MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


V. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC



tải về 1.09 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.09 Mb.
#31456
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

V. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC

1. Những lợi thế


Công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020 có một số lợi thế cần nắm bắt và phát huy như:

- Công nghệ lâm sinh trên thế giới đã có bước chuyển biến mạnh mẽ từ khâu sản xuất gỗ và lâm sản đến chế biến và lưu thông cùng với những yêu cầu ngặt nghèo về nguồn gốc nguyên liệu nhưng nhiều nơi trong nước đã tiếp cận rất thành công;

- Năng suất rừng trồng liên tục được cải thiện do chúng ta đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, sử dụng đất, kỹ năng quản lý rừng trồng không chỉ ở các Công ty lâm nghiệp mà cả các hộ nông dân;

-Thị trường xuất khẩu lâm sản ngày càng mở rộng. Nhu cầu lâm sản trong và ngoài tỉnh gia tăng. Số lượng các cơ sở chế biến lâm sản trong tỉnh đang trên đà phát triển. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Nhiều hộ gia đình đã có thể làm giàu từ việc trồng rừng. Rừng trồng đã đem lại lợi nhuận cho người trồng rừng và kích thích người dân đầu tư vào trồng rừng nên phong trào trồng rừng đang phát triển mạnh tại các địa phương trong tỉnh;

- Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh nghề rừng, chế biến và thương mại lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân. Trong các năm qua, ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có những bước phát triển khá cao, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng liên tục hàng năm: năm 2006 đạt 2,05 tỷ USD; năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD; năm 2008 đạt 2,8 tỷ USD. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ và gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản;

- Vị trí địa lý của Bắc giang khá thuận lợi cho việc tiêu thụ gỗ nguyên liệu: Gần cửa khẩu Lạng Sơn, gần cảng biển Quảng Ninh, gần các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Dăm gỗ Cái Lân; Ván sợi ép Thái Nguyên, mỏ than Quảng ninh…), có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông thuận tiện…Bắc Giang đã có nhà máy nhiệt điện Sơn Động hàng năm tiêu thụ khoảng 800.000 tấn than khai thác tại chỗ sẽ tiêu thụ 32.000 m3 gỗ trụ mỏ cũng là nơi tiêu thụ gỗ rừng trồng lớn;

- Lực lượng lao động vùng núi dồi dào, người dân đã ít nhiều quan tâm tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm trồng rừng bao gồm cả trồng rừng thâm canh bằng cây mô hom và các giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao.

2. Hạn chế và thách thức


- Sức cạnh tranh của sản xuất lâm nghiệp còn thấp, công nghệ chế biến lạc hậu và chủ yếu là sơ chế, giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường; 80% nguyên liệu sản xuất gỗ phụ thuộc vào nhập khẩu. Cùng với đó, sau khi gia nhập WTO các tiêu chuẩn về môi trường đặt ra các yêu cầu ngày càng gắt gao đối với thương mại sản phẩm gỗ cả thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, bao gồm việc đảm bảo tính hợp pháp của việc khai thác và sử dụng nguyên liệu gỗ và khả năng tái sinh của rừng sau khai thác;

- Công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung và địa bàn Bắc Giang nhìn chung mới ở mức chế biến thô (dăm, ván thanh) nên giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó phải nhập khẩu, giấy và bột giấy, ván MDF, gỗ tròn với giá cao, sau đó lại gia công chế biến và xuất khẩu. Do vậy lợi nhuận thu được không cao;

- Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ trong một vài năm tới;

- Địa phương chưa chú trọng đầu tư cho trồng rừng sản xuất tập trung phục vụ chế biến. Chưa huy động được vốn của khu vực tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Mức độ đầu tư hiện nay của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp còn thấp, dàn trải. Lâm phận quốc gia ổn định chưa được xác định cụ thể;

- Đời sống của người làm nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn và do thu nhập từ rừng thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với trung bình chung toàn quốc ảnh hưởng tới việc huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng. Nhóm lao động làm nghề rừng chưa được đào tạo nghề;

- Bên cạnh đó, việc kinh doanh lâm nghiệp cũng chậm đổi mới trong cơ chế thị trường nên sản phẩm còn đơn điệu, chỉ sản xuất gỗ nhỏ - chu kỳ ngắn, chưa có chương trình sản xuất gỗ lớn, vùng nguyên liệu còn nhỏ bé lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với việc chế biến và tiêu thụ nên đóng góp của lâm nghiệp trong GDP của tỉnh còn nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng về lâm nghiệp của địa phương;

- Chính sách tài chính đầu tư cho các doanh nghiệp lâm nghiệp và người dân hiện còn thiếu, đối tượng này rất khó tiếp cận các nguồn lực để phát triển;

- Quỹ đất lâm nghiệp thực hiện dự án của tỉnh có nhiều nhưng lại tập trung ở vùng ít lợi thế, phân tán, nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế ở vùng thuận lợi ngày càng tăng cũng tác động xấu đến diện tích rừng. Việc tuyên truyền về dự án, thực hiện chính sách hưởng lợi, nhân rộng mô hình tiên tiến trong quá trình thực hiện dự án chưa được quan tâm đúng mức nên hiện cũng còn nhiều người chưa hiểu đúng về mục đích, nội dung của dự án;

- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở nhiều nơi chưa được coi trọng và cán bộ lâm nghiệp ở 4 huyện trọng điểm về lâm nghiệp của tỉnh còn yếu; sự phối hợp của cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp với các cấp, các ngành ở địa phương cũng còn hạn chế; Các yêu cầu về phát triển lâm nghiệp bền vững chưa được quan tâm truyền bá và triển khai trên địa bàn tỉnh; Các tiến bộ, kỹ thuật lâm nghiệp chậm được cập nhật và triển khai rộng rãi.

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT

I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

1. Dự báo về phát triển chung KTXH tỉnh Bắc Giang đến 2020


Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 phê duyệt ngày 13/1/2009 taị Quyết định số 05/2009 – QĐ/TTg với quan điểm phát triển tập trung cao vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế, từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hoá và cả nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị diện tích, canh tác. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 – 2020 là 12%; Trong đó: Nông- lâm, thuỷ sản tăng bình quân 3,8%/năm. Cơ cấu Nông, lâm nghiệp trong GDP đến năm 2015 chiếm 20,3%. Phấn đấu ngành lâm nghiệp cuối thời kỳ quy hoạch đạt 3% trong tổng GDP của tỉnh. GDP bình quân/người phấn đấu đạt và vượt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc.

- Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,08%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2011 – 2016 là 1,8 – 2 %, năm 2010 phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bằng tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn quốc.

- Tốc độ tăng trưởng Nông nghiệp (bao gồm cả Lâm nghiệp và Thuỷ sản) đạt bình quân khoảng 3,8% năm giai đoạn 2011-2015 và xấp xỉ 3,5% năm giai đoạn 2016-2020 Phát triển nông nghiệp hàng hoá; kinh tế trang trại, kinh tế rừng. Mở rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông lâm sản. Hộ nông dân thu nhập 50- 100 triệu đồng/năm;

Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2015 được phê duyệt theo Quyết định số 73/2006/QĐ-UBND gồm một số chỉ tiêu sau:

- Giai đoạn 2006-2010 : Tăng sản lượng chế biến từ 20 - 25%/năm.

- Giai đoạn 2011-2015 : Tăng sản lượng chế biến từ 32 - 35%/năm.

Một số ngành chế biến lâm sản có định hướng như sau:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan: Tập trung phát triển ngành nghề nông thôn, du nhập nghề mới và nhân rộng các nghề thủ công như tre chắp sơn mài, nứa cuốn, tăm lụa, mây tre đan; hàng sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp,.. sản xuất ở quy mô hộ gia đình, làng nghề; Hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các làng nghề nhằm thực hiện vai trò đầu mối trong khâu tổ chức sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Chế biến gỗ : Đẩy mạnh việc sử dụng tiết kiệm gỗ tự nhiên, tận dụng phế liệu để sản xuất các loại ván nhân tạo và sản phẩm từ ván nhân tạo; khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất ván dăm và ván sợi MDF sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng. Áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để chuyển dần việc chế biến gỗ thành các sản phẩm mộc cao cấp giản đơn, hao phí nhiều nguyên liệu, giá trị thấp sang chế biến thành các sản phẩm cao cấp

- Sản xuất giấy, bột giấy: Đẩy mạnh đầu tư tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm ở các cơ sở hiện có; không khuyến khích đầu tư thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy quy mô nhỏ mà chỉ đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường cho các cơ sở hiện có.

Để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến sản phẩn gỗ xuất khẩu, từng bước tự túc được nguồn nguyên liệu cho chế biến, thực hiện văn bản số 1186/BNN-LN ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Hướng dẫn một số nội dung chủ yếu trong liên doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với công tác chế biến sản phẩm gỗ".

2. Dự báo thị trường gỗ nguyên liệu


2.1. Thị trường trong nước và xuất khẩu

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 thì thị trường lâm sản trong nước và xuất khẩu trong từng giai đoạn 2010, 2015 và 2020 như sau:

Biểu 18: Dự báo thị trường lâm sản trong nước và xuất khẩu đến 2020

Loại lâm sản

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Gỗ nội địa và xuất khẩu (1000m3)

14.004

18.620

22.160

a. Gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng

8.030

10.266

11.993

b. Gỗ nhỏ sản xuất ván nhân tạo, dăm gỗ xuất khẩu

2.464

2.922

1.682

c. Tiêu thụ gỗ nhỏ cho sản xuất bột giấy

3.383

5.271

8.263

d. Gỗ trụ mỏ

120

160

200

2. Giá trị lâm sản xuất khẩu ( triệu USD)

3.700

4.800

7.800

a. Sản phẩm gỗ

3.400

4.200

7.000

b. Lâm sản ngoài gỗ

300

600

800

3. Tiêu thụ củi ( triệu m3)

25,7

26,0

26,0

4. Nhập khẩu gỗ lớn

4.300

3.100

2.000

Nguồn: Chiến lược PTLN 2006-2020.

2.2. Nhu cầu thị trường trong tỉnh

- Hiện tại nhà máy nhiệt điện Sơn Động tại thôn Đồng Rì, xã Thanh Luận, huyện Sơn Động sử dụng than tại mỏ than Đồng Rì. Với công suất 220MW hàng năm nhà máy cần sử dụng 800.000 tấn than. Đi đôi với việc khai thác than một lượng gỗ trụ mỏ cần phải cung ứng cho nhà máy. Để khai thác 1.000 tấn than cần 40m3 gỗ, như vậy hàng năm nhu cầu gỗ trụ mỏ của nhà máy lên tới 32.000m3 gỗ. Do đó cần phải hình thành vùng gỗ nguyên liệu trụ mỏ trên địa bàn tỉnh nếu không chúng ta sẽ thiếu gỗ trụ mỏ trầm trọng.

- Nguyên liệu gỗ cho chế biến (xẻ sơ chế, đóng đồ mộc, bóc lạng) tại Bắc Giang mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% cho các cơ sở chế biến trong tỉnh. Các cơ sở này chủ yếu tiêu thụ loại gỗ có đường kính trên 25cm (gỗ lớn). Hiện nay, nhu cầu của các cơ sở chế biến trong tỉnh khoảng 50.000 m3/năm.

- Ngoài ra nguyên liệu gỗ trụ mỏ cũng đang thiếu trầm trọng. Các loại gỗ nhỏ, gỗ củi có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi là các nhà máy chế biến ở Quảng Ninh và Thái Nguyên:

+ Tại tỉnh Thái Nguyên liền kề phía Tây tỉnh Bắc Giang, các nhà máy Ván dăm công suất 16.500m3 gỗ/năm, Công ty cổ phần lâm sản, mỏ than Cẩm Giàng và một số cơ sở chế biến gỗ khác trên địa bàn tỉnh có tổng nhu cầu gỗ hàng năm lên tới hơn 65.000 m3. Nguyên liệu gỗ sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay chưa đáp ứng được sức tiêu thụ mạnh mẽ của các cơ sở chế biến gỗ, khiến cho nhà máy dăm gỗ phải hoạt động cầm chừng.

+ Tại Quảng Ninh có nhà máy ván dăm Cái Lân chuyên băm dăm gỗ xuất khẩu với công suất 300.000 tấn /năm, giá thu mua gỗ nguyên liệu tại cổng nhà máy hiện nay là 760.000đ/tấn. Hiện tại nhà máy đang thiếu nguyên liệu và phải thu mua từ các tỉnh lân cận và một số tỉnh xa như Tuyên quang, Yên Bái…

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương