Mục lục Chính trị-Thời sự


Cung điện những điều kỳ diệu



tải về 395.96 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích395.96 Kb.
#12839
1   2   3   4   5   6

Cung điện những điều kỳ diệu

Ơ đây có buổi trình diễn khoa học. Đó là khẩu hiệu của Cung điện những điều kỳ diệu, trung tâm khoa học tương tác duy nhất ở Trung Âu. Trong 6 năm hoạt động, trung tâm đã tổ chức 8 cuộc triển lãm, bây giờ vừa khai mạc cuộc triển lãm thứ 9 với tên gọi Hãy làm thử với chúng tôi ! Những điều mới lạ là “Xưởng Tháo-Dỡ”, ở đó ta có thể tháo rời dỡ tung ra bất cứ thứ gì, từ khẩu súng săn cổ đến cái máy giặt; là các thiết bị về nước mà ta có thể vẫy vùng trong đó; là Bản đồ gien mà nhờ nó ta làm quen được với những điều bí ẩn nhất của di truyền học. Người xem vừa giải trí vừa thu nhận được những kiến thức bổ ích về khoa học tự nhiên. Ai muốn biết thêm nữa hãy đến thăm hoặc tìm xem trang chủ theo địa chỉ www.csodapalota.hu


Học sinh, hãy chú ý !

Cáo phó: Marcus Licinius Crassius, thành viên chế độ tam hùng La Mã thứ nhất, đã qua đời. Đây không phải là chuyện đùa, ta đọc được đúng như thế trên trang internet www.visum.hu. Ta tìm thấy ở đây những điều lý thú về các nhân vật chủ chốt, các sự kiện lịch sử. Trang chủ như một trò chơi lớn: ta cảm thấy như đang đọc báo hay đang sống trong thời đại tuỳ chọn theo ý thích. Các vua chúa, hoàng thân, bá tước trở thành người quen riêng của ta; ta có thể hồi hộp theo dõi từ đầu đến cuối các trận đánh lớn mà không mất một giọt máu nào. Ta chỉ thắng mà thôi. Xin giới thiệu với cả những học sinh cho dến nay vẫn chán các giờ lịch sử đầy những con số của năm tháng.



Tuần báo No k lapja số 39 (26-09-2001)
Bộ sưu tập trên Internet

Tôi đi tìm một cái gì đó về giai đoạn 1848-1849 và tìm thấy một bộ sưu tập lớn của Bảo tàng Dân tộc học. Tranh ảnh, dữ kiện, số liệu, các câu chuyện lịch sử, các tài liệu tham khảo - đủ để viết thành cả luận văn... Chỉ cần bật máy và tìm cái ta quan tâm: www.neprajz.hu.



Tuần báo No k lapja số 41 (10-10-2001)
Văn hoá thể thao

Ráth-Végh István
Luật gia, nhà văn Ráth-Végh István (1870-1959) được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến nhờ những tập truyện về lịch sử văn hoá với giọng điệu trào phúng-khôi hài. Toàn bộ tác phẩm của ông chừng 4300 trang in, được chia thành 7 tập: Sự ngu ngốc của con người; Tình yêu, hôn nhân; Quyền lực và tiền bạc; Những câu chuyện đủ màu; Biên niên sử đen tối; Chiếc đũa thần; Hài kịch của sách.

Đoạn dưới đây rút ra từ tập Hài kịch của sách, xuất bản lần thứ năm ở Hungary.


Những lỗi in sai quỷ quái
Không thể nào tránh được lỗi in sai. Chúng giống như chim phượng hoàng: hồi sinh từ tro bụi của chính mình. Người sửa bản in hoài công tóm cổ kẻ đột nhập trơ tráo; người thợ xếp chữ sửa lỗi, và thay vào đó bằng một lỗi mới, cho dù vô ý thức đi nữa.

Chỉ có các truyền thuyết mới nói đến những cuốn sách không lỗi in. Scaligeriana, tập sách thu thập những lời hay ý đẹp của nhà nhân văn lớn người ý Scaliger, có đoạn nói rằng: quyển sách có tựa đề De Subtilitate (Về sắc thái) của nhà toán học Cardanus hoàn toàn không có lỗi in sai. Khó lòng tin được trong trường hợp một bộ sách khổ lớn và dày như vậy. Theo một truyền thuyết khác thì thư viện của Đại học Oxford đang giữ một quyển Kinh Thánh, in tại thành phố đó, không có lỗi in .

Năm 1783, một người Anh tên là H. Johnson thông báo là đã tìm ra phương pháp chấm dứt hẳn mọi lỗi in sai. Ông cũng tôn xưng nhà vua với từ Majesty (bệ hạ) quen thuộc trong thông báo đó; thế nhưng do lỗi in đáng tiếc nên từ Najesty chui vào thế chỗ.

Trong thời kỳ đầu tiên của kỹ thuật in ấn, các lỗi in sai được chữa bằng tay trên từng bản in. It lâu sau phải từ bỏ cách này, vì trong những ấn phẩm cẩu thả các lỗi in sai sinh sôi nảy nở đến nỗi nhiều chỗ sửa làm xấu cả quyển sách. Nảy ra ý tưởng Errata (từ la-tinh có nghĩa là “sai sót”) để đính chính các lỗi in sai trong một trang riêng ở cuối sách.

Trang riêng không phải buồn chán lâu vì lẻ loi một mình. Nó tăng dần lên thành nhiều trang. Hai, bốn, rồi chín trang errata. Trong một lần xuất bản các tác phẩm của nhà bác học Pico della Mirandola vào năm 1507, có tới mười lăm trang errata làm buồn lòng người đọc. Hồng y giáo chủ Bellarminius bực tức vì việc xếp chữ quá ẩu, đã cho chép lại các tác phẩm của mình, và bản thảo đã xem lại kỹ càng được giao cho một bậc thày xếp chữ người Venezia. Kết quả là người thợ xếp chữ danh tiếng đã phải bổ sung quyển sách vừa in xong bằng bảng đính chính lỗi in sai lên tới tám mươi tám trang.

Con quỷ của lỗi in sai chưa chịu dừng ở đó. Trong lần xuất bản năm 1578 cuốn Summa của Aquinói Tamás, sau tiêu đề Errata có tới một trăm linh tám trang lỗi in tụ họp lại. Đây là con số lớn nhất mà lịch sử in sách được biết cho đến ngày nay.

Thật ra người ta nói đến con quỷ của lỗi in sai từ khi nào vậy ?

Năm 1562 một tác phẩm chống lại quyền lực của Giáo hoàng có tên là Missae ac missalis anatomia ra đời. Văn bản dài 172 trang, và 15 trang lỗi in sai làm cho quyển sách thêm nhiều màu nhiều vẻ. Nhà xuất bản thất vọng thanh minh rằng, chắc là có bàn tay của quỷ trong việc này: “Con quỷ Sa tăng đáng nguyền rủa dùng mọi mánh khoé để lén lút đưa những điều vô nghĩa vào trong văn bản, và bằng cách đó làm mất đi hứng thú đọc sách của độc giả đáng kính”. Mặc dù khó có thể giải thích được, vì sao quỷ Sa tăng lại thoả thuận đình chiến với Giáo hoàng đúng vào dịp này, cái tên của quỷ vẫn gắn vào với lỗi in sai.

Lỗi in sai cùng tuổi với nghề in. Một trong những ấn phẩm đầu tiên, quyển sách Thánh ca của Fust in ở Mainz (Đức) năm 1457, đã ôm ấp một lỗi in trong lòng. Trên trang cuối, từ Psalmorum (Thánh ca) bị in thành Spalmorum.

Từ đó trở đi lỗi in sai sinh sôi nảy nở như sao của Thiên hà.

Tôi không sưu tầm các lỗi in sai Hungary vì không tìm thấy chứng cứ về tính xác thực của chúng. Phần nhiều các báo vui cười cũ gom góp chúng lại; các báo đó có cả mục riêng lấy tên là “Sajtóhubák”. Một bạn đọc gửi thư đến toà báo kể rằng đã thấy một quyển sách mà trang bìa bị rơi mất một chữ, và dòng “fordíttotta X.Y.” (X.Y. dịch) bị chặt cụt thành “ordította X.Y.” (X.Y. gào rống). Một bạn đọc khác đưa ra tin sân khấu sau đây: “X. kisasszony e tehén kétszer lép fel” (cô X. hai lần bước lên con bò này). Sự nhầm lẫn tai hại rơi vào chữ héten. Đáng lẽ là “Cô X. trong tuần này biểu diễn (bước lên sân khấu) hai lần”. Một tờ báo vui cười khoe rằng đã tìm thấy vua của các lỗi in sai trong một tờ báo tỉnh lẻ. Phần cuối tờ báo này đáng lẽ phải ghi “Felelos szerkeszto Katona József” (biên tập viên chịu trách nhiệm: Katona József). Thay vào đó câu trên bị bóp méo thành “Félửles szorkesztyu Katónak jó lesz” (găng tay có lông, dài nửa sải, sẽ thích hợp với Kató).

Trong các lỗi in kinh điển, nổi tiếng nhất là trường hợp của Flavigny. Năm 1648 vị giáo sư Paris này viết bài phê bình về một tác phẩm thần học. Trong số các câu mà giáo sư viện dẫn, có một câu quen thuộc của sách Phúc âm Máté: “Tại sao mi nhìn thấy cái dằm trong mắt của người anh em, và không nhìn thấy cái xà trong mắt của chính minh ?”. Câu này viết theo tiếng la tinh là: “Quid vides festucam in oculo fratris tui et trabem in oculo tuo non vides ?”. Con quỷ của lỗi in đã ăn cắp chữ o trước cả hai từ “oculo” (mắt). Do vậy vai trò của mắt được trao cho một bộ phận của cơ thể con người mà thường không dùng để nhìn, và chỉ được phô ra trong những dịp nhất định, ở những nơi kín đáo. Chuyện ầm ĩ cả lên, trở thành vụ tai tiếng khủng khiếp; vị giáo sư bất hạnh đã phải công khai thề trước toàn khoa là ông vô tội trong việc đó. Ngay cả khi hấp hối nằm trên giường, ba mươi năm sau, ông vẫn nguyền rủa người thợ in đã xô đẩy ông vào tai vạ này.

Nghe nói lỗi in sai cũng can thiệp cả vào danh hiệu hoàng đế của Napóleon III. Trong bản viết tay tuyên ngôn về cuộc đảo chính, ngưới ta đưa ra một câu khích lệ cổ vũ: Vậy khẩu hiệu sẽ là: Napoleon muôn năm !!! Người thợ xếp chữ đọc nhầm ba dấu chấm than thành số ba La Mã, và bản in ra đã là: Vive Napoleon III. (Napoleon III. muôn năm). Mọi tờ báo đều đăng lại bản tuyên ngôn này. Vì thế phải giữ lại số III, mặc dù trên ngai vàng mới chỉ là Napoleon thứ hai.

Người Pháp dẫn dầu trong cuộc đua tài về lỗi in sai. Một người thợ xếp chữ không biết từ isthme (eo đất) đã quyết định đổi thành chữ asthme (bệnh hen xuyễn) quen thuộc. Cho nên có tin “Quanh bệnh hen xuyễn ở kênh dào Szuez mọi việc đều ổn thoả”. Do sự thay chữ tương tự, một chính khách đang ốm bị các báo cho ăn cỏ khô. Trong tiếng Pháp: soin = sự chăm sóc; foin = cỏ khô. Theo thông báo: Ngài X. đã khá hơn, đã ăn được, và hy vọng rằng cỏ khô (đáng lẽ là sự chăm sóc) sẽ đem lại sức lực cho nhân vật kiệt xuất của xã hội chúng ta.

Con quỷ của lỗi in sai cúng dám làm những chuyện mất dạy hơn nhiều. Ferme = trang trại; femme = đàn bà. Trong một mẩu tin đăng báo cho thuê, con quỷ sa tăng đã lén đưa chữ “m” vào thay chữ “r”, và bằng sự đổi tráo này đưa ý nghĩa bất lương vào trong câu, đến mức mà từ điển bách khoa Larousse rất nghiêm túc cũng quyết định phải ghi lại cho hậu thế. Nguyên văn câu tiếng Pháp là: Belle ferme à vendre ou lauer; très productive si on la cultive bien. (Trang trại đẹp, bán hoặc cho thuê, sinh lợi nhiều nếu được cấy trồng tốt). Chữ productive trong tiếng Pháp có nghĩa là sinh sản, sản xuất, sinh lợi, phì nhiêu... Khi đưa chữ femme vào câu trên thì nó trở thành “Đàn bà đẹp, bán hoặc cho thuê; sinh sản nhiều nếu được cấy trồng tốt”.

Người Pháp cười khi thấy nhầm lẫn, thế nhưng ở Anh, trường hợp tương tự gây ra sự công phẫn lớn. Nhân dịp một cuộc diễu hành hoàng gia ngoạn mục, tờ báo “Time” (Thời đại) đăng tin cho thuê các cửa sổ (để đứng xem). Nhưng một quảng cáo đã bị xuyên tạc đi bởi một lỗi in tai hại: Có thể thuê hai goá phụ. (Window = cửa sổ; Widow = goá phụ).

Malte-Brun, nhà địa lý Pháp nổi tiếng (1775-1826) viết về một ngọn núi cao 36 000 bước (một bước khoảng chừng 30 cm) so với mặt nước biển. Trước mắt người thợ xếp chữ các số 0 hoà lẫn vào nhau, và trong bản in thử đầu tiên độ cao vọt lên tới 360 000 bước. Khi sửa bản in tác giả xoá đi một số không, nhưng người thợ xếp chữ hiểu nhầm cách chữa, và giờ đây ngọn núi khổng lồ nói trên đạt độ cao 3 600 000 bước. Nhà bác học nổi giận. Ông viết lên lề bản in thử: Tôi đã viết là 36 000 bước, 36 triệu cái con bò ! Theo lệ thường phải khoanh tròn điều ghi chú để nhắc người thợ xếp chữ: đó là chỉ dẫn cho anh ta chứ không phải để in ra. Nhưng tác giả quên làm việc ấy và ông cũng không nhận được bản in thử tiếp theo. Trong quyển sách đó về sau một số liệu kỳ diệu ra đời. Do tức giận hay là do khờ dại ngốc nghếch ? Không biết được; nhưng văn bản đã chữa đi chữa lại nhiều lần được chải chuốt như sau:, Cao nguyên, trên đó 36 000 con bò đang sống, trải dài ở độ cao 36 triệu bước trên mặt nước biển.

Có một quyển sách mà lỗi in sai trong đó đặc biệt gây đau khổ cho các tín đồ. Đó là cuốn Kinh Thánh. Và ngay cả quyển sách được viết, được in, được duyệt lại một các cẩn thận kỹ càng nhất như thế cũng phải chịu các trò trêu chọc của quỷ sa tăng. Trong văn bản các quyển Kinh Thánh Tin lành của Anh có nhiều vết xấu hơn cả. Các nhà sưu tập Anh biết tới ít nhất là 16 quyển Kinh Thánh bị uế tạp như vậy. Như thể là một thằng quỷ nhóc con nào đó phá phách trong xưởng in, những lỗi in vớ vẩn lọt vào trong văn bản cuối cùng một cách bí ẩn. Những cuốn nổi tiếng nhất là:



Kinh Thánh của kẻ giết người. (The Murderers Bible). Từ “murmurer” (kẻ kêu ca than vãn) bị thay bằng từ “murderer”(kẻ giết người). Xuất bản năm 1801.

Kinh Thánh Ngoại tình. (Adultereous Bible). Từ “không” bị rơi ra khỏi lời răn thứ bảy, còn lại là: Mi hãy ngoại tình ! (Thou shalt commit adultery). In năm 1632. Người thợ in bị phạt tiền 2000 bảng Anh.

Kinh Thánh của Thợ in. (The Printers Bible). Trong Thánh ca số 119 vua David than phiền: Các hoàng thân vô cớ quấy rầy ta. Trong một bản in năm 1702 từ princes (các hoàng thân) bị thay bằng từ printers (các thợ in).

Kinh Thánh Giấm. (The Vinegar Bible). Trong truyện ngụ ngôn về vườn nho, chữ vineyard (vườn nho) bị thay bằng chữ vinegar (giấm).In năm 1717.

Trong các cuộc bán đấu giá ở Anh, các bản Kinh Thánh có lỗi in là những ấn phẩm được ưa chuộng nhất. Vì người săn lùng sách máu mê nghĩ như sau: Đây là bản in tốt, bản của tôi, trong đó có lỗi in nổi tiếng. Còn bản kia, không có lỗi, là bản in tồi !


Vũ Hoài Chương

trích dịch

thể thao Hungary
Nước Hung và Thế vận hội 2012

Muốn đăng cai Thế vận hội, Budapest phải có ít nhất 7-8 cung thể thao có mái che với sức chứa 5-15 ngàn người, cũng như 22 tụ điểm thể thao và một làng Thế vận hội đủ chỗ cho 16500 người. Ngoài ra, thủ đô của Hung phải chuẩn bị 17-18 ngàn phòng khách sạn cho các vận động viên và khách ngoại quốc. Đó là những con số mà ông Bieneth Gusztáv, tổng giám đốc công ty Price Waterhouse Cooper Kft. đã nêu ra mới đây. Công ty của ông Bieneth được uỷ nhiệm để nghiên cứu về khả năng Hung có thể tổ chức Thế vận hội 2012 được không.

Hãng Price Waterhouse Cooper Kft. cho biết: trong số các công trình thể thao hiện tại, mới có hai bể bơi Komjádi và Margitszigeti là đủ tiêu chuẩn cho Olympic. Cạnh đó, sân Népstadion được sửa chữa lại và cung thể thao Sportcsanok mới cũng sẽ thích hợp cho việc tổ chức các môn thể thao trong khuôn khổ thế vận hội. Ngoài ra các cung thể thao còn lại của Budapest đều không “đủ điểm”, do thấp và sức chứa không lớn.

Việc Hung đứng ra xin đăng cai Olympic 2012 đã từng là đề tài tranh luận trên chính trường Hung thời trước bầu cử Quốc hội. Thị trưởng Budapest Demszky Gábor và bộ trưởng Thể thao Deutsch Tamás đồng ý rằng đây là vấn đề cần được sự đồng tình của đông đảo dân Hung, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Đây cũng là ý kiến của ông Jánosi Gyorgy, bộ trưởng tương lai của Bộ Thể thao Hung.


Danh thủ huyền thoại Kubala László qua đời

Ông Kubala László, danh thủ bóng đá Hung thập niên 40-50, từng chơi cho các câu lạc bộ FTC, Vasas (Hung), Bratislava (Tiệp Khắc), Pro Patria (ý), Barcelone (Tây Ban Nha) và là tuyển thủ 3 đội tuyển quốc gia Hungary, Tiệp Khắc và Tây Ban Nha, đã từ trần vào ngày 17-5-2002, thọ 74 tuổi. Ông Kubala từng thi đấu 329 trận trong sắc áo câu lạc bộ Barcelone, 4 lần vô địch và 5 lần đoạt cúp Tây Ban Nha. Mới đây, ông đã được bầu là cầu thủ vĩ đại nhất của Barcelone trong mọi thời đại, vượt những tên tuổi lẫy lừng như Suarez, Kocsis, Czibor, Cruyff, Maradona...

Sau khi từ giã đời cầu thủ, Kubala Lá szló còn là huấn luyện viên trưởng các đội tuyển Tây Ban Nha, Saudi Arabia và Paraguay.
Giải Oscar thứ 10 cho đại kỳ thủ Polgár Judit

Lần thứ 10, nữ kỳ thủ danh tiếng người Hung, cô Polgár Judit, đã đoạt giải Oscar cho môn cờ vua ! Mới đây, giải thưởng này đã được chủ tịch Liên đoàn quốc tế các ký giả cờ vua, ông Dmitry Byelitsa, trao cho Judit tại Hotel Stadion (Budapest).

Lần đầu tiên, Polgar Judit được nhận giải vào năm 1988. Tiếp đó, cô lại được nhận giải thưởng cao quý này vào năm 1994 (cùng chị gái là Polgar Zsuzsavà cô em là Polgar Zsofi), năm 1996 (cùng chị Zsuzsa.), 1995, 1997-2000 (một mình). Năm ngoái, Polgar Judit còn đoạt giải Oscar dành cho nữ kỳ thủ xuất chúng nhất của thế kỷ XX. Được biết, trong cuộc bình chọn năm nay, 56 (trên tổng số 60) ký giả về môn cờ vua đã chọn Judit ở vị trí đầu bảng.

Được biết, nhân dịp này, một con tem có hình Polgar Judit đã được phát hành, nhưng chưa biết mệnh giá nó là bao nhiêu. Trước mắt, chỉ có thể đặt mua tem tại gia đình Polgar.


ZTE đoạt chức vô địch túc cầu Hung

Bằng trận hoà với câu lạc bộ FTC trong vòng 37 của giải vô địch ngoại hạng Hung, đội ZTE đã đoạt chức vô địch Hung lần đầu tiên trong lịch sử hơn 80 năm của câu lạc bộ này. Là một đội bóng nhỏ của Zalaegerszeg, một tỉnh nhỏ ở Hung, ZTE chưa bao giờ đến gần được chức vô địch Hung, dù trong thập niên 80, họ từng là một đội khá với danh thủ Peter Zoltan, được biết đến trong tuyển Hung là một hậu vệ giỏi và có cú sút nguy hiểm. Lần này, với 21 trận thắng, 8 trận hoà và 8 trận thua, họ đã dành 71 điểm, hơn đội thứ nhì MTK 4 điểm và giành chức vô địch.


H.Linh và Hoàng Sơn

(Nhịp cầu thế giới số 21, 30-05-2002)

Hậu trường thể thao:

Muộn còn hơn không
Hidegkuti Nándor, thành viên của đội tuyển “vàng” Hungary vào thập niên 1950, đã qua đời ngày 14-2-2002 vì bệnh tim và phổi, thọ 80 tuổi. Đầu tuần này, Chính phủ Hungary đã tổ chức buổi lễ an táng hài cốt danh thủ Hidegkuti (đã được hoả thiêu trước đó) đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Obuda (ngoại ô phía bắc thủ đô Budapest).

Đến tham dự lễ tang ngoài những đồng đội của cố danh thủ Hidegkuti, còn có thủ tướng Orbán Viktor, các quan chức trong Uỷ ban Olympic, LĐBĐ Hungary và khoảng 2000 người hâm mộ. Đặc biệt, buổi lễ này được truyền hình trực tiếp.

Hidegkuti là người hùng trong trận Hungary đè bẹp đội tuyển Anh 6-3 vào năm 1953 khi ông ghi hat-trick và góp phần quan trọng giúp Hungary là đội bóng nước ngoài đầu tiên thắng đội Anh trên sân Wembley. Trong quãng thời gian 1945-1958, ông đã 68 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, ghi được 39 bàn và đưa đội Hunggari đoạt huy chương vàng Olympic 1952, cũng như đoạt vị trí thứ nhì tại World Cup 1954. Trong vai trò HLV, ông Hidegkuti cũng thành công khi dẫn dắt đội Fiorentina (ý) đoạt cúp C2 năm 1961, đồng thời ông cũng huấn luyện đội Gyor vô địch Hungary.

Với những đóng góp làm rạng danh đất nước, lễ an táng trọng thể dành cho Hidegkuti dù hơi muộn, nhưng các nhà bình luận bóng đá Hungary cho rằng có còn hơn không.


Nguyễn Tú

(báo Tuổi trẻ tp. HCM, 06-03-2002)
Văn học

Ady Endre (1877-1919)
hòn đá tung lên
Hòn đá tung lên, rơi về đất mẹ,

Đất nước ơi, lần lại tiếp lần

Con trở lại.
Những tháp chuông xa thành hàng ngắm mãi,

Đá ngẩn ngơ, buồn, rơi xuống bụi

Nơi sinh ra trên đời.
Luôn mơ ước, không thể nào trốn khỏi

Với những khát vọng Hung lặng yên rồi

Con trỗi dậy.
Con là của mẹ trong cơn giận lớn này,

Trong bội bạc, trong lo âu tình ái

Buồn thay người Hung.
Hòn đá tung lên, buồn miễn cưỡng,

Đất nước ơi, trong dáng hình kiểu mẫu

Con cùng gương mặt mẹ giống nhau.
Mọi ý định đều chẳng đến đâu,

Một trăm lần ném con lên, con trở lại

Một trăm lần cuối cùng cũng vậy.
Trương Đăng Dung dịch

Chùm Thơ Váci Mihály

Váci Mihály (1924-1970), nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Hungary, sinh trưởng ở Nyíregyháza, một trong những vùng nghèo khó nhất của đất nước. Thơ ông chan chứa tình yêu nước và yêu con người. Trong thời gian Việt Nam chống chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra, ông đã tự nguyện sang thăm và viết về đất nước anh hùng này. Không may ông qua đời đột ngột tại Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 1970.

Các tập thơ chính : Mái hiên (1955), Không chỗ cho anh (1975), Đâu cũng là nhà (1961), Quyền lực người nghèo (1964), Mưa rơi xuống cát (1968), Con của nhân quần (1970).

Xin giới thiệu một chùm thơ của ông.

Chân lý
Chân lý thật giản đơn

Tựa vết chân của người leo núi.


Mà chẳng ai đi theo và gió thổi

nắng chiếu làm tan đi chẳng còn.


Vì đi lên là điều không tránh khỏi

Dù đầm lầy, cát bỏng, bùn đen.



Những gì anh phá hại
Anh bỏ đi cũng chẳng ích lợi gì

Mọi nơi đều có em chắn giữ

Anh kêu than thế gian khắp cả

Chọc xé tim anh, em theo khắp mọi miền.


Em ngấm vào anh – tiếng khóc ngọt ngào.

Như tiến mưa xói mòn mặt đất

Suy tư trong anh – hạt giống có nảy mầm tươi tốt

Do chính em nuôi dưỡng mới lên xanh.


Như số phận in rõ ở tay anh

Em hiện lên mặt anh sự sống

Soi rõ đường anh đi, em toả sáng

Như mặt trăng quanh trái đát em quay.


Lớn hơn nhiều tình yêu ấy bấy nay

Lời khẩn cầu cho anh đền bù lại

Những gì anh có, những gì anh phá hại,

Đến nhận từ em, em có hay ?



Vô đề
Vì chúng ta đơn côi, vì chúng ta lắm người.

Vì chúng ta đơn độc, vì chúng ta sợ đơn côi.

Vì công việc nào thì đầy, vì không có công việc nào nghiêm chỉnh.

Vì nhiệm vụ thì nhiều, vì ta không hiểu cái gì là nhiệm vụ.

Vì chúng ta làm việc như máy, vì chúng ta chẳng làm gì cả.

Vì việc làm ngần ấy, vì chẳng đâu có việc để làm.

Vì thời gian ta nhiều lắm, vì thời gian ta ít vậy.

Vì ta sợ cái chết, vì sống thế đủ rồi.

Vì chúng ta no nê, vì nạn đói còn nhiều đe doạ.

Vì ta tìm ai đó, vì ta mất ai đó.

Vì ta biết rất nhiều, vì ta không biết gì cả.

Vì phải tự thú một điều gì, vì phải giữ bí mật một điều gì.

Vì cần phải hỏi một điều gì, vì cần phải trả lời điều gì đó.

Vì ta tin tưởng còn có một điều gì, vì ta không tin điều gì còn có thể.

Vì cái ta tìm chẳng đâu có, vì ta cũng chẳng tìm kiếm điều gì nữa.

Vì ta cũng chẳng biết, đó là cái gì, cái mà ai cũng đã cần thiết.

Vì cái gì quả thật cần cho ta, ta cũng chẳng biết.

Vì một cái gì ta cũng chẳng mong, chẳng tranh giành, nhớ nhung.

Cái gì đó có thực sự cần cho nhân loại này không ?

Bởi vì bây giờ người ta xây cho tương lai những sân vận động,

Và dạ dày bao nhiêu kho tích đầy lương thực cho hàng nhiều thế kỷ.

Và vì cái đó chẳng tồn tại, và vì cái đó đã có rồi.

Và vì nhân loại sống đầy đủ và vì nhân loại đói khát quá.

Và vì họ thay thế lẫn nhau và vì họ giết hại lẫn nhau.

Và vì có thế chiến không đổ máu, và vì có hoà bình máu đổ.

Và vì nhân loại mạnh giàu, và vì nhân loại nghèo khổ.

Và vì tại sao, khi nào, ở đâu và cái gì có, và cái gì sẽ tới cũng chẳng đoái hoài.

Trong đám đông khổng lồ có bao kẻ đơn côi.

Luôn luôn đơn côi, cùng nhau luôn luôn, với nhau luôn luôn đơn độc

Mọi người một mình với mọi người, chống lại mọi người gay gắt.

Cùng nhau, chống lẫn nhau mãi không thôi.

Dịu dàng như ngọn gió
Hung vàng, dịu dàng như ngọn gió

Tôi vùng lên chống lại thế giới này

Vừa huýt sáo, vừa cuộn gió tôi bay,

Chẳng vội vàng gì, cũng chẳng cần dừng bước

Lóng lánh không trung, bụi trần sạch hết.

Cái lá nào cũng ve vuốt mơn man.


Hung vàng, dịu dàng như gió tràn lan.

Với mọi lá cây tôi nắm tay xin hứa

Cản đường tôi có trăm ngàn núi rừng cây cỏ.

Tôi vẫn luôn đi giữa chằng chịt bao cành

Chẳng thèm đôi co, cũng chẳng ngoái nhìn.

Cứ rơi rơi về thời gian vô tận.

Cứ trôi trôi về không gian vô hạn.
Hung vàng, dịu dàng như gió cản là là

Không phải từ ý chí, bạo lực, sinh ra

Tôi cứ bay bằng mượt mà đôi cánh.

Tôi dâng lên toả đi khắp chốn

Như sải cánh chim ưng đâu ngại đường xa

ánh sáng độ cao tôi đều vượt người ta

Mục đích bay đang hiện dần phía trước
Hung vàng, dịu dàng như cơn gió lướt

Tôi đã lùa dồn công việc từng đàn

Rừng cây cánh đồng thúc giục không ngừng

Cả lửa nữa cũng nhờ tôi sáng rực.

Tôi quất ra những luống cày nặng hạt.

Khi hoa lúa, lá cây, cỏ mọc lên xanh tốt.

Chúng phỉ nhổ tôi, cự tuyệt đùng đùng.

Chống đối tôi mọi cái quay cuồng.

Tồn tại chống lại tôi, tự tôi xúi giục.
Hung vàng, dịu dàng như cơn gió lốc

Không ai làm tôi ốm đau thương tật.

Ai đánh tôi – Tôi vỗ nhẹ ôm hôn

Và tỏ lòng thương yêu thông cảm, ôn tồn

Để anh ta sượng sùng đứng đó

Để ánh sáng bừng bừng từ tôi lan toả

Tôi sáng trong, chẳng dính bẩn bùn dơ.
Hung vàng, dịu dàng như gió thổi mộng mơ

Đến là tôi đem êm ru chiến thắng,

Tĩnh tại trong tôi làm dịu vết thương để rồi lấp lánh.

Bao phi đội lưỡi lê, viên đạn, nỗi đau

Vèo vèo lướt qua có chọc thủng được tôi đâu.

Cái ngày tưởng tôi diệt vong chết rũ,

Lại nhờ nó tôi trở thành bất tử.

Tôi thắng dịu dàng như ngọn gió cười reo.


Vũ Ngọc Cân dịch

(từ nguyên bản tiếng Hungary)



Moldova Gyõrgy
Nhà văn Moldova Gyõrgy sinh năm 1934, đã được giải thưởng Công đoàn (1967, 1994), giải thưởng József Attila (1973, 1978), giải thưởng Kossuth (1983), giải thưởng Nagy Lajos (1993), giải thưởng Maecenas (1994). Một mảng quan trọng trong sự nghiệp văn học của ông là các tác phẩm trào phúng và phóng sự.


tải về 395.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương