Mục lục Chính trị-Thời sự



tải về 395.96 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích395.96 Kb.
#12839
1   2   3   4   5   6

hẹn trở lại, budapest
- Đây là giếng Trevi đấy bố ạ, Fontana đi Trevi – Benedetto Glavina nói.

Ông già Glavina Lajos, vừa từ Budapest sang Italia thăm con, đưa mắt ngó quanh.

- Này, toàn tiền là tiền, người ta ném tiền xuống nước, con ạ.

- Kìa bố, thế bố không biết truyền thuyết về giếng Trevi à ?

- Nếu tao cứ lo tìm hiểu các truyền thuyết, thì không hiểu lấy gì mà cho mày ăn học để trở thành Benedetto, thì bây giờ mày vẫn cứ còn là Glavina Bene ở Budapest với lương tháng một ngàn ba trăm năm mươi forint thôi đấy, con ạ.

- Truyền thuyết nói rằng ai ném tiền xuống giếng này, người ấy sẽ còn trở lại La Mã. Hẹn trở lại, La Mã !

- Thế tiền ấy thuộc về ai ?

- Chả của ai cả. Nó cứ ở trong giếng thôi.

- Lạ nhỉ.
*

Trở về Bucapest, Glavina Lajos tới một cửa hàng thuộc công ty phế liệu phế phẩm, chọn trong đống đồ cũ ra mười cái bồn rửa mặt cổ lỗ và cũng ngần ấy tấm lưới. Người phụ trách cửa hàng ngạc nhiên hỏi :

- Ông cần thứ này làm gì ?

- Thì việc gì đến ông. Đây là một phát minh.

Ông lắp các bồn rửa mặt ở các điểm nút của thủ đô : trên thành Người đánh cá, trong sân vận động Nhân dân, trước công ty Du lịch, và tại chợ giời ở đường Ecseri; lắp lưới đậy phía trên, khoá lại bằng hai ổ khoá. Phiá trên các bồn rửa mặt ấy, ông đóng những tấm biển to viết dòng chữ : Fontana đi Trevi – Hẹn trở lại, Budapest !

Một tuần lễ sau ông lần lượt đi qua các bồn rửa mặt, và vô cùng hài lòng khi thấy bồn nào cũng bộn tiền, không chỉ tiền forint mà có cả ngoại tệ nữa, do du khách du lịch động lòng trước cảnh đẹp của thủ đô chúng ta, ném vào. Có cả tiền frank Thuỵ Sỹ cũng như đồng dinár Nam Tư.

Phấn khởi trước thành công, ông lại lắp thêm một loạt bồn rửa mặt nữa, phía trên một cái bồn có hình dáng đẹp hơn chút đỉnh, ông viết : Hẹn trở lại, Buđapest. Chỉ với ngoại tệ mạnh. Cái bồn này còn phân biệt với những cái khác ở chỗ, nếu như ông già Glavina có mặt tại đấy lúc khách nước ngoài ném tiền vào “giếng”, ông sẽ hát bài hát hài hước bắt đầu bằng câu : “Này, bà Bidenxtai, bà bảo tôi làm ở đâu ?”. Khách nước ngoài ngỡ đó là một bài dân ca có nguồn gốc thảo nguyên, bèn vỗ tay nồng nhiệt.

Chẳng có gì lạ trong việc ông già Glavina nhanh chóng mọc lông mọc cánh. Ông tậu một biệt thự ở vùng núi, một cái bên bờ sông Duna, một cái nữa bên bờ hồ Balaton, mỗi nhà có riêng một tivi, bởi cái đó đi liền với tiện nghi, và ông có một nhu cầu văn hoá là tối nào cũng đến ngồi trước tivi, nhưng không bật.

Glavina không “phe” ngoại tệ. Sau mỗi lần vét tiền ở các “giếng”, ông đều đến Ngân hàng nhà nước để đổi. Mỗi lần ông rẽ vào một chi nhánh ngân hàng khác, nhưng một nhân viên tích cực nào đó đã công tất cả những lượt đổi tiền của Glavina : té ra chỉ một mình ông đã đưa lại cho ngân hàng nhiều ngoại tệ hơn toàn bộ công nghiệp trong cả nước. Bản báo cáo được chuyển đến tay những cán bộ có thẩm quyền, một cuộc hội nghị liền được triệu tập để giải quyết vấn đề :

- Có thể để chuyện này tiếp tục mãi thế này không, các đồng chí ? Không, không để chuyện này tiếp tục như thế này được nữa. Chúng ta không để một nguồn kinh doanh có lãi như thế này nằm trong tay một lão cá thể.


*
Một tháng sau Xí nghiệp quốc doanh quản lý các giếng Trevi mang tên Lakinger đã thành lập trong biên chế Cục thuỷ lợi, và bắt tay vào việc tổ chức, xây dựng mạng lưới giếng Trevi một cách quy mô.

Hiển nhiên Xí ngiệp không thể bôi nhọ thanh danh của mình bằng những cái bồn rửa mặt cổ lỗ như của lão Glavina. Ban giám đốc mời một số nhà thiết kế nổi tiếng đến, mở một cuộc thi đề án giếng Trevi nhằm tạo cho được một tác phẩm mỹ thuật công nghiệp có hình thức hiện đại, đồng thời thể hiện được tính dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa của các loại giếng trong nước.

Ban giám khảo không chấm giải nhất, giải nhì và giải ba – ngay từ đầu thể lệ cuộc thi đã quy định như vậy. Grabás Dezo Ottokár dành được cái vỗ vai thứ nhất, bởi đề án dự thi của anh rút cục đã được chấp nhận. Mô hình giếng Trevi hiện đại có tượng một con lừa đang cầm gậy phang mạnh vào đầu người chăn cừu, thể hiện một cách đầy hình tượng cái ngụ ý các giai cấp bị áp bức sớm muộn cũng sẽ trả thù những kẻ bóc lột.

Bức tượng đầy ẩn dụ đó được sản xuất hai chục vạn chiếc. Để làm hai cái tai lừa, xí nghiệp phải nhập khẩu loại thạch cao chịu lạnh đặc biệt của Thuỵ Sỹ, - dĩ nhiên bằng ngoại tệ – nhưng các cán bộ có thẩm quyền tin chắc là khoản chi này sẽ được hoàn lại gấp bội.


*
Thoạt đầu Xí nghiệp quốc doanh quản lý các giếng Trevi mang tên Lakinger chỉ tuyển bốn chục vạn công nhân viên. Sơ đồ tổ chức của mỗi giếng Trevi đại để như sau : giếng trưởng, phó giếng trưởng, kế toán trưởng, ba kế toán viên, thủ quỹ, trưởng ban kinh tế với hai nhân viên, một trung đội bảo vệ, một cán bộ tuyên truyền, một cán bộ chuyên trách việc liên hệ với xí ngiệp cấp thoát nước, và dĩ nhiên, một bà trưởng phòng tổ chức, bà này, trái với thực tiễn trong cả nước, được chọn trong số các phu nhân của những cán bộ lãnh đạo, cuối cùng là một nhân viên phụ động, có nhiệm vụ vét tiền ở giếng ra trước sự có mặt đầy đủ của toàn ban lãnh đạo, và quét dọn giếng. Về sau, các giếng Trevi đặt tại các xí nghiệp và các hợp tác xã, còn lấy thêm một số nhân viên làm ngoài giờ, hưởng lương phầm trăm.
*
Mặc dù tổ chức như thế đã gần đạt tới mức hoàn hảo, thu nhập của các giếng Trevi, kể cả tền trong nước cũng như ngoại tệ, vấn không vượt nổi số thu nhập trước kia của lão Glavina. Tại các địa phương, chỉ những giáo viên và cán bộ quê quán ở Budapest mới ném tiền forint vào các giếng Trevi có hàng chữ : Hẹn trở lại, Budapest !

Đã đến thời của cán bộ tuyên truyền. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh yếu kém, họ liên tiếp tung ra hàng loạt sáng kiến. Mỗi vị khách nước ngoài thứ một nghìn ném tiền xuống giếng Trevi, được tặng một mô hình giếng Trevi bé xíu, biết cử nhạc, và được một nhân viên của Xí nghiệp, mặc áo khoác ngắn bằng da sói, kiểu quý tộc ngày xưa, ngồi trên lưng ngựa, trao tặng một bằng khen có bìa bằng da chó (các sắc phong danh hiệu quý tộc thời xưa đều viết trên những tấm da chó).

Một cán bộ tuyên truyền được tặng giải thưởng Lakinger với sáng kiến thứ hai sau đây : y cho một nhân viên đóng vai người ném tiền mồi, người này lần lượt đi đến các giếng Trevi ở khắp nước, và sau khi nói vài câu tiếng Anh rất đúng ngữ điệu, ném vài penny vào giếng. Để chọn người đóng vai này, Xí nghiệp tuyển lựa với một sự kỹ lưỡng rất đáng khen : họ chọn một người đã dày kinh nghiệm trong việc ném tiền qua cửa sổ ; chả là trước đây ông này đã từng làm một cán bộ chuyên đi ký kết hợp đồng buôn bán với nước ngoài tại một công ty xuất khẩu.

Song những sáng kiến trên đây hầu như chẳng đưa lại chút tiến bộ nào. Một đề nghị có vẻ hứa hẹn thành công hơn đã được chấp thuận : chuyển giao việc kinh doanh các giếng Trevi cho UBNNPCTT (Uỷ ban Nhà nước Phòng Chống Trì trệ). UBNNPCTT đã xây dựng một kế hoạch hành động chung để chấm dứt tình trạng vắng khách của các cơ sở giải trí và văn hoá.

Chẳng bao lâu chiến dich “trao đổi công chúng” được phát động, nhằm mục đích khai thác một cách toàn diện và kinh tế nhất số lượng công chúng sẵn có. Tại các rạp chiếu phim vắng khách, người ta tổ chức xổ số để thưởng cho những chuyến du lịch tới các giếng Trevi ở thành phố Szeged hoặc thnàh phố Pecs. Tại các giếng Trevi, một chương trình văn nghệ kéo dài suốt ngày mua vui cho khách tham quan, tối đén lại tổ chức trò thi “Ai có biệt tài”, những người thắng cuộc sẽ được tặng thẻ xem phim dài hạn.

Một sự hợp tác tương tự cũng được tổ chức với vài ba hiệu ăn được sửa chữa lớn, nhưng về doanh thu thì chỉ cần nói thế này : chín mươi lăm phần trăm doanh số là tiền uống rượu của hai nhạc công phục vụ tại hiệu ăn. Một cuộc thi nấu món ăn dân tộc liền được vận động trong công chúng tham quan giếng Trevi nhằm cứu vãn tình trạng đó.

Những món ăn cổ truyền của dân tộc : cháo tấm nấu sữa, có rắc bột ca cao “theo kiểu đại tá Simongi” – có nghĩa là món cháo tấm thông thường, do một người vừa đi vừa nhảy điệu vũ chiêu binh, một điệu vũ dân gian, bưng đến tận bàn cho khách. Món canh cá nấu bằng thủ ngựa, đã khá xôm trò, nhưng tuy vậy thu hút được đông người nhất vẫn là những cuộc cãi cọ và những cuộc đánh lộn thường xuyên vào buổi tối, giữa các nhân viên chạy bàn với khách ăn, do quý khách chê món ăn không vừa ý, hoặc do quý khách phát hiện một món không gọi mà lại được ghi ở biên lai thanh toán. Công chúng thất vọng với những bữa ăn dân tộc, dĩ nhiên cũng không bao giờ đi tham quan ở các giếng Trevi nữa.

Chẳng bao lâu luận điểm nổi tiếng của Feuerbach thiên tài đã tỏ ra là đúng : “Trong một gia đình nghèo, không thể duy trì kỷ luật”. Các báo liên tiếp đưa tin về những vụ tai tiếng : “Một giếng trưởng bề ngoài có vẻ đứng đắn đã móc ngoặc với bọn buôn lậu”, Hai tấn mi mắt giả của Pháp trong một giếng Trevi”... Vụ tai tiếng lớn nhất nổ ra khi người ta khám phá ra những cuộc du hí dưới nước được tổ chức trong một giếng Trevi, với sự tham gia của một vài cán bộ lãnh đạo Trung tâm.

Không sao có thể xuê xoa các vụ tai tiếng được nữa, các cán bộ có thẩm quyền ra lệnh kiểm tra. Nhiều vụ móc ngoặc, tham ô, hối lộ được lôi ra ánh sáng, lại thêm tình trạng thu không đủ bù chi ngày càng tăng, khiến ai nấy đều thấy nên giải thể Xí nghiệp quốc doanh quản lý các giếng Trevi là hợp lý. Các cán bộ thanh tra đề nghị nên cải tạo nhỏ để sử dụng các giếng này làm những nhà vệ sinh công cộng, điều này – như họ đã diễn giải loanh quanh một cách tế nhị – thực ra chỉ là ghi nhận một thực tế đã tồn tại mà thôi.

Các cán bộ có thẩm quyền ký duyệt bản đề nghị ấy, vừa ký các ông vừa hỏi nhau với một thái độ cam chịu :

- Chả hiểu cái lão Glavina đã làm thế nào mà tậu được nhà ?
Lê Xuân Giang dịch

trưa hè bên hồ đại lải

Hồ Đại Lải

Trưa hè lặng sóng

Gương mặt hồ

In bóng cánh rừng xa

Buồm rẽ sóng hay Thiên nga cất cánh

Tôi muốn bay về

Thăm lại cảnh Balaton

Và dừng chân trên bán đảo Tihany

Để nhớ lại một thời niên thiếu

Và những ngưòi bạn cũ tuổi thanh xuân...



(Ngày 27 tháng 8 năm 1995,

tại buổi gặp mặt thân mật

của Hội hữu nghị Việt Nam – Hungary)

Khắc Lâm
Nền THƠ HUNGARY
Hơn 150 năm đã trôi qua, kể từ cuộc Cách mạng 1848. Trong một thế kỷ rưỡi đó có biết bao sự kiện đã xảy ra trong đời sống của nhân dân Hungary. Những cuộc Cách mạng chống áp bức, cường quyền vì nền độc lập tự do của Tổ quốc là sự khẳng định ở mức cao nhất tư thế làm ngời của con người trên mặt đất. Với tư thế đó, bên cạnh gươm giáo, chiến mã, đại bác...là sự khắc khoải và cả những bâng khuâng, xao xuyến của thi nhân trước vẻ đẹp và những buồn vui muôn thủa của kiếp người ngắn ngủi. Vượt lên ý nghĩa của các sự kiện, được giới hạn bởi những lợi ích nhất thời, nền thơ nào cũng có đời sống và phương thức tồn tại riêng của nó.

Chúng ta có thể nói gì về nền thơ Hungary, một nền thơ luôn phải chịu thiệt thòi bởi sự không phổ cập của chính cái ngôn ngữ đã sinh thành và nuôi dưỡng nó ? Cũng như dân tộc Hung, thơ Hungary suốt từ thời trung đại luôn phải gắn với quá trình hội nhập với thế giới, hội nhập để khẳng định chính mình. Bởi vì các nhà thơ Hung không có được may mắn làm công dân của một nước đất rộng, người đông ; không nói và viết thứ tiếng phổ cập như tiếng Anh, Pháp, Nga...để thế giới dễ dàng biết đến. Đất nước Hungary như một thung lũng giữa trời Âu, nằm giữa bốn bề núi dựng, chỉ còn một con đường duy nhất là bay lên cao bằng hồn của dân tộc gửi gắm qua các nhà thơ. Một thế kỷ rưỡi trôi qua, đội ngũ các nhà thơ với những tên tuổi lớn như Petofi Sándor, arany János, Pilinszky János, Ady Endre, Jószef Attila...đã đủ để cho dân tộc này tự hào về nền thơ của mình.

Chúng ta có thể nói gì về nền thơ Hungary, một nền thơ luôn phải tự đổi mới ? Đó là sự tiếp tục truyền thống ngay cả trong quá trình đổi mới. Bởi vì sự phát triển của đời sống tinh thần của một dân tộc không thể phân chia một cách máy móc thành nhiều giai đoạn theo thời gian của những sự kiện chính trị nổi bật. Có lẽ phải mất hàng trăm năm để một số giá trị tinh thần nào đó dần dần nhường chỗ cho những giá trị mới. ở châu Âu nói chung và Hungary nói riêng Chủ nghĩa duy lý đã được khai sáng và phát triển ở thế kỷ XVIII, đến thế kỷ XIX thì tư tưởng tự do ngự trị, để rồi bước vào thế kỷ XX, bắt đầu từ 1917 là hệ tư tưởng mới xuất hiện, như chúng ta đã biết. Ngay trong một thời đại cũng không có sự thống nhất tinh thần tuyệt đối, mà luôn có sự tiếp nối và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cái cũ và cái mới.

Sau Petõfi Sándor, cái mốc đổi mới quan trọng của thơ Hungary gắn liền với tên tuổi của Ady Endre (1877-1919) người đã làm cuộc cách mạng trong thơ, đưa thơ trữ tình Hungary đầu thế kỷ lên bước phát triển mới. Trong thơ Ady, cái tôi trữ tình vừa là chủ thể vừa là đối tượng phản ánh. Ông là nhà thơ đã áp dụng thành công thủ pháp tượng trưng phản ánh những vấn đề của Cách mạng. Ông ví mình như hòn đá, dù bị ném lên cao vẫn rơi về đất mẹ, về với nơi mà “Đến nỗi đau cũng cũ, nơi nghèo nàn gió thổi giữa hoang vu”, như ông đã viết. Như vậy nếu người Pháp tự hào với Charles Baudelaire, arthur Rimbaud, người Nga có Blok thì người Hung có Ady Endre.

Tiếp theo Ady Endre là Jószef Attila (1905-1937) nhà thơ của “đường phố và ruộng đồng”, người đã bước vào đời với bài thơ “Trái tim trong trắng” mà vì nó ông đã bị đuổi khỏi trường đại học. Đây là nhà thơ có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền thơ Hungary sau năm 1945. Qua các bài thơ của mình Jószep Attila đã khám phá ra các qui luật và bản chất của sự vật dằng sau cái vẻ bề ngoài của chúng, và ông chấp nhận đối diện với những vấn đề của đất nước và của số phận con người. Ông đã vượt lên những giới hạn của thời đại để có cái nhìn về Tổ quốc mình và thế giới trong mối liên kết, gắn bó. Nhà thơ đã nhìn thấy khả năng khẳng định mình của con người, xem đó là cơ sở làm nên vẻ đẹp của con người.

Sau năm 1945 một thời kì mới mở ra đối với nền thơ Hungary. Không chỉ tiếp tục truyền thống thơ Hung mà các nhà thơ lúc này đã quan tâm đến những giá trị truyền thống của thơ nước ngoài. Có thể thấy rõ ảnh hưởng của thơ Maiacốpxki, B. Bret, Nezvan và Aragon...đến các nhà thơ Hungary giai đoạn này. Đây là thời kì mà các nhà thơ Hungary ý thức một cách sâu sắc về bước ngoặt lịch sử, về sự thay đổi của thời đại. Từ Petofi, đây là lần đầu tiên trong văn học Hung xuát hiện khái niệm Tổ quốc mới - nhân dân mới trong thơ.

Nhà thơ Illyés Gyula viết ;

...Bởi sức mạnh và trí tuệ



Không thể đủ để giữ gìn Tổ quốc

Nếu công dân không có chỗ đứng của riêng mình...

(Không đủ)

Và quần chúng nhân dân được xem là lực lượng duy trì sự tồn vong của Tổ quốc mới ; nhà thơ Csoori Sándor viết:

Tôi cần đến tuổi trẻ

Như người đi xa cần hộ chiếu,

tôi cần đến bàn tay các anh

để dẹp tan mọi cô đơn, phiền nhiễu

(Trốn khỏi nỗi cô đơn)

Sẽ không đủ nếu chúng ta không nhắc lại những sai lầm đáng tiếc trong chính sách văn nghệ được ban hành năm (1948-1949). Đó là việc xét lại tư cách hội viên của Hội nhà văn Hungary, khai trừ ra khỏi hội nhiều nhà văn lớn đồng thời với việc xuất hiện tư duy giáo diều trong lí luận văn nghệ. Trong thời gian này, với chủ nghĩa bảo thủ trong mỹ học, người ta đề cao một cách cực đoan những giá trị thẩm mỹ nào đó của truyền thống và phủ nhận các giá trị khác của văn học đương đại. Révai Jozsef và Horváth Márton là hai nhà lí luận đã đưa ra khẩu hiệu “Ngọn cờ của chúng ta là Petofi”để cố ý hạ thấp vai trò của hai nhà thơ hiện đại là Ady Endre và József Attila. trong tình trạng đó, đã xuất hiện những hiện tượng thơ minh hoạ xu thời, đại ngôn và trống rỗng. Sau năm 1956, với khẩu hiệu “Tự do lớn, trách nhiệm lớn”, đời sống văn học nghệ thuật đã có thêm luồng sinh khí mới đẻ rồi từ những năm 1960, xuất hiện nhiều nhà thơ tài năng, mau chóng khẳng định vị trí của mình trong nền thơ dân tộc. Thơ Hungary lúc này, bên cạnh việc phản ánh những vấn đề của thời đại và của dân tộc như mặc cảm tội lỗi về chiến tranh thế giới thứ II, về chiến tranh lạnh, vị trí của cá nhân trong cộng đồng và vị trí của dân tộc trong cộng đồng thế giới, các nhà thơ bắt đầu khám phá những điều kiện của phương thức tồn tại mới.Tuy sự cô đơn, nỗi lo âu, không phổ biến trong thơ Hungary giai đoạn này như ở phương Tây, nhưng các nhà thơ không phủ nhận nỗi lo âu buồn chán. Và noi theo gương József Attila, họ đã làm chủ trạng thái cô đơn, sẵn sàng đối diện với ý thức về tuổi già, cái chết. Các nhà thơ như Pilinszky János, Weores Sandór thường xuyên tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Họ nói nhiều đến cái hữu hạn là để mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới hiện đại, nơi con người đang bị lãng quên trước sự phát triển của nền văn minh vật chất. Hiện thực cuộc sống được phản ánh trong thơ của các nhà thơ trẻ xuất hiện vào những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỷ này không còn là thứ hiện thực thuần nhất mà ta đã quen trong thơ Hungary trước đây. Có thể nói một thứ nhạy cảm mới đã xuất hiện trong thơ trữ tình của lớp nhà thơ trẻ trong những năm cuối thế kỷ. Tư duy duy lí dường như đã bất lực trong việc nắm bắt và lí giải những vấn đề của hiện thực. Mọi lí giải về đời sống dường như chống lại đời sống. Chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại dường như vẫn không phải là “bà đỡ” tốt nhất cho những sáng tạo nghệ thuật. Một đời sống văn học mới hình thành, với những nhóm độc giả mới có nhu cầu thưởng thức văn học khác nhau.

Từ năm 1990, thơ Hungary đi về đâu ? Đó là điều mà những ai yêu quí nền văn học này đều quan tâm. Nhà văn, cựu tổng thống Hungary Gửncz árpád, trong chuyến sang thăm Việt Nam mấy năm trước đây đã cho chúng tôi biết ý kiến của ông về văn học Hungary hơn mười năm qua rằng: Văn học Hungary đang thực hiện cuộc nhảy tự do, chưa thấy các đôi nhảy đẹp, chỉ thấy cốc chén rơi vỡ mà thôi. Chúng ta hãy chờ đợi.

Chúng ta chờ đợi và tin tưởng. Một dân tộc nhạy cảm, thông minh, từng chịu nhiều đau khổ như dân tộc Hung chắc chắn sẽ khẳng định được mình trong cộng đồng nhân loại như đã từng làm trong quá khứ. Một nền thơ phong phú, có truyền thống và luôn tự đổi mới như nền thơ Hungary chắc chắn sẽ xứng đáng với dân tộc mình trước mọi biến động xã hội.
Trương Đăng Dung

Viện Văn học
Cuộc sống muôn màu

(lượm lặt trên báo chí hai nước)

Cúp UEFA

Ferencváros (Hungary) – nỗ lực tìm lại chút hương vị chiến thắng từ lần đoạt cúp năm 1965- đá bại AEL Limasson (Síp) 4-0. Chiến thắng này được xem là bước thành công thứ hai của bóng đá Hungary sau sự kiện Zalaegerszeg thắng Manchester United 1-0 ở Champions League.



Thanh niên 17-08-2002

Cú sốc trên sân Puskás Ferenc

Gần nửa thế kỷ sau khi Puskás Ferenc và đội Hungary dạy cho đội tuyển Anh một bài học tại Wembley, đội “tí hon” Zalaegerszegi của Hungary tiếp tục làm bẽ mặt “bầy Quỷ đỏ nước Anh” Manchester United ngay trên sân Puskás Ferenc. Đó là cú sốc lớn nhất trong loạt trận lượt đi vòng loại thứ ba Champions League vừa qua. Cầu thủ dự bị 21 tuổi Koplarovics Béla, vào sân trước đó 7 phút, tung cú sút quyết định ở phút đá bù giờ thứ nhất để tạo nên chấn động lớn nhất tại châu Au vào rạng sáng 15-8.



Thể thao & Văn hoá + Người lao động, 16-08-2002

UNESCO công nhận thêm 10 di tích văn hoá thế giới

Ngày 29-06, tại thủ đô Budapest (Hungary) đã bế mạc phiên họp của Uỷ ban về di sản thế giới của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục LHQ (UNESCO). Uỷ ban đã quyết định bổ sung thêm 10 di tích cổ nổi tiếng và vùng đất thiên nhiên phong phú của An Độ, Italia, Mexico, Hungary và một số nước khác vào danh sách các di sản văn hóa thế giới – những công trình được UNESCO bảo vệ. Hai địa danh của Hungary vừa được công nhận là: đại lộ Andrássy, một con đường thuộc loại đẹp nhất Budapest, có rất nhiều di tích văn hoá và lịch sử, và vùng Tokaj, nổi tiếng với loại rượu nho đạc sản của Hung. Tính dến nay đã có hơn 730 kiệt tác văn hoá, thiên nhiên được nằm trong danh sách nói trên.



Hà Nội Mới, 01-07-2002 và Nhịp cầu thế giới, 04-07-2002

Tổng thống Hungary: tiến sĩ danh dự tại Y

Trong chuyến viếng thăm Y bốn ngày vào tuần trước, tổng thống Mádl Ferenc đã được nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự tại một trường đại học ở Y, vì những công trình nghiên cứu trên lĩnh vực luật quốc tế. Trước khi trở thành tổng thống, ông Mádl đã từng là giáo sư tiến sĩ luật khoa tại ĐH Tổng hợp Budapest; từ năm 1993 ông là viện sĩ Viện Hàn lâm KH Hungary và là chuyên gia nổi tiếng thế giới về luật quốc tế.



Nhịp cầu thế giới, 27-06-2002

Đợt nắng nóng bất thường ở Đông Âu

Tại Hungary, ngày 24-06, nhiệt độ trung bình ở miền Nam nước này tăng đến mức cao kỷ lục trong 100 năm qua là 37,4 độ C; đặc biệt tại thành phố Békéscsaba lên tới 38,2 độ C. Chỉ riêng ở thủ đô Budapest, mỗi ngày các cơ sở y tế nhận được 300 cú điện thoại cấp cứu do nóng. Thị trưởng Budapest đã cho phép người về hưu và trẻ em dưới 18 tuổi được sử dụng mĩen phí các khu hồ bơi và bể tắm lớn. Thành phố lập các đội đi phân phát nước cho những người đi ôtô bị kẹt xe tại các nút giao thông chính và đường phố được phun nước liên tục để giảm bớt hơi nóng.



Hà Nội Mới, 26-06-2002

Học bổng du học tại Hungary

Bộ GD-Đt vừa phân bổ chỉ tiêu học bổng du học cho các trường ĐH. Học bổng đi học ĐH tại Hungary (toàn phần và bán phần) gồm ĐHQG tp. .HCM và ĐH Bách khoa Hà Nội mỗi trường một học bổng toàn phần và một học bổng bán phần ngành công nghệ thông tin và điện-điện tử; ĐH Xây dựng HN một học bổng bán phần ngành xây dựng công trình ngầm. Đối tượng dự tuyển là SV đang học đại học năm 1, hệ chính quy tập trung, có kết quả học tập tốt (căn cứ vào điểm trung bình mở rộng học kỳ 1 năm học 2001-2002) và có khối học phù hợp khối ngành nước tiếp nhận.



Tuổi trẻ 29-05-2002

Bàn thắng vàng của Takács Lajos đưa ACB lên chuyên nghiệp

Từ một pha phối hợp chọc khe đơn giản của Osusu, hàng thủ Thừa Thiên-Huế mất cảnh giác trước tốc độ thoát xuống của cầu thủ người Hungary Takács Lajos để anh này dễ dàng vượt qua trung vệ thòng Đình Tuấn đã mỏi mệt, sút căng bằng chân trái hạ gục thủ môn Ngô Việt Trung, ghi bàn thắng vàng đem quyền thăng hạng chuyên nghiệp mùa tới cho ACB (Ngân hàng Thương mại A châu). Không giấu nỗi vui mừng sau trận đấu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thể thao ACB Nguyễn Đức Kiên đã quyết định thưởng ngay cho đội 400 triệu đồng. Ông Kiên cho biết: “Các cầu thủ chúng tôi đã vắt cạn sức và nhờ tinh thần chiến đấu bền bỉ đã được đền bù xứng đáng. Ngay bây giờ ACB sẽ tăng cường lực lượng, mua thêm cầu thủ ngoại, tuyển cầu thủ trong nước từ các trung tâm bóng đá mạnh và mùa tới sẽ chọn sân Hà Nội là sân nhà”. Còn cầu thủ Lajos thốt lên: “Tôi rất hạnh phúc với bàn thắng vàng. Khi nhận bóng trống trải tôi tin là mình sẽ ghi bàn. Tôi tự hào là đã góp một phần công sức đưa ACB lên hạng. Nếu không có gì trở ngại, tôi muốn chơi tiếp cho ACB vì đây là một tập thể có tiềm năng và sức bật”.



Thanh Niên 24-5-2002

Văn hào Konrád Gyõrgy: thích viết văn hơn giữ chức chủ tịch Hàn lâm viện

Sau 2 nhiệm kỳ giữ chức chủ tịch Hàn lâm viện Nghệ thuật Berlin-Brandenburg, nhà văn Konrád Gyõrgy (Hungary) tuyên bố: ông muốn tập trung thời gian cho ngòi bút, chứ không ham chức vụ chủ tịch. Sở dĩ ông muốn thông báo tin này từ bây giờ để Viện Hàn lâm có đủ thời gian tìm người thay thế ông. Tháng 5-1997 ông Konrád Gyõrgy được bàu làm chủ tịch VHL thay triết gia Walter Jens. Ba năm sau, phiên họp toàn thể của VHL Nghệ thuật đã tiếp tục tín nhiệm ông trong nhiệm kỳ thứ hai.

Sinh năm 1933, Konrád Gyõrgy là nhà văn rất nổi tiếng của Hungary. Đặc biệt ông được ưa chuộng tại Đức. Hầu như tất cả các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Đức. Năm 1991 ông dược tặng giải Hoà bình của Hiệp hội các nhà xuất bản Đức.

Nhịp cầu thế giới, 01-05-2002

Hợp tác Việt Nam-Hungary

Ngày 5-02, tại thủ đô Budapest, bà Đào Thị Tám, đại sứ nước ta tại Hunary và ngài Náray-Szabó Gábor, phó quốc vụ khanh Bộ Giáo dục Hungary đã ký kế hoạch hợp tác giáo dục giữa hai nước trong giai đoạn 2002-2004. Theo kế hoạch này, mỗi năm Hungary sẽ đào tạo cả khoá cho 3 nghiên cứu sinh và 5 sinh viên Việt Nam, trong đó 2 SV được nhận học bổng toàn phần, 3 SV học theo chế độ miễn phí dào tạo.



Hà Nội Mới, 07-02-02


tải về 395.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương