Mô đun: Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access nghề: quản trị MẠng trình đỘ: cao đẲNG nghề



tải về 1.02 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích1.02 Mb.
#32362
1   2   3   4   5   6   7   8

B4: Xem kết quả, thực thi và lưu query.


Hình III.7
Click nút View để xem trước kết quả, click nút Run để thực thi. (Hình III.7)

- Lưu query, bằng cách vào Menu File\Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S hoặc kích vào biểu tượng để lưu lại query). Đặt tên query nếu lưu lần đầu tiên.



Thực hành: Tạo query cho xem điểm thi của các sinh viên, thông tin bao gồm: MaSV, HoTen:[HoSV]&” “&[TenSV], TenMH, DiemLan1, DiemLan2, kết quả sắp xếp theo MaSV.

Hướng dẫn: Thiết kế bảng như Hình III.8:



Hình III.8
2.2.2. Cách nhập biểu thức điều kiện tại dòng Criteria

Biểu thức điều kiện là các quy tắc lọc áp dụng cho dữ liệu khi chúng được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu, nhằm giới hạn các mẫu tin trả về của truy vấn.



a. Dấu bọc các loại dữ liệu dates, times, text, và giá trị trong biểu thức điều kiện:

Kiểu dữ liệu

Dấu bọc

Ví dụ

Text

“giá trị văn bản“

“CDT1A”

Date

#giá trị ngày tháng#

#1-Feb-2010#

Time

#giá trị giờ#

#12:00AM#

Number

Không có dấu bọc

10

Field name

[tên trường]

[MaSV]

b. Toán tử được sử dụng trong biểu thc điều kiện:

Toán tử

Ví dụ

>

=


>10

[Ngaylaphd]=#01/01/08#



<

<

<10

[Ngaylaphd]<#01/01/08#



>=

< =

>10

Year([ngaysinh])<=1980



<=

>


<=10

[soluong]>50



=

> =


=”TH”

[dongia]>=100



<>

<>

<>10

[donvitinh]<>”Kg”



Between… and

Between 1/1/99 And 12/31/99

Like

Like "s*"

Is [not] null

Is null

In(v1, v2, …)

In(“java”, “c++”)


c. Một số ví dụ thực hành về cách đặt điều kiện trong query

Ví dụ 1: xem thông tin về các sinh viên của một lớp CDTHA. (Hình III.9)



Hình III.9

Ví dụ 2: Tìm những sinh viên có điểm môn CSDL >=5 (Hình III.10)



Hình III.10

Ví dụ 3: Tìm những sinh viên có điểm môn “CSDL” hoặc “CTDL” >=5 (Hình III.11)



Hình III.11

2.3. Tự tạo select query có tính chất thống kê (total query)

Mục tiêu:

Tạo được total query.



2.3.1. Chức năng Total query

Total query có chức năng kết nhóm các record và thực hiện các phép thống kê dữ liệu trên nhóm record đó. Các hàm count, sum, min, max, avg là các hàm cơ bản trong Total Query.

Ví dụ: Đếm tất cả các học sinh trong mỗi lớp.

Kết quả của query trước khi tổng hợp dữ liệu (HÌnh III.12)



Hình III.12

Sau khi tổng hợp dữ liệu ta có kết quả:



Hình III.13

2.3.2. Các bước tạo Total query

B1: Tạo một query mới bằng Design view.

B2: Chọn Tables hoặc Queries hoặc cả hai tham gia vấn tin tại hộp thoại Show Table.

B


Hình III.14
3: Chọn các field chứa dữ liệu cần thống kê vào lưới thiết kế.

B4: Chọn Query Tools, chọn tab Design.

− Trong nhóm lệnh Show/Hide, click nút Totals. (Hình III.14)

− Trên lưới thiết kế query xuất hiện thêm dòng Total. (Hình III.14)

− Tại mỗi field, chọn các tùy chọn trên dòng Total.

− Đặt điều kiện ở dòng Criteria (nếu có)




Hình III.15

Dòng Total: có các hàm sau:

+ Group by: Gộp các cột có giá trị giống nhau trên cột thành một nhóm.



+ Sum: Hàm tính tổng các giá trị trên cột của nhóm.

+ Count: Hàm đếm số record có trong nhóm mà tại đó cột có giá trị.

+ Min: Lấy giá trị nhỏ nhất trong các giá trị trên cột của nhóm.

+ Max: Lấy giá trị lớn nhất trong các giá trị trên cột của nhóm.

+ First: Tìm giá trị đầu tiên trong các giá trị trên cột của nhóm.

+ Last: Tìm giá trị cuối cùng trong các giá trị trên cột của nhóm.

+ Expression: Cho biết cột là một biểu thức tính toán.

+ Where: Cho biết cột là một biểu thức điều kiện dùng để lọc Record trước khi tính toán và không hiện nội dung khi xem kết quả.

B5: Xem kết quả, thực thi và lưu query. (giống Select query)

Thực hành: Tạo query “Đếm tất cả các học sinh trong mỗi lớp”. Thông tin bao gồm MaLop, Ten Lop, TongsoSV.

Hướng dẫn: Màn hình lưới thiết kế của câu query như Hình III.16.



Hình III.16

2.4. Tự tạo select query có tham số.

Mục tiêu:

Tạo được select query có tham số.

Query tham số là query nhắc người dùng nhập điều kiện cho query tại thời điểm query thực thi.

Cách tạo:

B1: Trong cửa sổ thiết kế query, chọn các bảng/query tham gia truy vấn.

B2: - Chọn các field hiển thị trong kết quả .

- Tại field chứa điều kiện lọc, nhập câu nhắc trên dòng Critetia và đặt trong cặp dấu [ ].

B3: - Xem kết quả, thực thi và lưu query.

Thực hành: Tạo query xem thông tin điểm của một sinh viên tùy ý. Thông tin bao gồm Masv, TenSV, MaMH, DiemLan1.

Hướng dẫn: Thiết kế query như hình III.17, thực thi query được kết quả như hình III.18.



Hình III.17

− Khi thực thi query, BÀI trình yêu cầu nhập giá trị cho masv (Hình III.18)





Hình III.18

3. Action query



Mục tiêu:

Tạo được Update query, Append query, Delete query, Make table query.



3.1. Cách tạo một query Update

B1: Trong cửa sổ làm việc của Access, trên thanh Ribbon chọn tab Create, trong nhóm lệnh Queries, click nút Query Design.

B2: Chọn các bảng chứa dữ liệu muốn cập nhật.

− Thanh Ribbon chuyển sang tab Design

B
Hình III.19
3: Trong nhóm lệnh Query Type, Click nút Update. (Hình III.19). Trong lưới thiết kế xuất hiện dòng Update to.

− Chọn field chứa dữ liệu cần cập nhật và các field chứa điều kiện đưa vào lưới thiết kế.

− Tại cột field chứa dữ liệu muốn cập nhật và trên dòng Update to ta nhập biểu thức cập nhật dữ liệu.

B4: Thực thi và lưu query.



Thực hành: Tăng số tín chỉ của môn học CSDL lên 1.

Hướng dẫn: Thiết kế query như hình III.20



Hình III.20

3.2. Cách tạo Append Query.

B1: Trong cửa sổ làm việc của Access, trên thanh Ribbon chọn tab Create, trong nhóm lệnh Queries, click nút Query Design.

B2: Chọn các bảng hoặc query làm dữ liệu nguồn cho Append Query. Thanh Ribbon chuyển sang tab Design.

B3: Chọn các field chứa dữ liệu nối vào bảng có sẵn, các field được chọn phải tương ứng với các field trong bảng muốn nối dữ liệu vào.

− Click nút Append trong nhóm lệnh Query Type.

− Xuất hiện hộp thoại Append-Chọn bảng muốn nối dữ liệu vào.

− Trong lưới thiết kế xuất hiện dòng Append to, chứa tên các field tương ứng trong bảng có sẵn.

B4: Thực thi và lưu query.



Thực hành: Thêm một môn học mới gồm các thông tin sau:

• Mã môn học: XLA

• Tên môn học: Xử lý ảnh

• Số tín chỉ: 4



Hướng dẫn: Chọn menu Create-Query Design-Append-Append to Table Name: chọn bảng MONHOC.

Thiết kế query như hình III.21



Hình III.21

3.3. Cách tạo Delete Query.

B


Hình III.22

Hình III.23
1: Trong cửa sổ làm việc của Access, trên thanh Ribbon chọn tab Create, trong nhóm lệnh Queries, click nút Query Design.

B2: Chọn bảng hoặc query chứa dữ liệu cần xóa. Thanh Ribbon chuyển sang tab Design.

B3: Click nút Delete trong nhóm Query Type. (Hình III.22)

- Chọn field chứa điều kiện xóa, lưới thiết kế xuất hiện dòng Delete→tại field chứa điều kiện xóa ta chọn where.



- Nhập điều kiện xóa trên dòng Criteria

B4: Thực thi và lưu query.



Thực hành: Xoá tất cả những sinh viên trong bảng SINHVIEN sinh trước tháng 5 năm 1988.

Hướng dẫn:

Chọn menu Create - Query Design - chọn bảng SINHVIEN - chọn Delete trong nhóm lệnh Query type.

Thiết kế query như hình III.23:

3.4. Cách tạo câu lệnh Make-Table query

B1: Trong cửa sổ làm việc của Access, trên thanh Ribbon chọn tab Create, trong nhóm lệnh Queries, click nút Query Design.

B2: Chọn các bảng hoặc query làm dữ liệu nguồn cho Make-Table. Thanh Ribbon chuyển sang tab Design

B3: Chọn các field muốn hiển thị trong bảng mới.


Hình III.23
Trong nhóm lệnh Query Type, click nút Make-Table. (Hình III.23)

− Xuất hiện hộp thoại Make Table với các tùy chọn:

∗ Table name: Nhập tên bảng mới.

∗ CurrentDatabase: Bảng mới được lưu trong cơ sở dữ liệu hiện hành.

∗ Another Database: Bảng mới được lưu trong một cơ sở dữ liệu khác, click nút browse để tìm cơ sở dữ liệu chứa bảng mới.

− Click nút OK để tạo Make-Table.

B4: Thực thi và lưu query.

Thực hành: Thực hiện lưu kết quả thực thi của query ở hình III.15 (giả sử tên query là query15) vào một bảng có tên BANGQUERY15.

Hướng dẫn: Chọn menu Create - Query Design - chọn tab Queries – chọn query15 - chọn Make Table trong nhóm lệnh Query type – Make new table, Table name: gõ vào tên bảng mới là BANGQUERY15. Nhấn OK.

- Trong lưới thiết kế query, chọn * để đưa tất cả các trường của query15 vào. Bấm Run để thực thi query. Vào lại mục Object Tables để xem nội dung bảng BANGQUERY15.

4. Crosstab Query

Mục tiêu: Tạo được crosstab query.

Một crosstab query cần ít nhất là 3 field:

− Một field để lấy giá trị làm tiêu đề cho cột gọi là column heading.

− Một field (hoặc nhiều field) để lấy giá trị làm tiêu đề cho dòng gọi là row heading.

− Một field chứa dữ liệu thống kê (Value) (Hình III.24)



Hình III.24

4
Hình III.25
.1. Tạo query Crosstab bằng wizard.


B1: Trên thanh Ribbon, click nút Create.

− Trong nhóm lệnh Query, chọn Query Wizard.



− Trong cửa sổ New Query, chọn Crosstab Query Wizard (Hình III.25)→OK.

B2: Chọn dữ liệu nguồn cho Crosstab Query, có thể là table hoặc Query→Next.

B3: Chọn field làm Row heading trong khung Available Fields

− Click nút > để chọn field →Click Next.

B4: Chọn field làm column heading→Next.

B5: − Chọn field chứa dữ liệu thống kê trong khung Fields.

− Chọn hàm thống kê trong khung Function→Next.

B6: Nhập tên cho query và click nút Finish để kết thúc.



4.2. Tạo query Crosstab bằng lệnh Crosstab query.

B1: Trong cửa sổ thiết kế Query, trên thanh Ribbon, chọn Query Tools, chọn Tab Design. Trong nhóm lệnh Query Type, chọn Crosstab (Hình III.26)




Hình III.26

−Trong lưới thiết kế query xuất hiện thêm dòng Crosstab và dòng Total.

B2: − Dòng Crosstab có các lựa chọn sau:



+ Row Heading: Chọn trường làm tiêu đê dòng.

+ Column Heading: Chọn trường làm tiêu đề cột.

+ Value: Chọn trường làm giá trị hiển thị ở các ô.

− Dòng Total có các lựa chọn như trong Total query.

− Đặt điều kiện để thay đổi ở dòng Criteria (nếu có), chọn các hàm tính toán trong phần Total và chọn cách thức hiển thị tại dòng Crosstab.

B3 : Thực thi và lưu query.



Thực hành: Thống kê tổng số sinh viên đạt và không đạt ứng với từng môn học . Trong đó nếu điểm thi lần 1 >=5 thì đạt, ngược lại là không đạt.

Hướng dẫn: Chọn menu Create - Query Design - chọn bảng KETQUA và bảng MONHOC để đưa vào lưới thiết kế - chọn Crosstab trong nhóm lệnh Query type.

Thiết kế query như hình III.27:





Hình III.27

Kết quả:



Hình III.28

5. Áp dụng biểu thức



Mục tiêu:

Hiểu được thế nào là biểu thức.

Nắm được các phép toán và cú pháp các hàm thông dụng trong access.

Biểu thức là một sự kết hợp giữa các toán tử (operator), các toán hạng (operand) và các cặp dấu ngoặc đơn ( ) theo đúng một trật tự nhất định.



Mỗi toán hạng có thể là một hằng, một biến, một hàm hoặc một biểu thức khác, cặp dấu ngoặc đơn () để chỉ định toán tử nào được thực hiện trước.

5.1. Các hàm thông dụng

5.1.1. Các hàm xử lý dữ liệu kiểu Text

Hàm

Ý nghĩa

Ví dụ

Kết quả

Left(chuỗi, n)

Trích ra n ký tự tính từ bên trái của chuỗi string

Left("ABCDEF",4)

“ABCD”

Right(chuỗi, n)

Trích ra n ký tự tính từ bên phải của chuỗi string

Right("ABCDEF",4)

“CDEF”

Mid(chuỗi,m,n)

Trích ra n ký tự tính từ vị trí thứ m trong chuỗi string

Mid("ABCDEF",2,3)

“CDE”

Len(chuỗi)

Trả về độ dài của chuỗi string

Len("ABCDEF")

6

Format(exp)

Định dạng biểu thức theo các dạng thức thích hợp.

Format(Date(), “dd- mm-yyyy” )




UCase(chuỗi)

Trả về chữ in hoa của chuỗi

UCase(“Ngọc Lan”)

“NGỌC LAN”

LCase(chuỗi)

Trả về chữ in thường của chuỗi

LCase(“Ngọc Lan”)

“ngọc lan”

Str(số)

Hàm trả về một chuỗi số được chuyển từ một số

Str(123.42)

“123.42”

Val(chuỗi_dạng_số)

trả về một số được chuyển từ một chuỗi số

Val(“123.42”)

123.42


5.1.2. Các hàm về ngày giờ

Hàm

Ý nghĩa

Ví dụ

Kết quảquảưuquả

Date()

Hàm trả về kết quả là ngày hiện hành của máy.

Date()

Ngày hiện hành của máy

Day(date)

Trả về ngày trong tháng.

Day(#6/12/2012#)

6

Month(date)



Trả về kết quả là tháng trong biểu thức ngày

Month(#6/12/2012#)

12

Year(exp)



Trả về kết quả là năm trong biểu thức ngày.

Year(#6/12/2012#)

2012

datePart(“d/ m/ww/q/yyy y”, exp)



d: trả về ngày trong biểu thức ngày.

m: trả về tháng trong biểu thức ngày.

ww: trả về tuần trong biểu thức ngày.

q: trả về quý trong biểu thức ngày.

yyyy: trả về năm trong biểu thức ngày.


Datepart(“q”,#6/12/

2012#)


2


5.1.3.Hàm điều kiện

Cú pháp: IIF (, ,)

Ý nghĩa: Trả về giá trị 1 nếu biểu thức điều kiện đúng, trả về giá trị 2 nếu biểu thức điều kiện sai.

Ví dụ: IIF([Diem]>=5, “Đậu”, “Rớt”)



5.1.4. Hàm cơ sở dữ liệu

Là các hàm xử lý trên cơ sở các bảng dữ liệu, có thể là Table hoặc Query. Các hàm này có ký tự bắt đầu là chữ D tiếp theo là tên (ví dụ: DSUM)

Các hàm này có chung cú pháp như sau:

TÊN HÀM (biểu thức, nguồn, [điều kiện])

- Biểu thức: là một chuỗi thể hiện một biểu thức thường là một biến trường hoặc phép tính trên các biến trường.(ví dụ: ''[HOLOT] + [TEN]'')

- Nguồn: là một chuỗi mang tên bảng dữ liệu hoặc tên truy vấn.

- Điều kiện: là một chuỗi biểu thức điều kiện lựa chọn các mẫu tin.(Mục này có thể không có, khi đó hàm sẽ tính trên tất cả các mẫu tin)

Sau đây là một bảng dữ liệu cơ sở được sử dụng trong ví dụ dưới :



BẢNG LƯƠNG:

STT

MANV

HỌ

TÊN

PHÒNG

CVỤ

LƯƠNG

1

2

3



4

5


A01

B01


A02

C02


B03

Nguyen

Le

My



Hoang

Thanh


Anh

Tuan


Le

Kim


Binh

HC

VT

KT



VT

HC


GD

PGD


TP

NV

TP



550000

450000


430000

300000


450000

Một số hàm cơ sở dữ liệu thông dụng:


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương