MỤc lục danh mục từ viết tắT


CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ERPT



tải về 0.92 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.92 Mb.
#16643
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ERPT

Theo Xiaowen Jin (2010)26, trong nghiên cứu thực nghiệm có ba cách tiếp cận chính để đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Cách thứ nhất là sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, đây là cách tiếp cận đơn giản nhất, tuy vậy cách tiếp cận này có nhược điểm là không đánh giá được tác động qua lại hai chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Khắc phục nhược điểm của mô hình hồi quy tuyến tính, hai cách tiếp cận khác dựa trên mô hình vec-tơ tự hồi quy (VAR) và mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Cách tiếp cận theo mô hình VAR giúp cho người nghiên cứu nhận biết được truyền dẫn tỷ giá hối đoái khi giá cả phản ứng với các cú sốc cấu trúc của tỷ giá. Cách tiếp cận thứ ba là tiếp cận theo phương pháp kiểm định đồng liên kết và mô hình VECM, phương pháp này có thuận lợi là xem xét được mối quan hệ truyền dẫn dài hạn trong mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá với giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và nhiều biến khác.



1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

Trong vòng hai thập kỷ qua, một nền tảng lý thuyết kinh tế học đã được phát triển cho ERPT. Bắt đầu từ những quan điểm khác nhau, những quan sát thực nghiệm được thực hiện để xác định vai trò của ERPT đối với các quốc gia lớn nhỏ khác nhau. Ngoài ra cũng có một khối lượng lớn các nghiên cứu cho các quốc gia thị trường mới nổi và tiếp tục tăng lên, gồm cả so sánh giữa các quốc gia với nhau. Dựa theo khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái, một số nghiên cứu tiêu biểu dựa trên những cách tiếp cận này có thể kể đến như sau.



Campa and Goldberg (2005) 27 nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu ở khu vực Châu Âu thông qua hồi quy tuyến tính để phân tích thực nghiệm trong suốt 15 năm và đưa ra được kết luận rằng trong ngắn hạn độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá là rất cao và mức chuyển dịch khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các quốc gia, còn trong dài hạn mức độ truyền dẫn cao hơn và gần bằng 1. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời của đồng Euro gây ra một sự thay đổi trong sự chuyển dịch của tỷ giá vào mức giá nhập khẩu.

Otani, Shiratsuka và Shirota (2006)28 sử dụng hồi quy tuyến tính để phân tích hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tới mức giá nhập khẩu ở Nhật Bản đã đưa ra hai kết luận quan trọng. Thứ nhất, nếu lạm phát gia tăng để phản ứng lại các cú sốc từ bên ngoài, khi đó mức độ truyền dẫn cũng tăng lên. Thứ hai, sự khác biệt trong hành vi của các công ty thiết lập giá có ảnh hưởng đáng kể trong việc truyền tải chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái.

Leigh và Rossi (2002) 29 tiếp cận hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Thổ Nhĩ Kỳ theo mô hình VAR đã cho thấy: tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước kéo dài liên tục trong một năm, nhưng mạnh nhất là trong bốn tháng đầu tiên kể từ khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Tác động truyền dẫn của tỷ giá tới chỉ số giá sản xuất là rõ rệt hơn so với tác động tới chỉ số giá tiêu dùng.

Ca 'Zorzi, Hahn và Sánchez (2007) 30 sử dụng mô hình VAR để ước tính mức độ của hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá đến giá trong 12 thị trường mới nổi ở châu Á, châu Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Thông qua hàm phản ứng đã cho thấy mức độ ERPT có tỷ lệ cao hơn đối với giá nhập khẩu, thấp hơn so với giá tiêu dùng. Bằng cách so sánh ERPT qua dự báo trước cho nền kinh tế mới nổi, kết quả chứng minh rằng ERPT vào cả hai giá nhập khẩu và giá tiêu dùng của các nước thị trường mới nổi lúc nào cũng cao hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng của một mối tương quan dương giữa ERPT và lạm phát. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng khá yếu của một mối quan hệ dương giữa độ mở và ERPT.

Ito và Sato (2007) 31 đã dùng mô hình VAR để nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đối với các nước thuộc khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 gồm Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin và Malaysia. Kết luận chính của bài nghiên cứu là: độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là cao nhất, tiếp đến là chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng.

Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002) 32 sử dụng mô hình VECM trong nghiên cứu “Sự truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá tiêu dùng ở thị trường châu Âu” để đo lường những ảnh hưởng lượng hóa đến chỉ số giá tiêu dùng cho 5 quốc gia lớn ở khu vực châu Âu (Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Hà Lan) trong khi phần lớn học thuyết trong quá khứ tập trung vào câu hỏi tại sao có truyền dẫn chưa hoàn toàn đến giá nhập khẩu. Kết quả cho thấy phần lớn nhất của thay đổi giá nhập khẩu được giải thích bởi thay đổi tỷ giá được tìm thấy ở Đức, Hà Lan và Pháp. Tác động đến giá sản xuất liên quan phần lớn ở Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức còn Hà Lan và Pháp biểu thị tác động mạnh nhất đến giá tiêu dùng. Cuối cùng các tác giả giải thích sự tác động mạnh hơn ở Hà Lan là bởi phần nhập khẩu của quốc gia này là lớn nhất trong 5 nước nghiên cứu. Bằng cách tính toán và phân tích sự khác nhau giữa mỗi quốc gia tác giả thu được dãy liên quan về độ lớn tác động của tỷ giá theo các nước để giải thích cho sự thay đổi giá. Kết quả chỉ ra rằng tỷ giá khu vực châu Âu có tác động đến lạm phát giá tiêu dùng ở khu vực này và do đó cần được các nhà hoạch định chính sách tiền tệ lưu tâm đến.

Bảng 1.1: Phản ứng của mức giá cả nội địa tới 1% cú sốc tỷ giá




Sau 6 tháng

Sau 12 tháng

Sau 18 tháng

Sau 24 tháng

Pháp

0.01

0.07

0.12

0.16

Đức

0.07

0.08

0.09

0.10

Ý

0.06

0.12

0.16

0.18

Hà Lan

0.12

0.11

0.11

0.11

Tây Ban Nha

0.09

0.08

0.08

0.08

Nguồn: Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002)

Thierry Tressel và Atilla Arda (2011)33, đã dùng mô hình VECM để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Thụy Sĩ. Kết quả cho thấy rằng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên CPI là khá thấp mặc dù truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu tương đối cao. Để lý giải cho hiện tượng này, hai tác giả chỉ ra rằng vì nhà nhập khẩu trong nước thanh toán bằng chính đồng nội tệ, do vậy sự biến động tỷ giá không ảnh hưởng nhiều khi xét trên quan điểm người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra khi giá cả hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì tỷ trọng chi phí nhập khẩu hàng hóa đã bị giảm đi rất nhiều, hai tác giả cũng cho rằng do mức độ thay thế hàng nhập khẩu của hàng hóa trong nước cao, do vậy hành vi thay đổi giá cả khi tỷ giá biến động là rất thấp.

1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có khá ít công trình nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái, dựa trên khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường ERPT, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như sau.



Một nghiên cứu được thực hiện bởi IMF (2006) 34 sử dụng số liệu theo quý từ năm 2001 đến 2006 và mô hình VAR để tìm các yếu tố chính tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát kỳ vọng, cung tiền và mức chênh lệch sản lượng tiềm năng có vai trò quan trọng tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Trong khi cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái chỉ có một vai trò không đáng kể đối với sự biến động của lạm phát. Tuy nhiên, do dữ liệu nghiên cứu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nên câu hỏi về độ chính xác của kết quả mô hình được đặt ra.

Võ Văn Minh (2009)35 sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007 với 73 quan sát cũng chứng minh được rằng, phá giá đồng Việt Nam tạo ra sự tác động không hoàn toàn lên giá hàng hóa nhập khẩu và giá cả tiêu dùng. Kết quả cho thấy trong 15 tháng, độ co giãn giá nhập khẩu dao động trong khoảng 0,07 đến 1,32; hay bình quân là 0,61. So với độ co dãn giá nhập khẩu thì mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng nhỏ và chậm hơn. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6 tháng là 1,04, sau 1 năm là 0,21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13 – ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Do độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng là như vậy, tác giả khuyến nghị một sự linh hoạt hơn của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ví dụ như cho phép sự biến động biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn.

Nguyễn Đình Minh Anh và cộng sự (2010) 36 đã tiến hành đo lường mức chuyển tỷ giá vào lạm phát Việt Nam dựa trên mô hình VAR giai đoạn 2005 – 2009. Nghiên cứu đã xác định được hệ số truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam là 0,07 sau 2 tháng. Tác động của cú sốc tỷ giá trên mức giá tiêu dùng bị triệt tiêu hoàn toàn trong tháng thứ ba. Kết quả của phân rã phương sai và hàm phản ứng đã chứng tỏ rằng cung tiền đóng vai trò quan trọng trong biến động của lạm phát ở Việt Nam, hơn nữa, lãi suất là một công cụ mạnh mẽ để kiểm soát lạm phát.

Nguyễn Phi Lân (2012)37 đã sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu về tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng trong nước giai đoạn 2000 – 2011. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, Việt Nam có dấu hiệu của tác động truyền dẫn của tỷ giá tới chỉ số giá nhập khẩu và tiêu dùng trong nước , hệ số của biến tỷ giá là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Cụ thể, hệ số tác động của biến tỷ giá tới giá cả hàng hóa nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng trong nước tương ứng là 0,362 và 0,538. Kết quả cũng cho thấy, độ mở cửa nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới chỉ số giá tiêu dùng trong nước và chỉ số giá nhập khẩu, hệ số của biến OPEN (độ mở của nền kinh tế, được tính bằng tỉ lệ kim ngạch thương mại trên GDP) là dương và có ý nghĩa thống kê rất cao ở mức 1% trong mọi ước lượng. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu cho thấy, biến động của giá cả hàng hóa quốc tế cũng tác động không nhỏ tới chỉ số giá hàng hóa trong nước.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)38 đã sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ của 11 biến số: sản lượng sản xuất công nghiệp, cung tiền, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu, thâm hụt ngân sách tích lũy, tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới từ năm 2000 đến năm 2010. Nghiên cứu đã chỉ ra cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng với một độ trễ nhất định; quán tính lạm phát của Việt Nam là cao và là nhân tố quan trọng tác động đến lạm phát hiện tại.



Bạch Thị Phương Thảo (2012) và cộng sự 39 sử dụng mô hình VECM với bộ số liệu theo quý từ năm 2001 – 2011 để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới các chỉ số giá. Kết quả chỉ ra là ảnh hưởng truyền dẫn tỷ giá lớn nhất đến chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Tỷ giá hối đoái cũng truyền dẫn hoàn toàn vào chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn. Sau cú sốc tỷ giá hối đoái, CPI bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi yếu tố cung tiền, chỉ số giá sản xuất và độ trễ của chính nó. Sau 4 quý, sự ảnh hưởng của các cú sốc đến CPI đã có sự thay đổi, CPI bị tác động mạnh dần lên bởi cú sốc GDP, cú sốc chỉ số giá nhập khẩu và cú sốc tỷ giá danh nghĩa đa phương.

Bảng 1.2.Kết quả hàm phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER

Kỳ (quý)

1

2

3

4

5

6

7

8

IMP

0,136

0,494

0,7577

0,978

1,386

1,456

1,428

1,8230

PPI

0,516

0,657

0,837

0,919

1,298

1,097

0,888

0,832

CPI

0,186

0,146

0,299

0,344

0,492

0,470

0,508

0,595

Nguồn: Bạch Thị Phương Thảo và cộng sự (2012)

Tuy vậy, các nghiên cứu trong nước trước đây vẫn còn để lại nhiều khoảng trống và câu hỏi chưa được trả lời. Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009) không nêu ra được một cách giải thích lô-gic về thứ tự của các biến trong phân rã Cholesky. Thêm vào đó, kết luận của bài nhiên cứu rằng sự thay đổi của tổng cầu không ảnh hưởng tới lạm phát vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) đã không ước tính được mức độ và thời gian của sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tới lạm phát. Trong khi các nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2012) và Bạch Thị Phương Thảo (2012) sử dụng cỡ mẫu theo quý với số quan sát khá nhỏ nên kết quả có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chạy mô hình, đặc biệt là độ trễ tác động của các cú sốc. Bài nghiên cứu của Minh Anh (2010) và cộng sự do giới hạn về số liệu nên bài nghiên cứu đó đã không xác định được mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá và các mức giá.

Như vậy, để có một cái nhìn cụ thể hơn về mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn mới 2001-2012, đồng thời giải quyết một số lỗ hổng ở những bài nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu và sẽ tiến hành làm rõ các câu hỏi này trong quá trình thực hiện đề tài:

(1) Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả hàng hóa nội địa ở Việt Nam như thế nào?

(2) Tầm quan trọng của các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001- 2012?

(3) Phải chăng sự thay đổi của tổng cầu có ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam?



CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Dựa trên khía cạnh phương pháp tiếp cận đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào mức giá cả nội địa, nhóm tác giả sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR) nhằm xác định hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả nội địa tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012.

2.1. MÔ HÌNH VEC-TƠ TỰ HỒI QUY (VAR)

Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không chỉ đơn thuần theo một chiều, trong nhiều trường hợp các biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng ngược lại. Do vậy điều cần thiết là chúng ta cần xem xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này cùng một lúc. Chính vì vậy trong mô hình kinh tế lượng mà ta phải xét đến không phải là mô hình một phương trình mà là mô hình nhiều phương trình. Theo Christopher Sims (1977) 40, nếu tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa một số biến thì các biến này phải được xem xét có vai trò ngang nhau. Dựa trên tinh thần đó, Sims đã xây dựng lên mô hình vec-tơ tự hồi quy VAR.



2.1.1. Khái niệm

Mô hình VAR là mô hình vector các biến số tự hồi quy.Mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của biến số này và giá trị trễ của các biến số khác.

Mô hình VAR dạng tổng quát (Svetlozar, Mittnik, Fabozzi, Focardi, Teo Jasic, 200741):

(1)

Trong đó



là ma trận vuông cấp m*m, I = 1,2,…,p;

Y bao gồm m biến ngẫu nhiên dừng; u vector các nhiễu trắng, vector các yếu tố xác định, có thể bao gồm hằng số, xu thế tuyến tính hoặc đa thức.

Viết dưới dạng toán tử trễ, ta có

(2)

Mô hình (1) hay (2) được gọi là mô hình VAR cấp p, ký hiệu là



2.1.2. Phương pháp ước lượng

2.1.2.1. Ước lượng mô hình VAR ổn định

Để ước lượng một mô hình mồi quy tuyến tính, có hai phương pháp: phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp ước lượng hợp lý cực đại. Các phương pháp này cũng áp dụng cho mô hình VAR ổn định không điều kiện ràng buộc. Mô hình được gọi là không điều kiện ràng buộc nếu quá trình ước lượng cho phép xác định bất kỳ đầu ra nào có thể có và mô hình được gọi là có điều kiện ràng buộc nếu các tham số bị ràng buộc theo một cách nào đấy.

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (LS): phương pháp này áp dụng cho mô hình VAR giống như LS cho mô hình hồi quy tuyến tính. Do mô hình VAR là mô hình có nhiều phương trình, nhiều biến số và các nhiễu có tương quan với nhau nên việc ước lượng sẽ phức tạp hơn.

Phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (ML): phương pháp này tìm ra các tham số bằng cách cực đại hàm hợp lý.

Trong trường hợp nhiễu là nhiễu trắng Gauss thì kết quả LS và ML là như nhau.

2.1.2.2. Ước lượng độ dài của trễ

Hai phương pháp LS và ML trình bày ở trên dựa trên giả thiết định dạng của mô hình bậc p là đúng. Vấn đề xác định bậc p là một vấn đề phức tạp, để xác định bậc p người ta dùng 3 tiêu chuẩn:



  • Sai số dựa báo cuối cùng FPE:

  • Tiêu chuẩn Akaike:

  • Tiêu chuẩn Schwartz:

Bậc của VAR được xác định bằng cách cực tiểu FPE, AIC và BIC.

2.1.3. Hàm phản ứng

Hàm phản ứng (IRF) xem xét ảnh hưởng của biến bất kỳ nào đến các biến khác trong hệ thống (Lukepohl, Saikkonen, Trenkler, 200142). Đây là công cụ hiệu quả trong phân tích nguyên nhân bằng thực nghiệm và phân tích hiệu quả của chính sách.

Trong mô hình VAR, một cú sốc đối với biến i – yếu tố ngẫu nhiên ở phương trình đối với biến i – không chỉ ảnh hưởng đến biến i mà còn lan truyền đến biến nội sinh khác thông qua cấu trúc động của VAR. Hàm phản ứng mô tả ảnh hưởng của một cú sốc ở một thời điểm đến các biến nội sinh ở hiện tại và tương lai.



là ảnh hưởng của cú sốc j tại thời điểm t đến biến thời điểm t+s.

Phân rã phương sai – phương pháp Cholesky: Đóng góp của cú sốc trực giao thứ j đối với sai số dự báo (MSE) thời kỳ s được tính như sau:

Trong đó . Như vậy sai số dự báo thời kỳ s được phân rã thành s thành phần.



2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình VAR

2.1.4.1. Ưu điểm

Mô hình VAR có những ưu điểm sau:



  • Thứ nhất, mô hình VAR không cần phân biệt biến ngoại sinh và biến nội sinh (theo các nghiên cứu của Dimitrios Asterious, Stephen G.Hall và James H.Stock(200143)). Điều này phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô, như tác động của các biến tiền tệ lên lạm phát và tổng sản lượng.

  • Thứ hai, mô hình VAR cung cấp một phương pháp tiếp cận có hệ thống và dẫn ra những kết quả thực nghiệm đầy trực quan. Mô hình VAR còn cho phép các biến hồi quy không chỉ phụ thuộc vào các biến khác mà còn phụ thuộc vào độ trễ của chính biến đó. Và ưu điểm nữa là có thể dùng ít biến và các giả định không quá phức tạp.

  • Thứ ba, mô hình VAR cho phép đánh giá tác động của các biến trong mô hình thông qua nhiều công cụ hữu ích, đáng kể là kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai.

  • Thứ tư, mô hình VAR cho phép xác định những cú sốc cơ cấu thông qua phân tích Cholesky cho những biến động và xem xét ERPT với một hệ thống giá trong nước theo chuỗi giá từ mức giá nhập khẩu/sản xuất cho đến mức giá tiêu thụ.

2.1.4.2. Nhược điểm

Tuy vậy, mô hình VAR vẫn tồn tại một số nhược điểm. Theo Hendry (1995), 44 hạn chế lớn nhất của mô hình VAR đó là người dùng phải xác định một thứ tự cho hệ thống các biến. Thêm vào đó, nếu một biến nào đó bị bỏ qua trong mô hình, những tác động của nó sẽ được phản ánh vào trong phần dư (residuals). Những tác động này sẽ làm méo mó kết quả của hàm phản ứng đẩy. Stefan‟s (1995) cho rằng điểm hạn chế của mô hình VAR là kết quả của mô hình biến động rất mạnh với việc xác định các giả thiết khi thiết lập mô hình. Một thay đổi nhỏ trong các giả thiết có thể gây ra biến động lớn trong việc đánh giá tác động của các cú sốc. Ngoài ra, để mô hình VAR cho kết quả đáng tin cậy, người sử dụng cần phải thu thập các biến với dữ liệu đủ dài. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc thu thập dữ liệu quá khứ đối với các biến tiền tệ và vĩ mô là rất khó khăn.



2.2. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Kết hợp những nghiên cứu tiền nghiệm của Võ Văn Minh (2009) tại Việt Nam, Ito và Sato (2006) tại các nước châu Á mới nổi, nhóm tác giả thiết lập mô hình VAR gồm 6 biến nội sinh là OPGAP, CPI, M2, NEER, OIL, IMP. Định nghĩa các biến trong mô hình như sau:



Bảng 2.1. Định nghĩa các biến trong mô hình

Biến

Viết tắt

Thời gian (tháng)

Đơn vị

Nguồn

Mức chênh lệch sản lượng

OPGAP

2001:1 – 2012:9

Tỷ đồng

Kết quả tính toán của nhóm tác giả

Chỉ số giá tiêu dùng

CPI

2001:1 – 2012:9

Chỉ số

Kỳ gốc 2005



Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Cung tiền rộng

M2

2001:1 – 2012:9

Tỷ đồng

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Tỷ giá danh nghĩa đa phương

NEER

2001:1 – 2012:9

Chỉ số

Kỳ gốc 2005



Kết quả tính toán của nhóm tác giả

Giá dầu thô thế giới

OIL

2001:1 – 2012:9

USD/thùng

Cục thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA)

Chỉ số giá nhập khẩu

IMP

2001:1 – 2012:9

Chỉ số

Kỳ gốc 2005



Kết quả tính toán của nhóm tác giả



tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương