MỤc lục danh mục từ viết tắt danh mục bảng biểu danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU


Giới hạn phát hiện (LOD); Giới hạn định lượng (LOQ)



tải về 0.65 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.65 Mb.
#9066
1   2   3   4   5   6

3.4.2. Giới hạn phát hiện (LOD); Giới hạn định lượng (LOQ)

Giới hạn phát hiện được xem là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Dựa vào đường chuẩn:

LOD = 3.Sy/B

Giới hạn định lượng được xem là nồng độ thấp nhất (xQ) của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích (yQ) khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.

Dựa vào đường chuẩn:

LOQ = 10.Sy/B

Trong đó: B là hệ số góc trong phương trình hồi quy

Sy là độ lệch chuẩn của mẫu trắng, cũng được xác định theo phương trình hồi quy. Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.9:



Bảng 3.9: LOD, LOQ tính theo phương trình hồi quy

Chất

Hệ số góc b

Độ lệch chuẩn

LOD (ppm)

LOQ (ppm)

SGU

117814,44

772,12

0,020

0,066

MTD

124010,14

1028,82

0,025

0,083

SMP

129146,83

1017,35

0,024

0,079

SDO

139792,32

1336,46

0,029

0,096

SMX

126666,70

502,18

0,012

0,040

Theo như kết quả thu được từ bảng tính toán dựa vào đường chuẩn và phương pháp đo trực tiếp nhận thấy LOQ ≈ 3×LOD, kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết xác suất thống kê về giới hạn định lượng.



Khi dùng chính chất phân tích tiến hành pha loãng liên tục trong pha động, cho chạy sắc ký tới khi nào chiều cao pic thu được vẫn còn khả năng phân biệt được với tín hiệu đường nền thì nồng độ đó được coi là giới hạn phát hiện (LOD – limit of detector). Chúng tôi tiến hành theo cách này và thu được sắc đồ như trong hình 3.15:



Hình 3.15: Sắc đồ của 5 chất phân tích với nồng độ 0,01ppm

Dựa vào sắc đồ chúng ta có thể nhận thấy rằng nồng độ 0,01ppm vẫn có khả năng phân biệt được pic sắc ký của chất phân tích với tín hiệu đường nền.



3.4.3. Độ đúng, độ lặp lại của phép đo

Để đánh giá sai số của phép đo, chọn các mẫu phân tích có nồng độ nằm trong khoảng tuyến tính tại điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của khoảng tuyến tính đã khảo sát. Chúng tôi tiến hành chuẩn bị ba mẫu chuẩn có nồng độ 0,08; 0,4 và 0,8ppm với điều kiện tương tự như điều kiện khảo sát khoảng tuyến tính. Mỗi mẫu tiến hành phân tích 5 lần, sai số được tiến hành theo công thức sau:

%X = (Si – St) *100/St

Trong đó: Si là diện tích pic tính từ đường chuẩn

St là diện tích pic đo được trong sắc đồ

Một phương pháp phân tích tốt ngoài yêu cầu về độ đúng của phương pháp người ta còn chú ý tới độ lặp lại của phương pháp. Nhằm đánh giá độ lặp lại của phép đo chúng tôi tiến hành khảo sát độ lặp lại của 3 mẫu trên (0,08; 0,4 và 0,8ppm). Dựa vào các số liệu thực nghiệm đánh giá độ lặp lại của phép đo dựa vào phương sai và độ lệch chuẩn tương đối:

Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:

Hệ số biến thiên:

C

Trong đó: Si - Giá trị của tín hiệu phân tích ở lần đo thứ i (mAU.s)

Stb – Giá trị tín hiệu trung bình của i lần đo.(mAU.s)

n - số thí nghiệm lặp

s - độ lệch chuẩn

CV - hệ số biến thiên của phép đo.



Kết quả phân tích và tính toán được trình bầy như trong bảng sau:

a. Nồng độ các chất phân tích 0,08ppm

Bảng 3.10: Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích

(nồng độ 0,08ppm)

Chất

SGU

MTD

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

10926

10517,1

-3,7

16321

15189,9

-6,9

2

9856

10517,1

6,3

15386

15189,9

-1,3

3

10546

10517,1

-0,3

16197

15189,9

-6,6

4

10312

10517,1

2,0

15964

15189,9

-5,1

5

9659

10517,1

8,2

16217

15189,9

-6,8

TB

10259,8

10517,1

2,5

16017

15189,9

-5,3

CV%

5,0

2,3

SAs

SMP

SDO

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

15063

14484,0

-3,8

14808

14270,6

-3,6

2

14766

14484,0

-1,9

15153

14270,6

-5,8

3

14749

14484,0

-1,8

15807

14270,6

-9,7

4

15074

14484,0

-4,1

15190

14270,6

-6,0

5

14925

14484,0

-3,0

15384

14270,6

-7,2

TB

14915,4

14484,0

-2,9

15268,4

14270,6

-6,4

CV%

1,0

2,4

SAs

SMX




TT

St

Si

%X




1

15459

14234,4

-7,9




2

14780

14234,4

-3,7




3

15794

14234,4

-9,8




4

15213

14234,4

-6,4




5

15628

14234,4

-2,7




TB

15374,8

14234,4

-6,1




CV%

2,6





Hình 3.16: Sắc đồ các chất phân tích sau 5lần bơm mẫu nồng độ 0,08ppm

b. Nồng độ các chất phân tích 0,4ppm

Bảng 3.11: Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích

(nồng độ 0,4ppm)

Chất

SGU

MTD

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

48947

48218,2

-1,5

54265

54873,1

1,1

2

48467

48218,2

-0,5

56143

54873,1

-2,3

3

48155

48218,2

0,1

54763

54873,1

0,2

4

47112

48218,2

2,3

55784

54873,1

-1,6

5

46073

48218,2

4,4

54275

54873,1

1,1

TB

47750,8

48218,2

1,0

55046

54873,1

-0,3

CV%

2,4

1,6

SAs

SMP

SDO

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

54694

55810,9

2,0

56271

57421,0

2,0

2

52899

55810,9

5,5

55943

57421,0

2,6

3

52741

55810,9

5,8

53911

57421,0

6,5

4

52097

55810,9

7,1

55096

57421,0

4,2

5

53499

55810,9

4,3

54906

57421,0

4,6

TB

53186

55810,9

5,0

55225,4

57421,0

4,0

CV%

1,8

1,7

SAs

SMX




STT

St

Si

%X

1

55928

54767,8

-2,1

2

54932

54767,8

-0,3

3

53811

54767,8

1,8

4

55140

54767,8

-0,7

5

53365

54767,8

2,6

TB

54635,2

54767,8

0,3

CV%

1,9





Hình 3.17: Sắc đồ các chất phân tích sau 5 lần bơm mẫu nồng độ 0,4ppm

c. Nồng độ các chất phân tích 0,8ppm

Bảng 3.12: Khảo sát độ đúng, độ lặp lại của phương pháp phân tích

(nồng độ 0,8ppm)

Chất

SGU

MTD

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

95215

95344,0

0,1

104781

104477,2

-0,3

2

94702

95344,0

0,7

105125

104477,2

-0,6

3

96648

95344,0

-1,3

104638

104477,2

-0,2

4

95977

95344,0

-0,7

105025

104477,2

-0,5

5

96543

95344,0

-1,2

104968

104477,2

-0,5

TB

95817

95344,0

-0,5

104907,4

104477,2

-0,4

CV%

0,9

0,2

SAs

SMP

SDO

TT

St

Si

%X

St

Si

%X

1

108143

107469,7

-0,6

108729

111359,0

2,4

2

109210

107469,7

-1,6

106924

111359,0

4,1

3

108516

107469,7

-1,0

108563

111359,0

2,6

4

109986

107469,7

-2,3

107821

111359,0

3,3

5

107324

107469,7

0,1

107524

111359,0

3,6

TB

104635,8

107469,7

-1,1

107912,2

111359,0

3,2

CV%

0,9

0,7

SAs

SMX




TT

St

Si

%X

1

105905

105434,5

-0,4

2

103505

105434,5

1,9

3

102950

105434,5

2,4

4

104365

105434,5

1,0

5

105745

105434,5

-0,3

TB

104494

105434,5

0,9

CV%

1,3





Hình 3.18: Sắc đồ các chất phân tích sau 5 lần bơm mẫu nồng độ 0,8ppm

Qua bảng kết quả, phân tích và tính toán trên nhận thấy đối với dải nồng độ cao thì sai số nhỏ đối với các mẫu phân tích có nồng độ nhỏ thì sai số lớn. Theo lý thuyết thống kê thì sai số cho phép nằm trong khoảng 15%, như vậy với khoảng nồng độ khảo sát thì độ chính xác của phép đo này được tin cậy.



3.5. Mẫu thực, quy trình xử lý và kết quả phân tích

3.5.1. Quy trình xử lý mẫu, xác định hiệu suất thu hồi

Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu liên quan đã công bố chúng tôi đã chọn được một phương pháp thích hợp để xác định hiệu suất thu hồi như sau:



2,5 gam thịt tôm đông khô

1. Thêm 2.5g Na2SO4 khan

2. Thêm 10ml ACN

3. Lắc chiết 30 phút

4. Li tâm 10 phút (5000vòng/ phút)

Cặn


Dung dịch Bã Thịt + Na2SO4

1. Thêm 10ml ACN

2. Siêu âm 5 phút

3. Li tâm 10 phút

Cặn


Dung dịch Bã Thịt + Na2SO4

1.Thêm10ml ACN

2. Siêu âm 5 phút

3. Li tâm 10 phút

Cặn

Dung dịch Loại bỏ


Làm sạch bằng cột chiết pha rắn C18 1. Bão hoà cột: 10ml MeOH, 10 ml H2O

2. Nạp mẫu

3. Rửa: 10ml H2O

4. Rửa giải: 10ml MeOH

10ml dung dịch SAs trong MeOH

1. Cô cạn dung dịch bằng dòng khí N2 ở 50oC

2. Định mức thành 5 ml bằng pha động chạy HPLC

3. Lọc qua cartridge 0,2 m
Bơm vào hệ thống HPLC
Hình 3.19: Sơ đồ xử lý mẫu tôm
Với quy trình xử lý mẫu trên thêm lần lượt lượng chính xác các chất phân tích vào các mẫu tôm và xử lý. Với mỗi một nồng độ chất thêm vào mẫu được xử lý ba lần, phân tích lặp lại ba lần lấy giá trị trung bình.

Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 3.20, bảng 3.13 và bảng 3.14:



  1. (b)

Hình 3.20. Sắc đồ hiệu suất thu hồi theo quy trình xử lý mẫu tôm

(a) chưa thêm chuẩn, (b) thêm chuẩn

(trong đó: (1) SGU; (2) MTD; (3) SMP ;(4)SDO; (5) SMX)

Bảng 3.13: Diện tích pic sắc ký mẫu tôm ở các nồng độ thêm chuẩn khác nhau


Ct(ppm)

pic(mm)

0

0,2

0,4

SGU

9610

30104

51859

MTD

0

24056

43824

SMP

0

25742

50795

SDO

0

23144

49734

SMX

0

21975

48753

Từ kết quả trên, hiệu suất thu hồi các chất ở các nồng độ được chỉ ra trong bảng 3.13. Hiệu suất thu hồi được xác định như sau:

H = (Cx/Ct)* 100%

Trong đó: Ct - lượng chất biết trước thêm vào

Cx - lượng chất xác định được bằng phương pháp thêm

Với

Sx – Diện tích pic khi thêm lượng Cx vào mẫu

So – Diện tích pic khi thêm của mẫu khi chưa thêm chất phân tích

A, B - các hệ số phương trình đường chuẩn của chất phân tích

Bảng 3.14: Kết quả xác định hiệu suất thu hồi các chất phân tích


Các Sas

Ct (ppm)

Cx(ppm)

H%

SGU

0,200

0,165

82,50

0,400

0,349

87,3

MTD


0,200

0,151

75,5

0,400

0,31

77,7

SMP

0,200

0,167

83,5

0,400

0,361

90,3

SDO

0,200

0,146

72,9

0,400

0,343

85,8

SMX

0,200

0,142

71,0

0,400

0,352

88,1

Như vậy trong khoảng nồng độ 0,2 – 0,4ppm, hiệu suất thu hồi metronidazole và các chất kháng khuẩn SAs đạt từ 71 – 90 %, hiệu suất thu hồi như vậy là đạt yêu cầu.



3.5.2. Phân tích mẫu thực

Các mẫu tôm (bỏ đầu, vỏ, chân, đuôi) chỉ lấy phần thịt, sau đó đông khô và được xử lý theo sơ đồ 3.19. Sau khi được dung dịch cuối cùng tiến hành phân tích theo phương pháp thêm chuẩn.

Xây dựng đồ thị biểu diễn diện tích pic theo nồng độ chất thêm.


  • Nồng độ chất phân tích trong mẫu Cx được tính theo công thức:

Cx = A/B (với A, B - hệ số trong phương trình hồi quy của đồ thị thêm chuẩn).

  • Khoảng tin cậy của nồng độ chất phân tích trong mẫu là:

Trong đó:

: Nồng độ chất phân tích có trong dung dịch bơm vào cột tách

a,b là hệ số trong phương trình hồi qui

Sa, Sb : sai số của hệ số trong phương trình hồi qui

Sx là sai số nồng độ xác định theo phương pháp thêm chuẩn

Khối lượng chất phân tích có trong a(g) mẫu cân đông khô ban đầu là :

mcpt = V*Cx*F*10-3(mg)




Trong đó

mcpt : Khối lượng chất phân tích trong a (g) mẫu (mg)

V : Thể tích dung dịch được pha từ a(g) (ml)

F : Hệ số pha loãng

C: Nồng độ của chất phân tích xác định được từ phương trình hồi quy

10-3 : Hế số chuyển từ µg sang mg


3.5.2.1. Mẫu tôm rảo

Khối lượng mẫu thịt tôm tươi : 142,8g

Khối lượng mẫu sau khi đông khô : 32,9g

Lượng nước có trong mẫu : 77%

Với mỗi mẫu được xử lý ba lần, phân tích lặp lại ba lần lấy giá trị trung bình.

Kết quả phân tích như sau:



Bảng 3.15: Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm rảo

Chất phân tích

Diện tích píc sắc ký (mAu.s)

Mẫu tôm Rảo

Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm chất phân tích

Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm chất phân tích

SGU

22151

45766

75734

Ta có phương trình hồi quy:





Hình 3.21: Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm rảo khi phân tích thêm chuẩn
Bảng 3.16: Hàm lượng các chất phân tích trong mẫu tôm rảo

Chất phân tích

CSAs từ đường chuẩn (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu đông khô (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu tươi (ppm)

SGU

0,079 ± 0,010

0,53 ± 0,07

0,12 ± 0,02



Mẫu chưa thêm Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm



Hình 3.22: Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong mẫu tôm rảo

3.5.2.2. Mẫu tôm chân trắng

Khối lượng mẫu thịt tươi : 150,1g

Khối lượng mẫu sau khi đông khô : 30,5g

Lượng nước có trong mẫu :79,7%



Bảng 3.17: Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm chân trắng

Chất phân tích

Diện tích píc sắc ký (mAu.s)

Mẫu tôm chân trắng

Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm chất phân tích

Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm chất phân tích

SGU

30407

59365

74137

Ta có phương trình hồi quy:







Hình 3.23: Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm chân trắng khi phân tích thêm chuẩn


Hình 3.24: Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong mẫu tôm chân trắng


Bảng 3.18: Hàm lượng chất phân tích trong mẫu tôm chân trắng

Chất phân tích

CSAs từ đường chuẩn (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu đông khô(ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu tươi(ppm)

SGU

0,115 ± 0,008

0,77 ± 0,05

0,16 ± 0,01



3.5.2.3. Mẫu tôm Sú

Khối lượng mẫu thịt tôm tươi : 123,6g

Khối lượng mẫu sau khi đông khô: 37,4g

Lượng nước có trong mẫu : 69,7%

Với mỗi mẫu được xử lý ba lần, phân tích lặp lại ba lần lấy giá trị trung bình.

Kết quả phân tích như sau:


Bảng 3.19: Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm sú

Chất phân tích

Diện tích píc sắc ký (mAu.s)

Mẫu tôm sú

Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm chất phân tích

Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm chất phân tích

SGU

18451

30532

45849

SMP

7010

20175

35745

Ta có phương trình hồi quy:





Hình 3.25: Đường chuẩn của SGU, SMP trong mẫu tôm sú khi phân tích thêm chuẩn


Bảng 3.20: Hàm lượng các chất phân tích trong mẫu tôm sú

Chất phân tích

CSAs từ đường chuẩn (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu đông khô (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu tươi (ppm)

SGU

0,130 ± 0,012

0,87 ± 0,08

0,26 ± 0,02

SMP

0,046 ± 0,007

0,30 ± 0,04

0,09 ± 0,01

Mẫu chưa thêm Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm



Hình 3.26: Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU, SMP trong tôm sú
3.5.2.4. Mẫu tôm lớt

Khối lượng mẫu tôm tươi : 132,5g

Khối lượng mẫu sau khi đông khô: 28,4g

Lượng nước có trong mẫu : 78,6%

Với mỗi mẫu được xử lý ba lần, phân tích lặp lại ba lần lấy giá trị trung bình.

Kết quả phân tích như sau:


Bảng 3.21: Kết quả phân tích các chất đối với mẫu tôm lớt


Chất phân tích

Diện tích píc sắc ký (mAu.s)

Mẫu tôm lớt

Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm chất phân tích

Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm chất phân tích

SGU

26845

40548

60849

Ta có phương trình hồi quy:



Hình 3.27: Đường chuẩn SGU trong mẫu tôm lớt khi phân tích thêm chuẩn


Bảng 3.22: Hàm lượng chất phân tích trong mẫu tôm lớt


Chất phân tích

CSAs từ đường chuẩn (ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu đông khô(ppm)

Hàm lượng chất trong mẫu tươi(ppm)

SGU

0,151 ± 0,022

1,00 ± 0,15

0,21 ± 0,03

Mẫu chưa thêm Mẫu thêm chuẩn 0,1ppm Mẫu thêm chuẩn 0,2ppm


Hình 3.28: Sắc đồ pic sắc ký khi thêm chuẩn SGU trong tôm lớt

Nhận xét: Với kết quả xác định trên cho thấy trong các mẫu tôm đều xuất hiện chất dư lượng kháng khuẩn SGU. Với giới hạn dư lượng sulfamit trong thịt thủy sản cho phép là 0,1ppm( theo thông tư số:29/2010/TT-BNNPTNT) thì các mẫu tôm mà chúng tôi phân tích đều vượt mức giới hạn. Với mẫu tôm sú, tôm lớt dư lượng gấp 2 lần lượng cho phép. Không phát hiện thấy MTD, SMX, SDO, SMP( trừ tôm sú) trong các mẫu tôm.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện thực nghiệm, nhằm ứng dụng kỹ thuật phân tích HPLC – UV-Vis để tách, xác định đồng thời metronidazole và một số sulfamit (SGU, SMP, SDO, SMX) trong một số loại tôm, chúng tôi thu được một số kết quả sau đây:



  1. Đã chọn được các điều kiện tối ưu cho quá trình sắc ký:

  • Cột tách RP - C18: 25 cm × 4,6 mm; 5m

  • Detector UV-VIS: 2 kênh  = 270 nm;  =320nm.Rise time = 0,1 s; Range = 0,01 AUFS

  • Máy ghi: tốc độ giấy = 1 mm/phút; thế ghi = 10 mV

  • Thành phần pha động: dung dịch đệm axetat (pH = 4,5) 10mM /aceto-nitril: 80/20 (v/v)

  • Tốc độ pha động: 1 ml/phút.

2. Đã đánh giá phương pháp phân tích:

  • Khoảng tuyến tính của các sulfamit: 0,05 – 1,00ppm

  • Giới hạn phát hiện: 0,012 – 0,029 ppm

  • Giới hạn định lượng: 0,040 - 0,096 ppm

  • Hệ số biến thiên: 0,2% – 5% trong khoảng nồng độ 0,08- 0,8ppm.

3. Khảo sát mẫu thực

  • Chọn quy trình xử lý mẫu thích hợp, hiệu suất thu hồi các chất phân tích trong mẫu tôm đạt từ 71 -90%.

  • Xác định được dư lượng SGU trong mẫu tôm chân trắng: 0,16 ± 0,01ppm, tôm lớt: 0,21±0,03ppm, tôm rảo:0,12±0,02ppm, tôm sú :0,26±0,02ppm, dư lượng SMP trong tôm sú 0,09 ± 0,01ppm .

  • Không phát hiện thấy MTD, SDO, SMX, SMP( trừ tôm sú) trong các mẫu tôm.

Từ các kết quả thu được, chúng tôi thấy phương pháp HPLC – Detector UV-Vis có độ nhạy cao, thích hợp cho phân tích đồng thời metronidazole và các chất kháng khuẩn SGU, SMP, SDO và SMX trong tôm.

Chúng tôi hy vọng những nghiên cứu trên sẽ góp phần vào việc ứng dụng kỹ thuật HPLC – UV-Vis nói riêng và các kỹ thuật HPLC nói chung để xác định metronidazole và các hợp chất thuộc họ sulfamit trong thực phẩm, nhằm phục vụ đắc lực cho các ngành khoa học và đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp bảo vệ sức khoẻ cho con người.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt

  1. Chu Đình Bính, Phạm Luận, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Phương Thanh (2007), “Xác định dư lượng các chất kháng khuẩn họ sulfamit trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 45(1B), tr 33 – 41.

  2. Nguyễn Thị Kim Dung (2004), Xác định sulfonamide trong thuốc bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  3. Trần Đức Hậu, Nguyễn Đình Hiển, Thái Duy Thìn, Huỳnh Kim Thoa, Nguyễn Văn Thục (2006), Hoá dược tập 2, Bộ môn hoá dược, Đại học Dược, Hà Nội.

  4. Nguyễn Thị Phương Linh (2006), Xác định gián tiếp hàm lượng sulfamethoxazole trong thuốc bằng phép đo F-AAS, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  5. Phạm Luận (1998), Cơ sở lý thuyết phân tích sắc ký lỏng hiệu nâng cao, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  6. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2007), Nghiên cứu tách và xác định đồng thời một số sulfamit trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC), Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  7. Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung, Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi(2003), Hóa học phân tích- Phần 2(Các phương pháp phân tích công cụ), Đại học Quốc Gia Hà Nội.

  8. Tạ Thị Thảo (2005), Thống kê trong hoá phân tích, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  9. Tiêu chuẩn ngành (2004), Sulfonamit trong sản phẩm thuỷ sản-Phương pháp định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, 28 TCN 196:2004

  10. Vũ Cẩm Tú (2009), Xác định các sulfamit trong mẫu Dược phẩm và thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao(HPLC), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Tự nhiên.

Tiếng Anh

  1. A. V. Pereira, Q. B. Cass(2005), “High- performance liquid chromatography method for the simultaneous determination of sulfamethoxazole and trimethoprim in bovine milk using an on-line clean-up column”, Journal of chromatography B, 826, pp. 139- 146.

  2. Cheong, C.K., Hajeb, P.Jinap, S. and Ismail-Fitry, M.R(2010), “Sulfonamides determination in chicken meat products from Malaysia’’, International Food Research Journal,17, pp. 885-892.

  3. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 0.65 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương