Mục lục Chính trị-Thời sự



tải về 395.96 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích395.96 Kb.
#12839
1   2   3   4   5   6
Thông Tin

Đoàn đại biểu Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (BMGE=Budapesti Mũszaki és Gazdasági Egyetem) do GS Hiệu trưởng Detrekõi Akos, viện sĩ chính thức Viện Hàn lâm khoa học Hungary dẫn dầu, đã sang thăm Hà Nội. Ngày 9-04-2002 đã ký kết văn bản hợp tác giữa BMGE và trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Dự lễ ký có GS TSKH Trần Văn Nhung, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS TS Hoàng Văn Phong, hiệu trưởng trường ĐH BK Hà Nội, anh Bùi Văn Mai, tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary, các giảng viên ĐHBK HN và các cựu sinh viên BME.

Tối 11-04-2002 Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary và trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức buổi tiếp xúc thân mật với Đoàn tại Nhà hàng Việt-Hung; ở đó GS VS hiệu trưởng Detrekõi Akos, nguyên chủ nhiệm khoa Xây dựng và GS TSKH Molnár Károly, phó hiệu trưởng, nguyên chủ nhiệm khoa Cơ khí, đã gặp lại một số học trò cũ của mình.

*

Anh Trần Hữu Tùng, phó vụ trưởng Vụ Châu Au 1, Bộ Ngoại giao, vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hungary. Anh Tùng sang Hungary năm 1966, tốt nghiệp khoa Điện Đại học Kỹ thuật Budapest. Xin chúc anh Tùng hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ mới của mình.



*

Cháu Vũ Ngọc Minh, học sinh lớp 12 chuyên toán-tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã đoạt hai huy chương vàng trong 2 kỳ thi Olympic toán quốc tế liên tiếp (năm 2001 và 2002). Đó là thành tích đặc biệt. Cha cháu là anh Vũ Trọng Tuyển, sang Hungary năm 1974, tốt nghiệp đại học toán ở Szeged. Chúng tôi xin chúc mừng anh chị Tuyển và cháu Minh.

*

Nhịp cầu Thế giới (Híd a világba), tuần báo tin tức và văn hoá của người Việt Nam tại Hungary, đã bước sang tuổi thứ hai. Báo được phát hành theo giấy phép của Bộ Di sản văn hoá dân tộc Hungary và có số đăng ký quốc tế tại Thư viện Quốc gia Széchenyi. Mỗi số báo dày 20 trang, giá 150 Ft, với nội dung phong phú và đa dạng: Tin tức (thời sự VN, thời sự thế giới, thời sự Hungary), Khoa học-đời sống, Kinh tế thế giới, Am nhạc-Thể thao, Trang cộng đồng, NCTG và bạn đọc, Văn nghệ, Tin nhà, Việt Nam-đất nước 4.000 năm, Phụ nữ-gia đình, Muôn mặt đời thường, Ô chữ-giải trí,... Các bạn có thể gửi tin, bài cho báo theo địa chỉ: 1102 Budapest, Kõrõsi Cs. u.3/IV/32; E-mail: nhipcautg@freemail.hu.



*

Viện sĩ Simonyi Károly, GS công huân ĐH Kỹ thuật Budapest, người thày kính yêu của nhiều thế hệ học sinh Việt nam, đã từ trần, thọ 86 tuổi. Ông sinh năm 1916, tốt nghiệp khoa Cơ khí và Hóa BME và khoa Nhà nước-Pháp luật ĐH Tổng hợp Pécs năm 1940, TS chuyên ngành Vật lý năm 1952, TSKH năm 1972. Từ năm 1952 đến 1970 ông là chủ nhiệm bộ môn Điện học lý thuyết, từ 1970 đến 1989 là GS biệt phái Viện Kỹ thuật Truyền tin. Năm 1993 ông được bầu làm VS thông tấn, năm 1994 trở thành VS chính thức Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Ông còn là VS Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Au. Ông được tặng giải thưởng Kossuth năm 1952, giải thưởng Quốc gia năm 1985, giải thưởng Cộng hoà Hungary năm 1997.



Nhịp cầu Việt Nam – Hungary

Âm nhạc Việt Nam ở Hungary
Bài Người ngoại quốc có thưởng thức âm nhạc Việt Nam ? của GSTS Trần Văn Khê được in trong Thế giới sách số đặc biệt Xuân Bính Tý. Dưới đây là đoạn nói về công chúng Hungary, đầu đề do chúng tôi đặt. GS Kroó được nhắc đến trong bài là nhà nghiên cứu và phê bình âm nhạc Kroó Gyorgy. Ông sinh năm 1926, tiến sĩ PhD (1964), giáo sư chủ nhiệm bộ môn Lich sử âm nhạc của Nhạc viện Liszt Ferenc (1972), tiến sĩ khoa học (1984).

Năm 1979, tôi được giáo sư Kroó, dạy nhạc học tại Hàn lâm viện Liszt tại Budapest (Hungary) mời. Sau 4 hôm tôi thuyết trình về âm nhạc truyền thống Việt Nam cho lớp sáng tác lý luận, giáo sư Kroó nói: “Tôi rất tiếc là những điều giáo sư đã thuyết trình về nhạc Việt Nam, những bản nhạc bài ca mà giáo sư đã biểu diễn chỉ có độ gần 60 giáo sư và sinh viên cao học được nghe. Tôi đề nghị giáo sư nói trên đài phát thanh để có đông đảo thính giả được nghe.”

Tôi đồng ý và nói cho đài phát thanh Hungary ghi một chương trình 45 phút về âm nhạc Việt Nam. Tôi chỉ lướt qua các loại và minh hoạ bằng băng ghi âm và tôi có đàn tranh, đàn cò (nhị). Tôi nói rằng trong 45 phút không thể giới thiệu đầy đủ âm nhạc dân gian và âm nhạc bác học hay âm nhạc có tính chất nghệ thuật. Xin hẹn với các thính giả lần khác.

Sau khi nghe lại chương trình đã ghi âm, bộ biên tập của đài đề nghị tôi nói thêm hai buổi, một buổi về âm nhạc dân gian, một buổi về âm nhạc cung đình và âm nhạc có tính chất nghệ thuật như nhạc loại thính phòng: ca trù, ca Huế, ca tài tử.

Trong đoạn kết luận, tôi nói rằng âm nhạc mà các thính giả vừa nghe là âm nhạc của dân tộc người Kinh, người Việt. Trong nước Việt Nam, ngoài dân tộc Kinh còn có dân tộc thiểu số chia 54 sắc dân với những nhạc cụ, bài hát, bản đàn, khác hơn nhạc người Kinh. Ngoài nhạc truyền thống cổ còn có một loại nhạc mới, từ hơn 40 năm (đến năm 1979) đã nói lên được nguyện vọng, hoài bão của dân tộc Việt Nam, đã mang một sắc thái mới và có chịu ảnh hưởng ít nhiều âm nhạc phương Tây. Bộ biên tập của đài phát thanh lại mời tôi nói thêm hai buổi vừa về âm nhạc của dân tộc thiểu số trên đất Việt Nam và âm nhạc mới hay “tân nhạc” trong đó có ca khúc trữ tình, ca khúc cách mạng, ca khúc kháng chiến, ca nhạc khiêu vũ và những sáng tác mới theo phong cách cổ điển phương Tây – tôi có bài Tứ tấu đàn dây của Đỗ Nhuận.

Tôi đã nói rõ là về tư liệu âm nhạc dân tộc thiểu số chúng tôi chỉ có nghe nhạc do bà Bá tước De Chambure, bà De Hautecloque, ông Georges Condominas, ông Jacques Dournes ghi âm từ vài mươi năm nay và tàng trữ tại Bảo tàng viện con người và chỉ cho nghe những trích đoạn tôi đã đem theo để giảng tại lớp lý luận, như những đàn cồng của dân tộc Mnong-gar, dân tộc Gia Rai, dân tộc Êđê, tiếng khèn bè Mbuat của dân tộc Mnonggar, vài bài của dân tộc Chàm, dân tộc Khmer, nhưng còn thiếu rất nhiều loại nhạc khác của dân tộc Thái, Tày, Nùng, Hmong, Lolo v.v...

Tuy không đầy đủ nhưng các thính giả cũng được nghe qua đủ các loại nhạc, nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc sân khấu, nhạc cung đình, nhạc dân tộc ít người, nhạc mới và ca khúc cách mạng như bài Cùng nhau đi Hồng binh mà anh Hà Huy Giáp đã đem sang Pháp cho Việt kiều nghe v.v...

Ban biên tập truyền thanh rất hài lòng và cho tôi biết sẽ phát thanh vào tháng ba năm 1979. Đến tháng ba tôi nhận được một bức thư của Đài phát thanh Hungary mà vừa đọc qua đoạn đầu, tôi ngạc nhiên: “Chúng tôi xin thông báo cho ông hay rằng Đài phát thanh Hungary không phát năm chương trình về âm nhạc Việt Nam vào tháng ba như đã dự định...”

Tôi chẳng biết sau khi “duyệt” lại chương trình có chi không ổn hay chăng mà đài lại không phát ra.

Đọc tiếp đoạn sau: “Tháng ba chẳng có sự kiện chi quan trọng, phát thanh một loạt 5 chương trình về nhạc Việt Nam rất phí. Nếu ông đồng ý, chúng tôi đề nghị đến tháng chín, sau ngày lễ Quốc khánh Việt Nam chúng tôi sẽ phát liên tục chương trình âm nhạc Việt Nam trong 5 hôm liền”.

Lẽ tất nhiên là tôi đồng ý và cám ơn ban biên tập Đài phát thanh đã có nhã ý ấy.

Các buổi phát thanh bằng tiếng Hungary dịch những lời tôi nói bằng tiếng Pháp đã được Đại sứ quán Việt Nam ghi lại và anh Tuỳ viên văn hoá đã viết thư cho tôi biết rằng: “Bản dịch rất tốt”.

Đầu tháng 10, tôi được thư của GS Kroó mà đọc xong câu đầu tôi thấy giật mình:

“Đài phát thanh Hungary đã phát tất cả 5 chương trình về âm nhạc Việt Nam. Chúng tôi đã nhận được nhiều bức thư phản đối của thính giả...”

Chẳng biết trong lời thuyết trình tôi có nói chi xúc phạm đến dân tộc Hungary hay chăng mà thính giả phản đối. Tôi đọc tiếp bức thư:

“Đa số thính giả sau khi nghe 5 chương trình đã vào thư viện tìm xem có sách báo viết về âm nhạc Việt Nam bằng tiếng Hungary, mà không có một bài báo nào về vấn đề đó. Thính giả cho là một thiếu sót cần được bổ khuyết. Tôi thấy rất đúng mà dịch ra những lời giới thiệu của giáo sư trên đài cũng được. Nhưng tôi nghĩ nếu giáo sư cho một bài viết về âm nhạc Việt Nam độ hai mươi trang, chúng tôi sẽ cho dịch ra tiếng Hung và để vào thư viện theo lời yêu cầu của thính giả”?

Tôi đã viết một bài theo lời đề nghị của GS Kroó mà lòng rất vui. Chịu nghe liên tục trong 5 hôm, 5 buổi nói chuyện về nhạc Việt Nam đã là một bằng chứng rằng thính giả đã chịu nghe, thích nghe nhạc Việt Nam. Nghe rồi lại còn muốn tìm hiểu thêm chứng tỏ rằng thính giả đã thấy trong nền âm nhạc đó có một giá trị nghệ thuật hay khoa học nào đó. Trong bài gởi cho GS Kroo, tôi đã có mấy đoạn nói qua vị trí của nhạc Việt Nam trong châu á, kể ra một số nhạc cụ thuyết trình sơ lược về thang âm, điệu thức, tiết tấu trong âm nhạc Việt Nam, các loại nhạc. Gs Kroó rất vui và nói nếu tìm được ngân sách và người dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Hungary, ông sẽ cho dịch quyển về nhạc Việt Nam tôi đã viết cho Nhà xuất bản bên Pháp Buchet Chastel. Nhưng vài năm sau, quyển ấy đã được dịch ra tiếng Đức, mà người Hungary đa số biết tiếng Đức rành hơn tiếng Pháp. Và tiện đây cũng nói cho các bạn hay rằng quyển sách đó bên Pháp đã bán hết và Nhà xuất bản Buchet Chastel đã chuyển sang cho một nhà xuất bản khác. Nhà xuất bản này vừa viết thư cho tôi xin phép tái bản trong năm 1996.

Như vậy các bạn thấy rằng người Hungary, người Đức, người Pháp đều muốn tìm hiểu âm nhạc Việt Nam, các đài phát thanh, các nhà xuất bản mới cho xuất bản, tái bản sách về nhạc Việt Nam.



GSTS Trần Văn Khê

Cựu danh thủ Détári Lajos (Hungary)

về câu lạc bộ ACB
Chủ tịch CLB bóng đá ACB (Ngân hàng Thương mại A châu) Nguyễn Đức Kiên vừa đi Hungary để thương lượng mời HLV Détári Lajos (sinh năm 1963 – HLV CLB Kispest Honvéd của Hungary) làm giám đốc kỹ thuật cho CLB ACB. Vừa trở về Việt Nam, ông Kiên cho biết Détári Lajos sẽ đến ACB làm việc kể từ tháng 12-2002 đến hết tháng 3-2003 với “mức lương rất cao”. Do thỏa thuận của đôi bên, ông Kiên không cho biết con số cụ thể nhưng theo nguồn tin riêng của Thanh Niên thì có thể vượt xa mức lương LĐBĐVN trả cho HLV đội tuyển bóng đá quốc gia.

ông Détári Lajos là cầu thủ nổi tiếng nhất của Hungary trong thập niên 80, đã 61 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi 14 bàn thắng, 6 lần được chọn vào đội tuyển các ngôi sao thế giới. Trong trận đấu vòng loại World Cup 1986 mà Hungary thắng Hà Lan 2-1 (có bộ ba Ruud Gullit, Marco Van Basten, Frank Rijkaard), Détári Lajos đã ghi 1 bàn thắng. Sau đó, tại vòng chung kết World Cup 1986 ông cũng đã ghi 1 bàn trong trận Hungary thắng Canada 2-0. Năm 1987, Détári đến CLB Eintracht Frankfurt với giá chuyển nhượng là 18 triệu mark Đức (tương đương 12 triệu USD) – một trong những cú chuyển nhượng gây xôn xao dư luận thời đó. Năm 1999, ông vẫn còn là cầu thủ kiêm HLV CLB Dunakeszi (Hungary), mùa bóng 2000-2001 ông làm HLV CLB SFC Bihor (Rumani), mùa 2001-2002 làm HLV CLB Csepel (Hungary), sau đó về CLB Kispest Honvéd.

Ông Nguyễn Đức Kiên cho biết : “Chúng tôi hoàn toàn yên tâm với tài năng của HLV Détári Lajos. Tuy nhiên, do mức lương quá cao nên CLB ACB ký hợp đồng trước 4 tháng với Détári Lajos, vì còn chờ xem ông có thực sự hoà nhập với đội bóng ACB và tình hình bóng đá chung của Việt Nam hay không. Hợp đồng cũng có các “điều kiện mở” để ông Détári Lajos dễ dàng tiếp tục làm việc với CLB ACB cho đến hết mùa bóng 2003”.

Ngoài hợp đồng “nặng ký” trên, CLB ACB cũng đã kí hợp đồng với 3 cầu thủ Hungary là trung phong Kenesei Zoltan (CLB Haladás MTK, đã thi đấu 58 trận và ghi 28 bàn thắng), tiền vệ phòng ngự Lázár Mátyás (CLB Kispest Honvéd, thi đấu 70 trận giải chuyên nghiệp Hungary) và trung vệ Teger Ystgan (thi đấu 175 trận trong giải chuyên nghiệp Hungary) để thi đấu cho CLB ACB trọn mùa V-League sắp tới.



Nhựt Quang

(Báo Thanh niên chủ nhật, 11-08-2002)

Nhìn sang nước bạn

Hungary sau cuộc bầu cử Quốc hội 2002
Một số chữ viết tắt dùng trong phần này:

  • FIDESZ (Fiatal Demokraták Szovetsége) Liên minh những người Dân chủ Trẻ tuổi.

  • FKGP (Fũggetlen Kisgazda- Fõldmunkás- és Polgári Párt) Đảng Tiểu chủ, Thợ đấu và Công dân Độc lập.

  • MDF (Magyar Demokrata Fórum) Diễn đàn dân chủ Hungary.

  • MIEP (Magyar Igazság és Elet Pártja) Đảng Công lý và Cuộc sống Hungary

  • MSZP (Magyar Szocialista Párt) Đảng Xã hội Hungary.

  • MSZMP (Magyar Szocialista Munkáspárt) Đảng Công nhân Xã hội Hungary

  • SZDSZ (Szabad Demokraták Szovetsége) Liên minh những người Dân chủ Tự do.



Bà Szili Katalin, tân chủ tịch Quốc hội Hungary

Trong phiên họp thành lập ngày 15-0-2002, bà Szili Katalin, phó chủ tịch Đảng MSZP, đã được bàu làm chủ tịch Quốc hội mới của nước Hung, với 355 phiếu thuận và 21 phiếu chống. Trong chu kỳ mới, Quốc hội Hung sẽ có 5 phó chủ tịch, trong số đó nổi bật nhất là bà Dávid Ibolya (chủ tịch đảng MDF) và ông Szájer József (đảng FIDE SZ).


Nội các mới của ông Medgyessy Péter

Ngay sau khi tổng thống Mádl Ferenc đề cử ông Medgyessy làm tân thủ tướng Hungary, theo thoả thuận giữa hai đảng MSZP và SZDSZ, nội các mới sẽ gồm thủ tướng và 15 bộ trưởng như sau:



  • Thủ tướng: ông Medgyessy Péter (60 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ: bà Lamperth Mónika (45 tuổi, MSZP). Bà là nữ bộ trưởng Nội vụ đầu tiên trong lịch sử chính trường Hung.

  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: ông László Csaba (39 tuổi, MSZP). Ông là thành viên trẻ nhất trong chính phủ.

  • Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Giao thông: ông Csillag István (51 tuổi, SZDSZ)

  • Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường và Thuỷ lợi: bà Kóródi Mária (52 tuổi, SZDSZ)

  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ông Németh Im re (47 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Lao động: ông Kiss Péter (42 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục: ông Magyar Bálint (50 tuổi, SZDSZ)

  • Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Chính phủ: ông Kiss Elemér (58 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp: ông Bárándy Péte r (52 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: ông Kovács László (63 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: ông Juhász Ferenc (42 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Y tế: bà Csehák Judit (62 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao: ông Jánosi Gyorgy (48 tuổi, MSZP)

  • Bộ trưởng Bộ Di sản Văn hoá dân tộc: ông Gõrgey Gábor (73 tuổi, MSZP). Ông là thành viên cao tuổi nhất của chính phủ mới.

  • Bộ trưởng Bộ Tin học và Truyền thông: ông Kovács Kálmán (45 tuổi, SZDSZ)

Chủ tịch đảng SZDSZ, ông Kuncze Gábor, cho biết: ông không tham gia nội các mới để tập trung chuẩn bị cho kỳ bầu cử chính quyền tự quản đị phương săp tới.

Ngày 27-05-2002 nội các mới đã được Quốc hội Hungary chính thức thông qua với 197 phiếu thuận, 178 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tổng thống Mádl Ferenc trong lễ đăng quang của các tân bộ trưởng đã long trọng tuyên bố: “chính phủ thứ tư của nền dân chủ mới đã ra đời một cách hợp hiến”.


Một số dữ kiện đáng chú ý về nội các mới

Từ 12 năm nay, khi nước Hung thay đổi thể chế chính trị, nội các mới của ông Medgyessy được thành lập trong thời gian nhanh nhất kể từ vòng 2 của kỳ bầu cử: 35 ngày. Con số này, trong trường hợp nội các Antall (năm 1990) là 46, nội các Horn (1994) là 47 và nội các Orbán (1998) là 45 ngày. Trong số 4 nội các kể trên, nội các lần này có nhiều nữ thành viên nhất: 3 người. Về tuổi tác của các thủ tướng, ông Antall József nhậm chức vào năm 58 tuổi, ông Borros Péter (65 tuổi), ông Horn Gyula (62 tuổi), ông Orbán Viktor (35 tuổi) và bây giờ, ông Medgyessy Péte r (60 tuổi). Nội các trẻ nhất thuộc về ông Orbán với tuổi trung bình 49,6; sau đó đến nội các Horn (49,7), nội các hiện tại (52) và nội các Antall (53,3).


Tài sản của tân và cựu thủ tướng Hungary

Sau trung tuần tháng 6-2002, các bản khai thu nhập và tài sản của giới nghị sĩ Hungary đã được công bố trước toàn dân.

Trên giấy tờ, cựu thủ tướng Orbán Viktor khá “nghèo”. Ông đã chung với phu nhân hầu hết những bất động sản và của cải: một căn hộ rộng 82m2 + 101m2 ở quận XII., một gara chứa xe hơi 36m2, trên một diện tích vườn 1.544 m2. Ngoài ra, ông còn có 1 chiếc Volkswagen Golf và 4 cuốn sổ tiết kiệm với tổng cộng 10 triệu forint. Ông có chung với vợ 1.170 USD. Tuy nhiên ông còn khoản nợ 20 triệu forint dưới hình thức cầm đồ.

Tân thủ tướng Medgyessy có vẻ “giau” hơn nhiều: cho dù không có nhà và xe hơi riêng (trừ một căn hộ 56m2 ở quận XI. mà ông đã mua từ năm 1991), nhưng ông có tổng cộng hơn 200 triệu forint (nằm trong các khoản bảo hiểm và công trái), cũng như 500.000 forint và 15.000 USD tiền tiết kiệm. Ngoài ra ông còn có nhiều đồ gỗ và tranh ảnh quý giá. Lương tháng của ông là 693 ngàn forint.



Chỉ số ưa chuộng của các chính khách Hungary

Theo kết quả trưng cầu dân ý mới nhất của Viện Szonda Ipsos, sau kỳ bầu cử, đa số các chính khách Hung đều được dân chúng tin tưởng (đây là điều hiếm thấy ở Hung). Trong số 23 nhân vật chính trị hàng đầu của Hung, chỉ có 7 người có chỉ số ưa chuộng dưới 50 điểm. Tổng thống Mádl Ferenc đứng đầu bảng, sau đó đến tân bộ trưởng Tư pháp Bárándy Péter (63 điểm) và chủ tịch đảng MDF (62 điểm). Thủ tướng Medgyessy Péter đứng thứ tư (60 điểm). Đứng cuối bảng là ông Csurka István, chủ tịch đảng cực hữu MIEP.


Viện Gallup: MSZMP và FIDESZ “kỳ phùng địch thủ”

Theo kết qủa trưng cầu dư luận của Viện Gallup Hungary (thực hiện vào cuối tháng 6-2002) hai đảng hàng đầu ở Hungary được dân chúng ủng hộ như nhau. Cạnh đó, dân chúng đánh giá khá thận trọng về công việc của tân thủ tướng Medgyessy Péter. Cuộc điều tra cho thấy: trong số cử tri Hungary, 36% ủng hộ MSZP, 36% ủng hộ FIDESZ, 3% ủng hộ SZDSZ và 2% ủng hộ MDF. Về xu hướng của đất nước, 43% cho rằng “Hung đi theo hướng tốt”, 30% cho rằng “theo hướng tồi đi”, 27% “khong biết” hoặc “không muốn trả lời”. Với câu hỏi “Medgyessy tốt hơn hay kém hơn Orbán (thủ tướng cũ) ?”, 38% đáp “tốt hơn”, 33% đáp “kém hơn”.


H. Linh và Hoàng Sơn tổng hợp

(Nhịp cầu Thế giới, các số 20, 22, 25, 26,28 / 2002)

Sơ lược Tiểu sử Tổng thống và Thủ tướng Hungary
Luật gia Mádl Ferenc, tổng thống Cộng hoà Hungary, sinh ngày 29 tháng 1 năm 1931. Ông đã học ĐH Tổng hợp Pécs từ 1951 đến 1953, Khoa Nhà nước và Pháp luật ELTE từ 1953 đến 1955, Khoa Luật So sánh Quốc tế ở Strasbourg (Pháp) từ 1961 đến 1963. Từ 1955 đến 1956 ông là thư ký toà án, từ 1956 đến 1971 là chuyên viên về luật học rồi trưởng phòng ở Văn phòng Viện Hàn lâm KH Hungary; từ 1971 đến 1973 là PGS bộ môn Dân luật quốc tế ở ELTE; từ 1973 là GS; từ 1984 đến 1990 là thư ký TMB; từ 1990 đến 1993 là bộ trưởng không bộ, từ 1993 đến 1994 là bộ trưởng bộ Văn hoá Giáo dục; năm 1987 ông được bầu làm viện sĩ thông tấn, năm 1993 là viện sĩ chính thức Viện HL KH Hungary. Năm 1995 ông đã là ứng cử viên tổng thống, nhưng không trúng cử. Ngày 6-6-2000 ông được Quốc hội bầu làm tổng thống nước Cộng hoà Hungary với nhiệm kỳ 5 năm và ngày 4-8 ông chính thức nhậm chức.
*

Nhà kinh tế, nhà chính trị Medgyessy Péter sinh ngày 19-10-1942 tại Budapest. Ông học Kinh tế học chính trị lý thuyết ở MKKE trong những năm 1962-1966. Từ 1966 đến 1970 ông là chuyên viên Vụ Kinh tế và Ngân sách Bộ Tài chính; từ 1970 đến 1976 là trưởng phòng lý thuyết Vụ Giá cả và Thuế lưu thông; từ 1976 đến 1980 là phó vụ trưởng Vụ Tài chính Quốc tế; từ 1980 đến 1982 là vụ trưởng Vụ Kinh tế và Ngân sách; từ 1982 đến 1986 là thứ trưởng, từ 1986 đến 1987 là bộ trưởng Bộ Tài chính; từ 1987 đến 1990 là phó thủ tướng; từ 1990 đến 1994 là chủ tịch-TGĐ Ngân hàng Paribas Hungary; từ 1994 đến 1996 là chủ tịch-TGĐ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hungary; từ 1996 đến 1998 là bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông là GS trường Cao đẳng Tài chính và kế toán; từ năm 1993 là thành viên ban điều hành Viện Tài chính Nhà nước Quốc tế; từ năm 1995 là phó chủ tịch Hội Kinh tế Hungary. Trong 2 năm 1995-1996 ông là uỷ viên đoàn chủ tịch Liên đoàn Ngân hàng Hungary. Ông là uỷ viên BCH TW Đảng Công nhân xã hội Hungary (MSZMP) từ 1987 đến 1989.


Ngô Hoàn Bảo

tổng hợp theo Kikicsoda1998 và Quid 2002


Hungary - Đất nước và con người

Kossuth Lajos, người anh hùng dân tộc,

và ảnh hưởng của ông

đối với nền văn hoá Hungary
Kossuth, huyền thoại và sự sùng bái

Đương thời, Kossuth đã trở thành huyền thoại. Những huyền thoại về bản thân Kossuth cũng như những hành động của ông được bắt đầu trong cuộc cách mạng 1848 và cuộc chiến tranh tự do tiếp sau đó. Có vô vàn các bài hát dân ca, huyền thoại lịch sử và giai thoại về ông, minh chứng cho lòng mộ đạo của nhân dân đối với ông. Tiếng tăm của ông nổi lên chủ yếu thông qua Đạo Luật tháng tư, lật đổ đế chế Habsburg và tuyên bố Hungary độc lập, và đặc biệt nhất là sự giải phóng những người bị áp bức. Hành động cuối cùng làm Kossuth trở thành người anh hùng dân tộc thực sự là không về nước – sẵn sàng sống lưu vong vì những ý tưởng yêu nước và quyết định không bao giờ quay trở lại nước Hung sau vụ đầu hàng tháng 8 năm 1849. Mọi người dân rất nóng lòng chứng kiến sự quay trở lại của Kossuth, hy vọng rằng sự quay trở lại của ông sẽ có thể làm dịu đi những bất bình trong xã hội. Sự sùng bái Kossuth tăng lên sau hòa ước áo-Hung năm 1867. Về mặt tình cảm cũng như chính trị, sự sùng bái này cho thấy Kossuth là biểu tượng của độc lập dân tộc.

Sự qua đời của Kossuth ở Turin năm 1894 đã đưa hình ảnh ông với tư cách là người anh hùng dân tộc lên tột đỉnh. Việc qua đời trong lưu vong thể hiện sự hy sinh vì dân tộc. Khi chết và chỉ khi chết Kossuth mới trở về nước. Đỉnh cao về huyền thoại Kossuth được đánh dấu bởi đám tang của ông, một cuộc biểu tình chính trị được hoà quyện với các yếu tố tế lễ: đưa thi hài về nước, khước từ lễ an táng chính thức, lễ tang ở Budapest thu hút hơn nửa triệu người chịu tang và hàng nghìn cáo phó trên các báo chí.

Huyền thoại và sự sùng bái, cả hai đều là hiện thân hình ảnh của người anh hùng dân tộc và cả hai đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra hình ảnh liên quan. Trong phân tích của mình, nhà sử học Szekfỹ Gyula đã phân biệt rất rõ hai hiện tượng này: “Huyền thoại này đã được lan truyền trên khắp các miền đất Hungary kể từ khi ông đặt chân đến những nơi đó, kêu gọi mọi người dân cầm vũ khí. Huyền thoại phát sinh từ lời cầu nguyện trên chiến trường Kápolna, nơi nước Hung cao quý đã để tang Kossuth, người con thực sự của mình. Ngược lại, sự sung bái được tạo ra bởi giới trí thức, những người đã tận mắt nhìn thấy, nghe được giọng nói của Kossuth và đọc các tác phẩm của ông. Sự sùng bái này đã lan truyền trong các trường học, trong báo chí và do đó đã đến với rất nhiều người, ở thành thị cũng như nông thôn.

Cả hai phương thức khắc hoạ người anh hùng dân tộc. Huyền thoại và sùng bái, các quá trình dân giã và chính thức (hay thể chế), đều xuất phát từ các mỗi xúc cảm. Tuy nhiên, người anh hùng này là một nguồn tư tưởng cho việc xây dựng và củng cố văn hoá dân tộc.

Kossuth, với tư cách là tiêu điểm của bản sắc dân tộc

“Chúng ta tản mạn trên khắp thế giới như là một Israel thứ hai”, Kossuth đã viết trong phần mở đầu của hồi ký của mình. Sự tản mạn này càng tăng lên nhiều khi các cộng đồng người Hung ở nước ngoài với các quy mô khác nhau đã được thành lập trên một vùng lãnh thổ rộng hơn nhiều so với thời Kossuth.

Đối với những người Hung sống lưu vong ở Mỹ, Kossuth đã trở thành thần tượng. Mỗi khi một cộng đồng người Hung ở Mỹ phát động một sáng kiến yêu nước, cái tên huyền thoại Kossuth lại vang lên. Ngay từ đầu, huyền thoại và sự sùng bái Kossuth đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành dân tộc của những người Hung ở Mỹ. Họ đã có sự đóng góp của riêng mình vào trong việc tạo nên hình ảnh của Kossuth với tư cách là một người anh hùng dân tộc, một phần bằng cách lý tưởng hoá thân phận di cư, và một phần bằng cách nuôi dưỡng một truyền thống rất cục bộ ở Mỹ khi nhắc đến những kỷ niệm của chuyến đi Mỹ của Kossuth năm 1851/1852. Sự thần tượng hoá Kossuth ở Mỹ trong thế kỷ 19 là một đặc tính cộng đồng cho các chuyến lưu vong của người Hung sau đó.

Người anh hùng dân tộc: Các yếu tố vĩnh cửu và thay đổi

Kossuth, với tư cách là người anh hùng dân tộc, đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá dân tộc của Hungary. Chúng ta có thể nhận thấy điều này thông qua ba bức tượng Kossuth đã được dựng ở Mỹ, cụ thể là ở Cleveland (1902), New York (1928) và Washington, DC (1990). Những bức tượng này cho thấy sự sùng bái Kossuth đã thay đổi như thế nào trong con mắt của những người dân Hung sống ở Mỹ và chúng cũng minh chứng cho vai trò thay đổi của một người anh hùng dân tộc trong việc thiết lập và củng cố sự kết dính xã hội thông qua thế giới tưởng tượng của nền văn hoá dân tộc.

Nhận xét đầu tiên về những bức tượng của Kossuth ở Mỹ là các bức tượng này, cùng với vị trí biểu tượng của chúng, đã được chuyển dần từ ngoại vi vào trung tâm, từ Cleveland đển New York và cuối cùng là thủ đô Washington. Sự háo hức dựng tượng Kossuth của những người dân Hung ở Mỹ, cùng với sự sùng bái của công chúng đối với người anh hùng, đã dẫn đến sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hung ở Mỹ. Những cộng đồng này giải thích giá trị tập thể của mình thông qua Kossuth. Cleveland thể hiện sự hình thành và thể hiện tính tự trọng. Cái tên Kossuth được dùng để nối kết những người sống lưu vong và di cư thông qua việc nhấn mạnh các giá trị chung và làm đối trọng cho những sự chênh lệch về vị thế xã hội trong các hoàn cảnh đã cho. ở New York, mối liên hệ với quê hương trở thành động lực chủ chốt khi chính phủ Hung và con mắt của công chúng nói chung đối với những người Hung ở Mỹ đặc biệt khác so với sự thực trước đó. Buổi lễ khánh thành tượng Kossuth ở Washington DC nhấn mạnh đất nước là một thể thống nhất về văn hoá thông qua Kossuth và điều đó đã được thể hiện qua thực tế là ba bộ phận cấu thành – những người Hung ở trong nước, những người Hung thiểu số ở các nước láng giềng và những người Hung ở Mỹ - được coi là các yếu tố bình đẳng và bổ sung cho nhau.

Thay cho việc tồn tại dưới một hình thái xác định cho trước, người anh hùng thực sự sống trong một loạt các hình tượng tái lập với các yếu tố vĩnh cữu và liên tục thay đổi. Sự vĩnh cửu được thiết lập bởi tinh thần đoàn kết và sự kết dính cộng đồng, lòng mong muốn hoà hợp. Tuy nhiên, thực tế tồn tại là trong cả ba trường hợp, hình ảnh người anh hùng đã tăng cường và củng cố tinh thần hợp tác. Đồng thời, cả ba sự kiện đều khác về mặt phương thức cụ thể mà những người tham gia muốn đạt được để thể hiện các giá trị này. Tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý thức và lòng tự hào về cộng đồng đều được thấm nhuần trong cả ba sự kiện. Hơn nữa, rõ ràng là những người tham gia đều coi mình là một phần của một thực thể xã hội và văn hoá lớn hơn so với không gian sống trực tiếp của họ, điều được thể hiện rất rõ ở sự kiện thứ hai và thứ ba. Trong các sự kiện này, chức năng đặc biệt của hình ảnh Kossuth là tăng cường và củng cố tinh thần và ý thức về một bản sắc vượt qua cả các biên giới chính trị.




tải về 395.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương