BỘ quốc phòng số: 217/2013/tt-bqp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 50.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích50.89 Kb.
#15432

BỘ QUỐC PHÒNG

Số: 217/2013/TT-BQP




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2013


THÔNG TƯ

Quy định về việc ban hành, sử dụng, quản lý, lưu trữ

văn bản điện tử trên mạng truyền số liệu của Bộ Quốc Phòng
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007; Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ caais tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về việc ban hành, sử dụng, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử trên ạng truyên số liệu của Bộ Quốc phòng nhưu sau:



Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định việc ban hành, sử dụng, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử ( sau đây gọi tắt chung là giao dịch văn bản điện tử) trên mạng truyền số liệu của Bộ Quốc phòng.

2. Không áp dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử đối với văn bản có độ mật.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong quân đội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và cá nhân có liên quan.

Điều 3: Giải thích từ ngữ

1. Mạng truyền số liệu của Bộ Quốc phòng là tổ hợp các máy tính thiết bị mạng và thiết bị ngoại vi được kết nối thành mạng máy tính có sử dụng các sản phẩm mật mã để truyền nhận thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.

2. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, xác thực , được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

3. Văn bản điện tử trong Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là văn bản điện tử) là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu bao gồm: Các văn bản soạn thảo trực tiếp trên các thiết bị điện tử, các văn bản số hoá từ các bản gốc, bản chính văn bản giấy thể hiện đầy đủ nội dung và thể thức văn bản, được cấp có thẩm quyền ký ban hành theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Hệ thống quản lý văn bản điện tử là thành phần thuộc hệ thống các phần mềm dùng chung được cài đặt tại các máy tính trong cơ quan, đơnvị dùng để lưu trữ, tạo lập, chuyển giao văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.

5. Văn bản điện tử đi (sau đây gọi tắt là văn bản đi) là các loại văn bản điện tử do cơ quan, đơn vị phát hành qua hệ thống quản lý văn bản điện tử.

6. Văn bản điện tử đến (sau đây gọi tắt là văn bản đến) là các loại văn bản điện tử do cơ quan, đơn vị nhận được qua hệ thống quản lý văn bản điện tử.

7. Số hoá là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin dạng số.

8. Dữ liệu thông tin đầu vào là những thông tin mô tả các dặc tính của tài liệu như: Nội dung, tác giả, thời gian, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đực tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thu thập, bảo quản, tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

9. Khung phân loại hồ sơ là hệ thống phân loại hồ sơ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo ngành, lĩnh vực.

10. Tài liệu lưu trữ điệnt tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân được lựa chọn để lưu trữ hoặc được số hoá từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác.

11. Hệ thống lưu trữ điện tử là việc ứng dụng CNTT trên phần mềm, phần cứng để bảo đảm: Lưu trữ thông tin; ghi nhận thông tin; trình bày thông tin; cho phép sử dụng thông tin và quản lý thông tin.

12. Hạ tầng kỹ thuật là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.



Điều 4: Mục đích giao dịch văn bản điện tử

Thực hiện giao dịch văn bản điệntử trên mạng truyền số liệu của Bộ Quốc phòng, nhằm giảm thiểu việc sử dụng văn bản giấy, tiết kiệm thời gian, góp phần thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và xử lý công việc của các cơ quan, đơn vị trong Quân đội.



Điểu 5: Nguyên tắc quản lý, giao dịch văn bản điện tử

1. Tất cả các văn bản điện tử đi, đến của cơ quan đơn vị phải được quản lý tập trung tại văn thư bảo mật của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là văn thư) để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao theo đúng quy trình.

2. Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật, và đáp ứng yêu cầu truy cập theo phân cấp.

Điều 6: Các dạng văn bản điện tử

Các dạng văn bản điện tử sử dụng trong giao dịch bao gồm:

1. Tệp (file) dạng văn bản (text, word…), file dạng bảng tính được tạo lập bằng các phần mềm thông dụng (Microsoft Excel…)

2. Tệp (file) dạng ảnh thông dụng (dạng PDF, tạo ra từ máy quét; …)



Điều 7: Giá trị pháp lý của vawnn bản điện tử

1. Văn bản điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc và sự toàn vẹn của văn bản và được gửi đi từ phần mềm quản lý văn bản điện tử của văn thư, có giá trị pháp lý như bản chính của văn bản giấy.

2. Văn bản điệnt ử sử dụng chữ ký số thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Điều 8: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử

Thể thức , kỹ thuật trình bày văn bản trong giao dịch văn bản điệntử đối với văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật thực hiện như trên văn bản giấy theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng đối với từng loại văn bản nêu trên.



Điều 9: Bộ mã chữ tiếng Việt sử dụng trong giao dịch văn bản điện tử

Bộ mã chữ tiếng Việt sử dụng trong giao dịch văn bản điệnt ử là phông chữ tiếng Việt Unicode thuộc bộ mã ký tự tiếng Việt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.



Chương II

QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN

Điều 10: Tiếp nhận văn bản đến

1. Hàng ngày văn thư cơ quan, đơn vị phải thường xuyên truy cập phần mềm quản lý văn bản điện tử để kịp thời tiếp nhận, xử lý văn bản; trường hợp văn bản cần phải giải quyết gấp, cơ quan, đơn vị phát hành văn bản phải thông báo cho văn thư của cơ quan, đơn vị nhận để kịp thời tiếp nhận, xử lý theo quy định hiện hành.

2. Tiến hành kiểm tra tính xác thực về nguồn gốc nơi gửi và sự toàn vẹn cua rvawn bản. trường hợp phát hiện vawnb ản không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc văn bản đến không toàn vẹn (đã bị sửa đổi), phải thông báo cho nơi gửi và báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Điều 11: Đăng ký văn bản đến

1. Đăng ký dữ liệu văn bản đến bằng phần mềm quản lý văn bản, gồm: Số thứ tự (số đến); ngày đến, ngày văn bản; số và ký hiệu văn bản; cơ quan, đơn vị ban hành; số bản; só tờ; trích yếu văn bản.

2. Đối với cơ quan, đơn vị chưa sử dụng phần mềm quản lý văn bản thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong quân đội ban hành kèm theo Thông tư số 91/2012/TT-BQP ngày 26/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 12; Trình, chuyển giao văn bản đến

1. Trường hợp cơ quan, đơn vị giải quyết văn bản trên mạng nội bộ thì văn thư phải chuyển qua mạng đến người có thẩm quyền cho ý kiến giải quyết và chuyển văn bản đến đơn vị hoặc cán bộ, nhân viên thực hiện.

2. Trường họp cơ quan, đơn vị chưa giải quyết văn bản trên mạng, nội bộ thì văn thư tiến hành in văn bản ra giấy, đóng dấu đến, đăng ký số đến, ngày đến và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết (theo trình tự đã được quy định của cơ quan, đơn vị) cho ý kiến chỉ đạo và chuyển giao văn bản cho các cơ quan, đơn vị thực hiện.

Sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền, văn thư nhập thông tin vào mục xử lý để theo dõi, đôn đốc giải quyết.



Điều 13: Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc giải quyết văn bản điện tử đến

Trình tự, nội dung các bước giải quyết và theo dõi việc giải quyết văn bản điện tử đến thực hiện như văn bản giấy quy dịnh tại Thông tư số 91/2012/TT-BQP và quy định của cơ quan, đơn vị.

Sau khi kết thúc nội dung công việc, cán bộ chủ trì trực tiếp giải quyết công việc phải tập hợp các văn bản liên quan đến công việc được giao xử lý, giải quyết để lập hồ sơ điện tử.

Chương III

QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI

Điều 14: Nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn khi soạn thảo văn bản

1. Dự thảo văn bản

2. Chuyển dự thảo văn bản xin ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan và tiếp thu, hoàn thiện dự thảo (trường hợp thấy cần thiết).

3. Chuyển dự thảo văn bản đã hoàn thiện cho chỉ huy đơn vị (phòng, ban) xem xét, chỉnh sửa.

4. Hoàn thiện, in văn bản ra giấy và trình cấp có thẩm quyền ký ban hành.

5. Chuyển văn bản giấy và file văn bản điện tử đính kèm cho văn thử của cơ quan, đơn vị.



Điều 15. Kiểm tra, ghi số và thời gian ban hành văn bản

1. Trước khi phát hành văn bản, văn thư kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày bày văn bản; nếu phát hiện ra sai sót, đề nghị người có trách nhiệm xem xét, sửa chữa.

2. Tất cả các văn bản đi của cơ quan, đơn vị được đánh số tự động theo từng hệ thống văn bản để văn thư thống nhất quản lý.

3. Việc ghi ngày tháng năm của văn bản được thực hiện như văn bản giấy theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Điều 16: Đăng ký, phát hành và chuyển giao văn bản đi

1. Đăng ký dữ liệu văn bản đi bằng phần mềm quản lý văn bản, gồm: Ngyaf, tháng, năm ban hành; Khối phát hành, số và ký hiệu văn bản; cơ quan ban hành; trích yếu văn bản; cấp bậc, họ và tên người ký, số bản, số tờ, nơi nhận; cơ quan, cá nhân soạn thảo; file văn bản điện tử đính kèm.

2. Sao thêm một bản chính (ngoài số bản phải gửi theo đường quân bưu)

3. Đóng dấu vào văn bản (bản gốc và bản chính)

4. Đóng dấu mức độ khẩn và các dấu khác(nếu có).

5. Những văn bản không có file đính kèm phải số hoá toàn bộ văn bản giấy thành văn bản điện tử bằng máy quét (scan) và chuyển phát văn bản theo địa chỉ nơi nhận.

6. Chuyển lại bản chính cho cán bộ, nhân viên trực tiếp giải quyết công việc lưu hồ sơ.

7. Trường hợp gửi file văn bản điện tử qua mạng phải tiên shanhf gửi văn bản giấy theo đường quân bưu.

9. Văn bản điện tử đi phải được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển giao sau khi văn bản đó được ký theo quy định.

Điều 17: Lưu văn bản đi

1. Ngoài việc lưu văn bản điện tử đi trong cơ sở dữ liệu, mỗi văn bản đi phải lưu hai bản giấy: Bản gốc lưu tại văn thư và bản chính lưu trong hồ sơ công việc của cán bộ.

2. Trường hợp văn bản đi được dịch ra tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số, ngoài bản lưu bằng tiếng Việt phải lưu kèm theo bản dịch.

Chương IV

LƯU TRỮ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

Điều 18: Lưu trữ văn bản điện tử

Văn bản điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị phải được phân loại lập hồ sơ và quản lý theo nghiệp vụ lưu trữ.



Điều 19: Bảo quản văn bản điệnt ử

1. Dữ liệu văn bản điệntử phải được bảo quản an toàn và hcuyeenr đổi theo công nghệ phù hợp.

2. Lưu trữ cơ quan phải thường xuyên kiểm tra, sao lưu dữ liệu. đinh kỳ kiểm tra an ninh, an toàn trang bị quản lý văn bản điện tử.

Điều 20: Sử dụng văn bản điện tử

Thẩm quyền cho phép đọc, sao, chứng thực đối với văn bản điện tử lưu trữ thực hiện như đối với tài liệu giấy của Bộ Quốc phòng.



Điều 21: Trách nhiệm lưu trữ văn bản điện tử

1. Người đứng đầu cơ quan đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo thuwcjhieenj việc lưu trữ văn bản điện tử trong cơ quan, đơn vị mình.

2. Người phụ trách và người làm công tác lưu trữ có trách nhiệm tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện việc lưu trữ văn bản điệntử thuộc phạm vi phụ trách của mình.

3. Người trực tiếp theo dõi, giải quyết công việc có trách nhiệm và giao nộp hồ sơ, tài liệu điệntử vào lưu trữ cơ quan.

4. Đơn vị , bộ phận chuyên trách vê công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, đề xuất và bảo đảm kỹ thuật, duy trì hoạt động của hệ thống lưu trữ văn bản điệnt ử của cơ quan, đơn vị.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 22. Văn phòng Bộ Quốc phòng

1. Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch văn bản điệntử, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện Thông tư này.

2. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin/ Bộ Tổng Tham mưu xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý, lưu trữ văn bản điện tử đồng bộ và thống nhất trong Quân đội.

3. Phối hợp với Cục Cơ yếu/ Bộ tổng Tham mưu trong ứng dụng chứng thư số, bảo đảm về bảo mật và xác thực thông tin đối với văn bản điện tử.



Điều 23. Cục Công nghệ thông tin/ bộ Tổng Tham mưu

1. Chỉ đạo phát triển hạ tầng kỹ thuật, triển khai các giải pháp an toàn cho hệ thống quản lý, lưu trữ văn bản điện tử, phần mềm phục vụ cho giao dịch văn bản điện tử.

2. Chủ trì công tác đảm bảo kỹ thuật công nghệ thông tin cho hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho việc giao dịch, quản lý, lưu trữ văn bản điện tử luôn thông suốt, an toàn và tính dự phòng cao.

3. Phối hợp với Binh chủng Thông tin liên lạc bảo đảm hạ tầng đường truyền cho việc giao dịch văn bản điệntử của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.



Điều 24: Cục Cơ yếu/ Bộ Tổng Tham mưu

1. Chủ trì nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mật mã bảo mật dữ liệu lưu trữ trên các thiết bị điện tử và trên đường truyền số liệu của Bộ Quốc phòng.

2. nghiên cứu, triển khai ứng dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực cữ ký số phù hợp với hoạt động của Bộ QUốc phòng, theo quy địnhc ủa Nhà nước.

Điều 25. Binh chủng Thông tin liên lạc

Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin/ Bộ Tổng Tham mưu bảo đảm đường truyền phục vụ cho việc giao dịch văn bản điện tử trên mạng truyên số liệu của Bộ Quốc phòng.



Điều 26. Trách nhiệm của chỉ huy các cơ quan, đơn vị

1. Quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện việc chuyển giao văn bản điện tử của đơn vị mình theo quy định tại Thông tư này.

2. Chịu trách nhiệm về nội dung, độ chính xác và bảo mật các thông tin trong quá trình giao dịch văn bản điện tử.

3. Chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các quy định tại Thoogn tư nayftrong quá trình thực hiện giao dịch văn bản điện tử.

4. Khi sự cố về hệ thống thông tin điện tử kịp thời thông báo cho Cục Công nghệ thông tin/ Bộ Tổng tham mưu biết, để tiến hành khắc phcuj, xử lý

Chương VI

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27: Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hieeujluwcj thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2014.

Điều 28: Tổ chức thực hiện

Chánh văn phòng Bộ quốc phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin/ Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện Thông tư này./.




Nơi nhận:

-



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Lê Hữu Đức

Каталог: uploads -> files -> Anh -> Tai Lieu -> Attt
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Tai Lieu -> THÔng tư Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ
Tai Lieu -> BÀI 01: VẠch dấu mục tiêu của bài
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng cục tài chíNH
Tai Lieu -> CỤc chính trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> LIÊn cục tài chính nhà trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> ĐẢng ủy quân sự trung ưƠng đẢng cộng sản việt nam
Tai Lieu -> Mục lục 1 Chương 1 2 VẬt liệu dẫN ĐIỆN 2 Hợp kim có điện dẫn suất thấp. (Điện trở cao) 11 5 Các kim loại khác 13
Attt -> I. TỔng quan về an toàn thông tin một số khái niệm

tải về 50.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương