MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


Đánh giá năng suất lập địa và tiêu chuẩn loài cây trồng



tải về 1.09 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.09 Mb.
#31456
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3.1. Đánh giá năng suất lập địa và tiêu chuẩn loài cây trồng

* Thực trạng cây trồng lâm nghiệp trong khu vực


- Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, vùng Đông Bắc có 15 loài cây thích nghi, nhưng ở Bắc Giang chỉ có 8 loài và nhóm loài có khả năng thích nghi bao gồm: keo lá tràm (Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium Wild), trám trắng (Cananum album (Lour.) Raeusch), thông mã vĩ (Pinus masoniana Lamb), thông nhựa (Pinus merkusii Jung h.et.de Vries), bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake), bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere), keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis)

Hiện nay đã có nhiều loài cây được gây trồng tại đây với các mục đích khác nhau theo các chương trình 327, 661, dự án Việt - Đức, dự án 147 và nhiều dự án khác. Kết quả điều tra cho thấy những loài cây sau đây đã được gây trồng với số lượng lớn trong khu vực quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang: bạch đàn Urophylla, keo tai tượng, keo lai, thông mã vĩ. Riêng thông caribe được trồng thí điểm tại Yên Thế và Lục Nam năm 1992 và năm 2000 trồng tại Yên Dũng và Yên Thế, các loài tre trúc như dùng phấn (Lingnalia chungii Mc Clure) luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro), mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) cũng đã được trồng tại Sơn Động, Lục Nam và Yên thế cho triển vọng tốt nhưng chưa có điều kiện mở rộng.

Năng suất một số loài cây trồng rừng sản xuất trong khu vực


Căn cứ đặc điểm sinh thái các loài cây trồng tiến hành đánh giá sinh trưởng của một số loại cây trồng lâm nghiệp trong địa bàn tỉnh thông qua kết quả lập ô đo đếm xác định lượng tăng trưởng bình quân chung hàng năm, từ đó đánh giá khả năng thích nghi của từng loài trên các nhóm dạng lập địa khác nhau (có so sánh với các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp về hệ thống đánh giá đất đai và kết quả sinh trưởng của một số loài cây trồng) thông qua kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình.

Kết quả điều tra sinh trưởng và khả năng thích nghi của một số loài cây trồng rừng sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: (Phụ biểu 10)

Cụ thể như sau:

+ Cây bạch đàn Urophylla

Điều tra trên 3 dạng lập địa cho kết quả như sau:

Biểu 8: Năng suất rừng trồng bạch đàn urophylla trên các dạng lập địa


Dạng đất

Tuổi rừng

Năng suất

Tăng trưởng bình quân

N/ha

(cm)

(m)

M/ha(m3)

ZD(cm)

ZH(m)

ZM(m3)

ĐIVFc-

6

1400

10,60

10,70

67,41

1,77

1,78

11,23

ĐIVFs-

5

1600

9,44

10,30

59,06

1,89

2,06

11,81

ĐIIFs

5

1600

11,00

11,88

91,78

2,20

2,38

18,36


Cây bạch đàn Urophylla thích hợp với đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích hạt thô, đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá trầm tích và biến chất hạt mịn. Cây phát triển tốt hơn ở những lập địa có độ dốc thấp, tầng dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì ở mức trung bình trở lên. Các chỉ tiêu về lượng tăng trưởng của cây bạch đàn Urophylla đều đạt yêu cầu so với chỉ tiêu chung về tăng trưởng của nhóm cây lấy gỗ phát triển nhanh nhưng chỉ nên trồng trên những lập địa đồi, đất có tầng dầy (ĐIIF­­5). Trong những điều kiện thuận lợi về đất đai, bạch đàn uro ( PN14, PN46 a, PN47) có thể đạt 92 đến 105 m3/ha ở tuổi 4 như các mô hình tại Đông Hưng - Lục Nam (Công ty lâm nghiệp Trà Giang) và Bãi Gianh huyện Yên Thế, xã Lục Sơn huyện Lục Nam (mô hình thực nghiệm của Viện nghiên cứu cây giấy sợi Phù Ninh và Chi cục Lâm nghiệp Bắc Giang); bạch đàn uro dòng PN2 không cho kết quả tốt trên các lập địa khô hạn và đất pha cát (thường nhiễm bệnh cháy lá và thối rễ)

- Năng suất lập địa : Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các dạng lập địa và kết quả điều tra tăng trưởng cây bạch đàn Urophylla, có thể đánh giá năng suất lập địa theo 4 cấp như sau :

Loại a - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng > 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIFc ; ĐIIFc+ ; ĐIFs ; ĐIIFs ; ĐIIFs+ ; ĐIIIFs+ ; ĐIFo ; ĐIIFo .

Loại b - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 65 - 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIVFs ; ĐIIIFo .

Loại c - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 50 - 65m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVFc ; ĐIVFs ; ĐIIF ; ĐIIIF ; ĐIVFc ; N3IVFs ; ĐIIIF ;

Loại d - Các dạng lập địa chỉ đạt trữ lượng < 50m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVF ; N3VFc ; N3VF ; ĐIVF ; N3IVF; N3VF ; ĐIVF ; ĐVF .

+ Cây Keo tai tượng (Acacia mangium)

Điều tra trên 2 dạng lập địa cho kết quả như sau:

Biểu 9: Năng suất rừng trồng keo tai tượng trên các dạng lập địa

Đơn vị đất

Tuổi rừng

N/ha

Năng suất

Tăng trưởng bình quân

(cm)

(m)

M/ha(m3)

ZD(cm)

ZH(m)

ZM(m3)

ĐIIIFs

4

2.200

9,3

9,7

75,7

2,3

2,4

18,9

ĐVIFs

6

2.500

9,4

10,2

101,9

1,6

1,7

17,0


Cây Keo tai tượng phát triển nhanh trên các loại đất Feralit điển hình có kết cấu hạt mịn. Cây đặc biệt thích hợp với đất phù sa cổ và những lập địa có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dầy, ẩm, tơi xốp, độ phì tự nhiên khá nhất là đất còn tính chất đất rừng. Năng suất cây trồng sau 6 năm có thể đạt trên 150 m3/ha (xã An Bá, huyện Sơn Động trồng trên đất rừng cải tạo). Cây có thể trồng đại trà trong khu vực, tuy nhiên phải rất chú ý lựa chọn đất đai và vùng trồng thích hợp. Tuy nhiên cây không chịu được sương muối (cây bị chết đồng loạt tại khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ và vùng phụ cận năm 2005, 2006) và các đỉnh núi cao có gió mạnh

- Năng suất lập địa : Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các dạng lập địa và kết quả điều tra tăng trưởng cây keo tai tượng, có thể đánh giá năng suất lập địa theo 4 cấp như sau :

Loại a - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng > 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIFc ; ĐIFc+ ; ĐIIFc+ ; ĐIIIFc+ ; ĐIFs ; ĐIFs+ ; ĐIIFs ; ĐIIF s+ ; ĐIIIF s+ ; ĐIFo ; ĐIFo+ ; ĐIIFo ; ĐIIFo+ .

Loại b - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 65 - 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIIFc ; ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo .

Loại c - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 50 - 65m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIIF ; ĐIIIF ; ĐIVFs ; ĐIVF s+ ; ĐIVFc ; N3IVFc ; ĐIIIF .

Loại d - Các dạng lập địa chỉ đạt trữ lượng < 50m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVF ; N3VFc ; N3VF ; N3IVFs ; ĐIVF ; N3IVF; N3VF ; ĐIVF ; ĐVF.

+ Cây keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

Điều tra trên 3 dạng lập địa cho kết quả như sau:

Biểu 10: Năng suất rừng trồng keo lai trên các dạng lập địa

Đơn vị đất

Tuổi rừng

N/ha

Năng suất

Tăng trưởng bình quân

(cm)

(m)

M/ha(m3)

ZD(cm)

ZH(m)

ZM(m3)

ĐIIIFs

6

1600

9,8

10,6

81,2

1,6

1,8

13,5

ĐIIFc

6

1600

15,9

12,1

129,6

2,65

2,01

21,6

ĐIIFs

5

1800

10,4

13,1

107,0

2,1

2,6

21,4

Kiểu nền vật chất của lập địa không quyết định lượng tăng trưởng của cây khi các yếu tố độ cao, độ dốc và độ dầy tầng đất như nhau, cây thích hợp cả đá mẹ trầm tích và biến chất hạt thô lẫn đá trầm tích và biến chất hạt mịn. Cây giữ nguyên được các đặc tính sinh thái của cây keo tai tượng nhưng sinh trưởng nhanh hơn, cá biệt có những ô tiêu chuẩn đo đếm tại đội Tiến Thắng (cây 7 năm tuổi), Đồng Hưu (cây 5 năm tuổi) thuộc Công ty lâm nghiệp Yên Thế đạt 25- 29,9 m3/ha năm. Khi gây trồng cũng phải chú ý những điều kiện như của cây keo tai tượng và phải đề phòng gió bão gây hại khi ở tuổi 2 - 3 do cây sinh trưởng nhanh nhưng thân hoá gỗ chậm.

- Năng suất lập địa : Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các dạng lập địa và kết quả điều tra tăng trưởng cây keo lai, có thể đánh giá năng suất lập địa theo 4 cấp như sau :

Loại a - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng > 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIFc ; ĐIFc+ ; ĐIIF c+ ; ĐIIIF c+ ; ĐIFs ; ĐIFs+ ; ĐIIFs ; ĐIIF s+ ; ĐIIIF s+ ; ĐIFo ; ĐIFo+ ; ĐIIFo ; ĐIIFo+ .

Loại b - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 65 - 85m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIIFc ; ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo .

Loại c - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 50 - 65m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : ĐIIIF ; ĐIVFs ; ĐIVFs ; ĐIVFc ; N3IVFc ; ĐIIF ; ĐIIIF .

Loại d - Các dạng lập địa chỉ đạt trữ lượng < 50m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVF ; N3VFc ; N3VF ; N3IVFs ; ĐIVF ; N3IVF; N3VF ; ĐIVF ; ĐVF .

+ Cây thông mã vĩ (Pinus massoniana)

Điều tra trên 2 dạng lập địa cho kết quả như sau:

Biểu 11: Năng suất rừng trồng thông mã vĩ trên các dạng lập địa

Đơn vị đất

Tuổi rừng

N/ha

Năng suất

Tăng trưởng bình quân

(cm)

(m)

M/ha(m3)

ZD(cm)

ZH(m)

ZM(m3)

ĐIVFc-

20

1.200

16,7

10,0

136,8

0,8

0,5

6,8

ĐIIIFc-

35

900

24,2

11,5

260,2

0,7

0,3

7,6

Căn cứ vào kết quả điều tra ta thấy cây sinh trưởng trung bình trên loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ trầm tích và biến chất hạt thô cũng như hạt mịn. Sự khác biệt về độ dầy tầng đất đã mang lại những chênh lệch rõ rệt về tăng trưởng, do những lập địa có tầng đất dầy thường thấm và giữ nước tốt. Cây thông dễ sống ở vùng núi cao, ít kén đất, rễ thông có nấm cộng sinh giúp cây sinh trưởng được ở cả những nơi đất cằn trơ sỏi đá. Khi tiến hành trồng cây thông cần trồng thâm canh để giảm sâu bệnh và cho năng suất cao hơn. Cây thông thích hợp nhất với những lập địa có độ cao tuyệt đối lớn hơn 300m, đất có phản ứng chua đến ít chua, thoát nước tốt. Điểm đặc biệt đáng chú ý ở đây là cây thông mã vĩ có thể sống ở những chỗ mà các loài cây khác không thể phát triển bình thường (vùng khô cằn và tầng đất mặt mỏng). Tuy nhiên, ở Bắc Giang, các rừng thông mã vĩ được trồng từ năm 1976 đến nay tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn cho năng suất không cao (6-8 m3/ha năm), cây thấp, phân cành mạnh. Đặc biệt tình trạng bị nhiễm sâu róm thông rất mạnh, ngay cả ở tuổi 1 (rừng thông mã vĩ trồng xen keo do Dự án KFW trồng ở xã Cẩm Đàn huyện Sơn Động và các xã Phong Vân, Kim Sơn huyện Lục Ngạn) làm giảm sinh trưởng của cây nghiêm trọng.

- Năng suất lập địa : Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các dạng lập địa và kết quả điều tra tăng trưởng cây thông mã vĩ, có thể đánh giá năng suất lập địa theo 4 cấp như sau:

Loại a - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng > 200m3 sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : ĐIFc ; ĐIIFc; ĐIFs; ĐIIFs; ĐIFc+ ; ĐIIFc+; ĐIFs+ ; ĐIIFs+

Loại b - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 150 - 200m3 sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo .

Loại c - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 100 - 150m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVFc ; ĐIVFs+ ; ĐIVFc ; N3IVFs ; ĐIIIF ;

Loại d - Các dạng lập địa chỉ đạt trữ lượng < 100m3 sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : N3IVF; N3VFc; N3VF; ĐIIF; ĐIIIF; ĐIVF; N3IVF; N3VF; ĐIVF; ĐVF.

+ Cây Thông Cariber (Pinus caribaea)

Điều tra tăng trưởng của thông cariber trên 2 dạng lập địa tại Bắc Giang cho kết quả như sau:

Biểu 12: Năng suất rừng trồng thông caribe trên các dạng lập địa



Dạng đất

Tuổi rừng

Năng suất

Tăng trư­ởng bình quân

N/ha

(cm)

(m)

M/ha(m3)

ZD(cm)

ZH(m)

ZM(m3)

ĐIVFc-

12

1.700

13,06

6,59

75,83

1,09

0,55

6,32

ĐIIFs-

11

1.200

15,25

9,67

111,35

1,39

0,88

10,12

Cây thông caribe đã được đưa vào trồng ở Bắc Giang từ sau năm 1992 tại Yên Thế (đội Đồng Mười, Tiến Thắng Lâm trường Yên Thế) và Lục Nam (đội Hoàn Hồ, lâm trường Mai Sơn) cho thấy cây sinh trưởng rất tốt (D1.3 đạt 25-30cm, cao 12-15m) trên các lập địa trung bình (Báo cáo của Chi cục Phát triển lâm nghiệp năm 2006: Đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng rừng Bắc Giang). Năm 2000, Viện Khoa học Việt Nam đã xây dựng mô hình trồng thông caribe tại đội Bãi Lát, Lâm trường Yên thế, nơi có điều kiện đất đai thoái hoá nghiêm trọng sau trồng bạch đàn trắng nhưng sau 1 năm, suất tăng trưởng vẫn đạt trung bình 10 m3/ha năm trong khi đó Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện khoa học Việt Nam) trồng ở Yên Dũng (đất đã thoái hoá nghiêm trọng) năm 2000 (Thị trấn Neo và xã Nham Sơn) chỉ đạt 6m3 /ha/năm. Cây đang bước vào giai đoạn tăng trưởng đường kính và chiều cao tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. Cây đang bước vào quá trình sinh trưởng mạnh để trở thành cây thành thục về công nghệ; cần giải pháp lâm sinh phù hợp thì cây có thể đạt được năng suất cao hơn nhằm phục vụ cho công tác sản xuất gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. Đây là loài cây có triển vọng thay thế cây thông Mã vĩ cho trồng rừng gỗ lớn ở nhiều vùng của tỉnh.

- Năng suất lập địa: Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các dạng lập địa và kết quả điều tra tăng trưởng cây thông cariber, có thể đánh giá năng suất lập địa theo 4 cấp như sau:

Loại a - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng > 200m3/ha sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : ĐIFc ; ĐIIFc; ĐIFs; ĐIIFs; ĐIFc+ ; ĐIIFc+; ĐIFs+ ; ĐIIFs+

Loại b - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 150 - 200m3 sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo .

Loại c - Các dạng lập địa có thể đạt trữ lượng 100 - 150m3 sau chu kỳ kinh doanh 6 năm : N3IVFc ; ĐIVFs+ ; ĐIVFc ; N3IVFs ; ĐIIIF ; ĐIIF; ĐIIIF; ĐIVF; ĐIVF;

Loại d - Các dạng lập địa chỉ đạt trữ lượng < 100m3 sau chu kỳ kinh doanh 20 năm : N3IVF; N3VFc; N3VF; N3IVF; N3VF; ĐVF.

3.2. Tiêu chuẩn chọn loài cây trồng rừng sản xuất


Nhìn chung, cơ sở khoa học chọn loại cây trồng theo từng mục đích trồng rừng dựa trên 3 tiêu chuẩn chung:

+ Tiêu chuẩn về kinh tế

- Phù hợp với mục tiêu kinh doanh

- Hiệu quả kinh tế (thu nhập) cao

- Thị trường tiêu thụ rộng và ổn định

+ Tiêu chuẩn về môi trường

- Phù hợp với điều kiện lập địa gây trồng, ưu tiên cây bản địa có giá trị kinh tế cao.

- Khả năng thích ứng (biên độ sinh thái) rộng

- Có tác dụng cải thiện môi trường (duy trì hoàn cảnh rừng)

+ Tiêu chuẩn về kỹ thuật

- Chủ động về nguồn giống và phương thức nhân giống

- Đã có quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật hoặc kinh nghiệm gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng.

- Hạn chế được dịch hại

3.3. Tổng hợp một số nhóm dạng đất và cơ cấu cây trồng thuộc đất rừng sản xuất

Những lập địa thích hợp cho trồng rừng sản xuất bằng các loài cây trồng chính: Bạch đàn uro, keo tai tượng, keo lai, thông mã vĩ và thông caribe bao gồm: Đất đồi thấp, có độ cao dưới 300m, độ đốc nhỏ hơn 25o, tầng dày trên 1m, phát triển trên đá mẹ phiến thạch và sa phiến thạch hoặc đất có nguồn gốc phù sa cổ: ĐIFc ; ĐIIFc+ ; ĐIFs ; ĐIIFs ; ĐIIFs+ ; ĐIIIFs+ ; ĐIFo ; ĐIIFo ;ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo ; thích hợp cho nhóm keo tai tượng, keo lai và bạch đàn uro, năng suất lập địa có thể đạt trên 15 m3/ha đến trên 20 m3/ha /năm ở tuổi 7 (cấp tuổi 3). Tuy nhiên, trên cùng lập địa, keo lai có năng suất (21,3 m3/ha/năm) cao hơn keo tai tượng và thấp nhất là bạch đàn uro (18,3 m3/ha/năm).

Các lập địa: ĐIFc ; ĐIIFc; ĐIFs; ĐIIFs; ĐIFc+ ; ĐIIFc+; ĐIFs+ ; ĐIIFs+ N3IVFc ; ĐIVFs+ ; ĐIVFc ; N3IVFs ; ĐIIIF - đất đồi, núi thấp, độ dốc dưới 250 tầng dày đến trung bình, đất phát triển trên phiến thạch hoặc sa phiến thạch thích hợp cho các loài thông, năng suất lập địa đạt 10-15 m3/ha/năm sau tuổi 10 (hết cấp tuổi 2) và có thể đạt trữ lượng rừng trên 200 m3/ha sau năm 20. Tuy nhiên, trên cùng lập địa thì thông Caribe cho năng suất cao hơn và không bị sâu hại.

Các dạng lập địa còn lại cho năng suất rừng không cao.



Mặc dù vậy, đánh giá năng suất cây trồng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như: quy trình kỹ thuật gây trồng, các dòng cây được lựa chọn và chế độ canh tác, nguồn gốc đất trồng...

3.4. Phân bố của các nhóm cây trồng chủ yếu theo vùng sinh thái

Các loài bạch đàn uro, keo tập trung ở các Yên thế, Lạng Giang, Lục Nam, phía Nam huyện Lục Ngạn, nhóm các loài thông tập trung ở phía Bắc huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động. Đây là các vùng đang sản xuất gỗ rừng trồng chính của tỉnh.

4. Khả năng cung cấp gỗ lâm sản


4.1. Diện tích

Biểu 13: Tổng hợp diện tích rừng có khả năng cung cấp lâm sản

Loại đất loại rừng

Diện tích

Phân theo đơn vị hành chính (huyện)

TP. BGiang

Yên Thế

Tân Yên

Việt Yên

Yên Dũng

Lạng Giang

Hiệp Hoà

Lục Nam

Lục Ngạn

Sơn Động

Tổng cộng

95.094,1

97,6

10.161,7

646,9

838,1

844,9

939,5

54,3

19.457,3

25.580,1

36.473,7

a. Rừng tự nhiên

38.764,8

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.563,9

21.564,7

1. Rừng gỗ lá rộng

38.764,8

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.563,9

21.564,7

- Rừng trung bình

23,8

-

-

-

-

-

-

-

-

23,8

-

- Rừng nghèo

38.741,0

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.540,1

21.564,7

b. Rừng trồng

56.329,3

97,6

8.626,3

646,5

838,1

844,9

914,4

54,3

10.382,0

19.016,2

14.909,0

- Rừng gỗ có trữ l­ượng

30.632,6

97,6

5.758,3

295,3

808,3

526,3

529,1

52,5

6.911,8

11.212,0

4.441,5

- Rừng gỗ chưa có TL

25.667,6

-

2.856,5

351,3

29,8

318,6

385,3

1,8

3.470,2

7.804,2

10.450,0

- Rừng tre nứa

29,1

-

11,5

-

-

-

-

-

-

-

17,6

(Chi tiết các xã xemphụ biểu 1B/HT phần phụ biểu)

- Tổng diện tích rừng có khả năng cung cấp lâm sản 95.094,1 ha. Trong đó rừng tự nhiên 38.764,8 ha, rừng trồng là 56.329,3 ha (bao gồm cả rừng trồng chưa có trữ lượng và rừng tre nứa). Diện tích này tập trung chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và huyện Yên Thế. Hầu hết diện tích rừng trên chỉ có thể cung cấp gỗ nhỏ.

4.2. Trữ lượng rừng

Biểu 14: Tổng hợp trữ lượng các trạng thái rừng

Loại rừng

Tổng
trữ l­ượng


(m3, Cây)

Phân theo đơn vị hành chính

TP.
BGiang


Yên
Thế


Tân
Yên


Việt
Yên


Yên
Dũng


Lạng
Giang


Hiệp
Hoà


Lục
Nam


Lục
Ngạn


Sơn
Động


Trữ l­ượng rừng sản xuất

3.587.773

1.183

551.891

13.389

30.634

12.417

27.572

3.921

894.868

1.019.602

1.032.297

I. Rừng tự nhiên

1.404.567

-

59.202

15

-

-

968

-

309.234

230.064

805.084

1. Rừng gỗ lá rộng

1.404.567

-

59.202

15

-

-

968

-

309.234

230.064

805.084

- Rừng trung bình

2.432

























2.432




- Rừng nghèo

1.402.135

-

59.202

15

-

-

968

-

309.234

227.631

805.084

II. Rừng trồng

2.183.206

1.183

492.689

13.374

30.634

12.417

26.604

3.921

585.634

789.539

227.213

- Rừng gỗ có trữ lư­ợng

2.183.206

1.183

492.689

13.374

30.634

12.417

26.604

3.921

585.634

789.539

227.213

- Rừng tre nứa

-




-






















-

(Chi tiết các xã xemphụ biểu 1B phần phụ biểu)

Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh: 3.587.773 m3:

- Trữ lượng gỗ từ rừng tự nhiên của rừng sản xuất trên toàn tỉnh là 1.404.567 m3 (chiếm 39% tổng trữ lượng gỗ) trung bình 36,04 m3/ha.

- Trữ lượng rừng trồng 2.183.206 m3 (chiếm 61% tổng trữ lượng gỗ) trung bình 71,18 m3/ha.

- Cơ cấu trữ lượng gỗ rừng trồng theo loài cây: Bạch đàn chiếm 46%, keo 35%, thông mã vĩ : 18% tổng trữ lượng gỗ và theo cấp tuổi: cấp tuổi II: 74%, cấp tuổi III: 18% và cấp tuổi IV: 8%. Tại cấp tuổi I rừng mới trồng chưa có trữ lượng đã có cơ cấu cây trồng thay đổi mạnh so với rừng trồng đã có trữ lượng: các loài keo chiếm 58%, bạch đàn 27% tổng diện tích rừng trồng, còn lại là thông và cây khác. Cơ cấu này có ý nghĩa quan trong trong định hướng phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ gỗ trong 10 năm tới.

Như vậy, trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng trung bình thấp, nguyên nhân chính là do diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích rừng tự nhiên 99,94%, diện tích này không có khả năng cung cấp gỗ trong 5-10 năm tới. Rừng trồng vẫn còn 3.735,3 ha chiếm 12,2% diện tích rừng có trữ lượng ở cấp tuổi III, IV, diện tích này loài cây chủ yếu là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) trồng từ hạt trồng trước năm 2000, cây trồng hiện sinh trưởng chậm, cằn cỗi . Mật độ trồng: trong quá trình lập ô tiêu chuẩn đo đếm một số OTC rừng trồng của dân tự trồng trong khoảng 5 năm trở lại đây có mật độ rất cao (2.600 - 3.000 cây/ha) sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất rừng sau này. (Chi tiết xem phụ biểu 10 phần Phụ lục)

Một số diện tích trồng rừng từ các loài cây Bạch đàn, Keo tai tượng (6-7 năm tuổi) được nhân giống từ mô, hom có trữ lượng cao;

+ Từ 134-151 m3 ở Vô Tranh và Lục Sơn của huyện Lục Nam;

+ Từ 93-119 m3 ở xã Tiến Thắng huyện Yên Thế.

(Chi tiết xem phụ biểu 10 phần Phụ lục)

5. Thị trường gỗ, lâm sản và khả năng tiêu thụ


Hiện tại trên địa bàn tỉnh phần lớn gỗ rừng trồng bán gỗ trụ mỏ cho Quảng Ninh với giá 30.000 đồng/khúc (1.000.000 đ/m3) với kích thước khúc dài 2,4m và đường kính từ 12 – 15cm. Bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu Bắc Giang đang bán cho nhà máy dăm gỗ xuất khẩu Cái Lân ( Quảng Ninh) là 760.000đ/tấn (tại nhà máy). Đây là nơi tiêu thụ thuận lợi và ổn định cho thị trường gỗ Bắc Giang vì nhà máy vẫn đang luôn thiếu nguyên liệu.

- Trong quá trình điều tra trên địa bàn tỉnh, khối lượng, giá mua, giá bán một số loại gỗ chủ yếu của rừng trồng tại địa phương được thể hiện trong các biểu sau:

Biểu 15: Giá gỗ tròn chủ rừng bán ra

Huyện

Tên lâm sản

Kích cỡ

Giá mua TB (đ/m3)

­Ước tính khối lư­ợng bán ra trong tháng (m3)

Đ­ường kính

Chiều dài

Lục Nam

Keo tai tư­ợng

<13

2,5

950.000

70

Keo tai tư­ợng

14-17

2,5

1.500.000

80

Keo tai tư­ợng

>18

2,5

2.100.000

90

Bạch đàn

<13

2,5

400.000

20

Bạch đàn

14-17

2,5

730.000

18

Sơn Động

Keo tai tư­ợng

13 - 17

2,5

800.000

30

Keo tai tư­ợng

17-20

>2

1.400.000

35

 

Keo tai tư­ợng

>20

2,5

2.500.000

40

Lục Ngạn

Keo tai tư­ợng

14-18

2,0

500.000

200

Keo tai tư­ợng

14-20

2,0

1.100.000

40

Thông

14-20

2,0

850.000

700



Biểu 16: Giá gỗ tròn doanh nghiệp chế biến mua vào


Huyện

Tên lâm sản

Kích cỡ

Giá mua TB (đ/m3)

­Ước tính khối l­ượng mua vào trong tháng (m3)

Đ­ường kính

Chiều dài

Lục Nam

Keo tai tư­ợng

<13

2,5

1.000.000

100

Keo tai tư­ợng

14-17

2,5

1.550.000

85

Keo tai tư­ợng

>18

2,5

2.200.000

100

Sơn Động

Keo tai tư­ợng

13 - 17

>2

850.000

40

Keo tai tư­ợng

>18

>2

1.300.000

40

Lục Ngạn

Keo tai tư­ợng

14-18

2,0

1.600.000

40

Keo tai tư­ợng

16-20

2,0

1.800.000

30

Keo tai tư­ợng

14-20

2,0

1.600.000

30

Thông

14-20

2,0

1.200.000

200


Biểu 17: Giá sản phẩm chế biến bán ra (gỗ xẻ)


Huyện

Tên lâm sản

Kích th­ước

Giá bán TB

(đ/m3)

­Ước tính khối l­ượng bán ra trong tháng (m3)

Chiều rộng (cm)

Độ dày (cm)

Chiều dài (m)







Lục Nam

Keo

18-25

2

2 - 2,5

3.500.000

100

Keo

>30

2

2 - 2,5

3.800.000

50

Sơn Động

Keo

>12

12

2,4

4.020.000

35

Keo

5

12

2,4

2.500.000

40

Lục Ngạn

Keo

18

2,5

2

2.700.000

15

Keo

18

3,0

2

2.800.000

20

- Hầu hết các xưởng chế biến gỗ trong tỉnh được phỏng vấn đều cho biết đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu và đang phải nhập nguyên liệu từ một số tỉnh xa. Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy nhu cầu gỗ tại các công ty tư nhân, xưởng chế biến khoảng 50.000 m3/năm, trong khi qua biểu 05 ta thấy bình quân hàng năm gỗ tròn chủ rừng bán ra tại 3 huyện lớn trong tỉnh mới là 16.000 m3 và trong năm 2009 tổng cả tỉnh sản lượng gỗ khai thác tại 5 doanh nghiệp nhà nước là 19.000 m3. Như vậy, hiện nay sản lưọng gỗ khai trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được 40% gỗ tại địa phương. Do vậy thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng tại Bắc Giang còn rất lớn. Đó là lợi thế cần nắm bắt cho việc phát triển các dự án trồng rừng sản xuất từ 2010 – 2020 nhằm tiêu thụ nguyên liệu ngay tại địa phương và là một lợi thế để phát triển các hoạt động sản xuất lâm sản.

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương