Mục lục 1 Chương 1 2 VẬt liệu dẫN ĐIỆN 2 Hợp kim có điện dẫn suất thấp. (Điện trở cao) 11 5 Các kim loại khác 13



tải về 0.62 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.62 Mb.
#24309
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương 3

VẬT LIỆU SẮT TỪ



3.1. Khái quát


  • Vật liệu từ tính được sử dụng trong kỹ thuật điện và điện tử là các sắt từ và hợp chất sắt từ (ferit).

  • Vật chất sắt từ thể hiện chủ yếu sự phân cực từ tự phát khi không có từ trường đặt ở bên ngoài. Dòng từ thông trong vật thể đặt bên ngoài không gian bằng không.

  • Trong thực tế quá trình từ hóa được mô tả với sự hỗ trợ của các đường cong từ hóa (quan hệ B-H) các đường cong này thể hiện đặc tính với tất cả các sắt từ.

  • Độ thẩm từ là tỷ số giữa cảm ứng từ B và cường độ từ trường H. Tại H gần bằng không gọi là độ thẩm từ ban đầu (m).

  • Độ thấm từ cao nhất gọi là độ thấm từ cực đại mmax.

  • Độ thấm từ động học: Đại lượng đặc trưng cho vật liệu sắt từ trong từ trường xoay chiều, nó là biên độ của cảm ứng từ với biên độ của lực từ hóa.

m~ =Bm/Hm

Mật độ dòng B vẫn duy trì trong vật mẫu trong quá trình khử từ hóa của nó sau khi loại bỏ lực từ H, mà lực từ H trước đó đư vật mẫu đến bão hòa từ gọi là cảm ứng từ dư hoặc độ từ dư (Br).

- Để giảm mật độ dòng từ dư Br xuống đến 0 thì cần lực từ hóa đảo Hc (gọi là lực kháng từ).

- Những vật liệu có lực kháng từ thấp và độ thấm từ cao được gọi là vật liệu có tính kháng từ thấp hoặc vật liệu từ mềm.

- Những vật liệu có lực kháng từ cao và độ thấp từ thấp được gọi là vật liệu có tính kháng từ cao hoặc vật liệu từ cứng.

3.1.1.Những vật liệu từ mềm

Vật liệu từ mềm: có hệ số từ thẩm lớn. Được sử dụng làm lõi thép trong mạch từ của các thiết bị điện từ, làm lõi máy biến áp, nam châm. Để giảm dòng xoáy người ta phủ một lớp mỏng lên vật liệu từ mềm có sơn cách điện để tăng điện trở suất.



a. Sắt (thép cácbon thấp)

- Sắt thỏi chứa lượng tạp nhỏ các nguyên tố C, Si và các nguyên tố khác. Thường dùng làm lõi từ được sản xuất theo nhiều cấp độ khác nhau.

- Thép điện cacbon thấp hoặc tấm điện, một trong những loại khác nhau của thép thỏi không chứa quá 0.04% cacbon và không quá 0.6% các nguyên tố khác.

- sắt đặc biệt thuần khiết nó chứa 0.05% tạp chất những thanh sắt đúc có chức năng giống như những anôt. Những thanh thép mềm hoặc trụ lõm có vai trò như những catôt.






Vật liệu

Tạp chất %


Các tính chất từ

Độ thấm từ

Lực kháng từ Hc (A/m)


C


O2

Ban đầu

(minit)

Lớn nhất

(mmax)

Sắt thỏi

0,02

0,06

250

7000

64

Sắt điện phân

0,02

0,01

600

15000

28

Sắt cacbonyl

0,005

0,005

3300

21000

6,4

Sắt điện phân nóng chảy lại chân không

0,01

-

-

61000

7,2

Sắt tinh chế trong hyđrô

0,005

0,003

6000

200000

3,2

Sắt tinh chế cao trong hyđrô

-

-

20000

340000

2,4

Tinh thế đơn của sắt tinh khiết nhất được ủ ram trong hyđrô

-

-

-

1430000

0,8




  1. Thép điện: Là vật liệu từ mềm chính

'11; '12; '13; '21; '22; '31; '32; '41; '43; '44; '45; '46; '47; '48; '310; '320; '330; '340; '370; '380; '1100; '1200; '3100; '3200

Kí tự ' của Nga xác định loại thép

Số đầu tiên: phần trăm gần đúng của Si

Số thứ 2: đặc trưng tính chất điện và từ

Nếu số 1,2,3: sự tổn thất công suất riêng định mức

Số 4 cho biết tỷ lệ tổn thất đảo ngược từ hóa ở 400 Hz

Số 5, 6 chú trọng cho việc phục vụ từ trường yếu

Số 7, 8 cho thấy thép đã được tỷ lệ với độ thấm từ trong trường mạnh và trung bình.

Số thứ 3: số 0 thép cán nguội, 00 thép cán nguội có kết cấu thấp

Chữ A tổn thất thành phần thấp nhất

+ Đặc tính:

Cảm ứng từ (B) với một chỉ số đặc trưng cường độ trường từ (có đơn vị là KA/m)

Tổng tổn thất năng lượng trên một đơn vị trọng lượng (wat/kilogam) của lá thép dát mỏng sơn vecni đặt trong một từ trường xoay chiều (Kí hiệu chữ P).

+ Một số thép kỹ thuật điện dùng để chế tạo máy biến áp: '41; '42; '43A;'44;'310; '320; '330A.

Đây là kim loại đa tinh thể gồm nhiều tinh thể dạng khối tạo thành. Tùy theo chế độ cán mà cấu trúc tinh thể của chúng khác nhau. Cấu trúc tinh thể của thép cán nóng không có quy luật nên từ trở theo các phương pháp như nhau, còn thép cán nguội kết cấu tinh thể được sắp xếp theo cùng một quy luật vì vậy hướng theo chiều cán là có từ trở nhỏ nhất, hướng vuông góc với chiều cán có từ trở trung bình hướng chéo 55o có từ trở lớn nhất.

Trong quá trình làm việc của máy biến áp thép kỹ thuật điện bị già hóa, sự già hóa này được đánh giá bằng hệ số già hóa tính bằng % tổn hao riêng.

c. Những hợp kim có độ từ thẩm cao.

Hợp kim kháng từ thấp: Permaloi là hợp kim sắt- nikel có độ từ thẩm rất cao trong vùng trường yếu và có lực kháng từ rất nhỏ

- Hợp kim niken cao chứa 72 80% Niken

- Hợp kim niken thấp chứa 40 50% Niken

Hệ số từ thẩm khởi đầu μH và hệ số từ thẩm cực đại μmaxđạt cực đại khi hợp kim chứa 78,5% Ni. Tính chất từ của hợp kim sắt với Niken (Permaloi) rất nhay cảm với lực cơ học bên ngoài tác động, phụ thuộc vào thành phần hóa học, lượng tạp chất có trong hợp kim và thay đổi rất mạnh vào chế độ gia nhiệt của vật liệu.

Để tạo nên những hợp kim có tính chất cần thiết thì trong thành phần hợp kim có thêm những phụ gia như Môlipđen, Crôm chúng làm tăng điện trở suất và hệ số từ thẩm khởi đầu và làm giảm sự ảnh hưởng của lực cơ học. Tuy nhiên sẽ làm giảm từ cảm bão hòa. Đồng làm tăng μ trong một khoảng hẹp, tăng độ ổn định nhiệt và điện trở suất đồng thời gia công dễ dàng hơn,còn Silic và Mangan làm tăng điện trở suất.

Ứng dụng:

Hợp kim niken thấp không có phụ gia chế tạo lõi máy biến áp cỡ nhỏ, cuộn kháng, rơle.

Hợp kim niken cao có phụ gia dùng trong máy biến áp xung, bộ khuếch đại từ, rơle không tiếp điểm và bộ nhớ máy tính.



Alsifer

Là hợp kim của ba thành phần sắt, silic và nhôm 9,5% Si, 5,6% Al, còn lại là sắt,

loại hợp kim này có độ cứng và giòn. Tính chất của Alsifer như sau: μ = 35400; μmax = 117000; Hc = 1,8A/m; ρ= 0,8μ Ω .m. Nó có tính chất không thua kém permaloi cao Nikel.

Các sản phẩm chế từ Alsifer - màn từ, thân các dụng cụ v.v… được chế tạo bằng phương pháp đúc với thành của chi tiết không mỏng hơn 2mm – 3mm vì hợp kim này giòn. Điều này làm hạn chế rất nhiều khi sử dụng vật liệu alsifer. Do tính giòn alsifer có thể nghiền nhỏ thành bột và dùng với sắt cacbon để sản xuất lõi ép cao tần.



3.1.2. Nhóm vật liệu từ cứng

Vật liệu từ cứng: có tích số năng lượng từ (B.H)max lớn. Được sử dụng làm nam châm vĩnh cửu. Vật liệu từ cứng là vật liệu có lực kháng từ Hc cao. Nó chỉ bị từ hóa ở cường độ từ trường rất cao.Vật liệu từ mềm được qui ước có Hc < 800A/m, còn vật liệu từ cứng Hc >4kA/m.

Gồm: Thép hợp kim tôi cứng, hợp kim đúc, nam châm dạng bột, ferit từ cứng, hợp kim biến dạng đàn hồi và băng từ.


  1. Thép hợp kim tôi cứng

+ Đặc điểm: Tính chất từ tính thấp, dễ gia công, giá thành rẻ.

+ Ứng dụng: Sản xuất nam châm vĩnh cửu.



  1. Hợp kim nam châm cứng - đúc

Đặc điểm: Là hợp kim của 3 nguyên tố: Nhôm – Niken – Sắt gọi là alni, có năng lượng từ lớn. tính chất từ tính phụ thuộc vào những kết cấu tinh thể và kết cấu từ. Hợp kim này giòn và cứng không gia công cơ khí được chỉ hoàn thiện sản phẩm bằng cách đúc và mài mòn.

Ứng dụng: sản xuất nam châm vĩnh cửu



  1. Nam châm bột: có 2 loại

+ Loại 1: Nam châm gốm kim loại là nam châm có kết dính

+ Loại 2: Nam châm nhựa kim loại là nam châm không có kết dính ở trường từ có tần số cao.

Ferit nam châm cứng: Có điện trở suất cao bằng hàng triệu lần điện trở suất của hợp kim cứng, cường độ cơ học thấp tính giòn cao, tính chất phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.

+ Ứng dụng: Dùng ở các thiết bị có tần số cao

d. Băng từ và các hợp kim biến dạng dẻo

Dùng chế tạo thép nam châm cứng và các hợp kim tạo thành băng từ ghi chép và các băng ghi âm thanh hoặc dây kim loại. Khi hợp kim không thể hình thành băng hay sợi kim loại thì tạo thành các băng chất dẻo.



3.1.3. Nam châm điện

Khi một lõi thép được đặt trong một cuộn dây có dòng điện chạy qua (mạch từ hở) thì lõi thép sẽ trở thành nam châm và hút dưới tác động của lực điện từ ở bên trong cuộn dây.

Vậy nam châm điện là một thiết bị gồm có cuộn dây từ hóa và một mạch từ, phần động gọi là nêm từ được kéo bởi phần chính của mạch từ với lực: F= 4.105 B2S

Với: F là lực được xác định N

B là cảm ứng từ được tính bằng T

S là diện tích các cực tính bằng m2

Trong trường hợp mạch từ của nam châm điện lam việc ở trạng thái không bão hòa, sự biến đổi của dòng điện cho phép làm thay đổi cảm ứng từ do đó làm biến đổi lực kéo của nam châm.

+ Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi ví dụ: Để cố định các chi tiết gia công trong máy công cụ, rơle, cơ cấu phanh…

Ví dụ: Xác định lực kéo F của nam châm điện, nếu cảm ứng từ B=1.2T và tiết diện các cực bằng 200cm2

Bài giải:

Ta có F= 4.105 B2S

Thay số F=4.105 .1,22.0.,02 =1.15 104



3.1.4. Các vật liệu đặc biệt

a. Các sắt từ được sử dụng đặc biệt

+ Nhóm 1: Sắt 25%, Niken 45%, Crôm 30% hợp chất có lực kháng từ nhỏ nhạy với sự biến đổi nhiệt độ , biến dạng cơ học

+ Nhóm 2: Niken, đồng hoặc sắt-niken và crôm

+ Nhóm 3: Sắt – Côban hoặc sắt – Platin

b. Ferit


+ Đặc điểm: Điện trở suất cao hầu như không chịu ảnh hưởng dòng điện xoáy ở tần số cao. Tính chất từ khá tốt

+ Ứng dụng: Dùng ở tần số cao làm lõi máy biến áp, lõi cuộn dây, nam châm, cái chuyển mạch, bộ nhớ máy tính tốc độ cao (ferit có các vòng trễ là hình chữ nhật).



3.2. Ảnh hưởng của tác động cơ học và nhiệt độ đến tính dẫn từ của thép kỹ thuật điện.

a. Ảnh hưởng của cắt và dập lỗ

Trong quá trình cắt cũng như khi đột dập các lỗ có sự tác động cơ khí, kết cấu thép ở mép cắt hoặc đột bị biến cứng dẫn đến làm giảm từ cảm trong thép và làm tăng tổn hao riêng. Hiện tượng biến cứng chỉ xảy ra ở mép cắt nơi phải chịu ứng suất cơ khí mạnh nên mức độ giảm chất lượng thép phụ thuộc vào chiều dài mép cắt, chất lượng dụng cụ cắt.

Vùng chịu ảnh hưởng xấu được tính từ mép dập sâu vào từ 0,5 4mm. Nếu chày cối và dao cắt sắc thì sự biến cứng ít phạm vi ảnh hưởng xấu thu hẹp.

Khi đột hoặc cắt cần phải sao cho độ via thấp nhất (nhỏ hơn hai lần chiều dày lớp sơn giữa các lá thép). Nếu bavia qua lớn không những chúng có thể gây ngắn mạch các lá thép mà còn làm giảm khả năng dẫn từ của thép. Để loại trừ bavia có thể dùng 2 cách:

+ Cán bavia bằng trục cán thép. Chú ý: áp suất cán không quá 3 kg/cm2

+ Mài bavia.



b. Ảnh hưởng của việc ép mạch từ

Khi ép mạch từ đặc biệt đối với tôn cán nguội cần phải xác định được lực ép tối ưu. Nếu lực ép không đủ kết cấu mạch từ sẽ lỏng, dễ biến dạng khi cần phải đảo lật, nâng hạ hoặc dịch chuyển. Dẫn đến làm xê dịch, thay đổi vị trí các chi tiết trong máy thậm trí làm lớn tính dẫn từ của thep cán nguội sẽ giảm tổn hao và dòng không tải.

Nếu mạch từ được ép bằng bulông lực ép tác dụng mạnh nhưng cục bộ xung quanh bu long, lực kéo và uốn xẩy ra giữa hai bu long cũng làm giảm tính dẫn từ của vật liệu.

c. Ảnh hưởng của việc mài bề mặt tấm tôn

Việc mài có ảnh hưởng đến độ dẫn từ và tổn hao riêng của tôn. Mức ảnh hưởng đó phụ thuộc vào góc mài so với hướng cán của tôn (tôn cán nguội). Chú ý: Không mài dọc theo hướng cán mà phải mài theo một góc (55 900) so với hướng cán.

d. Ảnh hưởng nhiệt.

Hiện tượng biến cứng làm giảm tính dẫn từ của thép kỹ thuật điện, thường khắc phục bằng cách ủ các lá tôn sau khi gia công cơ khí ở nhiệt độ 790 8300 c

Với chiều rộng lá tôn rộng hơn 400mm hoặc từ cảm 1,8T thì ủ hoàn toàn không có tác dụng.

e. Ảnh hưởng do va đập, uốn,bẻ

Trong quá trình chế tạo nếu bẻ tấm tôn dưới 1 góc 900 có thể làm tăng tổn hao trung bình 9 10%, dòng từ hóa tăng 40%. Khi ghép lõi thép dùng búa thép để gõ đập cũng có thể làm tăng tổn hao và dòng không tải. Vì vậy trong quá trình lắp rắp vận chuyện hết sức tránh quăng quật, va đập, để nặng lên các lá tôn.

Chương 4

VẬT LIỆU BÁN DẪN

4.1 Những khái niệm chung về chất bán dẫn

- Chất bán dẫn chiếm vị trí trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, điện trở suất từ 10-6 – 10-8m.

- Với một lượng tạp chất cực nhỏ trong chất bán dẫn cũng làm thay đổi điện dẫn của chất này. Mặt khác điện dẫn có thể thay đổi bằng sự tác động của nhiệt độ, độ chiếu sáng, điện trường, lực cơ học… Đây là cơ sở của nguyên lý làm việc các nhiệt điện trở, quang trở điện, điện trở phi tuyến, điện trở cảm biến.

- Chất bán đẫn có hai loại điện dẫn: điện dẫn điện tử (n) và điện dẫn lỗ trống(p), ta có thể tạo ra các sản phẩm bán dẫn tiếp giáp p –n.

- Vật liệu bán dẫn trong thực tế có thể chia ra thành các loại sau: bán dẫn thuần (giecmani và sêlen), bán dẫn hợp chất hóa học (là hợp chất các nguyên tố các nhóm khác nhau: InSb (Indi và antimony, GaAs (Gali và Asen) và một số chất có thành phần phức tạp) và bán dẫn phức tạp (bán dẫn gốm).

* Ứng dụng của các vật liệu bán dẫn trong kỹ thuật điện:

- Dùng làm chỉnh lưu công suất lớn, nhỏ, khuếch đại, phát sóng.

- Dùng biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện với hiệu suất tương đương (pin mặt trời).

- Dùng chất bán đẫn có thể làm lạnh môi trường xuống vài chục độ.

- Dùng làm sợi nung nóng (thanh Silic)…

* Các vật liệu chế tạo chất bán dẫn có ưu điểm:


  • Thời gian làm việc lâu dài

  • Kích thước và trọng lượng nhỏ

  • Cấu trúc đơn giản, chắc chắn, độ bền cơ tốt (chịu chấn động và va đập)

  • Chỉnh lưu bằng bán dẫn thay thế cho đèn điện tử, không cần máy biến áp, công suất tiêu thụ ít và có quán tính nhỏ

  • Có thể sản xuất hàng loạt theo dây truyền tự động, hiệu quả kinh tế cao.

* Phân loại

Bán dẫn là nhóm vật liệu cực kì đa dạng. Nó có hàng trăm nguyên tố và vật chất khác nhau. Bán dẫn có thể là vật liệu hữu cơ hoặc vô cơ, tinh thể, vật chất không định hình, chất rắn, lỏng, có từ tính, hoặc không từ tính. Mặc dù có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và thành phần hóa học nhưng loại vật liệu này có tính chất rất đặc biệt là khả năng thay đổi tính chất dưới tác động của năng lượng bên ngoài.

Trong giới hạn của giáo trình này, vật liệu bán dẫn được phân loại theo sơ đồ sau:


Các chất giecmani, silic và sêlen có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật hiện đại.

Bán dẫn hợp chất hóa học là hợp chất của các nguyên tố thuộc các nhóm khác nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđêlêev tương ứng với dạng tổng quát A IVBIV (SiC) A IIIBV (InSb,GaAs) và một số chất có thành phần phức tạp.(Các vật liệu bán dẫn liên kết như GaAs, ký hiệu chung AIIIBV, chỉ sự liên kết của nguyên tố có hoá trị III là Ga với nguyên tố có hóa trị V là As )



4.2 Vật liệu bán dẫn tinh khiết và không tinh khiết

4.2.1 Vật liệu bán dẫn tinh khiết

Ở nhiệt độ T = 00K không có electron nào ở vùng hóa trị có đủ năng lượng bằng năng lượng vùng cấm Wg để nhảy lên vùng dẫn, để vật liệu dẫn điện có thể dẫn điện. Ở nhiệt độ này vật liệu dẫn điện không có tính dẫn điện giống như điện môi lý tưởng.

Khi T >0 một số electron do nhận được năng lượng nhiệt sẽ vượt qua vùng cấm để có mặt ở vùng dẫn, trở thành electron tự do. Như vậy sẽ tạo thành một số lỗ trống ở vùng hóa trị, do các lỗ trống này mà electron ở vùng hóa trị sẽ tham gia vào quá trình dẫn điện. Bản chất của sự chuyển động của các lỗ trống này có thể hình dung như sự chuyển động của các điện tích dương với một giá trị khối lượng hiệu dụng nào đó. Sự chuyển động của electron tự do trong miền dẫn dễ dàng hơn sự chuyển động của lỗ trống trong vùng hóa trị. Nói cách khác, tính linh động của electron ( μn) trong vùng dẫn lớn hơn tính linh động của lỗ trống ( μp) trong vùng hóa trị. (Đối với Germani μn= 0,38 m2/Vs, μp= 0,18 m2/Vs)

Điện dẫn suất của vật liệu bán dẫn xác định như sau: σ = n μn+ p μp

Trong đó: n, p là mật độ electron và lỗ trống (cm-3) trong vật liệu bán dẫn

4.2.2 Vật liệu bán dẫn không tinh khiết

Đa số các dụng cụ bán dân sử dụng trong kỹ thuật là bán dẫn tạp chất

Các tạp chất có thể chia ra thành: tạp chất thế, tạp chất xen kẽ, tạp chất cho và tạp chất nhận.

+ Nếu các nguyên tử tạp chất nằm ngang ở nút mạng tinh thể được gọi là tạp chất thế

+ Nếu các nguyên tử tạp chất nằm ở giữa các nút mạng tinh thể được gọi là tạp chất xen kẽ

+ Nếu tạp chất có thể đưa điện tử vào dải dẫn ta gọi là tạp chất cho

+ Nếu tạp chất có thể lấy điện tử vào dải dẫn ta gọi là tạp chất nhận


  1. Vật liệu bán dẫn loại n:

- Dẫn điện chủ yếu bằng điện tử.

- Vật liệu bán dẫn loại n gồm có: Si, Ge khi pha thêm tạp chất hóa trị V ví dụ như As, khi đó As là tạp chất cho.



  1. Vật liệu bán dẫn loại p:

- Dẫn điện chủ yếu bằng lỗ trống.

- Vật liệu bán dẫn loại p gồm có: Si, Ge khi pha thêm tạp chất có hóa trị III như Bo, Al… Bo, Al là tạp chất nhận



4.3. Ảnh hưởng của các chất bên ngoài đến điện dẫn của chất bán dẫn.

- Điện dẫn của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng

- Điện dẫn của chất bán dẫn phụ thuộc vào cường độ trường, khi cường độ trường lớn, điện dẫn bắt đầu tăng nhanh theo quy luật hàm số mũ dẫn tới phá hủy cấu trúc của bán dẫn.

- Sự biến dạng cơ cũng làm điện dẫn của chất bán dẫn biến đổi: Vì sự tăng hay giảm (kéo, nén) khoảng cách giữa các nguyên tử làm thay đổi nồng độ linh hoạt của các hạt dẫn điện.



4.4 Một số nguyên tố có tính bán dẫn dùng trong kỹ thuật

1. Giecmani

Germani có màu bạc, không tác dụng với không khí, nước, HCl, H2SO4 loãng. Nó rất hiếm trên quả đất. Có mặt trong những hợp chất GeO2, GeS2, GeCl4. Trong quá trình sản xuất kim loại màu, ta có thể thu được Germani như một sản phẩm phụ:

GeCl4 + 2H2O = GeO2 + 4HCl

GeO2+ 2H2 = Ge + 2H2O

Kết quả điều chế hóa học nguyên liệu ban đầu cho ta tetraclorua giecmani, tiếp tục điều chế thành đioxit giecmani (GeO2) dưới dạng bột trắng. Đioxyt giecmani được khử trong lò hydro ở nhiệt độ 650 oC -700oC thành giecmani có dạng bột xám.

Trong nhiều trường hợp giecmani được điều chế trực tiếp từ GeCl4 bằng cách phân tích hợp chất này ở nhiệt độ cao trong hơi kẽm. Bột giecmani được rửa trong dung dịch axit và đúc thành thỏi. Giecmani thỏi dùng làm nguyên liệu để điều chế giecmani đặc biệt tinh khiết bằng phương pháp nóng chảy phân vùng hay điều chế trực tiếp đơn tinh thể bằng phương pháp kéo nóng chảy.

Để sản xuất dụng cụ bán dẫn, thỏi giecmani được cắt thành phiến mỏng, bề mặt của các phiến được tẩy rửa để loại trừ các khuyết tật lúc gia công.

* Ứng dụng:

- Dùng sản xuất chỉnh lưu dòng điện xoay chiều với các công suất khác nhau, các loại transistor (mặt và điểm).

- Chế tạo bộ cảm biến sức điện động, các hiệu ứng từ điện để đo cường độ từ trường, dòng điện, công suất, đê nhân đôi đại lượng trong tính toán kỹ thuật…

- Dùng làm transistor quang, điện trở quang, thấu kính quang mạnh, các bộ lọc quang học, điều biến ánh sáng và sóng vô tuyến ngắn.



2. Silic (Si)

Silic chứa 29,5% trong khối lượng vỏ trái đất, được tìm thấy dưới dạng SiO2 trong

các mỏ (dạng Silicát).

Silic thường được điều chế bằng cách khử têtraclorua silic bằng hơi kẽm ở nhiệt độ 1000 oC trong môi trường kín. Quá trình gia công tiếp theo của silic giống nhưgiecmani, nhưng gặp nhiều khó khăn vì nhiệt độ nóng chảy của silic cao hơn nhiều so với giecmani và gần với nhiệt độ hóa mềm của thủy tinh thạch anh.



Tính chất hóa lý của Silic: Silic tinh thể có ánh thép, tan trong kim loại nóng chảy, là hợp phần của nhiều hợp kim. Về mặt hóa học Silic tinh thể ít hoạt động, Ở nhiệt độ phòng, Silic chỉ hóa hợp với Flo, Silic chỉ tác dụng với axít Flohydric và axít Nitric. Nó còn tác dụng mạnh với kiềm.

Điện dẫn của silic cũng như giecmani phụ thuộc rất nhiều vào tạp chất chứa trong nó.

Silic được dùng để sản xuất dụng cụ bán dẫn tương tự như giecmani: diode, triốt, tế

bào quang có lớp chắn của hiệu ứng Hall…

Silic trong hợp kim với sắt được dùng dưới dạng các thép tấm làm máy biến áp (4%Si) với mục đích giảm tổn thất trong lõi thép. Nó còn được sử dụng trong chế tạo các hợp kim khác của sắt (thép và gang có sức bền đối với nhiệt độ, thép công cụ, thép trong xây dựng, vật liệu chịu lửa…)

Tương tự, người ta còn sử dụng để chế tạo các hợp kim như đồng thau, đồng thanh với silic, silic còn được sử dụng như chất khử Ôxy trong luyện kim.

Silic tinh thể được dùng làm chất bán dẫn dẫn điện để sản xuất các loại máy tách sóng, được sử dụng như điện trở trong lĩnh vực tần số rộng, hoặc trong những máy khuếch đại.

* Tính chất: điện dẫn phụ thuộc nhiều vào tạp chất chứa trong nó.

* Ứng dụng:

- Silic dùng để sản xuất dụng cụ bán dẫn như giecmani: điot, triot, tế bào quang điện…

- Giới hạn nhiệt độ làm việc của các dụng cụ Silic phụ thuộc vào mức thuần khiết của vật liệu, có thể từ 120 – 2000C

3. Sêlen

* Tính chất: Điện trở suất của sêlen dao động trong phạm vi rộng, nó phụ thuộc và nồng độ tạp chất, nhiệt độ, ánh sáng.

* Ứng dụng: Được dùng để sản xuất chỉnh lưu các loại và tế bào quang điện có lớp chấn. Độ nhạy của tế bào quang điện phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào.


Каталог: uploads -> files -> Anh -> Tai Lieu -> Dien
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Tai Lieu -> THÔng tư Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ
Dien -> BÀI 01: VẠch dấu mục tiêu của bài
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng cục tài chíNH
Tai Lieu -> BỘ quốc phòng số: 217/2013/tt-bqp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> CỤc chính trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> LIÊn cục tài chính nhà trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Tai Lieu -> ĐẢng ủy quân sự trung ưƠng đẢng cộng sản việt nam
Tai Lieu -> I. TỔng quan về an toàn thông tin một số khái niệm

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương