Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành



tải về 0.68 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp. Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm tại rừng, dưới dạng rừng non, rừng chưa thành thục công nghệ, do đó tốc độ chu chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường hiệu quả đầu tư thấp.

Mặt khác, sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi do, khó bảo vệ thành quả lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nhiệp diễn ra trong cơ chế thị trường, giá cả luôn luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn, người đầu tư khó có thể dự đoán được kết quả đầu ra... Trong công tác nghiên cứu khoa học cũng gặp phải những cản trở không nhỏ, có những công trình diễn ra trong thời gian dài mới có kết quả, do đó các nhà khoa học ít có cơ hội tự đánh giá tổng kết công trình nghiên cứu của mình...


Từ những khó khăn cản trở trên, vấn đề cần đặt ra cho các nhà lâm nghiệp là làm thế nào để phát triển lâm nghiệp, chúng tôi xin đề cập một số vấn đề sau:

- Đối với các nhà quản lý, trong sản xuất lâm nghiệp phải xây dựng kế hoạch dài hạn, thận trọng chọn loài cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng các mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất dài. Cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt cần tập trung nghiên cứu để tạo ra các loài cây cho năng suất cao, có khả năng rút ngắn được chu kỳ thành thục công nghệ để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với sản xuất, ví dụ: Bạch đàn uro, Keo lai…

- Đề nghị về phía Nhà nước phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho phát triển lâm nghiệp, bằng các chương trình dự án và có chính sách cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi cho kinh doanh và phát triển rừng, phải quy hoạch tổng thể đồng bộ và ổn định, đồng thời cần phải có chính sách bảo hiểm cho người làm nghề rừng khi gặp phải rủi ro..

1.2.2 Sản xuất LN có quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định

Tái sản xuất là sự lặp đi lặp lại của các hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ. Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế.

Tái sản xuất tự nhiên là quá trình cây rừng sinh trưởng, phát triển, bắt đầu từ quá trình gieo hạt, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả, già cỗi và có thể chết, rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó, tuân thủ theo quy luật sinh học. Như vậy, quá trình tái sản xuất tự nhiên là quá trình tái sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần hoặc có rất ít sự can thiệp của con người.

Tái sản xuất kinh tế được hiểu là quá trình phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như: Thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống, kích thích, nảy mầm, gieo cây vào bầu, trồng rừng, bón phân, làm cỏ...(thâm canh rừng, làm giầu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nào đó của con người.

Vấn đề nghiên cứu cần đặt ra để phát triển kinh tế rừng:

- Trong công tác quản lý và kỹ thuật tác động vào rừng và cây rừng phải tôn trọng tự nhiên, phải hiểu biết quy luật tự nhiên khi quyết định các phương án sản xuất, để lợi dụng tối đa những ưu thế của tự nhiên, đồng thời cũng phải biết né tránh, tìm giải pháp, biện pháp khắc phục những bất lợi của tự nhiên gây ra làm cản trở cho sản xuất kinh doanh...

- Mặt khác cũng không thể trông chờ hoàn toàn vào sự ưu đãi của tự nhiên, mà cần phải tuỳ điều kiện cụ thể để có sự tác động kinh tế nhất định để đẩy nhanh quá trình phát triển.

1.2.3 Tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Tái sinh là quá trình xây dựng rừng (Có hai hình thức tái sinh là tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo).

Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch thành quả của quá trình xây dựng rừng.

Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập nhau, song lại thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để lợi dụng và có lợi dụng, khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác còn được coi là một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng..

Từ đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp phải có giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng, điều chế và cân đối giữa khai thác và tái sinh để khỏi lạm dụng vào vốn rừng và sử dụng công cụ khai thác hiệu quả nhằm thúc đẩy công tác tái sinh rừng.

1.2.4 Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ

Tính thời vụ được hiểu là tình hình sản xuất được tập trung vào một khoảng thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật.

Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất sinh học, do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, do đòi hỏi của công nghệ (đặc biệt là công nghệ khai thác, vận chuyển) mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm, hiện tượng đó gọi là tính thời vụ.

Những vấn đề nghiên cứu đặt ra : Do điều kiện sản xuất phải tập trung nên tình hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức về lao động cũng gặp khó nhăn nhất định. Để loại bỏ tính thời vụ là không thể thực hiện được, trong thực tế chúng ta chỉ có thể tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó bằng cách chủ động trước về lao động, vốn, máy móc thiết bị... phát triển sản xuất tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề hoặc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tuyển chọn, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích nghi cao, có biên độ sống rộng.



1.2.5 Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn

Đây là đặc thù rất rõ nét của sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp quản lý khoảng trên 16,24 triệu ha chiếm trên 49% diện tích tự nhiên toàn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất đai thường bị xói mòn và ngay ở vùng ven biển thì đất lâm nghiệp cũng là những loại đất cát hoặc đất chua mặn không có khả năng canh tác nông nghiệp. Trên các điều kiện tự nhiên đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp lại chủ yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa... nên thu nhập thấp, đời sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Về mặt xã hội: vì điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nên điều kiện phát triển kinh tế cũng bị hạn chế.

Về mặt khác, nguồn lao động lâm nghiệp chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp kém, canh tác lạc hậu (du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy...) đã ảnh hưởng lớn đến phát triển lâm nghiệp. Đồng thời điều kiện địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ thành quả lao động, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp rất cao.

Xuất phát từ đặc thù này, cần phải có sự đầu tư thích đáng cho phát triển lâm nghiệp và phải nhận thức việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng trung du miền núi, một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước.

1.2.6 Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội

Xuất phát từ đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng, mà sản phẩm của rừng có tác dụng nhiều mặt.

Về mục tiêu kinh tế, sản xuất lâm nghiệp nhằm mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lâm sản, đặc sản...phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội..

Về mục tiêu xã hội, sản xuất lâm nghiệp nhằm mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan văn hoá và các danh lam thắng cảnh ... Mặc dù hiện nay con người còn quan tâm tới giá trị gián tiếp của rừng (giá trị phi vật thể), giá trị dịch vụ môi trường…

Những vấn đề đặt ra : đối người quản lý là phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ giá trị kinh tế, xã hội của rừng mà quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là vấn đề thực thi chiến lược phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước

1.2.7 Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản

Sản xuất lâm nghiệp có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng.

Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, đây là hoạt động mang tính sinh học và có tính chất hoạt động giống như hoạt động nông nghiệp.

Nhiệm vụ tiếp theo của sản xuất lâm nghiệp là khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng, đây là các hoạt động có tính chất công nghiệp. Ngoài ra, do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, vốn hoạt động chủ yếu là vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, về hình thức hoạt động và phương pháp hạch toán đều có nét giống như hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là vừa phải tuân thủ các quy luật sinh học của sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác cần phải trang bị, đổi mới thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển trong điều kiện địa hình phức tạp, sản phẩm cồng kềnh...

1.2.8 Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành phần kinh tế tham gia

Văn kiện ĐHĐBTQ XI chỉ rõ: Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.

Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.

1.3. Tài nguyên rừng Việt Nam

1.3.1. Khái niệm tài nguyên rừng Việt Nam

1.3.1.1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người có thể nghiên cứu và sử dụng trực tiếp để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn cho nhu cầu của xã hội.

TNTN là bộ phận của môi trường tự nhiên được hình thành và biến đổi do quá trình phát triển của tự nhiên và phải trải qua quá trình lâu dài.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, TNTN có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau:

- Theo tiêu thức trạng thái vốn có của tự nhiên, TNTN được phân thành các loại: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản (than đá, các loại quặng...), tài nguyên năng lượng, dầu khí...

- Theo tiêu thức mối quan hệ với môi trường tự nhiên, TNTN được phân thành hai nhóm lớn:

+ TNTN vô hạn như năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sóng biển, gió...

+ TNTN hữu hạn: TNTN hữu hạn không tái tạo như tài nguyên khoáng sản, dầu khí... những loại này khai thác đến đâu là hết đến đó không có khả năng phục hồi. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng loại tài nguyên này phải hết sức tiết kiệm. Đối với những loại quý, hiếm cần phải tìm các loại khác để thay thế.

Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn tái tạo được như: Đất đai, khí hậu, tài nguyên rừng...Đối với loại tài nguyên này cần phải có phương pháp sử dụng, khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi, tự tái tạo của chúng.



1.3.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng (TNR)

Hiểu theo nghĩa rộng, TNR là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.

 Rừng là quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và các yếu tố của môi trường sinh thái (đất, nước, thời tiết, khí hậu, thuỷ văn...) trong đó thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng khác biệt với các loại thực vật khác về chu kỳ sống, về khả năng cung cấp và bảo vệ môi trường sống...).

 Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa có rừng và đất có cây rừng. Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng rừng. Đất có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên.

Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia, nên để hiểu TNR cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ sinh vật học: TNR là khái niệm để chỉ hệ sinh thái thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo A.Tenslay rừng là hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ, nước...) hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau. Có thể mô phỏng:



Thành phần sống

Hệ sinh thái rừng

Thành phần không sống

(hoàn cảnh sống)

- Dưới góc độ kinh tế: TNR là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, TNR là đối tượng tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhu cầu xã hội. Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các chức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị...

- Dưới góc độ pháp lý: TNR là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng.

1.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.879.652 ha trải gồm gần 15 vĩ độ (từ 8030 - 22023vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (từ 102010 - 109020kinh độ đông). Khoảng 75% là đồi núi, với diện tích đất lâm nghiệp là 19.134.669 ha. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình chia cắt phức tạp, trải dài qua nhiều vùng sinh thái khác nhau đã tạo cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, có tính đa dạng sinh học cao, đã được Liên hiệp quốc công nhận là một trong những điểm ưu tiên bảo tồn toàn cầu với độ đặc hữu cao.

Giá trị đa dạng sinh học của rừng Việt Nam rất lớn, đóng vai trò quan trọng như là những trụ cột của bảo tồn ở mức độ sinh cảnh và vùng sinh thái.

- Về hệ thực vật: Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định được tên 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, lẫy gỗ, lấy tinh dầu, vật liệu xây dựng... Tính đặc hữu của hệ thực vật rất cao, ít nhất là 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu.

Một số loài quý hiếm có ở rừng đặc dụng như: Gỗ đỏ (Afzelia Xylocarpa), Gụ mật (Sindora Siamensis), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), BaKich (Morinelq officinalis), Hoàng đàn (cupressus terbulosa), Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Pơ mu (Fokiena hodginsis), Thông nước (Glytostrolus pensilis)...

Trữ lượng gỗ toàn quốc là 751.468.487m3 trong đó trữ lượng gỗ ở rừng tự nhiên là 720.890.315m3 chiếm 95,9%, từ rừng trồng là 30.578.1723 chiếm 4,1%. Phân theo 3 loại rừng:

+ Rừng phòng hộ: 352.587.222m3

+ Rừng đặc dụng: 137.694.076m3

+ Rừng sản xuất: 261.187.189m3

- Trữ lượng tre nứa các loại 8.400.767.000 cây trong đó chủ yếu là ở rừng tự nhiên chiếm 98,9%, còn rừng trồng chỉ có 1,1%. Phân theo 3 loại rừng:

+ Rừng phòng hộ: 3.889.969.000 cây

+ Rừng đặc dụng: 964.159.000 cây

+ Rừng sản xuất: 3.564.639.000 cây

- Về hệ động vật đã thống kê được 275 loài thú, 826 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, trên 2400 loài cá, 12.000 loài côn trùng. Mức độ đặc hữu rất cao: 78 loài và phụ loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng và 11 loài chim đặc hữu của Việt Nam. Mới phát hiện thêm 4 loài thú lớn như Sao la (Psendoryx nghetinhénis) 1992, Manh lớn (Megamuntiacus Vuaquangensis) 1993, Manh Trường Sơn, manh nanh (Camintuntiatus - Trasmonensis) 1997. Một số loài quý hiếm như: voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, cu ly, vượn đen, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắn cánh xanh, ngan cánh trắng, trĩ, các loại chim và các loại bò sát, rắn rùa và động vật lưỡng cư ... Nhìn chung, tài nguyên rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có giá trị cao về cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội và giá trị trong công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học của quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên còn một số hạn chế:

- Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam vẫn giảm liên tục (năm 1943 diện tích rừng là 14,3 triệu ha và sau 50 năm diện tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha). Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm phát triển lâm nghiệp, thông qua các chính sách hỗ trợ bằng các chương trình như chương trình 327, chương trình 661 ... Diện tích rừng đã được tăng lên nhưng không đáng kể, có thể minh hoạ qua bảng 01




tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương