Mở ĐẦu quản trị chất L



tải về 3.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang41/92
Chuyển đổi dữ liệu12.08.2022
Kích3.36 Mb.
#52875
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   92
Giáo trình Quản trị chất lượng (download tai tailieutuoi.com)


Ban quản trị phải thực sự cam kết tìm cho ra cái giá đúng của chất lượng 
xuyên suốt toàn bộ tổ chức. 

Tuyên truyền, thông báo những chi phí không chất lượng cho mọi người, 
làm cho mọi người nhận thức được đó là điều gây nên sự sút giảm khả năng cạnh 
tranh cũng như uy tín của tổ chức, từ đó khuyến khích mọi người cam kết hợp tác 
nhóm giữa các phòng ban với phòng đảm bảo chất lượng nhằm thiết kế và thực 
hiện một mạng lưới để nhận dạng, báo cáo và phân tích các chi phí đó nhằm tìm 
kiếm những giải pháp giảm thiểu. 

Huấn luyện cho mọi người kỹ năng tính giá chất lượng với tinh thần chất 
lượng bao giờ cũng đi đôi với chi phí của nó.
Việc giảm chi phí chất lượng không thể do cơ quan quản lý ra lệnh mà cần 
tiến hành thông qua các quá trình quản lý chất lượng đồng bộ, với sự hiểu biết và ý 
thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, các loại chi phí này chưa được tính đúng, tính đủ thành 
một thành phần riêng trong toàn bộ những chi phí của doanh nghiệp. Điều này làm 
cho doanh nghiệp không thấy được rõ những tổn thất kinh tế do chất lượng sản 
phẩm, dịch vụ kém gây ra. Chính vì thế mà vấn đề chất lượng không được quan 
tâm đúng mức.
Để có thể thu hút sự quan tâm và cam kết chất lượng, cần thiết phải có các 
phương thức hạch toán riêng cho loại chi phí này. Việc xác định đúng và đủ các 
loại chi phí này sẽ tạo nên sự chú ý đến chất lượng của mọi thành viên trong doanh 
nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo về trách nhiệm của họ trong chương 
trình cải tiến chất lượng, hạ thấp chi phí để cạnh tranh.
Việc đo lường chất lượng trong các xí nghiệp cần thiết phải được cụ thể hóa 
thông qua các nhiệm vụ sau: 
+ Doanh nghiệp trước hết cần xác định sự cam kết và quyết tâm của ban 
lãnh đạo là phải kiểm soát, nắm rõ mọi chi phí liên quan đến chất lượng, cần phân 
phối một cách hợp lý các khỏan đầu tư cho chất lượng (chi phí phòng ngừa, kiểm 
tra), trên cơ sở đó chỉ đạo các hoạt động theo dõi, giám sát chặt chẽ. 


55 
Giáo trình Quản trị chất lượng 
+ Cần thiết xây dựng một hệ thống kế toán giá thành nhằm theo dõi, nhận 
dạng và phân tích những chi phí liên quan đến chất lượng trong toàn bộ doanh 
nghiệp (kể cả các bộ phận phi sản xuất, dịch vụ). 
+ Xây dựng hệ thống tài liệu theo dõi các loại chi phí liên quan đến chất 
lượng (các báo cáo về lao động, sử dụng trang thiết bị, các báo cáo về chi phí sản 
xuất, chi phí sửa chữa, phế liệu, phế phẩm, các chi phí thử nghiệm sản phẩm, các 
chi phí giải quyết khiếu nại của khách hàng) 
+ Cần thiết phải cử ra một nhóm quản lý chi phí chất lượng chịu trách nhiệm 
chỉ đạo, phối hợp những hoạt động của hệ thống theo dõi quản lý chi phí chất lượng 
một cách đồng bộ trong doanh nghiệp. 
+ Đưa việc tính giá thành vào các chương trình huấn luyện về chất lượng 
trong doanh nghiệp. Làm cho các thành viên trong doanh nghiệp đều hiểu được 
những mối liên quan giữa chất lượng công việc cụ thể của họ đến những vấn đề tài 
chính chung của đơn vị, cũng như những lợi ích thiết thực của bản thân họ nếu giá 
của chất lượng được giảm thiểu. Điều này sẽ kích thích họ quan tâm hơn đến chất 
lượng công việc của mình. 
+ Tuyên truyền trong doanh nghiệp những cuộc vận động, giáo dục ý thức 
của mọi người về chi phí chất lượng, trình bày các mục chi phí chất lượng liên 
quan đến công việc một cách dễ hiểu, giúp cho mọi người trong doanh nghiệp nhận 
thức được một cách dễ dàng:
(.) Trưng bày các sản phẩm sai hỏng kèm theo các bảng giá, chi phí cần thiết 
phải sửa chữa.
(.) Lập các biểu đồì theo dõi tỉ lệ phế phẩm, nêu rõ những chi phí liên quan 
đến việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
(.) Cần công khai những loại chi phí này, nêu các nguyên nhân và biện pháp 
khắc phục. 
+ Phát động phong trào thi đua thiết thực nhằm cải tiến chất lượng, giảm chi 
phí sai hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu. Xây dựng các tổ chất lượng, các nhóm cải 
tiến trong doanh nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích và tiếp thu các sáng kiến về chất 
lượng bằng các biện pháp đánh giá khen thưởng và động viên kịp thời.
Tóm lại, xác định được các chi phí chất lượng ta mới có thể đánh giá được 
hiệu quả kinh tế của các hoạt động cải tiến chất lượng. Đây là một trong những 
động lực thúc đẩy các cố gắng về chất lượng trong các doanh nghiệp. Đây cũng là 
thước đo căn bản trình độ quản lý và tính hiệu quả của TQM. Chi phí chất lượng 
cũng như tất cả các loại chi phí khác trong doanh nghiệp, cần phải được kiểm soát, 
theo dõi và điều chỉnh. Chất lượng công việc quyết định chi phí và chi phí, lợi 
nhuận là thước đo của chất lượng.

tải về 3.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   92




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương