Mục lục 1 Chương 1 2 VẬt liệu dẫN ĐIỆN 2 Hợp kim có điện dẫn suất thấp. (Điện trở cao) 11 5 Các kim loại khác 13



tải về 0.62 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.62 Mb.
#24309
1   2   3   4   5   6   7   8

1.6.2 Hợp kim dùng làm tiếp điểm điện


1. Khái quát

Vật liệu dùng làm tiếp điểm cần thoả mãn những điều kiện chung sau :



  • Có sức bền cơ khí và độ rắn cao

  • Có điện dẫn suất và điện dẫn nhiệt tốt để không nung nóng quá nhiệt độ cho phép khi có dòng điện đinh mức lâu dài đi qua.

  • Có sức bền đối với sự ăn mòn do tác nhân bên ngoài.

  • Có nhiệt độ nóng chảy và hoá hơi cao.

  • Ôxít của nó phải có điện dẫn suất lớn.

  • Có thể gia công dễ dàng, giá thành hạ.

* Điều kiện riêng :

  • Đối với tiếp đỉểm cố định : +Có sức bền khi nén để có thể chịu áp suất ép lớn

+Phải có điện trở ổn định trong thời gian làm việc lâu dài.

  • Đối với tiếp điểm điện động:

+Phải có sức bền đối với sự ăn mòn, do tác động cơ khí hoặc va chạm khi đóng và mở.

+Phải có sức bền đối với sự tác động của hồ quang điện. Không bị hàn chặt.

+ Đối với tiếp điểm trượt : (Máy cắt điện, dao cắt, vòng cổ góp…có sức bền đối với

sự mài mòn cơ khí do ma sát).



2. Sức bền của tiếp điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền

Sức bền tiếp điểm bị ảnh hưởng bởi :

+ Bản chất bề mặt : Điện trở của tiếp điểm ngày càng lớn khi điện trở suất của vật liệu càng lớn, điện trở càng nhỏ khi ứng suất nghiền đập cảu vật liệu ngày càng nhỏ. Vật liệu càng mềm thì sự biến dạng càng dễ dàng, số lượng tiếp điểm tiếp xúc ngày càng lớn. Trong một số trường hợp tiếp điểm được làm bằng vật liệu cứng hơn song lại được bọc bằng vật liệu mềm hơn. Bản chất của vật liệu ảnh hưởng đến điện trở của tiếp điểm

Khi phụ tải thay đổi và khi ngắn mạch có thể sinh ra ứng lực rất lớn, có thể dẫn đến vượt quá giới hạn đàn hồi của vật liệu và làm yếu tiếp điểm

Vậy bản chất của vật liệu và những điều kiện làm ảnh hưởng đến sự ăn mòn làm xấu tính chất dẫn điện do vậy điện trở tiếp xúc tăng.

Sự ăn mòn thể hiện rõ ở trong môi trường như : Amôniac, clo, hơi axit…

Những tiếp điểm làm bằng 2 kim loại khác nhau sẽ ăn mòn lớn hơn tiếp điểm làm bằng cùng kim loại.

Để tránh ăn mòn người ta phủ lên tiếp điểm những kim loại có sức bền đối với sự ăn mòn và tránh các môi trường như trên.

+ Lực ấn. Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điện trở của tiếp điểm


  • Khi cùng độ lớn của bề mặt tiếp xúc thì điện trở càng nhỏ khi lực ấn càng lớn (vì diện

tích tiếp xúc phụ thuộc và lực ấn).

  • Những tiếp điểm cố định ghép bằng bulông lực phải đủ lớn không quá lỏng làm điện

trở tiếp xúc lớn, quá chặt tạo nên ứng suất lớn trong vật liệu làm mất tính đàn hồi và làm xấu mối tiếp xúc.

+Nhiệt độ tiếp điểm

Nếu lực ấn duy trì không đổi với nhiệt độ 2500C thì điện trở suất tăng theo nhiệt độ. Giữa 250 - 4000C sức bền cơ học của vật liệu giảm. Vật liệu trở nên mềm làm tăng diện tích tiếp xúc thực tế và giảm điện trở mà dòng điện đi qua.

+ Trạng thái bề mặt trong lúc tiếp xúc

Khi gia công cần loại bỏ màng ôxít và những vật chất xa lạ, đồng thời phải tạo được tối đa các điểm tiếp xúc khi tiếp xúc các bề mặt.

3. Vật liệu dùng làm tiếp điểm cố định

Người ta sử dụng Đồng, Nhôm, Thép, Kẽm



  • Đồng rất cứng và hợp kim của nó (đồng thanh, đồng thau) có phốtpho sử dụng ở điện

áp nhỏ điều kiện làm việc bình thường. Để có sức bền đối với sự ăn mòn người ta mạ niken hoặc tẩm thiếc khi nóng hay bọc bạc.

  • Nhôm có sức bền cơ học thấp, điện trở suất lớn do vậy người ta không dùng ở nơi có

dòng điện ngắn mạch lớn .

  • Thép có tổn thất lớn trong dòng xoay chiều vì vậy sử dụng ở công suất bé và điện áp

lớn. Nó bị ăn mòn trong không khí ẩm ướt tạo lớp gỉ sét dễ phát triển vào sâu dẫn đến phá huỷ hoàn toàn.

  • Kẽm giống nhôm trong không khí tạo thành lớp oxit bọc bề mặt ngoài bảo vệ sự ăn

mòn không cho tiếp tục đi vào trong tiếp điểm.

4. Vật liệu dùng cho các tiếp điểm cắt

  • Platin có tính ổn định cao đối với sự ăn mòn trong không khí tạo nên màng oxit do

vậy đảm bảo được sự ổn đinh điện của tiếp điểm dẫn đến dòng điện qua tiếp điểm sẽ nhỏ

Platin có độ cứng thấp nên nên mài mòn nhanh do đó ít sử dụng dạng tinh khiết thường dùng với iridi có độ cứng cao nhiệt độ nóng chảy cao. Do đó chúng được chế tạo các tiếp điểm quan trọng có độ chính xác cao ở dòng điện nhỏ. Có sức bền tốt với sự tác động của hồ quang điện.



  • Pladi tính chất tương tự Platin nó có sức bền tốt hơn không khí

  • Rodi có độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy cao điện dẫn suất và dẫn nhiệt cao, tính dễ

bay hơi thấp và có sức bền cao đối với sự ăn mòn được sử dụng thông dụng với các tiếp điểm có yêu cầu chính xác.

  • Vàng : Có sức bền kém so với Platin đối với hồ quang điện nên ít dùng nguyên chất để làm tiếp điểm.

  • Bạc : tạo nên màng mỏng oxit có cùng điện dẫn suất với bạc nguyên chất vì vậy những tiếp điểm bằng bạc không làm thay đổi tính chất song khi suất hiện hồ quang điện sẽ bị ăn mòn nhiều, dễ dàng bị dính chặt giữa chúng.

Tiếp điểm bằng hợp kim bạc với đồng có độ cứng cao ăn mòn nhỏ dùng cho những tiếp điểm có áp suất lớn. Hợp kim bạc với cadimi dùng cho tiếp điểm có công suất lớn.

  • Ngoài ra còn : Vonfram, molipden…

5. Vật liệu tổng hợp dùng làm tiếp điểm có công suất lớn

Những vật liệu tổng hợp hay dùng gồm : Bạc – Vonfram, Bạc – Molipden, Bạc – Niken, Đồng – Vonfram, Đồng – Molipden.

Một kim loại có điện trở suất lớn còn loại kia có sức bền cơ khí lớn. Như vậy vật liệu tổng hợp có tính cơ học rắn chắc với điện nên dẫn suất lớn, ổn định nhiệt cao. Sử dụng ở những tiếp điểm có yêu cầu công suất lớn, áp suất tiếp xúc lớn và độ cứng cao. Dưới dạng các viên mỏng dính chắc lên trên bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm cắt ở khí cụ điện.

6. Vật liệu dùng làm tiếp điểm trượt


  • Đồng : Ở cổ góp máy điện và những tiếp điểm của máy cắt điện, dao cách ly. Để tạo

ra sức bền cơ khí cao người ta dùng hợp kim với cadimi hoặc mạ bạc.

  • Các hợp kim của đồng : Đồng thanh, đồng thau, được dùng làm vòng tiếp xúc hay cổ

góp chúng có độ bền cơ khí cao với sự mài mòn và ăn mòn.

  • Vật liệu làm bằng gang hình cầu đôi khi được dùng làm vòng góp

  • Nhôm được dùng làm các chi tiết tiếp xúc ở cần lấy điện của các phương tiện vận tải

bằng điện.

  • Vật liệu Cacbon graphit dùng trong khí cụ điện, làm chi tiết tiếp xúc của phương tiện vận tải vì chúng không mài mòn dây dẫn truyền tải điện và có tuổi thọ cao.

* Hợp kim dùng làm cặp nhiệt điện

- Copen (Cu = 56% và niken = 44%)

- Alumen (Niken = 95% và Si, Al, Mg)

- Platinrođi (Rh = 10%)

Cụ thể : Khi đo nhiệt độ tới 16000C dùng platin – platinrôđi.

Khi đo nhiệt độ tới 3500C dùng đồng – Constantan và đồng côban.

Khi đo nhiệt độ tới 6000C dùng Sắt – Constantan.

Khi đo nhiệt độ 9000C đến 10000C Cromen – Alumen.



Каталог: uploads -> files -> Anh -> Tai Lieu -> Dien
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Tai Lieu -> THÔng tư Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ
Dien -> BÀI 01: VẠch dấu mục tiêu của bài
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng cục tài chíNH
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng số: 217/2013/tt-bqp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> CỤc chính trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> LIÊn cục tài chính nhà trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> ĐẢng ủy quân sự trung ưƠng đẢng cộng sản việt nam
Tai Lieu -> I. TỔng quan về an toàn thông tin một số khái niệm

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương