hợp lí thì việc điều chỉnh tỷ giá theo thị trường không nhất thiết sẽ gây ra lạm phát.

3.2. KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH

Dựa vào các kết quả được tìm thấy từ bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra một vài kiến nghị về chính sách như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn tốc độ tăng CPI chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kỳ vọng lạm phát của công chúng, điều này cũng hàm ý rằng mọi động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ - tài khóa của Chính phủ hiện tại đều tác động đến kỳ vọng lạm phát của công chúng trong tương lai. Do đó, việc tạo niềm tin trong công chúng về nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ thông qua việc phát đi các thông điệp về chính sách tài khóa - tiền tệ là vô cùng quan trọng trong thời kỳ lạm phát cao. Chính phủ cần xem xét thực hiện những biện pháp nhằm ổn định tâm lý, cải thiện lòng tin của công chúng đối với những chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế lạm phát kỳ vọng; cụ thể, Chính phủ cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, minh bạch hóa những chính sách, đồng thời đưa ra những cam kết chính sách rõ ràng và thực thi chúng có hiệu quả.

Thứ hai, nghiên cứu đã chỉ ra lạm phát cao ở Việt Nam do tác nhân quan trọng là sự mở rộng của cung tiền, do vậy để kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào việc NHNN kiểm soát cung tiền như thế nào. Để có thể giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt và linh hoạt trong thời gian ít nhất là 6 -7 tháng kể từ khi lạm phát có dấu hiệu giảm. Minh Anh (2010) chỉ ra rằng một chính sách lãi suất thả nổi có thể có khả năng ảnh hưởng lớn tới mức độ tác động truyền dẫn của tỷ giá. Do vậy một công cụ chính sách tiền tệ mạnh hơn, với lãi suất thả nổi có thể giúp cho các cơ quan phụ trách về tiền tệ có các phản ứng kịp thời trước các áp lực của lạm phát.

Thứ ba, NHNN cần đẩy mạnh công tác triển khai xây dựng các mô hình kinh tế lượng vĩ mô trong việc dự báo lạm phát và xây dựng chương trình tiền tệ trong khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ theo đuổi lạm phát kế hoạch. Việc phát triển các mô hình định lượng này sẽ giúp cho công tác điều hành và hoạch định chính sách tiền tệ theo đuổi lạm phát kế hoạch có khoa học hơn và nâng cao tính hiệu quả, tối ưu trên cơ sở các đặc tính nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – tiền tệ nói riêng. Bên cạnh đó, khi thực hiện chính sách nhằm kiềm chế lạm phát theo kế hoạch, NHNN cần phối hợp tác động giữa các chính sách một cách hợp lý nhằm tạo được hiệu quả cao nhất, tránh chính sách này lấn át chính sách kia.

Thứ tư, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cú sốc tổng cầu có ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam. Do vậy, giải pháp được đưa ra là cần đổi mới việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch. Hàng năm, các nhà hoạch định chính sách cần tính toán mức tăng sản lượng tiềm năng để dựa vào đó lựa chọn được mục tiêu tăng trưởng GDP phù hợp, không nên vượt quá mức sản lượng tiềm năng nhằm tránh việc tăng trưởng kinh tế quá nóng. Đây là cơ sở để xây dựng lên mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tài khóa, tiền tệ của nền kinh tế.

Thứ năm, do hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hoá tiêu dùng là không lớn, tỷ giá chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc giải thích sự biến động của lạm phát, vì vậy nếu tổng cầu và chính sách tiền tệ được kiểm soát một cách hợp lí thì việc phá giá không nhất thiết sẽ gây ra lạm phát. Vì vậy NHNN có thể cân nhắc việc phá giá để ủng hộ xuất khẩu trong hoàn cảnh hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam nên có các chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, với biên độ dao động lớn hơn. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể phản ứng linh hoạt hơn với các cú sốc trong nước và nước ngoài, trong khi giảm thiểu rủi ro do sự ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái tới lạm phát.

Thứ sáu, NHNN cần ngăn chặn tình trạng đô-la hóa và từng bước xóa bỏ giao dịch bằng ngoại tệ. Điều này được Vương Xuân Nguyên (2012)47 giải thích bởi khi tình trạng đô-la hóa cao thì nền kinh tế sẽ thường xuyên đối mặt với các rủi ro về tỷ giá, ngoài ra khi đồng tiền bị mất giá sẽ làm ảnh hưởng đến tài sản nợ tính bằng nội tệ, điều này sẽ khiến việc thực thi chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ bảy, trong dài hạn, cần nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh việc bị lệ thuộc vào việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất trong nước.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Một cú sốc tỷ giá ảnh hưởng tới mức giá nội địa theo chuỗi phân phối từ mức giá nhập khẩu tới mức giá sản suất sau đó là tới mức giá tiêu dùng. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ thu thập và tính toán được chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu; do vậy nếu thu thập được chỉ số giá sản xuất thì chúng ta sẽ có mô hình VAR đạt kết quả tốt hơn khi mà chúng ta có thể ước lượng được cụ thể vai trò của từng kênh trong chuỗi phân phối.

Do số liệu về chỉ số giá nhập khẩu hàng tháng không có sẵn nên nhóm tác giả tính toán dựa trên 20 nước là đối tác thương mại với Việt Nam và có công bố chỉ số giá xuất khẩu, việc tính toán này chỉ đưa đến một chuỗi chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam ở mức tương đối chính xác.

3.4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI

Các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu được sử dụng là chuỗi phân phối – phương pháp dùng để đo lường sự ảnh hưởng của sốc cung, tỷ giá hối đoái tới giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng. Ưu điểm của phương pháp này là nó cho phép chúng ta đánh giá được vai trò của mỗi kênh trong các kênh tỷ giá hối đoái, bao gồm, tỷ giá hối đoái - giá cả hàng hoá nhập khẩu, giá cả hàng hoá nhập khẩu - giá cả sản xuất, giá cả sản xuất - giá cả hàng hoá tiêu dùng, trong quá trình xác định ảnh hưởng của cú sốc cung tới lạm phát. Việc thiếu chỉ số giá sản xuất có nghĩa là hai trong 3 kênh đã bị lược bỏ.



Mối quan hệ giữa các biến và cơ chế điều chỉnh về trạng thái cân bằng trong dài hạn sẽ diễn ra như thế nào. Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ (VECM) có thể giúp chúng ta tìm hiểu rõ vấn đề này. Những vấn đề này sẽ được dành cho các nghiên cứu trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

        1. Bạch Thị Phương Thảo, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn, Trương Trung Tài (2012), “Nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”, ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh.

        2. Lê Quốc Hưng (2012), “Lạm phát việt nam, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới”, thời báo Ngân hàng số 4/2012.

        3. Luật Ngân hàng nhà nước 2010.

        4. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012) – giáo trình Kinh tế lượng, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

        5. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2010), “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”, Báo cáo kinh tế thường niên, VEPR.

        6. Nguyễn Phi Lân (2012), “Tác động trung chuyển của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng trong nước: nghiên cứu thực nghiệm về Việt Nam”, Website của Ngân hàng nhà nước.

        7. Vương Xuân Nguyên (2011), “Ảnh hưởng của đô la hóa đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, báo Thị trường Việt Nam, số ra ngày 8/4/2011.

Tài liệu tiếng Anh

        1. Anh, Nguyen D.; Anh, Tran M.; Thanh, Vo T. (2010) Exchange rate pass-through into inflation in Vietnam: an assessment using vector autoregression approach”; Vietnam Economic Management Review.

        2. Baker, C. (2006) & Tumbarello, P.; “Vietnam:Selected Issuses”, IMF report 11/2006.

        3. Beirne, J. & Bijsterbosch, M. (2009). "Exchange Rate Pass-through in Central and Eastern European Member States," Working Paper Series 1120, European Central Bank.

        4. Bernanke, B. & Mihov, I. (1998). "Measuring Monetary Policy," The Quarterly Journal of Economics, MIT Press, vol. 113(3).

        5. Burstein, A. & Neves, J. & Rebelo, S. (2001). "Distribution Costs and Real Exchange Rate Dynamics During Exchange-Rate-Based Stabilization," CEPR Discussion Papers 2944.

        6. Campa, J. M. and Goldberg, L. S (2005), “Exchange Rate Pass Through into Import Prices,” Review of Economics and Statistics, 87(4).

        7. Choudhri, E. and Hakura, D., (2001).”Exchange Rate Pass-Through to Domestic Prices: Does the Inflationary Environment Matter?”. IMF.

        8. Cigan, H. & Jevčák, A. & Pradelle, P. & Žáková, P. (2008), “Exchange Rate Pass-Through to inflation in Slovakia”, ECFIN country focus, Vol 5, Issue 8.

        9. Dornbusch, Rudi (1987), “Exchange Rates and Prices”, NBER Working Paper, No.1769.

        10. Feinberg, R. (1986), “The Interaction of Foreign Exchange and Market Power Effects on German Domestic Prices”, Journal of Industrial Economics 35 (1)

        11. Frankel, J. & Parsley, D. & Wei, S. (2005), “Slow Pass-Through Around the World: A New Import for Developing Countries” Working Paper No. 11199

        12. Gagnon, J.& Ihrig, J. (2004), "Monetary policy and exchange rate pass-through This article is a U.S. Government work and is in the public domain in the U.S.A," International Journal of Finance & Economics, John Wiley & Sons, Ltd., vol. 9(4), pages 315-338.

        13. Goldberg, P. K. and Knetter, M. M. (1997), “Goods prices and exchange rates: What have we learned?”, Journal of Economic Literature 35 (3), 1243-1272.

        14. Hahn, E. (2003), “Pass-Through of External Shocks to Euro Area Inflation”, Working Paper, 243, European Central Bank.

        15. Hendry, David F. (1995), “Dynamic econometrics”, Oxford University Press, Oxford

        16. Ito, T. & Sato, K. (2006), “Exchange Rate Changes and Inflation in Post-Crisis Asian Economies: VAR Analysis of the Exchange Rate Pass-Through”, NBER working paper 12395.

        17. Krugman, Paul (1986), “Pricing to Market when the Exchange Rate Changes”, NBER Working Papers 1926, National Bureau of Economic Research, Inc.

        18. Leigh, D. and Rossi, M. (2002), “Exchange Rate Pass-Through in Turkey”, IMF Working Paper, WP/02/204, International Monetary Fund.

        19. Lian, An (2006), “Exchange Rate Pass-Through: Evidence Base on Vector Autoregression with Sign Restrictions”, MPRA paper, No. 527.

        20. Magee, Stephen, 1973. "Currency Contracts, Pass-Through, and Devaluation," Brookings Papers on Economic Activity, Economic Studies Program, The Brookings Institution, vol. 4(1), pages 303-325

        21. Mann, Peter H. (1986). “Exchange Rate Pass-through in the 1980s: The Case of U.S. Imports of Manufactures”, Federal Reserve Board.

        22. McCarthy, Jonathan (2000), “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies”, Staff Reports, 111, Federal Reserve Bank of New York.

        23. McCarthy, Jonathan (2006). “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies”, Federal Reserve Bank of New York.

        24. Minh, Vo Van (2009).“Exchange Rate Pass-Through and Its implications for inflation in Vietnam”,Vietnam Development Forum.

        25. Mishkin, Frederic S. (2008). “Exchange Rate pass through and Monetary policy”, Working Paper 13889.

        26. Mwase, Nkunde. (2006), “An Empirical Investigation of the Exchange Rate Pass-Through to Inflation in Tanzania”, IMF Working Paper, WP/05/150.

        27. Nicoleta, C. (2007), “Estimating the exchange rate pass through into. inflation in a vector autoregressive framework”.

        28. Olivei, G. P. (2002), “Exchange Rates and the Prices of Manufacturing Products Imported into the United States,” New England Economic Review, Federal Reserve Bank of Boston, First Quarter.

        29. Otani, A. & Shirota, T. & Shiratsuka, S. (2006), "Revisiting the Decline in the Exchange Rate Pass-Through: Further Evidence from Japan's Import Prices," Bank of Japan, vol. 24(1)

        30. Pibean, Keith (1998), “International Finance”, Macmillan Business, p4

        31. Rabanal, P. & Schwartz, G. (2001), “Testing the effectiveness of the overnight interest rate as a monetary policy instrument. In Brazil: Selected Issues and Statistical Appendix”, IMF Country Report no. 01/10.

        32. Ravn, M. & Uhlig, H. (2002). "On adjusting the Hodrick–Prescott filter for the frequency of observations". The Review of Economics and Statistics 84 (2): 371–375.

        33. Schröder, M.& Hüfner, F. (2002). “Exchange rate pass-through to consumer prices: a European perspective”, ZEW Discussion Papers.

        34. Sims, Christopher (1980), “Macroeconomics and Reality”, Econometrica vol.48, issue 1.

        35. Stock, J. & Mark.W.Watson'(1993),”A simple estimator of cointegrating vector in higher order integrated systems”, Econometrica 61(4), p783-820.

        36. Taylor, J.B. (2000) “Low Inflation, Pass-through, and the Pricing Power of Firms”, European Economic Review, 44.

        37. Tressel Thierry, Arda Atilla,(2011). IMF Country Report No. 11/116. International Monetary Fund.

        38. Unteroberdoerster , O. & Rania, A. & Shanaka J. & Lueth, E. (2003),“Vietnam: Selected Issues”, IMF

        39. Xiaowen, Jin (2010),“An empirical study of exchange rate pass through in China”, Ludwig Maximilians University Munich.

        40. Yang, Jiawen (1997). "Exchange Rate Pass-Through In U.S. Manufacturing Industries," The Review of Economics and Statistics, MIT Press, vol. 79(1)

        41. Zorzi, M.& Hahn, E. & Sanchez, M. (2007), “Exchange Rate Pass-Through in Emerging Markets”, Working Paper Series 739, European Central Bank.


tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương